K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2018

                      Công cha như núi Thái Sơn 

                 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 

                       Tết này cúi chúc mẹ cha 

                 Một năm sức khỏe thuận hòa gió mưa .

18 tháng 2 2018

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà
Vài lời cung chúc tân niên mới
Vạn sự an khang vạn sự lành

              Chúc bạn 1 năm mới vui vẻ Related image

18 tháng 2 2018

Lặng rồi cả tiếng con ve 

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi 

Nhà em vẫn tiếng ạ ời 

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru 

Lời ru có gió mùa thu 

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về 

Những ngôi sao thức ngoài kia 

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con 

Đêm nay con ngủ giấc tròn 

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời .

18 tháng 2 2018

Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

20 tháng 12 2020

Tet, also known as Lunar new year festival, is the biggest traditional festival in Viet Nam. Tet is usually from the end of January to early February. Before Tet, Vietnamese prepare many things for the three main days. They clean their house and decorate with flowers such as kumquat tree or peach blossom. A huge amount of food will be bought before Tet for making traditional dishes. Banh Chung, Banh Tet, Gio cha, Xoi and Mut, and candies are the foods that must have on Tet holidays. During Tet, people visit their relatives’ homes and give wishes. However, the Vietnamese believe that the first visitor a family receives in the year determines their fortune for the entire year, people never enter any house on the first day without being invited first. Another custom is giving lucky money, which is put into a red envelope as a symbol of luck and wish for a new age. Traditionally, elders will give lucky money to children and the oldest people in the family. However, nowadays, people can give it to anyone including friends, parents, neighbors. Besides, Vietnamese usually go to pagodas or temples to pray for health, wealth, success. To Vietnamese, Tet is the happiest time of all year around, members in a family can gather together, which is a meaningful messages of Lunar New year festival. All in all, Tet is all about back to origins, be good to others, enjoy the precious moment, and wish for the best to come.

21 tháng 12 2020

Do you know ? In Vietnam , New Year called is Tet.Vietnamese have New Year is very special.Tet is usually start the end of January or in February.In Tet, Vietnamese usually go to Tet Market and buy some peach blossoms, kimquat trees,apricot blossoms and many flowers.Can called Tet is busiest time in the year but we have a smile, a time is happy , family gathering, right?Ok , what do you do in Tet ? I'm usually  cook banh chung, go to shopping with my family, go to Tet Market, buy flowers,trees,new clothes , sweets and pie. Ah, I make cu kieu ,sticky rice , jam and i have banh tet by my grandmother, clean the house , decorate the house.This is work we must do before Tet.And How about in during Tet?Oh, I go to visit relatives, got to pagoda and make a wish and I get lucky money, eat special food...

That is my Tet holiday .How about you?I want listen your New Year.

21 tháng 5 2022

              gia đình ấp ủ bên em 

              làng quê vắng vẻ nhưng đầy tình thương

              bạnviết tạm đi để mình nghĩ

22 tháng 5 2022

viết tiếp nhé 

   đất nước nơi sinh ra em

  

29 tháng 3 2018

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

29 tháng 3 2018

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền.

Ngày tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các  nước phương tây theo đạo Thiên chúa  thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là tết nguyên đán hay tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày. Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu va tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00 h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1,2,3 Tết. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng. Chưa hết, ngày tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an. 

Nhắc đến tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây… Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng và sức nhiệp của ngày tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày tết. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người. 

Ngày tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày tết là điều mà không ai có thể quên được.

30 tháng 1 2022

Thế chúc mọi người An khang ,thịnh vượng và hạnh phúc bên người thân của mình 

30 tháng 1 2022

chúc bạn năm mới an khang thịnh vượng bên gia đình, bạn bè và người yêu

happy new year 2022

học tốt nha bạn ( nhớ k và kết bạn nha )

23 tháng 9 2018
  • Mười làm chi, một làm chi

Sinh ra có nghĩa có nghì thời hơn

Sinh con ai nỡ sinh lòng

Sinh con ai chẳng vun trồng cho con

bạn tham khảo nha

23 tháng 9 2018
  • Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng

Con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày

bạn tham khảo nha

Câu 1 :

Bởi vì đó là ngày thống nhất đất nước!

Câu 2:

Hồ Chủ tịch là lãnh tụ cách mạng vô sản kiệt xuất, một chiến sĩ cộng sản lão thành, Danh nhân văn hóa của thế giới. Với dân tộc Việt Nam, "Người là Cha, là Bác, là Anh, Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ"… (Tố Hữu). Đất nước ta, dân tộc ta tự hào về Hồ Chủ tịch – con người giản dị và vĩ đại – tiêu biểu cho truyền thống bốn ngàn năm lịch sử vẻ vang. Đầu thế kỉ XX, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành thấu hiểu nỗi nhục nô lệ dưới ách xâm lược của thực dân Pháp nên đã noi gương các sĩ phu tiền bối như Phạn Bội Châu, Phan Chu Trinh… tìm đường cứu nước. Rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm 1911, Nguyễn Tất Thành nung nấu ý chí là phải sang tận nước Pháp để tìm hiểu kẻ thù, từ đó có cách chống lại chúng. Ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc đã cống hiến rất nhiều cho phong trào đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thuộc địa bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới và trở thành người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1941, với vốn sống thực tế, với kinh nghiệm dày dặn và trình độ hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, dân tộc ta vùng lên phá tan xiềng xích của chế độ phong kiến suy tàn và ách nô lệ của thực dân Pháp cùng phát xít Nhật, giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Ngày 2-9-1945, người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Chủ tịch Hồ Chí Minh.)
Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kì kháng chiến và đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhân dân miền Bắc sau giải phóng phấn khởi bắt tay vào xây dựng đất nước và sát cánh cùng đồng bào miền Nam tiếp tục đấu tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng trí tuệ siêu việt, bằng tấm gương suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân vì nước, đã đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu đến cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc Việt Nam.

~HT~

Kick cho mik nhé:33

1 tháng 8 2021

  C1 : 30 – 4 – 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta không chỉ vì nó là mốc đánh dấu chiến thắng hoàn toàn của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược mà hơn hết, nó là mốc thời gian chấm dứt hơn một thế kỉ bị phương Tây xâm lược. Nước ta được độc lập, tự do hoàn toàn, đất nước được thu về một mối. Từ đây, nước ta đã bước sang một trang sử mới – kỉ nguyên của độc lập, tự do.

    C2 :

Hồ Chủ tịch là lãnh tụ cách mạng vô sản kiệt xuất, một chiến sĩ cộng sản lão thành, Danh nhân văn hóa của thế giới. Với dân tộc Việt Nam, "Người là Cha, là Bác, là Anh, Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ"… (Tố Hữu). Đất nước ta, dân tộc ta tự hào về Hồ Chủ tịch – con người giản dị và vĩ đại – tiêu biểu cho truyền thống bốn ngàn năm lịch sử vẻ vang. Đầu thế kỉ XX, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành thấu hiểu nỗi nhục nô lệ dưới ách xâm lược của thực dân Pháp nên đã noi gương các sĩ phu tiền bối như Phạn Bội Châu, Phan Chu Trinh… tìm đường cứu nước. Rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm 1911, Nguyễn Tất Thành nung nấu ý chí là phải sang tận nước Pháp để tìm hiểu kẻ thù, từ đó có cách chống lại chúng. Ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc đã cống hiến rất nhiều cho phong trào đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thuộc địa bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới và trở thành người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1941, với vốn sống thực tế, với kinh nghiệm dày dặn và trình độ hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

  • Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, dân tộc ta vùng lên phá tan xiềng xích của chế độ phong kiến suy tàn và ách nô lệ của thực dân Pháp cùng phát xít Nhật, giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Ngày 2-9-1945, người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Chủ tịch Hồ Chí Minh.)Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kì kháng chiến và đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhân dân miền Bắc sau giải phóng phấn khởi bắt tay vào xây dựng đất nước và sát cánh cùng đồng bào miền Nam tiếp tục đấu tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng trí tuệ siêu việt, bằng tấm gương suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân vì nước, đã đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu đến cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc Việt Nam.

K MIK Nha 

9 tháng 2 2023

Ukm

 

23 tháng 2 2018

Ca dao là tiếng lòng thổn thức, là hơi thở của người dân Việt Nam. Những làn điệu ca dao, dân ca đã hóa thân thành những lời tự tình dân tộc. Ca dao có các đề tài chủ yếu: đề tài về tình cảm gia đình, tình bạn, tình người, tình cảm gắn bó với công việc làm ăn và những nhân vật thân thuộc, tình yêu quê hương, đất nước. Đề tài than thân, phản kháng trong ca dao có nhiều câu, bài viết về thân phận người lao động nghèo khô trong xã hội cũ, làm rung động, xao xuyến con tim của biết bao độc giả yêu thích văn học dân gian.

Trước tiên, chúng ta hãy lắng nghe lời than thở não nề của một người dân nghèo:

Khổ như tui dây mới ra thậm khổ 

Lên non đốn củi đụng chỗ đốn rồi,

Xuống sông gánh nước gặp chỗ cát bồi, khe khô!

Lời than cất lên từ một việc không may mắn vừa gặp phải kết hợp với những nỗi gian nan, khổ ải mà trước đây người dân ấy luôn gánh chịu trở thành một bài ca tổng kết nỗi khổ thấu tận mây xanh. Phép đối ngữ tương hỗ: lèn non đốn củi >< xuống sông gánh nước, dụng chỗ đốn rồi >< gặp chỗ cát bồi khe khô, đã làm bật lên ý nghĩa khái quát là “đi dâu củng gặp rủi ron, “phận nghèo di đến nơi mô củng nghèo”. Phải chăng cái khổ luôn đeo đẳng người nghèo như một “quy luật” về số phận con người bé nhỏ?

Còn đây là lời than của một người đi làm thuê kiếm sống:

Cơm cha áo mẹ đã từng 

Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người 

Cơm người khổ lắm mẹ ơi!

Chả như cơm mẹ vừa ngồi vừa ăn.

Đó là nỗi tủi thân, tủi phận của kẻ phải ăn “cơm người” dù miếng cơm ấy được đánh đổi bằng chính sức lao động của mình. Khác với nỗi thống khổ của người dân nghèo kể trên, kẻ đi “kiếm lưng cơm người” gặp một nỗi đau lớn lao về tinh thần. Hơn nữa, ăn “cơm người” không chĩ nhục mà còn tủi hố và hoàn toàn khác với ăn “cơm cha, cơm mẹ”. Vì sao vậy? Ăn “cơm cha, cơm mẹ” thì được ăn một cách tự nhiên, thoải mái, đến no căng bụng thì thôi, còn ăn “cơm người” thì đứng ăn vì phải tranh thủ thời gian tối đa, ăn xong là bắt tay vào việc liền, chẳng được phút giây nghi ngơi nào. Vả lại, ăn “cơm cha cơm mẹ” thì không phải đắn đo chi cả, còn ăn “cơm người” thì luôn sợ bị chửi mắng, sỉ nhục dù đã phải nai lưng làm việc cực nhọc như trâu ngựa. Nghệ thuật điệp và điệp liên hoàn kết hợp liệt kê làm bật lên nỗi tủi nhục đầu đời của một đứa con chưa trưởng thành, làm xúc động, day dứt lòng người... Phải chăng vì nghèo mà phải cam chịu nhục nhã ngay cả trong miếng ăn?

Còn đây là nỗi khổ của một chàng trai vì nghèo nàn mà phải chịu cảnh đơn côi:

Thân ai khổ như thân con rùa

 Xuống sông đội đá, lẽn chùa đội bia

 Thân ai khổ như thân anh kia 

Ngày đi cuốc bãi tối về nằm suông.

Hai câu đầu dùng lốì tỉ dụ làm nền để nói xa xôi, bóng gió về “thân anh kia” sống rất vất vả, cực nhọc trong kiếp làm người. “Thân anh kia” ôm trọn vẹn nỗi khổ về thể chất (ngày đi cuốc bãi) lẫn nỗi khổ về tình cảm (tối về nằm suông). Nằm suông là để chỉ sự không có gì, sự thiếu vắng, ở đây, câu ca dao nói rằng chàng trai chưa tìm được một nửa trái tim mình. Phải chăng qua mô tip “thân ai khổ như”, trong chiều sâu của lời thở than “thân anh kia” còn chất chứa nổi bất bình, phản kháng của tầng lớp dân nghèo bị đè nén, áp bức?

Sau đây, ta hãy lắng nghe tiếng lòng của những người khốn khổ:

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lủ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Bài ca dao đã đưa ra hàng loạt hình ảnh ẩn dụ tu từ. Con tằm, lũ kiến, con hạc, con cuốc để thông qua nồi thông khố của loài vật mà bày tỏ nỗi thống khổ mọi mặt, triền miên, dai dẳng của những người lao động nghèo trong xã hội xưa. Kết hợp với mô tip “thương thay”, nỗi thương thân của người lao động được diễn đạt rất cô đúc và gợi cảm, đồng thời qua nghệ thuật miêu tả bổ sung, chúng ta thấy được người dân thường gặp nồi khổ chung là lao động rất cực khổ, gian lao, sức người bị bòn rút đến cạn kiệt nhưng hạnh phúc, sự giàu có, sung túc không đến mà cái nghèo luôn chờ đón và giăng ngập nẻo đường họ đi ở phía trước. Phải chăng lúc cuộc đời họ gặp nhiều nỗi khổ, nỗi oan khiên, bất hạnh đến cực điểm cũng chính là lúc họ biết thương thân họ hơn bao giờ hết?

Và bài ca dao:

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước dục đau lòng cò con.

Chúng ta hãy nhớ rằng loài cò không đi ăn đêm như loài vạc. Do đó, bài ca dao nói “Con cò mà đi ăn đêm” là nói về một nghịch cảnh trớ trêu. Trong tình cảnh khôn cùng, cò mẹ không ngại đêm đen, cô bay đi kiếm chút mồi nuôi con. Nào ngờ tai nạn ập đến, cò mẹ khó thoát khỏi cái chết. Cò mẹ không sợ chết nhưng lòng lại xót xa, đau đớn quặn thắt khi nghĩ đến đàn con thơ bé bỏng, dại khờ. Cò mẹ dùng những lời thanh minh, tha thiết van xin con người cứu sống và nếu con người không thương cho hoàn cảnh hiện tại của cò thì hãy cho cò chết một cách trong sạch để làm gương cho các con bởi lẽ cò rất sợ để lại tiếng nhơ nhuốc, xấu xa làm tổn hại nhân phẩm, danh dự và tương lai của các con. Lòng mẹ thương con, lo lắng thấu đáo cho con đến thế là cùng!

Thật ra “con cò” chính là hình ảnh ấn dụ về người nông dân lao động. Phải chăng thông qua cảnh ngộ éo le của con cò, bài ca dao muôn nói lên cảnh khôn cùng và ngợi ca phẩm chất trong sạch của người nông dân nghèo?

Đây là một cảnh ngộ khác của kiếp thường dân:

Con vua thì lại làm vua,

Con sãi ở chùa thì quét lá đa 

Bao giờ dân nổi can qua 

Con vua thất thế lại ra quét chùa.

Câu lục bát đầu của bài ca dao nói về số phận không thể thay đổi của mỗi người trên đời này. Câu lục bát sau nói về sự đảo ngược sô" phận bắt nguồn từ cuộc nối dậy của tầng lớp dân nghèo chông lại triều đình. Nghệ thuật đôi lập của bài ca dao đã làm bật lên những mơ ước, khát khao đổi đời của người dân nghèo, đồng thời bộc lộ tinh thần đấu tranh, phản kháng khá rõ rệt của họ.

Tiếp theo chúng ta hãy nghe những lời than thân thảm thiết của người đi ở:

Đêm ơi hỡi đèm, trông cho mau sáng!

Ngày ơi hỡi ngày, tắt ráng cho mau!

Để em ra khỏi nhà giàu,

Kẻo nay cơm thừa, mai canh cặn, tối nằm sau xó lều.

Người đi ở gặp nỗi khôn khố về vật chất: “nay cơm thừa, mai canh cặn, tối nằm sau xó lều”. Mặc dù người đi ở làm việc cho người chủ giàu có nhưng lòng chủ lại không giàu. Chủ đôi xử với tớ một cách tệ bạc, tàn nhẫn, không chút tình người. Những thức ăn và vật dụng ấy lẽ ra phải dành cho loài vật thì đúng hơn! ơ đây, nghệ thuật nhân hóa, đôi ngữ, liệt kê đã thể hiện nồi mong mỏi đến cháy lòng của người đi ở là sớm được thoát khỏi cảnh ngộ cay đắng tủi cực của số kiếp bất hạnh.

Cuối cùng, chúng ta hãy lắng nghe một bài ca dao nói lên nỗi lòng của đứa con nhà nghèo:

Cha mẹ giàu, con thong thả,

Cha mẹ nghèo, con cực đã gian nan.

Sáng mai kiếm củi trên ngàn 

Chiều về xuống biển mò hang cua còng.

Ở đây, đứa con nghèo lí luận một cách đơn giản rằng: tại cha mẹ mình nghèo nên mình phải lâm vào cảnh khốn khó tột cùng.

Từ đó, đứa con sẵn sàng chấp nhận cái số phận hẩm hiu ấy chứ không hề có ý định hờn trách, oán hận cha mẹ. Các hình ảnh đôi ngữ tương hỗ, tương phản, liệt kê đã góp phần khái quát được nỗi gian nan, vất vả cua đứa con nhà nghèo.

Tóm lại, “Ca dao - dân ca hay nói đến những nồi vất vả trong lao động, những nỗi đắng cay, buồn tủi vì cuộc sông nghèo khó, làm không đủ ăn. Đời sông vật chất thấp kém, cộng với những nỗi cơ cực mà người dân “thấp cổ bé họng” phải chịu đựng trong một xã hội đầy rẫy những bất công do sự lộng hành của những kẻ có của và có quyền gây nên là đề tài cho hàng loạt những câu ca dao - dân ca”. Những câu ca dao tiêu biểu trên đây giúp em hiểu được ít nhiều nội dung ấy. Nhờ những câu ca dao - dân ca em them cảm thông, trân trọng những người dân nghèo trong xã hội xưa.

 
23 tháng 2 2018

Thương thay thân phận con rùa 
Xuống sông đội đá lên chùa đội bia.

Thương thay thân phận con tằm 
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ 
Thương thay lũ kiến li ti 
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi 
Thương thay hạc lánh đường mây 
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi 
Thương thay con cuốc giữa trời 
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Thương thay thân phận con rùa 
Xuống sông đội đá lên chùa đội bia.

Thương thay thân phận con tằm 
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ 
Thương thay lũ kiến li ti 
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi 
Thương thay hạc lánh đường mây 
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi 
Thương thay con cuốc giữa trời 
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.