K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2018

Khi mùa xuân về, đất trời vào xuân, lòng người náo nức. Trăm hoa đua nở. Một loài hoa biểu tượng cho sự may mắn và sức sống bất diệt của xứ Bắc, đó là hoa đào.

Tháng 1 trời sương, một màu đùng đục, nặng trĩu giăng khắp, không nắng. Bất chấp tất cả, cây đào vẫn vươn mình kiêu hãnh, hoa đào vẫn hớn hở reo vui chào xuân đến. Mùa xuân, những chiếc lá đào xanh mỡ thon nhỏ xoè ra lay động trong mưa bay. Mưa xuân giục những nụ hoa li ti, lấm tấm trên cành mau nở ra những bông hoa màu hồng hớt. Mưa xuân, thả những sợi tơ mỏng mảnh từ tít trời cao xuống, hoa đào xoè cánh đón lấy những sợi tơ mong manh dài bất tận ấy để làm tươi thêm sắc hồng của cánh hoa, sắc vàng của nhị hoa.

Lá chen nụ, nụ đỡ hoa ôm ấp, nâng niu, quấn quyện một tình yêu nông nàn chan chứa. Hoa đào gieo vào lòng người khao khát được xích lại gần nhau, trao cho nhau những mặn nồng âu yếm trong không gian bảng lảng sương khói, trong mưa bay mờ mờ cổ tích, trong đêm giao thừa trời đất giao hoà và lòng người lâng lâng như muốn tan chảy hoà vào nhau vào hoà vào vạn vật. Hoa đào gọi khát khao yêu thương cho mỗi con người. Hoa đào nở. E ấp môi hồng, chúm chím nụ xanh, rồi khoe sắc rộ trên cành. Đào có nhiều loại: đào bích, đào phai, bạch đào... nhưng người ta vẫn yêu hơn cả, thích hơn cả là thứ đào ta, đào phai, cái thứ đào cánh mỏng mảnh màu phơn phớt hồng má thiếu nữ và lấp lánh một chút nhị vàng tươi của nắng hạ, còn cây có khi gợi dáng cổ kính, có khi gợi vẻ thanh tân chứ không cầu kì, uốn éo. Cũng lạ, những cây đào ta, vườn nhà hay mọc hoang nơi đồi núi hoa càng đẹp lạ hơn nữa là sự tương phản của cây, của cành với hoa và lá. Trên những thân cây rêu mốc, nâu sẫm màu thời gian và trở nên xấu xí những ngày đông xám lạnh lại cho những lá non xanh mỡ màng rung rinh màu nắng non, lại cho những bông hoa nhỏ xinh, mỏng manh đến độ không thể mỏng hơn được nữa, phơn phớt hồng, dịu dàng, mềm mại làm nao lòng người. Thế mới biết cái đẹp không có quy luật, không cần cầu kì, cành như thân, cành cố xấu đi, cố thô mộc đi để làm nổi bật cái tinh tế của hoa. Dầu dãi gió sương cành và cây cho những nụ hoa chắc mầy khiến lòng người không thể không phấp phỏng nhìn vào đấy mà chờ đợi, mà hi vọng. Đấy cũng chính là cảm xúc của lòng người khi đứng trước mùa xuân.

Thưởng thức đào cũng có nhiều vẻ, nhiều cách. Thông thường nhất là người ta tìm một cành đào ưng ý, một cái lộc bình ưng ý, một vị trí cũng thật ưng ý và đặt nó trong nhà để đem xuân, đem tết, đem may mắn, xua đi cái xúi quẩy cho nhà mình. Và bất cứ lúc nào, người ta cũng thấy nó đang cười tươi, hớn hở báo điều lành. Cũng có khi người ta lặng lẽ, trầm ngâm cùng tri kỉ, tri âm thưởng trà, thưởng rượu bên khóm đào mà tâm đắc với người, với cành, với hoa, với dáng, với nụ hàm tiếu gợi bao suy tưởng xâu sa. Đấy là cách chơi đào của những người mà cuộc đời đã đến độ sang thu, sang đông hay ngẫm ngợi, hay chiêm nghiệm sau bao sương gió, bão giông giờ tới độ bình thản, tĩnh tại. Còn các bạn trẻ thế hệ 8X, 9X hối hả trong từng giây từng phút mỗi ngày lại có thể bẳt chấp giá lạnh, đường xa, xe chật vào dịp hoa đào sắp nở để hối hả tìm lên tận Sapa để xem đào, để thưởng đào. Và khi đặt chân đến nơi, tất cả sẽ tự thấy rằng đông lạnh, đường xa, xe chật chẳng đáng là gì khi được lạc giữa đào Sapa. Đào bên hàng rào nở hoa, đào trên các sườn núi nở hoa, đào trước cửa nhà nở hoa, bất chấp cái lạnh đến 4 - 5 độ của núi, đào vẫn rung rinh cười, sương đọng đầy trên những cánh hoa mong manh làm cho nụ cười sáng cả không gian ảm đạm của sương núi bị ngàn vạn bông hoa nhỏ bé hồng xinh khuất phục, không gian ấm áp, lãng mạn, tình bạn trẻ cũng ấm áp giữa rừng đào và bất chợt, có bàn tay kế bên nắm chặt, siết nhẹ thấy lòng càng ấm hơn.

Trong dìu dịu mưa xuân, trong phất phơ sắc hồng, trong lòng người rạo rực ta "nghe hương thầm đang lan toả". Ta nghe mạch nguồn của cuộc sống đang chảy bất tận trong những thân đào ứa nhựa và trong lòng mình, ta cũng có được một mùa xuân riêng nhuộm sắc hoa đào. Cám ơn đất nước đã cho ta mùa xuân, cám ơn mùa xuân đã cho ta hoa đào và cám ơn hoa đào đã cho ta niềm tin yêu hi vọng cho ta niềm say mê rạo rực mà thường ngày, bộn bề cuộc sống đã bắt nó ngủ yên. Cám ơn cây và cám ơn hoa. Đào mãi mãi đẹp trên đất Việt thân yêu, mãi đẹp trong lòng người đất Việt.

:)

4 tháng 2 2018

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

28 tháng 1 2018

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

31 tháng 12 2022

 

Bạn tham khảo nha :

1) Mở bài: Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ xuân về người ta thường thấy hoa đào nở rộ, một loài hoa đặc trưng cho Hà Nội.

2) Thân bài

a. Nguồn gốc: Phân loại: Ở Việt Nam, đào có rất nhiều loại, nhưng được biết đến nhiều nhất là đào bích, đào phai, đào bạch,... Một số người thích chơi đào vì cho rằng màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, phúc lộc đầu năm. Ở Hà Nội có hai vùng trồng đào đẹp nổi tiếng là Nhật Tân và Ngọc Hà. Một số người chơi đào lại thích đào Sapa vì cái vẻ xù xì, rêu mốc của cành, loáng thoáng nụ và hoa được ẩn trong lá một sức sống mãnh liệt thắng mọi thử thách.

b. Đặc điểm, hình dáng: Hoa đào có năm cánh, nụ hoa phô màu hồng xinh xắn. Cành đào khẳng khiu, lá thưa thớt mang một vẻ đẹp trang nhã, kín đáo.

c. Cách gieo trồng, chăm sóc: Cây đào chỉ trồng ở miền Bắc, là loài hoa chỉ nở vào mùa xuân. Nhưng muốn cho hoa nở đúng vụ lại là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của người trồng hoa. Ngày nay, người ta có thể dùng kỹ thuật ghép để có được những cành đào tuyệt đẹp như ý muốn.

3) Kết bài: Hoa đào dịu hiền, hoa mai tươi thắm. Các loài hoa đều đua nhau khoe sắc với đất trời. Mỗi loài đều có màu sắc riêng, hương thơ riêng, vẻ đẹp riêng. Nhưng tất cả đều góp phần tô thắm cho sắc xuân thêm tươi vui, đầm ấm và mang niềm vui hạnh phúc đến cho muôn nhà vào ngày tết cổ truyền.

15 tháng 3 2022

Bốn mùa xuân hạ thu đông, mùa nào cũng vẻ đẹp riêng, mùa hè đến với những hàng cây xanh rộn vang tiếng ve cùng những đóa hoa phượng rực lửa, mùa xuân về với cành đào, cành mai xinh đẹp bắt mắt. Mỗi loài hoa đều mang một phong thái một màu sắc một hương thơm riêng nhưng có lẽ loài hoa em yêu thích nhất lại là hoa hồng.

Hoa hồng từ lâu vốn đã được mệnh danh nàng công chúa kiêu kì với vẻ đẹp quý phái, kiêu sa toát ra từ bộ váy hồng lộng lẫy của nàng. Hoa hồng có nhiều loại: hoa hồng nhung, hoa hồng bạch, hoa hồng tỷ - muội, hoa hồng đen,… nhưng loại nào cũng mang màu sắc cao quý, xinh đẹp giống như những tiểu thư đài các.

Hoa hồng có rất nhiều cánh, cánh hoa mềm, mịn, nhẹ như lông vũ. Nhụy hoa màu vàng tươi bắt mắt được bao bọc bởi những cánh hoa hồng. Bông hồng khi chưa nở sẽ khum khum giống như chiếc cốc uống trà vậy, còn khi hoa nở thì chúng sẽ xòe to ra như muốn cho cả thế giới biết đến vẻ đẹp của mình. Trên thân hoa là những chiếc gai nhọn như những chàng lính ngự lâm bảo vệ nàng công chúa yêu kiều. Hoa hồng đẹp là vậy nhưng ai không biết và không cẩn thận khi chạm vào sẽ bị những chiếc gai nhọn tấn công và gây thương tích.

Hoa hồng phân bố ở rất nhiều vùng miền với khí hậu khác nhau, nóng ẩm ấm áp là đa số nhưng có một số loại hoa hồng có thể sống được trong điều kiện khắc nghiệt như hoa hồng đen hoặc hoa hồng tuyết. Hoa hồng bắt nguồn từ Ả - Rập Xê - Út xa xôi, sau đó lan ra các nước trong đó có châu, châu Á và rất nhiều nước trên thế giới.

Hoa hồng được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp cùng mùi hương nồng nàn, cũng bởi hoa hồng có rất nhiều tác dụng. Ví như hoa hồng bạch được coi là một loại dược liệu rất tốt, nó có thể giảm ho và giúp cho chúng ta dễ ngủ, ngoài ra còn rất nhiều tác dụng khác của hoa hồng mà chúng ta có thể sử dụng. Tết đến xuân về ngoài những cành hoa đào, hoa mai - biểu tượng của ngày tết, vẫn có rất nhiều người muốn mua một bông hồng để chơi Tết, đặc biệt là giới trẻ hiện nay lại càng ưa chuộng những nàng công chúa kiêu kì ấy. Hè về, hoa hồng lại càng thêm kiều diễm dưới ánh nắng mặt trời và sau mỗi trận mưa rào trắng xóa chợt đến rồi chợt đi, bộ cánh hồng thắm của các nàng lại được dát thêm một lớp pha lê tinh xảo. Nàng tiên mùa hạ tinh nghịch rời đi là lúc nàng tiên mùa thu dịu dàng hiền thục bước đến mang theo ánh nắng vàng ngọt ngào như mật ong cùng bầu trời xanh trong, cao vời vợi. Những nàng tiểu thư hoa hồng đã không còn được xinh đẹp như khi mùa hạ đến hay khi mùa xuân về nữa mà những chiếc lá từ từ chuyển sang màu vàng úa, rồi khi những cơn gió bấc tràn về với cái lạnh cắt da cắt thịt thì các bông hoa hồng cũng chẳng thể chống chọi lại với thời tiết khắc nghiệt mà héo tàn.

Ở những nước châu có một loại hoa hồng có thể chịu được những trận bão tuyết vùi dập mà vẫn có thể kiêu hãnh nở hoa, hay ở những sa mạc nóng bỏng cũng có loại hoa chịu được cái nóng khắc nghiệt. Hoa hồng cũng có thể dùng để làm vật trang trí trong nhà, có thể cắm vào bình thủy tinh cùng những loại hoa khác để ở bàn uống nước hoặc bàn phòng khách đều tôn lên vẻ kiêu sa quý phái của những nàng tiểu thư hoa hồng. Nhưng cũng có thể cắm hoa hồng vào các giỏ nhỏ treo trên tường trông cũng rất thanh lịch và tạo cho chúng ta cảm giác thoải mái khi bước vào. Ở vườn nhà em cũng có trồng một vài khóm hoa hồng, ngày nào em cũng ra vườn ngắm nhìn những bông hoa xinh đẹp ấy, hoa hồng đẹp là vậy nhưng để chăm sóc được hoa không phải là một điều dễ dàng. Hoa hồng rất kén người chăm, người nào muốn chăm sóc được hoa hồng chắc chắn phải có sự kiên nhẫn rất lớn bởi hoa hồng rất dễ chết.

Em thấy hoa hồng rất đẹp và cũng là biểu tượng cho một tình yêu nồng nàn, thắm thiết. Em yêu hoa hồng rất nhiều và luôn muốn nhìn thấy những bông hoa xinh đẹp

15 tháng 3 2022

Tham khảo:

Tụi học sinh chúng em ai cũng yêu hoa, nhưng mỗi người có một sở thích riêng. Người yêu thích tính thẳng thắn thì chọn hoa lan, người yêu thích tâm hồn trắng trong thì chọn hoa huệ… Còn riêng em, vì yêu thích vẻ đẹp kiều diễm nên em đã chọn hoa hồng.

Nghe ba em nói cây hồng này thuộc giống hồng nhung, được trồng từ khi em mới ra đời. Trải qua bao thăng trầm, chứng kiến bao sự biến đổi bất thường của thời tiết, đến nay cây hồng vẫn đứng hiên ngang như vệ sĩ trước cửa nhà. Cây cao đến một mét. Cành có màu xanh đậm. Thân hồng to bằng ngón tay cái, có những chiếc gai to và cứng, đầu nhọn hoắt. Các cành phía trên mảnh mai nhưng vươn lên rất mạnh mẽ để đón ánh mặt trời. Lá hồng màu xanh sẫm có viền răng cưa. Nhưng đẹp hơn cả là những bông hồng đỏ thắm. Cánh hoa mịn như nhung, xếp thành nhiều lớp ôm lấy nhị hoa vàng rực. Đó đây, trên từng kẽ lá, những nụ hoa lấp ló như còn ngại ngùng, e thẹn đang chúm chím hé nỏ như miệng em bé xấu hổ chl tủm tỉm cười.

Mỗi buổi sáng ngủ dậy, em thường đứng trước cửa tập thể dục và hít thở không khí trong lành. Chị gió nhè nhẹ thoảng qua mang theo mùi hương ngan ngát đến từng gian phòng nhỏ trong nhà, khiến ai cũng thốt lên: “Hoa hồng thơm quá! Thơm quát'. Có lẽ vì cái vẻ đẹp đầy quyến rũ ấy mà ong bướm cứ nô nức đến đây để thưỏng thức không muốn rời.

Em rất thích cây hoa hồng này, vì nó làm cho nhà em càng thêm đẹp. Hằng ngày em thường chăm sóc cho cây để cây ngày càng cho nhiều hoa đẹp.

 
Từ lâu, hoa đào đã trở thành một biểu tượng vô cùng đẹp đẽ trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc. Nhưng hoa đào lại được chơi nhiều nhất trong dịp Tết ở miền Bắc.Hai mươi tám Tết, bố tôi đi chợ hoa rồi mang về một cây đào khá lớn. Nó cao ngang đầu tôi. Cây đào được trồng trong một chiếc chậu màu trắng. Dáng của cây khá thẳng. Gốc cây cằn cỗi, có màu nâu, xù xì bởi lớp vỏ bọc bên...
Đọc tiếp

Từ lâu, hoa đào đã trở thành một biểu tượng vô cùng đẹp đẽ trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc. Nhưng hoa đào lại được chơi nhiều nhất trong dịp Tết ở miền Bắc.

Hai mươi tám Tết, bố tôi đi chợ hoa rồi mang về một cây đào khá lớn. Nó cao ngang đầu tôi. Cây đào được trồng trong một chiếc chậu màu trắng. Dáng của cây khá thẳng. Gốc cây cằn cỗi, có màu nâu, xù xì bởi lớp vỏ bọc bên ngoài. Những đường gân rắn chắc nổi lên phô diễn sức mạnh của rễ cây. Cành cây trông khẳng khiu, gầy guộc. Còn thân cây lại cứng cáp, mạnh mẽ. Lá của cây đào khá nhỏ, có màu xanh. Trên những cành cây, những nụ hoa nhỏ xinh đang e ấp dưới ánh nắng vàng. Một vài bông hoa đã bắt đầu nở rộ. Cánh hoa màu hồng nhạt, mềm mại và có mùi dịu mát. Những cánh hoa với sắc độ đậm nhạt khác nhau, được xếp thành từng tầng tạo. Ở giữa là vài chiếc nhụy hoa bé xíu, có màu vàng. Tất cả đã tạo nên những bông hoa tuyệt đẹp.

Đến ba mươi Tết, tôi cùng với chị gái đem những chiếc lòng đèn, câu đối màu đỏ trang trí cho cây đào thêm rực rỡ. Thời tiết ấm áp khiến cho những nụ hoa vẫn còn e ấp chỉ sau vài ngày đã nở rực rỡ như để đón chào mùa xuân đã về. Có một chậu hoa đào trong nhà khiến cho không khí thêm đậm nét. Mỗi khi Tết đến, bên cạnh bánh chưng xanh, câu đối đỏ thì cành đào càng tô thêm sắc màu rực rỡ của không khí mùa xuân trong mỗi gia đình. Không có một loài hoa nào có thể thay thế được hoa đào vào Tết.

Những cây hoa đào khiến cho không khí Tết thêm rộn ràng. Hoa đào chính là một tín hiệu báo hiệu năm một mùa xuân, một năm mới nữa lại sắp về.

0
6 tháng 2 2018

bạn tự làm đi nha!

https://olm.vn/images/avt/avt2/avt1284782_256by256.jpg

22 tháng 4 2021

tham khảo:

Dàn ý thuyết minh về ngày Tết Nguyên đán
I. Mở bài: Giới thiệu ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Tết Nguyên đán ngày Tết quan trọng nhất trong năm của người Việt, là ngày nghỉ và sum họp gia đình giữa các thành viên với nhau sau một năm học tập, làm việc. Đây cũng là ngày tôn vinh những giá trị truyền thống và cổ truyền của dân tộc.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc

– Tết Nguyên đán gốc gác xa xưa bắt nguồn ở Trung Quốc.

– Du nhập vào nước ta từ hàng ngàn năm trước.

– Nhiều người châu Á theo âm lịch đều ăn mừng Tết Nguyên đán để chào đón một năm mới.

2. Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán

– Trước Tết người dân đi sắm sửa đồ đạc cho năm mới.

– Miền Bắc trang trí hoa đào còn miền Nam lại sử dụng hoa mai biểu tượng cho ngày Tết.

– Chuẩn bị mâm ngũ quả, hoa, bánh kẹo, nước ngọt thờ cúng tổ tiên. Mâm ngũ quả mỗi miền lại có một cách bày trí khác nhau.

– Trẻ con được bố mẹ mua sắm quần áo, đồ dùng mới.

3. Trình tự ngày Tết Nguyên đán

– Đêm 30 Tết mọi gia đình đều chuẩn bị đêm giao thừa, thờ cúng ông bà.

– Giao thừa là thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ và năm mới.

– Đêm 30 người dân hái cành lộc non mang về nhà với ý nghĩa mang tài lộc về nhà.

– Tục lệ truyền thống xông nhà vào năm Mới.

– Sáng mùng 1 con cháu sẽ đi chúc Tết ông bà, cha mẹ nhiều sức khỏe, tài lộc.

– Con cháu mừng tuổi ông bà, còn ông bà sẽ lì xì lại với ý nghĩa may mắn, thành công trong năm mới.

– Gia đình cùng các thành viên họ hàng sum họp vui vẻ và đầm ấm.

– Đầu năm mới nhiều người còn đi lễ chùa cầu may, tài lộc, vạn sự như ý.

– Tết Nguyên đán quan trọng nhất là 3 ngày đầu tiên đó là mùng 1, 2, 3.

– Mỗi gia đình tổ chức ăn uống, tiệc tùng, họp mặt người thân, bạn bè.

4. Ý nghĩa ngày Tết Nguyên đán

– Ngày lễ cổ truyền của dân tộc, ngày tụ họp của nhiều thành viên trong gia đình.

– Tôn vinh những giá trị truyền thống, giá trị văn hóa gia đình.

III. Kết bài

Tết cổ truyền ngày nghỉ dài nhất và quan trọng nhất trong năm. Ai đi xa học tập hoặc làm việc dù có bận rộn đến đâu cũng cố gắng về nhà thăm gia đình, bạn bè giúp tình cảm thêm gắn kết. Đây cũng là ngày tôn vinh giá trị truyền thống của gia đình và dân tộc.

 

22 tháng 4 2021

Trong tất cả các ngày lễ Tết, Tết Nguyên đán được coi là ngày Tết quan trọng và đặc biệt nhất của người dân Việt Nam. Dù ngày Tết có bận rộn, có nhiều thứ để lo toan đến đâu thì người Việt cứ mỗi hàng năm đều mong Tết đến. Trải qua hàng ngàn năm, cuộc sống đã có bao điều biến đổi, những phong tục, tập quán cũng đổi thay quá nhiều nhưng phong tục đón Tết Nguyên đán truyền thống của người Việt vẫn được lưu giữ trọn vẹn nhất.

Sau khi tiễn ông Công, ông Táo về trời vào 23 tháng Chạp thì mọi nhà lại bắt tay vào chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho đến ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp để chuẩn bị đón Tết tốt nhất. Ngày Tết đến còn được gọi là ngày sum họp, đoàn viên của mọi gia đình. Một năm mải miết làm ăn đã kết thúc, các thành viên mới có dịp quây quần, đoàn tụ bên nhau để tâm sự, sẻ chia những buồn vui trong suốt một năm qua.

Tết là để trở về, để sum họp, để đoàn viên. Suy nghĩ đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, để ai dù có đi xa đến đâu, thì cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là cũng cố gắng trở về bên gia đình, để đón Tết cùng với ông bà, cha mẹ, người thân của mình. Trở về để cùng ăn với nhau bữa cơm đoàn tụ, để tỏ lòng thành kính tổ tiên, ông bà, để gìn giữ truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.


 
Ta vẫn thường nghe câu:

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”

Từ thời vua Hùng dựng nước đến nay, đã qua lịch sử hơn 4 ngàn năm dựng nước, cũng qua bốn ngàn năm dân tộc Việt lưu truyền tục gói bánh chưng vào dịp Tết. Sau này, miền đất phía Nam được mở rộng ra, người dân nơi đây lại có tục gói bánh Tét, nguyên liệu cũng không khác gì bánh chưng nhưng hình dáng thì dài hình trụ chứ không vuông giống bánh chưng.

Chiếc bánh chưng, bánh tét xanh được làm nên từ những vật phẩm thân quen của nền văn minh lúa nước như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, lá chuối, … Ở khắp mọi nhà, trên mọi miền quê của đất Việt, dù là giàu sang hay nghèo khó, thiếu thốn hay đủ đầy, đô thị hay nông thôn thì cứ đến Tết là phải có bánh chưng, bánh Tét trong nhà.

Bên nồi bánh chưng đỏ lửa, ông bà cha mẹ lại kể cho con cháu nghe về truyền thuyết Lang Liêu gói bánh chưng bánh giầy dâng vua Hùng, kể về truyền thống gia đình, về ân đức tổ tiên, qua đó mà giáo dục con cháu về đạo lý uống nước nhớ nguồn, về lễ hiếu và cách gìn giữ trân trọng truyền thống.

Gói bánh chưng cũng cần sự tỉ mỉ và khéo léo, làm sao để chiếc bánh chưng vuông vắn, chiếc bánh tét được tròn đầy, để dâng cúng tổ tiên được chiếc bánh đẹp nhất. Cùng với bánh cặp bánh chưng hay đôi đòn bánh tét, trên bàn thờ tiên tổ còn bày biện nào mâm ngũ quả (mỗi miền 5 loại quả khác nhau), nào bánh mứt, nào hoa tươi, rượu,… Tất cả tạo nên một Tết Việt rất đậm đà, rất riêng biệt, không hề giống với bất cứ một đất nước nào.

Tất nhiên vào năm mới thì ta không thể quên tục xông đất (hay xông nhà) vào ngày mùng 1 Tết. Theo quan niệm dân gian của người Việt, nếu ngày mồng Một mà mọi việc suôn sẻ, thuận lợi, may mắn thì cả năm cũng được tốt lành, thuận lợi. Chính vì thế người khách đến thăm nhà đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng đối với gia chủ.

Gia đình thường để ý những người thân, họ hàng, bạn bè mình có ai có tuổi “tam hợp” để nhờ xông đất đầu năm. Chính vì thế mà người được nhờ xông đất cũng cảm thấy được vui vẻ, tự hào.

Khi tới xông nhà ta cũng không thể quên tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm. Ngày mồng Một Tết, các thành viên trong gia đình thường sum vầy, tụ họp đầy đủ tại nhà ông bà, cha mẹ để làm lễ cúng lạy tổ tiên, mừng tuổi người lớn và trẻ con. Cùng chúc nhau những điều may mắn, tốt lành nhất sẽ đến trong năm mới, chúc cho ông bà, cha mẹ mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi, như cây cao bóng cả tỏa bóng mát che chở cho con cháu. Người lớn thì mừng tuổi cho trẻ em những phong bao lì xì đỏ tươi cùng những lời chúc để ngoan ngoãn, hay ăn chóng lớn…

Việc xuất hành, du xuân đầu năm cũng vô cùng quan trọng. Người ta quan niệm rằng hướng đi đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng, hướng đi này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của người đó trong cả năm sắp tới. Có người còn nhờ vào sách vở, học theo kinh nghiệm dân gian rồi xem lịch để chọn ra hướng xuất hành cho mình để năm mới mọi việc được may mắn, thuận lợi nhất.

Tục đi lễ chùa để cầu bình an, cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn cho một năm mới là phong tục không thể thiếu vào dịp Tết cổ truyền. Có người chọn sáng mùng 1 Tết vừa xuất hành vừa đi lễ chùa khấn cầu những điều may mắn cho gia đình, cầu mong một năm mới bình yên, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt.

Ngày nay, những chuyến du xuân xa nhà càng phổ biến hơn, có nhiều gia đình lựa chọn các chuyến du lịch trong và ngoài nước để bù vào khoảng thời gian bận rộn trong năm cũ.


 
Dù có bao lâu đi chăng nữa, Tết Việt vẫn giữ được hồn riêng, vẫn là ngày lễ quan trọng nhất, ấm áp nhất, đủ đầy nhất của cả dân tộc. Mỗi mùa xuân về, mỗi dịp Tết đến là mỗi lần truyền thống được khơi dậy, tôn vinh và lan tỏa tới tất cả mọi thế hệ cũng là dịp tuyệt vời nhất để ngày Tết cổ truyền được lưu truyền cho tới mãi mai sau.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Việt Nam có khoảng 3000 hòn đảo, trong số đó nhiều nơi đã là địa bàn cư trú lâu đời của người Việt. 

Từ các miền đất nước trải dài từ ven biển đến khơi xa, hòn đảo chứa những cảnh quan du lịch trở thành điểm đến hấp dẫn cho du lịch biển Việt Nam. 

D. Giới thiệu bánh mì du nhập vào Việt Nam và dần trở thành món ăn quen thuộc, từ đó khái quát về quy luật phát triển của văn hoá