thuyết minh về khu di tích lịch sử ngôi mộ 35 người
mình cần gấp xin các bạn lun ak
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như là: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Bến Nhà Rồng,... Nhưng có một nơi rất nổi tiếng ở quê hương tôi đó là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.
Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác đã có từ rất lâu do thiên nhiên tạo thành. Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô. Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi. Ngoài ra, còn có rất nhiều đảo và cồn đá. Để đi ra được những hang động đó bạn cần phải đi xuồng hoặc đi bằng thuyền. Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp. những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long. Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía xa chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời. Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khấp thế giới. Vịnh Hạ Long được coi là
cái nôi của nước Việt Nam về nền lịch sử khảo cổ lâu đời. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những hòn và tập trung nhiều động vật và thực vật quý hiếm. Có nhiều khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú. Tên gọi của Vịnh Hạ Long đã thay đổi qua rất nhiều thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải sau đó được người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.
Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long nlur một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn. Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh. Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang. Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam. Mỗi buổi sảng, những chú chim én lại đi kiếm mồi và cho con người tổ của mình để có thể bồi dưỡng cơ thể. Vịnh Hạ Long nhiều lần cũng đã trở thành địa điểm lý tưởng của các nhà làm phim và các diễn viên.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp vút rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường làm mất đi nét đẹp văn hoá của Việt Nam. Để đảm bảo mọi người không vứt rác bừa bãi cùng đã có những thùng rác đổ bỏ vào. Người ta còn làm sạch nước sông và cọ rửa các hòn đảo.
Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới. Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày dỗ tổ mùng mười tháng ba
Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam.
Pắc Bó là một huyện nhỏ thuộc xã Trung Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách Hà Nội 350 km, cách thị xã Cao Bằng 55 km về phía Bắc. Tên Pắc Bó còn có nghĩa đen là "miệng nguồn". Pắc Bó là di tích cách mạng nổi tiếng, nơi đây có hang Cốc Bó được chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài trở vềTổ quốc (8/2/1941) để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Các di tích ở khu này gồm có:
- Hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, Hang Cốc Bó
- Suối Lê Nin, núi Các Mác.
- Khuổi Nậm: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp huấn luyện cán bộ và tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Trung ương.
Khu di tích cách mạng Pắc Bó (Cao Bằng) lưu giữ di tích và kỷ vật về nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người mới về nước từ tháng 2 đến cuối tháng 3.1941. Quần thể di tích này nối liền với thị xã Cao Bằng bằng con đường dài trên 45km. Trên đường tới tham quan khu di tích, du khách có thể ghé thăm nơi an nghỉ của Anh hùng liệt sỹ Kim Ðồng tọa lạc dưới chân dãy núi chạy dọc theo con đường vào Pắc Bó.
Bước chân vào khu di tích Pắc Bó, du khách đến thăm nhà trưng bày hiện vật về Bác Hồ trong thời gian Người sống và làm việc ở đây. Sau khi được hướng dẫn viên thuyết minh các hiện vật trong nhà trưng bày, du khách sẽ tận mắt ngắm nhìn dòng suối Lênin trong vắt đang tuôn chảy dưới chân núi Các Mác sừng sững như hóa thân của chân lý cách mạng. Đi trên những tảng đá nhám rêu phong dọc bờ suối là nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc và câu cá thư giãn sau giờ lo việc nước sẽ đến một chiếc cầu gỗ bắc ngang cửa khe Cốc Bó. Đây là nơi khởi nguồn của suối Lê-nin.
Bạn tham khảo :
Chùa đựng xây dựng trên núi Ân thuộc tỉnh Quảng Ngãi, hướng vào sông Trà Khúc. Không biết chùa có từ bao giờ? Bao nhiêu tuổi? Nhìn dáng cổ xưa, tôi nghĩ rằng chùa đã có từ lâu lắm. Vườn chùa rộng, có tường thành bao quanh. Đầu ngõ, hai trụ cổng đúc bằng xi măng sừng sững, cao khuất đầu người lớn. Hai cánh cổng ngõ bằng sắt thật đồ sộ, cửa luôn rộng mở như sẵn lòng chào đón khách thập phương, chào đón những con người có lòng hướng thiện. Bên ngoài cổng có những khóm trúc vàng râm mát, lâu nay vẫn đứng đấy, yên bình và thanh thản. Đây là nơi để mọi người nghỉ chân, uống nước chuẩn bị cho cuộc hành trình bên trong. Những gian hàng nước nối liền nhau, đủ loại nước ngọt, kẹo, bánh,... phục vụ khách tham quan. Bước vào bên trong, sân chùa thật sạch đẹp. Tượng Phật Bà đầy lòng nhân hậu hướng về phía trước, xung quanh là những khóm hoa rập rờn trong vòm lá xanh non. Đâu đó, tiếng rù rì của những chú ong nâu cẫn mẫn đi tìm mật, tiếng côn trùng rỉ rả trong lòng đất, tiêng chuông chùa thỉnh thoảng ngân vang,... Tất cả đã làm cho con người có một cảm giác yên bình, dễ chịu. Về phía tây nam của vườn chùa sẽ gặp mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, khói nhang nghi ngút quyện với hoa, lá, cỏ cây. Ai đến thăm chùa cũng đều nhớ ghé thăm mộ cụ, tưởng nhớ đến công lao của cụ Huỳnh trong sự nghiệp cách mạng - tưởng nhớ đến một vị tiền bối đã công hiến đời mình cho dân tộc Việt Nam. Đi về phía bắc là hồ sen bát ngát hoa. Những búp sen tinh khiết rung rinh trong vòm lá. Nước hồ trong xanh, những chú cá lượn lờ tùng toẵng. Hòn non bộ giữa hồ sừng sững như tưởng nhớ về những chặng đường lịch sử, nhớ về một thời oanh liệt của những người con của núi Ân, sông Trà. Đi thẳng về phía đông, ta sẽ gặp giếng Phật. Giếng sâu thăm thẳm nhưng nước trong vắt, mát rượi. Nhìn giếng nước, tôi nhớ câu chuyện kể của bà: “Ngày xa xưa ấy, một vị sư đào giếng để lấynước. Đào mãi, đào mãi nhưng không có mạch nước ngầm. Vị sư quyết đào giếng thật sâu để mong có nước phục vụ nhà chùa. Đến một ngày kia, mạch nước xuất hiện nhưng vị sư đã mất tích. Vị sư ấy đã ra đi khi hoàn thành ý nguyện. Và từ đó, giếng có tên là giếng Phật”. Vườn chùa, giếng nước đều có ý nghĩa thật lớn lao. Bước vào đền chùa cũng vậy. Nơi đây đã giáo huấn con người hướng về cái thiện, làm những việc có ý nghĩa trong cuộc đời. Tượng Phật trang nghiêm, nhang trầm, đèn nến nghi ngút. Tất cả như gợi nhắc con người hãy làm điều nhân nghĩa, hãy mở rộng vòng tay nhân ái, sống vì mọi người, tình cảm, thuỷ chung,... Nhìn đền chùa ta phát hiện một nền văn hiến lâu đời, những cây cột tròn, đen bóng, vững chãi. Những con rồng đá được điêu khắc công phu. Chuông đồng thỉnh thoảng ngân vang, tiếng đọc kinh của sư cụ đi vào lòng ngưòi. Bàn thờ Phật với khói hương nghi ngút đã làm cho con người có cảm giác ấm áp lạ lùng, nhớ ơn tổ tiên, nhó' ơn cội nguồn dân tộc. Chính những vẻ đẹp của nền văn hiến, chùa Thiên Ân là nơi thu hút khách du lịch đến tham quan, thu hút mọi người hướng về chính nghĩa.
Về thị xã An Nhơn (Bình Định), cùng với núi Mò O, tháp Cánh Tiên, chùa Thập Tháp…, du khách không thể không ghé thăm thành Đồ Bàn – một di tích nổi tiếng tại đây.
Trải qua nhiều biến động lịch sử cùng với những thăng trầm của thời gian, thành cổ Đồ Bàn một thời huyền thoại giờ chỉ còn là phế tích. Đến thăm lại thành xưa, hẳn nhiều người cũng đều ngậm ngùi trước cảnh vật đổi sao dời. Nhà thơ Chế Lan Viên trong tập “Điêu tàn” nổi tiếng từng viết về di tích này: “Thành Đồ Bàn cũng không thôi nức nở/ Trong sương mờ huyền ảo lắng tai nghe/ Từ một làng xa xôi bao tiếng mõ/ Tan dần trong yên lặng của đồng quê”…
Thành Đồ Bàn còn gọi là Vijaya, thành cổ Chà Bàn hay thành Hoàng Đế, thành Bình Định. Thành tọa lạc trên một gò đất cao, bằng phẳng thuộc xã Nhơn Hậu (thị xã An Nhơn), cách TP. Quy Nhơn khoảng 27 km theo hướng tây bắc. Đây là di tích lịch sử quan trọng được xếp hạng cấp Quốc gia (năm 1982) của tỉnh Bình Định, một trong những niềm tự hào của những người con xứ võ khi nhắc về quê hương. Trong phong trào Thơ mới, có một nhóm thơ rất nổi tiếng hình thành trên đất Bình Định gồm bốn thành viên Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan và Chế Lan Viên. Nhóm thơ này lấy tên “Bàn Thành tứ hữu” nghĩa là bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Thành Đồ Bàn là chứng tích của những triều đại Chămpa một thời lừng lẫy. Theo các tài liệu lịch sử, Vijaya được người Chăm xây dựng vào năm 982 dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya, trở thành kinh đô của nhiều triều đại vương quốc Chămpa hùng mạnh tồn tại cho đến thế kỷ 15. Năm 1471, nước Chiêm Thành sụp đổ, thành cũng bị phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1776, anh cả của Tây Sơn tam kiệt là Nguyễn Nhạc xưng Trung ương Hoàng đế, xây lại thành và đóng đô ở đây (nên thành còn có tên gọi Hoàng Đế). Năm 1799, Nguyễn Ánh chiếm được thành, đổi tên là thành Bình Định (thể hiện tư thế ngạo nghễ của kẻ chiến thắng trước triều Tây Sơn). Năm 1816, Gia Long ra lệnh phá thành, chuyển thủ phủ về Quy Nhơn.
Ngày nay, trải qua bao tang thương dâu bể, thành Đồ Bàn chỉ còn là rêu cũ dấu xưa. Thành gồm 3 lớp: Thành ngoại chu vi khoảng 7 km, thành nội 1,6 km, “tử cấm thành” 600 m, tường rào cao 3 m làm bằng đá ong. Trong thành hiện nay chỉ còn lại một số di vật như nghê đá, trụ cờ, cổng thành, hồ bán nguyệt… Bên trong thành có đặt miếu Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu là hai danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Ánh đã tuẫn tiết tại đây.
Lần theo dấu xưa thành cổ, lặng nghe chuyện cũ tang thương, chuyện triều đại Chiêm Thành vong quốc, nhà Nguyễn đoạt Tây Sơn cũng chỉ còn là quá khứ hiện về trong hoang phế thành cũ. Đó là những cảm xúc mà bạn sẽ được trải nghiệm khi về với cố đô Đồ Bàn…
#Walker
Gợi ý :
1. Mở bài
- Giới thiệu về danh lam thắng cành bạn cần thuyết minh.
- Nêu cảm nhận chung về danh lam thắng cảnh đó
2. Thân bài
Giới thiệu vị trí địa lí
- Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
- Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
- Cảnh vật xung quanh ra sao?
- Có thể đến đó bằng phương tiện gì?
+ Phương tiện du lịch: xe du lịch,…
+ Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,…
Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)
- Có từ khi nào?
- Do ai khởi công (làm ra)?
- Xây dựng trong bao lâu?
Cảnh bao quát
- Từ xa,…
- Nổi bật nhất là…
- Cảnh quan xung quanh…
Chi tiết
- Cách trang trí:
+ Mang đậm nét văn hóa dân tộc.
+ Mang theo nét hiện đại.
- Cấu tạo.
Giá trị văn hóa, lịch sử
- Lưu giữ:
+ Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.
+ Tô điểm cho… (TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,…), thu hút khách du lịch.
- Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về đối tượng.
tích mình đúng trước đả