K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 1 2018

Một vẻ đẹp nữa của Cà Mau là chợ Năm Căn. Là hình ảnh độc đáo của "xóm chợ vùng rừng cận biển" với "những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa...", những ngôi nhà gạch "văn minh hai tầng", "những đống gỗ cao như núi", "những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn...". Tất cả tạo nên sự "ồn ào, đông vui, tấp nập".

Năm Căn là một thị trấn "anh chị rừng xanh" rất trù phú nơi vùng đất cuối cùng Tổ Quốc. Đoàn Giỏi vừa liệt kê vừa miêu tả làm nổi bật sức sống và vẻ đẹp độc đáo của Năm Căn. Đây là một câu văn sử dụng rất đắt ẩn dụ, nhân hóa thể hiện cách nghĩ, cách nói của người nông dân Nam Bộ: "Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một thị trấn anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Cảnh vật và cuộc sống đa dạng, phong phú, sôi nổi. Có những hầm than gỗ đước... Có cảnh buôn bán rất độc đáo mà ở miền Bắc không có. Những ngôi nhà bè - những khu phố nổi - ban đêm đèn măng xông chiếu rực trên mặt nước. Người đi mua "có thể cập thuyền lại, bước sang...", hoặc gọi một món xào, một món nấu Trung Quốc, hoặc mua một đĩa thịt rừng nướng ướp kèm theo vài cút rượu. Cũng có thể mua cây kim cuộn chỉ, một bộ quần áo may sẵn, một món nữ trang đắt giá "mà không cần phải bước khỏi thuyền". Thật dân dã mà thuận tiện, sông nước mà văn minh. Người bán hàng, hoặc là những người con gái Hoa kiều "xởi lởi", hoặc những người Chà Châu Giang "bán vải", hoặc những bà cụ già người Miên "bán rượu". "Những khu phố nổi" với cảnh mua bán tấp nập, với đủ các giọng nói "líu lô", đủ kiểu ăn vận "sặc sỡ", đã tô điểm cho Năm Căn "một màu sắc độc đáo"... Có yêu mến Năm Căn mới viết hay và đậm đà thế!

Trang văn "Sông nước Cà Mau" cho thấy bút pháp nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Đoàn Giỏi. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hoá. Bầu trời, biển đông, dòng sông, kênh, rạch, rừng đước, chợ Năm Căn vừa hoang dã hùng vĩ, vừa dào dạt sức sống, xa lạ mà mến thương. Thiên nhiên bao la, hào phóng; con người thì mộc mạc, hồn hậu.

Trang văn của Đoàn Giỏi như đưa ta đi thăm thú sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, tưởng như được đến chơi chợ Năm Căn, bước lên ngôi nhà bè mua một món hàng lưu niệm...

6 tháng 10 2017

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

10 tháng 2 2016

Cà Mau- mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc như một vùng đất thiêng liêng trong lòng người Việt. Với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những mái nhà in dưới bóng dừa,...nơi đây toát lên những nét đẹp đến khó tả hấp dẫn khách du lịch. Một trong số những nét đẹp thôn dã là rừng đước .
Rừng đước nối tiếp vây quanh mũi Cà Mau từ Đông sang Tây, rừng Cà Mau đứng thứ nhì trên thế giới về tầm quan trọng và diện tích, sau rừng ngập mặn ở cửa sông Amazon của châu Mỹ La Tinh. Cà Mau có hai khu rừng lớn nổi tiếng trong cả nước và trên thế giới. Khi nói đến rừng U Minh người ta liên tưởng đến loài cây phổ biến là cây tràm, rừng rừng đước bạt ngàn ở Năm Căn. 
Rừng đước và rừng tràm nối tiếp vây quanh mũi Cà Mau từ Đông sang Tây, đứng thứ nhì trên thế giới về tầm quan trọng và diện tích, sau rừng ngập mặn ở cửa sông Amazon của châu Mỹ La Tinh.
Rừng đước Năm Căn, yếu tố về địa lý đã và sẽ có sức gây ấn tượng cho biết bao tấm lòng yêu quê hương đất nước. Vẫn là những dòng sông, con rạch chằng chịt luôn chảy cuồn cuộn, hối hả từ con nước lớn đến nước ròng, vẫn là những ngôi nhà sàn lênh đênh ven hai bờ sông, trong ngọn rạch, vẫn là những bãi bùn nối tiếp những bãi bùn với những cánh rừng đước thẳng đứng, có nơi những thân đước như bó đũa vắt ống, với gió rừng và mây trời, với những đêm đầy sao trên trời và lung linh trên mặt nước, với Mũi Đất âm thầm dưới chân sóng cứ lầm lũi lấn dần ra biển khơi… Tất cả những cái đó khiến vùng đất này không giống bất cứ vùng đất nào trên đất nước. Lạ lùng. Rất đỗi lạ lùng bởi sức bồi đắp phù sa vô tận của rừng đước Năm Căn.
Những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, dân Đất Mũi vào rừng sâu dựng làng gầy dựng phong trào đấu tranh diệt giặc, nhiều năm phải ăn trái mắm thay cơm, cất nước mặn thành nước ngọt để dùng. Chính nơi này làm nơi đồn trú cho quân chủ lực, địa phương quân và dân quân du kích làm nên những chiến công lừng lẫy: đánh tan tác nhiều cuộc càn quét lấn chiếm của địch, bẻ gãy nhiều “chiến dịch Hạm đội nhỏ trên sông” …

Chính nơi này là căn cứ địa vững chắc của Xứ uỷ, Khu uỷ, Tỉnh uỷ, và là nơi Trung ương cục đặt bản doanh. Nơi này có thầy giáo-nhà báo-Phan Ngọc Hiển người đã tổ chức đánh chiếm Hòn Khoai trong tay giặc Pháp thời Nam kỳ khởi nghĩa (1940); nơi có gia đình ông Ba Pháo đã từng nuôi dưỡng, cưu mang đồng chí Lê Duẩn; nơi quê hương của anh hùng Bông Văn Dĩa với thuyền buồm, thuyền máy tìm đường chuyển vũ khí từ Bắc Vào Nam, mở ra con đường Hồ Chí Minh trên biển…
Vì vậy, trong nhiều yếu tố nuôi dưỡng tâm hồn con người, trước hết tại vùng rừng đước Năm Căn có đầy đủ hai yếu tố quan trọng, đó là điều kiện địa lý và lịch sử đấu tranh cách mạng kiên cường, từ đó, trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay rừng đước Năm Căn đã đóng góp nhiều thành tựu đáng kể vào thành tựu chung của tỉnh và của cả nước.
Nhớ cảm ơn mình nhé!!!

17 tháng 1 2018

Cà Mau,một vùng đất tận cùng phía Nam của Tổ quốc.Nơi có rất nhiều sông trong đó dòng sông Năm Căn là một trong những dòng sông tập trung nhiều chợ nổi lớn.Chợ Năm Căn là nơi tập trung rất nhiều lái thương đến từ khắp nơi,nhiều vùng miền khác nhau.Thuyề bè lúc nào cũng tấp nập,chở đầy hàng hóa.Lái thương đến từ nhiều nơi mang những nét đặc trưng của từng vùng miền ,khiến chợ Năm Căn nổi bật hơn tất cả các chợ ở đây.Mỗi lần chợ họp đều khiến nhộn nhịp cả một vùng chợ Năm Căn.

9 tháng 4 2022

B

Quang cảnh chợ Năm Căn được tác giả miêu tả Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy. Những túp lều lá thô sơ bên cạnh những căn nhà hai tầng. - Những đống gỗ cao như núi. - Những cột đáy, thuyền chài, thuyền buôn dập dềnh trên sóng.

14 tháng 4 2021

Bạn tham khảo nhé

Chợ Năm Căn được miêu tả với vẻ đẹp đông vui, tấp nập, ấm no. Đời sống nhân dân tấp nập, giản dị mộc mạc, đậm chất sông nước. 

Những chi tiết miêu tả

- Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập,...

- với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng,

- thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng....

- Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông; những lò than hầm gỗ được sản xuất loại than củi nổi tiếng nhất của miền Nam;

- những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng- sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, 

- Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

Bài làm (Tham khảo)

Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi đã được nhà thơ Tế Hanh miêu tả thành công trong bài thơ “Quê hương”:

    “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

     Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”.

Trước hết, câu thơ đầu tiên cho ta thấy đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào một buổi bình minh khi gió yên, biển lặng - một không gian tinh khôi, mới mẻ, trong sáng. (Có lẽ nào đây không phải là một ngày đẹp trời hứa hẹn một chuyến ra đầy thắng lợi hay sao?) Và hiện ra trong không gian ấy là hình ảnh con thuyền ra khơi:

     “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

      Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”.

Phép tu từ so sánh chiếc thuyền với các động từ, tính từ “hăng, phăng, vượt” cho thấy sức mạnh, khí thế hứng khởi, dũng mãnh của đoàn thuyền đang lướt sóng ra khơi, gợi hình ảnh người dân làng chài “dân trai tráng” khoẻ mạnh, vạm vỡ. Có lẽ nào đó không phải bức tranh lao động sinh động và khoẻ khoắn hay sao? Ngoài ra, hình ảnh cánh buồm - linh hồn con thuyền cũng được Tế Hanh miêu tả tinh tế trong hai câu thơ cuối:

     “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

      Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Tế Hanh đã so sánh cánh buồm - một vật cụ thể, hữu hình với mảnh hồn làng - một thứ trìu tượng, vô hình. Nó giúp cảnh buồm giản đơn hiện ra thật linh thiêng, kì vĩ, lớn lao, trở thành linh hồn làng chài, biểu tượng quê hương; như tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho người dân đánh bắt cá ngoài biển khơi. Cuối cùng, nghệ thuật nhân hoá qua động từ “rướn” cùng màu sắc và tư thế “thâu góp gió” đã cho ta thấy sức vươn của con thuyền và sự bay bổng, lãng mạn của nó. Ôi, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi thật sinh động, hấp dẫn, gợi cảm và gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc biết bao!

24 tháng 2 2022

phân tích hình ảnh thơ dặc sắc : cánh buồm giương to .... thâu tóm gió ....

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc lại hai văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của căn hoá dân gian Việt Nam và Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây.

- Chú ý những phần có lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm trong hai văn bản.

Lời giải chi tiết:

     Việc lồng ghép các yếu tố miêu tả trong hai văn bản có tác dụng miêu tả rõ nét hơn về những đặc điểm của bức tranh dân gian Đông Hồ và phiên chợ nổi ở miền Tây. Đồng thời, yếu tố biểu cảm giúp tác giả trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình về loại hình nghệ thuật truyền thống dân gian và văn hóa dân gian vùng miền. Từ đó, những thông điệp về ý thức giữ gìn, yêu quý, trân trọng cũng được tác giả gửi gắm qua.

14 tháng 1 2018

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em

14 tháng 1 2018

tra mạng là biết hết

Tham khảo

1 : Trong hai bức chân dung thì bức Thúy Kiều nổi bật hơn , vì ở nhiều đoạn thơ tả cho ta thấy hình ảnh Thúy kiều đẹp khuynh nước , khuynh thành đến "Hoa ghen,liễu hờn"

"Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"

"Sắc đành đòi một"

ngoài sắc ra Kiều còn có tài :

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

2.

*Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật dùng phương pháp tả cảnh vật qua đó người viết bộc lộ những tưởng cảm xúc và suy nghĩ của mình về 1 vấn đề v...v...
đây là biện pháp thường thấy của những tác phảm mang dấu ấn thơ ca trung đại .
*Tám câu cuối vừa là cảnh vừa là nỗi buồn của Kiều phủ lên cảnh vật. Nỗi buồn trào dâng, lan tỏa vào thiên nhiên như từng đợt sóng. Điệp ngữ liên hoàn "buồn trông" mở đầu câu thơ 6 chữ tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng à điẹp khúc của tâm trạng, diễn tả nỗi buồn chồng chất trong lòng Kiều. Từ láy "thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm" giàu sức biểu cảm, cho thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo, vừa gợi cảnh vật sinh động, vừa biểu lộ tâm trạng Kiều. Cánh buồm thấp thoáng nơi cửa bể chiều hôm gợi nỗi bơ vơ, nỗi buồn tha hương, nỗi nhớ quê nhà da diết. Cánh hoa trôi man mác là nỗi cô đơn, buồn cho thân phận lênh đênh vô định. Nội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất một màu xanh xanh gợi nỗi lo lắng trước cuộc sống hiện tại vô vị, tẻ nhạt, tương lai mịt mờ, bế tắc. Tiếng sóng ầm ầm kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng khiến Kiều bàng hoàng, lo sợ trước dông bão cuộc đời. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. Đoạn thơ thành công với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.  
22 tháng 1 2018

- Ngoại hình:

+ Nhỏ bé.

+ Mặt mày, quần áo luôn bị bôi bẩn bởi nhọ nồi và các vật màu.

- Lời nói:

+ Rất hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ.

+ Không hề tỏ ra bực bội với người khác.

- Hành động:

+ Hoạt bát, vui vẻ.

+ Chăm chỉ, say mê vẽ tranh.

+ Vừa làm, vừa hát.

- Tính cách:

+ Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng.

25 tháng 1 2018

1.Từ truyện Bức tranh của em gái tôi, hãy lập dàn ý để trình bày ý kiến của mình trước lớp theo hai câu hỏi sau:

a) Theo em, Kiều Phương là người ntn? Từ các chi tiết về nhân vật này trong truyện, hãy miêu tả lại hình ảnh của Kiều Phương theo tưởng tượng của em.

b) Anh của Kiều Phương là người ntn? Hình ảnh người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương có khác nhau không?

2. Hãy kể cho các bạn nghe về anh, chị hoặc em của mình. (Trong khi nói, chú ý làm nổi bật đặc điểm của người mình đang miêu tả bằng các hình ảnh, bằng cách so sánh và nhận xét của bạn thân)