K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2018

CÂU 1 :

-Qua thơ văn,bút ký,hồi ký của rất nhiều người,không chỉ riêng bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ,ai cũng đã biết về tấm lòng quảng đại,yêu thương vô bờ của Bác đối với nhân loại,đối với đồng bào,và nhất là với những chiến sĩ trong quân đội giải phóng của mình . Tình cảm đó như của 1 người Cha đối với con,như 1 người Ông với cháu và hơn hết là của 1 vị tư lệnh đối với những người lính của mình trước giờ xung trận . Người Cha,người ông,vị tư lệnh thương yêu binh sĩ hết lòng đó có ngủ ngon được không khi ngày mai con,cháu hoặc những người lính của mình có thể sẽ không trở về? câu trả lời là không! Bác sẽ không ngủ ngon chừng nào quê hương chưa được tự do,đất nước vẫn còn bóng giặc

CÂU 2 :

- tóm tắt văn bản bài học đường đời đầu tiên :

Dế Mèn là một chàng dế khỏe mạnh, cường tráng, nhưng lại tự cao về mình nên anh rất khinh miệt, coi thường với những người hàng xóm. Dế Choắt - cái tên mà Dế Mén gọi cho anh dế sống bên cạnh vì anh ấy quá ốm yếu. Một ngày, Dế Mèn trêu chị Cốc rồi chui vào hang, chị Cốc thò vào hang tưởng là Dế Choắt nên đã mổ đến trọng thương và Dế Choắt không qua khỏi. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn trước khi làm gì cũng phải biết suy nghĩ, bỏ thói hung hăng bậy bạ và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

-tác giả và hoàn cảnh ra đời :

Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ban đầu truyện có tên là "Con dế mèn" (chính là ba chương đầu của truyện) do nhà xuất bản Tân Dân, Hà Nội phát hành năm 1941. Sau đó, được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, Tô Hoài viết thêm truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" (là bảy chương cuối của chuyện". Năm 1955, ông mới gộp hai chuyện vào với nhau để thành truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" như ngày nay. Truyện đã được đưa vào chương trình học lớp 6 học kì 2 môn Ngữ Văn của Việt Nam.

"Dế Mèn phiêu lưu ký" có thể tạm dịch là "ghi chép về cuộc đời trôi dạt của Dế Mèn" ("phiêu lưu" có nghĩa là "trôi dạt", không phải là "mạo hiểm" theo cách dùng từ của người Việt Nam).

-bài học rút ra :

-không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình 
-không nên hống hách,hung hăng bậy bạ 
-không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ơt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân 
-không nên khinh ngưòi,nhất là những kẻ yếu hơn mình

CÂU 3 :

- cảm nhận về người anh trai :

Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn. 

-cảm nhận về kiều phương :

  Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

chúc các bn hok tốt !

15 tháng 5 2018

1, Mỗi chúng ta không nên tự kiêu, tự đại mà cần phải biết giúp đỡ người khác trong cuộc sống để không phải hối hận về việc mình đã làm.

2 ,Kiều Phương là cô gái thích vẽ tranh nên thường lục lọi đồ và tự pha chế màu vẽ. Người anh trai của Kiều Phương sau khi biết em gái có tài năng hội họa thì ghen tị, mặc cảm, luôn tìm cách xa em gái. Mãi tới khi em gái đạt giải nhất trong kì thi vẽ tranh, người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và ân hận về lỗi của mình.

3, 

- Lượm-một chứ bé hồn nhiên, dũng cảm , hy sinh vì nhiệm vụ cao cả. Đó là hình tượng cao đẹp trong bộ thơ Tố Hữu, là sự cảm phục, mến thương của tác giả dành cho Lượm & các em bé yêu nước.

- Thể hiện tấm lòng yêu hương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, Tình cảm yêu kính, cảm phục người chiến sĩ đối với lãnh tụ

thân em như chén lúa đòng đòng =>câu so sánh

Giấy đỏ buồn không thắm=>câu    nhân hóa

Mực đọng trong nghiên sầu=> câu ản dụ

mik ko bt sai hay đúng . nếu sai mong bn thông cảm

28 tháng 1 2022

Câu 4

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ

28 tháng 1 2022

Câu 1

Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. ... Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Câu 2

Lẩn thức giấc thứ hai không được kể bởi vì Ịần này đã tiếp liên với lần thứ nhất trong một trạng thái nửa thức, nửa ngủ "Anh đội viên mơ màng - như nằm trong giác mộng". Ta có thể xem như lần thức giấc thứ nhất và lần thức giác thứ hai mơ màng đó chỉ là một.

Câu 3

Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.

Đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.

Đêm nay Bác không ngủ là một trong những bài thơ thành công về đề tài lãnh tụ. Thông qua sự việc bình thường, với lối diễn dạt giản dị, trong sáng, những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ – đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.

Suốt một đời Bác có ngủ yên đâu (Hải Như). Trước lúc ra đi, Bác còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.

13 tháng 5 2018

1,Qua văn bản '' Bài học đường đời đầu tiên '' ta rút ra được bài học : không nên kiêu căng tự phụ, hống hách vì vậy có thể gây hại cho người khác khiến bạn ân hận. Sống phải biết yêu thương, quan tâm và giúp đỡ người khác.

2,Nhà có hai anh em, Kiều Phương là em gái. Hai anh em vốn quý mến nhau, anh đặt cho em biệt danh là “Mèo” và được em rất thích. Biết em lấy nhọ nồi và phẩm màu tự chế thuốc vẽ nhưng anh cũng không mách mẹ. Em tinh nghịch, có trêu anh thì anh cũng vui vẻ cho qua.

Thế rồi, một hôm, chú Tiến Lê, bạn của bố, phát hiện Kiều Phương có năng khiếu đặc biệt về hội họa. Từ hôm đó, mọi người cố gắng tạo điều kiện cho Kiều Phương rèn luyện, phát triển khả năng. Thấy vậy, anh rất buồn vì cảm thấy mình bị coi thường, vì mình bất tài. Tâm trạng ấy khiến anh không thân thiện với em nữa, anh hay bắt bẻ em. Còn em vẫn hồn nhiên như trước kia.

Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế. Trước khi đi, Kiều Phương có vẻ xét nét anh hơn. Trong cuộc thi ấy, Kiều Phương đã được giải nhất. Kiều Phương mời cả anh đi nhận giải cùng mình. Trong phòng trưng bày tranh, người anh đã “ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” trước bức tranh em gái vẽ mình là người anh hoàn hảo. Anh hiểu ra rằng bức tranh ấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái.

3,a,1. Nghệ thuật :

- Sử dụng thể thơ 4 chữ giàu chất dân gian, phù hợp với lứa kể chuyện

- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình & giàu âm điệu kết hợp nhièu phương thức biểu đạt : miêu tả, tự sự và biểu cảm

- Kết cấu đầu cuối tương ứng

2. Ý nghĩa :

- Lượm-một chứ bé hồn nhiên, dũng cảm , hy sinh vì nhiệm vụ cao cả. Đó là hình tượng cao đẹp trong bộ thơ Tố Hữu, là sự cảm phục, mến thương của tác giả dành cho Lượm & các em bé yêu nước.

*Bài đêm nay Bác không ngủ:

b,1.Nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ năm chữ

- Có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện

- Kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm

- Nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động

2. Ý nghĩa:

Thể hiện tấm lòng yêu hương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, Tình cảm yêu kính, cảm phục người chiến sĩ đối với lãnh tụ

 4,Phương thức biểu đạt chính là tự sự và miêu tả kết hợp biểu cảm.

5, Ẩn dụ : Giấy đỏ buồn không thắm.

=> Chỉ người viết không hay làm giấy buồn.

- Nhân hóa : giấy đỏ biết buồn như con người,có cảm xúc như con người

- So sánh :Thân em vs chén lúa đòng đòng.

Chúc bạn học tốt.

15 tháng 5 2018

Bài thơ đã khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, đã dũng cảm hy sinh trong nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã nói lên chân thật tình cảm mến thương, cảm phục của tác giả với cậu bé Lượm nói riêng và các em bé yêu nước khác nói chung.

p/s tham khảo

chúc bn hk tốt

PHẦN I: VĂN BẢN1.      Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả nào? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào, được làm theo thể thơ gì?2.      Khổ thơ cuối của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” gợi cho em suy nghĩ cà cảm xúc gì về Bác?3.      Văn bản “Cô Tô” của tác giả nào? Trong văn bản có những cảnh nào?4.      Bức tranh mặt trời lên trên biển “Cô Tô” sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chép lại một câu văn có sử...
Đọc tiếp

PHẦN I: VĂN BẢN

1.      Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả nào? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào, được làm theo thể thơ gì?

2.      Khổ thơ cuối của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” gợi cho em suy nghĩ cà cảm xúc gì về Bác?

3.      Văn bản “Cô Tô” của tác giả nào? Trong văn bản có những cảnh nào?

4.      Bức tranh mặt trời lên trên biển “Cô Tô” sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chép lại một câu văn có sử dụng một trong những biên pháp tu từ mà em vừa nêu.

5.      Câu văn “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là cây tre nứa.”nằm trong văn bản nào, của tác giả nào?

6.      Trong văn bản có câu văn trên, tác giả cho biết tre gắn bó với người trong những lĩnh vực nào? Theo tác giả, vì sao cây tre lại trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam?

0
10 tháng 5 2021

Chép khổ thơ cuối

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

-Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa của câu chuyện, của sự việc lên một tầm khái quát lớn, làm người đọc hiểu được một tâm lí đơn giản mà thấu lớn lao.

-Cái đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn nhưng đêm

thank you bnyeu

hỏi lắm thế ko sợ bị phạt à

17 tháng 5 2020

-Tác giả: Minh Huệ
-Hoàn cảnh sáng tác: kháng chiến chống Pháp
-Nội dung 9 khổ thơ đầu: anh đội viên thức dậy thì thấy Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Thấy thương Bác nên anh mời Bác ngủ lần 1  Bác vẫn ko ngủ. Sợ Bác ốm mà còn phải chỉ huy nghĩa quân chống giặc, lòng anh bồn chồn lo lắng. Bác đi dém chăn cho cá anh nằm, Bác nhón chân nhẹ nhàngff
=> Bác là 1 vị lãnh tụ, 1 ng Cha giàu tình cảm, tình thương. Chỉ sợ các anh đội viên tỉnh giấc Bác đi khẽ, nhẹ nhàng. Qua đó thể hiện lòng yêu thương của Bác vs nhân dân, ko ngủ để lo chuyện đánh giặc. Tình cảm phục, lo lắng của anh đội viên vs Bác

 

Câu 1: Cái hay của nhan đề bài thơ '' Đêm nay Bác không ngủ '' là : chính xác ra, để viết về 1 đêm không ngủ của Bác Hồ, nhan đề bài thơ sẽ phải là '' Đêm ấy Bác Hồ không ngủ '' hoặc gắn gọn hơn '' Đêm Bác Hồ không ngủ '' nhưng tác giả lại chỉ viết Bác không ngủ, vì trong tấm lòng trìu mến của nhân dân Việt Nam, chữ Bác viết hoa dành thân thiết chỉ Bác Hồ. Một đêm nhưng viết '' Đêm nay '' như là đêm hiện tại, và đêm sắp tới. Nghĩa là Bác đã không ngủ và sẽ còn không ngủ, còn thao thức vì tình yêu lớn với nhân dân, với đất nước. Vì thế bài thơ không chỉ hay về âm điệu mà còn mang ý nghĩa khái quát, thể hiện tình yêu lớn của Bác. 

Câu 2: Trong bài thơ '' Đêm nay Bác không ngủ '' tác giả lại không kể về lần thứ 2 thức dậy của anh đội viên là bởi vì để tạo sự bất ngờ cho người đọc. Hơn thế nữa, nó nhấn mạnh được tâm trạng hốt hoảng, giật mình của anh đội viên trong lần thứ ba thức dậy. Từ đó, ta thấm thía hơn sự thao thức, quên mình vì dân vì nước của chủ tịch Hồ Chí Minh và lòng kính trọng, yêu mến, cảm phục của anh đội viên đối với vị Cha già của dân tộc. 

Câu 3: Bài làm:

Bài thơ '' Lượm '' của nhà thơ Tố Hữu đã để lại cho em nhiều bài học ấn tượng thật sâu sắc, nhất là bài học về tinh thần trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (1) . Mặc dù còn rất nhỏ tuổi nhưng Lượm lại là một chú bé vô cùng gan dạ, dũng cảm (2). Giữa mặt '' trận đạn bay vèo vèo '', chú liên lạc đã xông lên vượt qua (3). Không thể do dự và chậm trễ khi đang mang trên mình '' Thư đề thượng khẩn '' Lượm đã sẵn sàng đối mặt với những hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ được giao (4). Em thực sự cảm phục trước tinh thần trách nhiệm với công việc của chú bé Lượm (5). Qua nhân vật Lượm, em đã hiểu được rằng, trong cuộc sống mỗi con người cần phải có tinh thần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao dù nhiệm vụ đó khó khăn, nguy hiểm đến chừng nào và khi được giao việc gì, bất kỳ việc to, nhỏ, khó hay dễ chúng ta đều phải dồn hết tâm huyết để làm (6). Hình ảnh chú bé Lượm đã nhắc nhở cho em dù làm bất kì chuyện gì từ những công việc nhỏ nhất cũng cần phải có trách nhiệm, hãy làm hết sức mình, hãy làm thật tốt những gì mà người khác giao cho (7). Có lẽ bởi vậy mà cho đến tận nagyf hôm nya, hình ảnh chú bé Lượm với tinh thần trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vẫn luôn là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ chúng em học tập và noi theo (8)

4 tháng 8 2020

MK nghĩ câu 2 bạn hắc tử nguyệt phong thiếu

Câu 2

lấn thức dậy thứ nhất thể hiện một lần con lần thứ ba thể hiện cho nhiều lần

=> ý của tác giả Minh Huệ là bác hồ đã ko ngủ nhiều lần và mãi mãi

=> thể hiện tinh yêu bác với nhân dân

+ với câu 2 của bạn hắc tử nguyệt phong

22 tháng 8 2021

Câu 1: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. ... Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Câu 2:      Bác //  là Hồ Chí Minh

                 CN              VN

 

22 tháng 8 2021

Câu 1: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Câu 2:      Bác //  là Hồ Chí Minh

                 CN              VN