K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hè vừa qua, ông em từ quê lên chơi đã tìm kiếm những mảnh gỗ dư từ hồi làm nhà, đóng cho em một chiếc bàn học thay cho chiếc bàn nhỏ mẹ mua từ ngày em học mẫu giáo.

Đó là một chiếc bàn rất xinh xắn. Mặc dù được đóng bằng ỗ tạp ghép lại nhưng ông em đã bào nhẵn bóng và đánh vecni nên trong chẳng khác gì những chiếc bàn được bày bán trong các cửa hang.

Mặt bàn hình chữ nhật, dài một mết, rộng nửa mét, được em trang trí thêm nhưng hình ảnh rất ngộ nghĩnh nhu chú thỏ bông, chú vịt Đô nan và nhiều quả bóng bay, làm cho mặt bàn sáng hẳn lên. Chiếc bàn có bốn chân, vừa tầm với em. Ghế là một bang gỗ dài cũng có bốn chân và chỗ dựa lưng, trong rất xinh xắn và gọn. Mặt bàn hơ thoai thoải, có thể mở lên được vì nó gắn với phần cố định bởi hai tấm bản lề bằng sắt. Hộc bàn được ngăn đôi. Bên trái, em đựng sách giáo khoa, tập vở; bên phải em đựng đồ dùng học tập như bút, thước, bảng con và các đồ dùng cá nhân khác. Thật là tiện lợi! Dưới chân bàn, ông đóng thêm hai thanh gỗ dài để em gác chân khi ngồi học và để giữ cho bàn thăng bằng, chắc chắn thêm.

Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ, nhìn ra khoảng sân nhỏ có một cái ghế. Nhiều khi, ông mặt trời chiếu những tia nắng ám áp xuyên qua kẽ lá, luồn qua song cửa sổ và đậu trên mặt bàn. Có chiếc bàn học như vậy nên góc học tập của em thú vị biết bao!

Hằng ngày khi ngồi vào bàn học, hình như có tiếng thì thầm: “Chúc cô bé học giỏi”. Để đáp lại “long mong muốn” của người bạn thân thiết này, em đã có nhiều điểm mười dỏ chói trên bảng vở.

Bàn là vật kỉ niệm của ông em, nên em quý nó lắm. Em thường lau chùi sạch sẽ và giữ cho nó không bị một vết bẩn, một vết xước nào. Chắc bàn sẽ không đến nổi “tủi thân” khi tự kể về đời mình.

6 tháng 2 2018

Bộ xa-lông bằng gỗ lát hoa để ở phòng khách là kỉ vật của ông nội. Ngày ông về hưu, Bộ Tư lệnh Quân đoàn II đã tặng ông bộ xa-lông này. Ông nội về hưu được 16 năm thì qua đời trong nỗi buồn xót thương của con cháu. Tính đến nay, ông mất đã bốn năm. Bộ xa-lông đã bóng lên màu nâu thẫm, màu thời gian 20 năm có lẻ.

 Nhà bố mẹ em ở là ngôi nhà cổ 5 gian lợp ngói do ông bà để lại. Cho đến nay, bộ xa-lông vẫn là thứ có giá trị nhất trong gia đình, ở gian giữa bày bàn thờ ông bà và kê bộ xa-lông. Mặt bàn lại được úp lên một tấm kính màu rất dày để tránh xước và dễ lau chùi. Bốn chiếc ghế đường bệ, kiểu dáng rất đẹp, nặng phải đến hai người mới xê dịch dược. Chiếc ghế bên trái ngoài cùng là nơi ông ngồi đọc báo, uống trà và tiếp khách. Ông không biết hút thuốc lào, thuốc lá. Trên bàn chỉ bày biện một bộ ấm trà loại quần ẩm và sáu chiếc chén xếp ngay ngắn trên chiếc đĩa to men xanh.

Em vẫn nhớ như in hình ảnh ông ngồi pha trà, uống trà mỗi sáng khi con cháu đang mơ màng ngủ. Mái tóc bạc phơ, ông tựa lưng vào ghế, trông gương mặt phúc hậu của ông thật đẹp. Nơi ông ngồi ngày xưa thì bây giờ bố em vẫn thường ngồi. Nhiều lúc, bố ngồi lặng lẽ ngắm lên bàn thờ, đăm chiêu nhìn chân dung ông bà, và ba tấm Huân chương cao quý của ông để lại lồng trong khung kính. Đến ngày giỗ ông, năm nào bố em cũng pha một ấm trà, loại chè móc câu Thái Nguyên mà ngày xưa ông thích uống, đặt lên xa-lông. Bố trịnh trọng rót trà vào sáu chiếc chén, rồi lầm rầm khấn trong làn khói trầm quyện đưa hương.

Ngày nào bố cũng lau chùi bộ xa-lông một, hai lần. Bô mẹ đã bàn: sang năm anh Ngọc tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ lát gạch hoa nền nhà và thuê thợ đánh véc-ni lại bộ xa-lông cho đẹp.

Với ông thì bộ xa-lông là tình đồng đội, tình chiến đấu. Mỗi lần có cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cũ về thăm ông, bộ xa-lông là nơi hội tụ của bao tình đồng chí, tình đồng đội vô cùng thắm thiết. Còn với con cháu hiện nay và sau này, bộ xa-lông là kỉ vật thiêng liêng của người cha, người ông kính yêu để lại. Mỗi lần được bố sai đi rửa ấm chén, lúc đặt lên mặt bàn xa-lông em lại bồi hồi tưởng như thấy ông đang ngồi trầm ngâm uống trà mỗi sáng, mỗi chiều.

Năm tháng đã trôi qua, nhưng mái nhà êm ấm của gia đình em vẫn lưu giữ bao kỉ niệm sâu nặng ân tình của ông bà nội. Mảnh vườn nhỏ xinh xắn trồng rau, mấy chậu hoa, góc sân lát gạch, cái bể đựng nước mưa,… và bộ xa- lông bằng gỗ lát hoa này như tiếng nói của gia tiên vọng về trong tâm hồn con cháu mỗi sáng, mỗi chiều, nhất là trong những ngày giỗ Tết.

24 tháng 3 2022

 

Tham khảo

 

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ nghỉ hè xong, gần đến năm học là mẹ lại đưa tôi đi chuẩn bị những đồ dùng học tập cần thiết cho năm học mới. Mẹ chuẩn bị rất nhiều và đầy đủ đồ dùng học tập cho tôi nhưng đồ mà tôi yêu thích nhất là cây bút mực Thiên Long.

Cây bút mực ấy dài tầm khoảng mười lăm phân. Phần nắp bút màu tím bằng nhựa có cả ghim cài nhìn thấy bắt mắt. Phần thân bút màu trắng, bằng nhựa cứng. Trên thân bút, có ghi dòng chữ Thiên Long thật đậm. Chỉ cần mở nắp bút ra là chúng ta sẽ nhìn thấy ruột bút. Ruột bút ở bên trong thân bút, bên trong có chứa mực. Ngòi bút bằng ngòi kim, trên có gắn hòn bi sắt để khi viết thì dễ dàng hơn. Chỉ cần mở nắp bút ra là ta có thể viết rất dễ dàng.

Cây bút mực rất có ích đối với học sinh. Màu tím của bút đã trở thành biểu tượng cho lứa tuổi học sinh trong trắng, ngây thơ với những hoài bão, ước mơ thật đẹp. Bút mực Thiên Long viết rất trơn và đẹp, giá thành lại rẻ, chỉ vài nghìn đồng một chiếc, chẳng thế mà nó luôn được rất nhiều học sinh ưa dùng, luôn được học sinh dùng để viết và cả trong thi cử. Chính từ những chiếc bút mực ấy mà bao người đã nên danh trong đường đời, bút mực Thiên Long đã đồng hành cùng học sinh, nâng cánh ước mơ, nuôi dưỡng tài năng bao thế hệ. Bút mực thực sự rất nổi tiếng, được mọi lứa tuổi học sinh ưa dùng. Không những vậy, bút mực Thiên Long không chỉ có nguyên màu tím mà còn có rất nhiều màu khác như màu xanh, màu đen- rất phù hợp với lứa tuổi học sinh cấp Hai, học sinh cấp Ba, phù hợp với nhiều người ở nhiều ngành nghề khác nhau, có màu đỏ phù hợp cho những thầy giáo, cô giáo chấm bài. Với kiểu dáng ưa nhìn, gọn nhẹ, bút Thiên Long chính là đồ dùng học tập thật tiện lợi, chỉ cần bỏ gọn một góc trong hộp bút là xong. Tuy nhiên, nếu để bị rơi bút nhiều lần thì ngòi bút sẽ bị hỏng, tắc mực, sẽ không thể viết trơn tru nữa, do đó khi dùng xong, chúng ta cần lưu ý là đậy nắp bút và để cẩn thận, tránh làm rơi bút nhiều lần, có như vậy bút mới bền. Khi viết hết mực, ta chỉ cần bỏ chiếc ngòi cũ đi và thay ngòi mới là có thể tiếp tục viết dễ dàng.

Chiếc bút mực mãi là đồ dùng học tập ưa thích của tôi. Chiếc bút sẽ mãi là người bạn đồng hành với tôi trong những tháng năm đi học và cả sau này.

3 tháng 5 2023

ngữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu evngữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu engữ văn không lúc nào cx tham khảo đâu e

15 tháng 12 2018

THeo mình nhé. Hồi nhỏ mình hay:

1. Đái bậy

2. Học bài dưới góc cây bàng

3. Chơi vui vẻ dưới gốc bàng

25 tháng 2 2018

Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?

   - Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.

   - Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.

    Thân bài:

   - Tả bao quát:

  • Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.
  • Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.
  • Loại cặp có quai xách và dây mang.

   - Tả từng bộ phận:

  • Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.

   Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.

   Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.

  • Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:

      + Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.

      + Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.

   Kết luận: Cảm nghĩ của em.


 

19 tháng 2 2018

Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?

   - Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.

   - Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.

    Thân bài:

   - Tả bao quát:

  • Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.
  • Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.
  • Loại cặp có quai xách và dây mang.

   - Tả từng bộ phận:

  • Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.

   Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.

   Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.

  • Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:

      + Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.

      + Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.

   Kết luận: Cảm nghĩ của em.

   Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.

14 tháng 2 2018

Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?

   - Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.

   - Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.

    Thân bài:

   - Tả bao quát:

  • Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.
  • Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.
  • Loại cặp có quai xách và dây mang.

   - Tả từng bộ phận:

  • Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.

   Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.

   Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.

  • Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:

      + Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.

      + Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.

   Kết luận: Cảm nghĩ của em.

   Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/lap-dan-y-mieu-ta-mot-do-vat-hoac-mon-qua-co-y-nghia-sau-sac-voi-em-c117a17028.html#ixzz573G5c4ri

hok tốt !

Mở bài :

- Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.

   - Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.

    Thân bài:

   - Tả bao quát:

  • Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.
  • Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.
  • Loại cặp có quai xách và dây mang.

   - Tả từng bộ phận:

  • Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.

   Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.

   Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.

  • Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:

      + Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.

      + Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.

   Kết luận: Cảm nghĩ của em.

   Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này .

Chúc bạn Tết zui zẻ !

27 tháng 12 2017

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Bài văn kể về cô giáo của em

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”

tk mk nha

27 tháng 12 2017

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”

25 tháng 2 2018

Quê tôi thuộc đồng bằng chiêm trũng. Cả cái dải đất hẹp miền Trung này, đồi núi đã chiếm hết bốn phần năm diện tích canh tác. Duy chỉ có vùng tôi, thiên nhiên đã dành cho người dân một dải đất đồng bằng thẳng cánh cò bay. Đó chính là vùng đồng bằng thuộc huyện Lệ Thủy.
Nghe cái tên đã thấy ngập những nước là nước rồi. Cứ đến mùa thu và mùa đông thì dường như cánh đồng quê em chỉ là một màu trắng bạc. Nước ngập đến vài tháng. Vụ đông xuân người ta phải sử dụng tối đa các trạm bơm điện để chống úng mới cày, cấy được. Cả năm chỉ làm được hai vụ. Nhưng điều kì lạ là cả hai vụ đông xuân và hè thu đậu đạt năng suất rất cao. Năm nào, cánh đồng cũng nhận được một lượng phù sa khá lớn từ sông Kiến Giang, một nhánh của dòng sông Nhật.

Bây giờ thì trước mắt tôi là một cánh đồng thẳng cánh cò bay. Lúa đang thì con gái của vụ đông xuân trải dài từ chân đường quốc lộ 1A đến chân đường sắt Bắc Nam ven sườn dãy Trường Sơn hung VI. Như vậy, cánh đồng quê tôi có chiều ngang chiếm trọn gần như toàn bộ chiều ngang của Tổ quốc ở cái đoạn thắt lưng này. Mùa xuân, chim én về đây nhiều lắm. Có những thửa ruộng có đến hàng trăm con én chao liệng trên thảm nhung xanh mịn màng ấy.

Phía xa xa, một đàn cò trắng đứng thành một hàng dài trên bờ ruộng. Chúng đứng im phăng phắc, không động đậy. Nhưng chỉ cần một tiếng động nào đó của dân chài lưới khua đuổi cá thì những chấm trắng ấy vội bốc mình lên không trung, dang rộng hai cánh bay thành từng đàn về tận tít trời xa… Đứng ở giữa cánh đồng vào những thời điểm như thế này em mới thấy hết vẻ đẹp của nó. Em cứ ngắm mãi những đợt sóng lúa cứ đuổi nhau đến tận chân trời mà không chán mắt. Sóng lúa cứ nhấp nhô lên xuống cứ ngỡ như một tấm thảm xanh được ai đó tung lên hạ xuống, rũ hết những bụi bẩn rồi trải phẳng lì từ chân trời phía bên này sang chân trời phía bên kia một màu xanh trù phú của hương sắc đồng nội. Người làng tôi đi xa, mỗi lần về quê, không ai, không đứng ngắm đồng lúa quê mình để tìm lại ở đây những kỉ niệm của một thời thơ ấu: đẹp, hồn nhiên và ấm áp tình quê.

Tôi yêu quê tôi lắm, dẫu nó có phải trải qua những trận hồng thủy kinh người hay những cơn cuồng phong dữ dội từ biển Đông thổi tới thì mảnh đất này cũng là nơi quê cha đất tổ, nơi gắn bó máu thịt với tôi.

13 tháng 5 2018

 Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Sông chảy giữa những bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đó như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em. Em và con sông đã trở nên thân thiết.

   Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao! từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xoá cả mặt sông. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên. Sông tấp nập những tàu thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ đọng lại những hạt sương trên lá cỏ non như những hạt ngọc bé xíu long lanh… Cỏ còn ướt đẫm sương đêm mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Bình minh chan hoà trên mặt sông. Buổi trưa, trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Chúng lặn hụp, bơi lội khéo léo như những con cá heo. Sóng ôm chúng vào lòng, ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm. Sông dịu dàng, dễ dãi như một người mẹ đôi với đàn con. Sông vui cười đùa nghịch với chúng em. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt đàn cháu ra sông tắm rửa. Những người mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ .Những chiều hè hoặc những buổi tối sáng trăng, em và các bạn em thả thuyền lênh đênh trên mặt sông cất vó, câu cá hoặc nằm trên sạp thuyền hát, ngâm thơ cho bạn nghe. Buổi tối dưới trăng, em và các bạn bơi thuvền ra giữa sông buông chèo mặc cho nó trôi lơ lửng rồi nằm dài ra sạp thuyền ngắm trăng, hóng gió. Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền như hát cho chúng em nghe, ru cho chúng em ngủ. Gió nồm, trăng sáng, trời nước lênh đênh, sóng nước vỗ vào mạn thuyền oàm oạp. chúng em ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Thuyền lênh đênh trên sông nước, trôi dạt vào bờ dâu, bãi cỏ. Sáng dậy mọi người đều ngơ ngác không hiểu mình lạc vào đâu và bắt đầu chèo thuyền ngược lại về nhà. Dòng sông Hồng êm đềm chảy xuôi. Mọi người đều say sưa ngắm nhìn sông Hồng một cách thích thú. Hai bên sông là những thảm cỏ xanh rờn. Chỗ kia là một chiếc tàu địch bị bắn cháy hồi Pháp thuộc, di tích còn đến ngày nay. Chỗ này là bác Ba xóm ngoài đã cầm mã tấu chém đứt đầu xẻ mặt thằng quan ba của Pháp. Mọi người vừa đi, vừa ngắm chẳng mấy chốc đã về bến.

   Dòng sông này đã kể lại cho em những kỉ niệm êm đềm nhất. Nhớ ngày nào em mới lên ba. Mẹ dắt ra bờ sông tắm, em sợ và hét ầm lên mếu máo khóc. Hồi em học lớp một, em đã để lại cho con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó em chưa biết bơi. Các bạn em rủ ra sóng tắm. Chúng em đùa nghịch ớ ngay cạnh bờ chứ khòng dám ra giữa sông. Chiếc nón “tốt đỏ” mà mẹ em mua cho sáng nay chưa có quai, em đội lung liêng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Em hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy. Nhưng không kịp nữa rồi. Nón trôi ra xa lắm không thể nào lấy được nữa. Em không biết bơi nên suýt chìm nghỉm xuống lòng sông. Lũ bạn em đều không biết bơi cả, rối rít định nắm tay nhau dàn thành hàng dài để em nắm vào mà ngoi lên. Vừa lúc ấy thầy giáo em đi qua thấy chỏm tóc em bập bềnh trên mặt sông bèn để cả quần áo nhảy xuống vớt em lên. Thầy nắm lấy chỏm tóc em kéo lên và ôm em bằng tay trái rẽ nước bơi vào bờ. Lên bờ, mặt em nhợt nhạt trắng bệch, bụng no nước. Thấy dốc ngược người em lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Một lúc sau em tỉnh dậy, thầy bế em về nhà. Các bạn ai cũng vui mừng cho em và thương em, về đến nhà, bố mẹ em cho em đến trạm xá. Hai ngày sau về và lại ra sông tắm. Dòng sông mát lạnh vỗ về em như là xin lỗi em thì phải. Sông ơi sông! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy sông ạ! Quên làm sao được những buổi đi cào hến, giậm trai ở bờ ven sông. Những ngày ấy còn ghi đậm trong trí nhớ của em.

   Ôi! Dóng sông! Dòng sông cua quê hương, đất nước. Dòng sông đẹp dịu dàng khi những ngày nắng đẹp; dòng sông trắng xoá trong những đợt mưa rào mùa hạ; sông thường hay đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về; sông còn đắm mình trong ánh bình minh.

   Em yêu con sông quê hương như yêu người mẹ dịu hiền của em. Ôi! Con sông Hổng. Sông đã bao phen giận dữ nổi sóng nhấn chìm tàu giặc xuống lòng sòng. Sông đã ôm những kỉ niệm, ước mơ của những tâm hồn bé nhỏ.

11 tháng 10 2016

Cây bàng trường tôi
‘‘ Mùa đông áo đỏ
Mùa hạ áo xanh
Cây bàng khi mở hội
Là chim đến vây quanh...

Lời hát ấy - bao giờ cũng ngân vang trong lòng tôi - mỗi lúc đến trường - nhìn lên cây bàng quen thuộc, thân thương. Cây bàng trường tôi, tuổi còn non trẻ lắm, thân vươn thẳng, xòe ba tán lá tròn xoe như những chiếc ô chồng lên nhau trông thật ngộ nghĩnh. Nó lớn nhanh - rất nhanh. Lần đầu tiên, trông thấy nó, nó chỉ mới một tầng lá xanh, mà nay đã lớn bổng lên, chồng thêm nhiều tán lá mới. Thật tuyệt vời!Mỗi mùa, cây bàng có một dáng vẻ riêng - đặc biệt - không thể trộn lẫn với bất kỳ loài cây nào. Mùa hè, những chiếc lá trưởng thành xanh thẫm, đan nhau tỏa bóng rợp mát một góc sân. Những bông hoa nho nhỏ - đơn sơ - giản dị - khiêm tốn chen lẫn trong những tán lá xanh. Giờ chơi, gốc bàng là nơi lý tưởng nhất để các em học sinh quây quần trò chuyện. Dưới ánh nắng gay gắt mùa hè, bóng mát cây bàng mới tuyệt vời làm sao. Cây bàng như xòe muôn vàn cánh tay thân thiện che chở cho các em tránh nắng hè... Rồi đến ngày những cây phượng nở bừng sắc đỏ. Sân trường lặng ngắt, vắng tiếng cười đùa, hò reo quen thuộc. Cây bàng như ủ rũ, như buồn nhớ. Nó đứng bơ vơ, lặng lẽ trong sân trường, trông cô độc làm sao!... Khi tiếng trống khai trường giục giã, một năm học mới bắt đầu. Cây bàng như khởi sắc, hân hoan. Nó đong đưa những chiếc lá xanh thẫm, xen lẫn vài chiếc lá ươm vàng, tô điểm thêm những chiếc lá đã bắt đầu ngả sang đo đỏ. Nó như khoác chiếc áo mới - màu xanh lốm đốm vàng, đỏ, vẫy muôn nghìn cánh tay chào đón những dáng hình quen thuộc và, chen lẫn trong tán lá đầy màu sắc ấy, lấp ló những trái bàng, vàng mơ - ngòn ngọt - bùi bùi.. Rồi những cơn gió lạnh se se - mùa đông đến rồi. Cây bàng rực đỏ một màu. Rồi những chiếc lá đỏ ấy lần lượt xa cành. Khi chia tay với cây mẹ thân yêu, những chiếc lá kia có bồi hồi luyến tiếc? Riêng tôi, vẫn cứ thích ép những chiếc lá bàng đỏ ấy, mỗi chiếc mỗi sắc màu riêng. Cùng là màu đỏ, nhưng chiếc đỏ sậm, chiếc đỏ sâm sẫm, cái đỏ hồng tươi, cái đo đỏ chen lẫn vàng thẫm... Quan sát sự thay đổi sắc màu dần dần của chúng mà thấy bùi ngùi khó tả. Rồi đến lúc thân cây trơ trụi, vươn những cánh tay khẳng khiu lên bầu trời xám xịt màu chì, mưa giăng mưa, gió đan gió, cây bàng trường tôi vẫn sừng sững giữa trời.. Rồi thật bất ngờ, cây bung những chồi xanh non biêng biếc, một màu xanh non tơ, tràn đầy sức sống - báo hiệu mùa xuân. Tôi yêu thích nhất màu xanh nõn ấy. Nó cho tôi biết bao niềm tin yêu và hy vọng vào cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn mãi không ngừng - cho dù có gặp bao nỗi gian nan hay thất vọng. Ơi! Màu xanh cuộc sống. Sức sống ấy như trỗi dậy sau giấc ngủ dài mùa đông. Mùa xuân sân trường như sáng bừng lên bởi dáng vẻ tươi mới đầy sức sống ấy. Những chiếc lá mượt mà reo vui, chào đón một năm mới bắt đầu, tràn trề ước mơ, hy vọng...

Tham khảo nhé bạn,chúc bạn học tốt

30 tháng 12 2021

mình chọn đề 2 nha bạn:

bài làm

Nhung là người bạn thân nhất của em. Bọn em học với nhau từ hồi mầm non cho tới Tiểu học. Tình bạn của chúng em gắn bó với nhau 4 năm dòng dã. Tình cảm ấy dường như đã vượt qua cả tình bạn mà trở thành tình chị em ruột thịt, thân nhau như trong một gia đình vậy. Càng lớn lên thì bọn em càng thêm trân trọng tình bạn cao cả và thiêng liêng này. Em và Nhung có rất nhiều kỷ niệm đẹp đẽ với nhau trong cả học tập lẫn vui chơi. Đó là khoảng thời gian mà có lẽ suốt cả cuộc đời này em không bao giờ có thể quên được. Ngỡ tưởng em và Nhung sẽ ở gần nhau một quãng đường dài hơn nữa, nhưng không may là ước mơ đó không thành hiện thực. Tới năm lớp 3, bố mẹ Nhung quyết định lên Hà Nội để làm ăn, sinh sống. Tất nhiên là cả Nhung cũng sẽ theo bố mẹ lên đó học tập. Và bọn em đã lưu luyến và bịn rịn chia tay nhau từ hồi đó. Suốt 2 năm trời, chúng em không có bất kỳ một liên lạc nào với nhau. Bất ngờ một hôm (khi đó em đã lên lớp 5), trên đường đi học về, ghé vào công viên gần nhà, em bắt gặp một bóng dáng thật thân thương làm sao! Đó là Nhung, em đã được gặp lại cô bạn thân nhất của mình sau bao ngày xa cách. Cuộc gặp gỡ khi đó để lại trong em rất nhiều cảm xúc khó phai mờ.

Đó là một buổi chiều mùa thu. Gió thổi nhẹ. Mây êm đềm trôi. Bầu trời mùa thu trong vắt. Không khí trong lành và mát mẻ. Buổi học chiều nay tan sớm, em thư thả, thong thả đi bộ về nhà. Vừa đi em vừa cảm nhận không gian thơ mộng và đầy lãng mạn của buổi chiều thu. Một không gian gợi lên trong tâm hồn em một chút man mác buồn. Em đi qua khu công viên của khu phố nhà em. Thu mà nên trong công viên phủ đầy một màu vàng đỏ của lá. Những chiếc lá khô lìa cành, phủ kín trên mặt đất trong công viên. Gió lướt qua tới đâu là là khẽ khàng đáp xuống mặt đất tới đấy. Phải rồi! Đây là công viên – nơi có nhiều kỷ niệm của em và Nhung nhất. Là nơi chúng em lần đầu gặp nhau, quen nhau và rồi chơi với nhau như hai chị em ruột thịt vậy. Thời gian thấm thoát thoi đưa, đã 2 năm rồi, em không gặp lại Nhung. Nghĩ tới đó mà lòng em trào lên một nỗi buồn trống vắng, không thể gọi được tên. Miên man theo dòng hồi tưởng, em đi mãi dọc theo công viên và... Em bất ngờ bắt gặp một dáng hình quen thuộc đang đứng ngay trước mặt. Em ngẩng đầu lên để xem đó là ai. Thật bất ngờ. Đó là Nhung. Người bạn thân nhất của em. Cuộc gặp gỡ này làm em thực sự không tin nổi vào mắt mình.

Nhung không thay đổi là mấy. Vẫn là dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn của hai năm trước. Chỉ có điều là Nhung đã cao hơn trước rất nhiều, thực sự rất ra dáng một cô thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp. Khuôn mặt vẫn phúc hậu, dễ thương và rạng ngời như mọi khi.

- Thu. Lâu rồi không gặp cậu – Nhung cất giọng hỏi

Vẫn là giọng nói nhẹ nhàng và ấm áp đó. Khi ấy, em thực sự không kìm được nước mắt vì xúc động. Em chạy tới thật nhanh, ôm choàng lấy Nhung mà khóc nức lên. Em mếu máo:

- Nhung à. Cậu về rồi! Mình rất nhờ cậu đó!

- Thôi nào, đừng khóc chứ. Mình về rồi nè – Nhung an ủi em.

Chúng em ra chỗ xích đu năm xưa hai đứa vẫn hay chơi với nhau để ngồi nói chuyện. Em cất tiếng hỏi trước:

- Hai năm qua, cậu vẫn sống tốt chứ?

Nghe em hỏi, Nhung tủm tỉm cười. Nụ cười tỏa nắng và dịu dàng của Nhung đây rồi, không lẫn vào đâu được. Nhung đáp:

- Mình sống tốt lắm. Môi trường học tập trên Hà Nội cũng ổn lắm. Ban đầu lên đấy thì mình không quen lắm nhưng dần dần mình quen được thêm rất nhiều bạn mới. Còn Thu thì sao? Cậu sao rồi?

Em cười:

- Mình cũng thế. Tình hình học tập và cuộc sống đều rất tốt. Gia đình mình vẫn khỏe mạnh lắm. Chỉ có điều, cậu ra đi đột ngột quá nên mình cảm thấy trống vắng va buồn lắm. Hai năm qua không có một chút liên lạc hay thông tin liên qua tới cậu làm mình thấy khá lo lắng.

- Mình không sao. Mình cũng rất nhớ cậu. Hôm nay, mình về quê thăm ông bà nên tiện mình xin phép bố mẹ cho mình về chơi với cậu một tuần. Một tuần lận đấy nha. Mình ngủ tạm ở nhà cậu một tuần được chứ?

Em vui mừng khôn xiết:

- Tất nhiên là được rồi. Ở bao lâu cũng được hết.

Sau đó, em và Nhung có một tuần để bên nhau. Một tuần để ôn lại những kỷ niệm của thời ấu thơ vui đùa, chơi với nhau. Một phần tuổi thơ trong sáng, ngây thơ, hồn nhiên mà đáng yêu vô cùng.

Cuộc gặp gỡ lại người bạn thân sau bao ngày xa cách sẽ là kỷ niệm không bao giờ phai nhòa trong tâm trí em. Buổi chiều thu hôm ấy, em gặp lại Nhung – người bạn mà em yêu quý và trân trọng nhất.

HT

30 tháng 12 2021

MN giúp mik vs :

Xác định nghệ thuật của bài thơ 'Mẹ là biển trời bao la" của Hoài Thương