HẠT GẠO LÀNG TA
| Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay...
Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy...
Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông...
Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất
Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta... | |
( Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999) |
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào?
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Bảy chữ
D. Tám chữ
Câu 2: Trong khổ đầu bài thơ tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Nhân hóa và So sánh
C. Nhân hóa và Ẩn dụ
D. So sánh, Điệp ngữ, Ẩn dụ.
Câu 3: Xác định cách gieo vần trong khổ thơ thứ 2?
A. Vần chân
B. Vẫn lưng
C. Vẫn hỗn hợp
D. Vần giãn cách
Câu 4: Hai hình ảnh trái ngược trong hai câu thơ “Cua ngoi lên bờ- Mẹ em xuống cấy” có tác dụng gì?
A. Phản ánh sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
B. Sự dũng cảm của mẹ trong lao động sản xuất để làm nên hạt gạo.
C. Nhấn mạnh nỗi vất vả, sự chăm chỉ của người nông dân không quản nắng mưa lặn lội trên ruộng đồng để làm nên hạt gạo.
D. Ca ngợi sức mạnh của con người trong việc chế ngự thiên nhiên để làm nên hạt gạo.
Câu 5: Trong bài thơ, tác giả đã thể hiện tình cảm gì?
A. Quý trọng hạt gạo; biết ơn những người nông dân
B. Quý trọng hạt gạo
C. Quý trọng người nông dân
D. Thể hiện tình yêu thương mẹ
Câu 6: Trong bài thơ từ ‘’tiền tuyến” có nghĩa là gì ?
A. Tiền tuyến là quân đội
B. Tiền tuyến là nơi trực tiếp chiến đấu giữa hai lực lượng quân đội trong chiến tranh.
C. Tiền tuyến là nơi sản xuất cung cấp lương thực thực phẩm
D. Tiền tuyến là nơi chứa vũ khí đạn dược
Câu 7: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là " hạt vàng"?
A. Vì hạt gạo có giá trị rất cao.
B. Hạt gạo nhỏ như những hạt vàng.
C. Vì hạt gạo được làm nên từ mồ hôi, công sức của bao người đóng góp vào chiến thắng chung của dân tộc.
D. Hạt gạo từ hạt thóc có màu vàng nên quý giống vàng.
Câu 8. Ý nghĩa của hình ảnh thơ:
“Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng”
A. Ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng
B. Làm nổi bật vẻ đẹp của những cây lúa
C. Nhấn mạnh sự tàn khốc của chiến tranh.
D. Làm nổi bật sự khắc nghiệt của thiên tai
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9: Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ “Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ”.
Câu 10: Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì?
1. Em hiểu hạt gạo làm từ lúa
2.Theo em là đồng quê có nhiều những thứ tốt đẹp
3.a giọt mồ hôi sa, ngọt bùi đắng cay
4. đó là : giọt mồ hôi sa , nước như ai nấu chết cả cá cờ ,cua ngoi lên bờ .mẹ em xuống cấy . có tác dụng để chỉ sự vật vả của người nông dân