phân tích tác phẩm bức tranh của em gái tôi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chủ đề của tác phẩm là:
- Ca ngợi tài năng và lòng nhân hậu của bé Kiều Phương.
- Sự tự thức tỉnh của người anh để hoàn thiện nhân cách của mình.
- Ca ngợi tình cảm gia đình, cụ thể hơn là tình cảm anh em.
Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm là:
- Tập trung thể hiện tài năng của Kiều Phương
- Tập trung thể hiện lòng nhân hậu của Kiều Phương
- Tập trung thể hiện tình cảm của Kiều Phương đối với anh trai
- Tạo sự bất ngờ cho người đọc
- Tạo sự bất ngờ cho nhân vật người anh trai
- Làm cho câu chuyện kết thúc có hậu
Sau khi học xong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh, nhân vật người anh đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên.Vốn là một người không có tài năng gì nổi bật nên khi tài hội họa của Kiều Phương được phát hiện thì tâm trạng người anh có nhiều thay đổi.Người anh cảm thấy buồn, đôi khi muốn khóc và thậm chí là xem lén những bức tranh của em.Nhìn mọi người yêu mến, khen ngợi, quan tâm Kiều Phương, người anh cảm thấy mình như bị bỏ rơi.Càng không hiểu tại sao người anh không thể thân với em như trước kia được nữa, có lẽ tính ghen tị đã gặm mòn khối óc, cắn nát trái tim.Khi đứng trước bức tranh đoạt giải nhất của Kiều Phương, tâm trạng người anh thay đổi liên tục: đầu tiên là ngỡ ngàng, sau đó hãnh diện, cuối cùng là xấu hổ.Xấu hổ vì thấy mình không hoàn hảo như trong tranh, mình còn nhiều hạn chế.Đó cũng chính là điều mà em quý nhất ở người anh: biết nhận ra lỗi lầm của mình và thấy được tấm lòng nhân hậu, tình cảm trong sáng của Kiều Phương.
Người anh trai của Kiều Phương đang độ tuổi chơi diều, hồn nhiên, rất yêu quý em gái. Cái biệt hiệu "Mèo" tặng em gái đã nói lên tính hồn nhiên, ngây thơ của người anh trai nhỏ tuổi. Đã là người anh trai thì phải ra dáng anh trai chứ! Anh trai của Kiều Phương cũng "khó chịu" khi thấy đứa em gái hay "lục lọi các đồ vật với sự thích thú". Cũng rất "hách" khi bắt bẻ em gái: “Này, em không để chúng nó yên được à?”. Cũng tò mò và xét nét "bí mật theo dõi em gái" khi nó chế tạo thuốc vẽ.
Kể từ khi họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương, hết lời ca ngợi, người bố "ngây người ra" nhìn sáu bức tranh do Mèo vẽ, "ôm thốc" Mèo lên, và nói: "Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn". Người mẹ hiền thì "không kìm được cơn xúc động" khi kịp nghe, kịp chứng kiến chuyện vui về con gái. Chú Tiến Lê hứa "sẽgiúp Kiều Phương phát huy tài năng".Trong không khí ấy, người anh trai thơ bé "luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài", ngồi bên bàn học, chú bé ấy "chỉ muốn gục xuống khóc", chú cảm thấy mình chẳng có "một năng khiếu gì". Tâm trạng đó rất thực, rất người, nhất là đối với tuổi thơ. Chú buồn vì cảm thấy mình không có tài năng. Chú cảm thấy cô đơn vì bị bố mẹ "bỏ rơi", bố mẹ hầu như chỉ săn sóc, yêu quý con gái nhiều hơn, nhất là khi thấy bố mẹ "hào hứng mua sắm cho em gái những thứ cần cho côngviệc vẽ". Có nhà giáo cho rằng đó là "lòng tự ái, thói đố kị" của người anh trai . "Bi kịch" của người anh một phần do bố mẹ thiếu sự tinh tế trong thể hiện tình yêu thương, săn sóc các con. Chú bé buồn, cảm thấy mình không có một năng khiếu gì, đó là một sự tự ý thức giàu nhân bản. Hay gì những con người, những trẻ em có thói tự phụ, kiêu căng, tự cho mình là tài giỏi nhất!
Tạ Duy Anh đã phát hiện ra "phần mờ" trong tâm hồn trong sáng tuổi thơ. Người anh đã "xem trộm" những bức tranh của Mèo, một việc làm mà chú "vẫn coi khinh". Chú đã "trút ra một tiếng thở dài…". Thở dài vì cảm thấy mình bất tài,chứ không phải đố kị tài năng. Có lúc chú "gắt um lên" khi em gái có một lỗi nhỏ; "không thân" với Mèo như trước nữa, nhưng "không hiểu vì sao",… Trước kia thấy "rất ngộ" gương mặt "lem nhem" của em gái, nhưng giờ đây thấy em gái "xịu xuống, miệng dẩu ra" khi bị "quát" thì anh trai lại tưởng là em gái "chọc tức" mình. Em gái trước khi đi thi vẽ đã quan sát người mẫu… thì anh trai lại tưởng là "nó có vẻ cứ hay xét nét tôi, khiến tôi rất khó chịu". Em gái từ trại thi vẽ quốc tế trở về vui sướng giành được giải nhất, muốn được anh chia vui cho, ôm lấy cổ anh nói thầm: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải" thì anh lại "viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra". Những biểu hiện ấy là những nhược điểm của tuổi thơ, khi mà nhân cách đang hình thành và phát triển. "Bi kịch" của người anh được tự người anh nói ra một cách thành thực, chân thật. Ta càng cảm thông và quý mến.
Cảnh cuối truyện nói về tâm trạng người anh khi cùng mẹ đến phòng trưng bày xem bức tranh được giải nhất của em gái, cảnh này có hai người anh. Người anh trong bức tranh rất đẹp: "Một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thếngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa".Đó là hình ảnh người anh lí tưởng rất thông minh, nhiều khát vọng, có tâm hồn mơ mộng. Bức tranh ấy được vẽ bằng bút pháp lãng mạn, hội tụ cái tài và cái tâm của họa sĩ Mèo tí hon.
Người anh đứng xem tranh với bao tâm trạng. Xúc dộng cao độ "giật sững người", "phải bám chặt lấy tay mẹ" vì ngạc nhiên ngỡ ngàng khi nghe mẹ "thì thầm" vào tai: "Con có nhận ra con không?". Tâm hồn người anh xao động: "Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau dó là xấu hổ". Ngỡ ngàng vì cảm thấy người anh trong bức tranh kì diệu quá, ngoài sức tưởng tượng của mình. Hãnh diện vì mình có một cô em gái có tài năng và giàu năng khiếu hội họa, có tấm lòng nhân hậu bao la. Xấu hổ vì bản thân mình "bất tài", không có một năng khiếu gì, tình cảm đối với em gái có lúc còn "gợn", ý nghĩ: "Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư?" đã thể hiện rất rõ sự xấu hổ của mình. Người anh như bị thôi miên khi ngắm bức tranh có dòng chữ: "Anh trai tôi". Lại nghe mẹ nhắc, mẹ hỏi: "Con đã nhận ra con chưa?" thì chú bé "muốn khóc quá". Nếu nói được với mẹ thì chú bé sẽ nói rằng: "Không phải con dâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Chú bé cảm thấy mình chưa được hoàn hảo, phải cố gắng vươn lên, càng yêu thương, quý mến em gái hơn bao giờ hết.
Trước bức tranh của em gái, ta cảm thấy nhân vật người anh trai "đang lớn lên về mặt tâm hồn", ta càng thấy chú trở nên gần gũi và đáng quý trọng biết bao! Nghệ thuật đích thực hướng tới Chân, Thiện, Mĩ. Truyện "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh cho ta cảm nhận ấy. Dưới ánh sáng nghệ thuật, hai anh em Kiều Phương thật đáng yêu, như đang cùng tuổi thơ khắp mọi miền đất nước đồng hành hướng về “Tươnglai vẫy gọi”.
tham khảo:
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.
Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.
Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.
Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ
Tạ Duy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,
Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.
Em gái tôi rất hay lục lọi các đồ vật với sự thích thú đến khó chịu. Vì vậy mà cả nhà gọi nó là Mèo mặc dù tên chính của nó là Kiều Phương.
Một hôm tôi bắt gặp nó cạo trắng các ***** xoong chảo để nhào thành một thứ bột đen xì. Rồi một hôm chú Tiến Lê đến chơi đưa theo con gái tên Quỳnh. Chính bé Quỳnh đã giúp chú Tiến Lê nhận ra tài năng vẽ tranh của Mèo. Và chính chú Tiến Lê đã giúp cả nhà nhận ra "thiên tài hội họa" của Mèo. Chú hứa sẽ giúp Mèo phát huy tài năng. Bố mẹ tôi mừng lắm. Chỉ có riêng tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài, mặc dù mọi chuyện vẫn y như cũ. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.
Tôi đã làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ trong ngôi nhà đều được Mèo đưa vào tranh. Nó vẽ bằng những nét to tướng nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Còn mèo văn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ em.
Rồi cả nhà vui như tết - trừ tôi - khi Mèo được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế qua giới thiệu của chú Lê.
Và một tuần sau tin vui đến: bức tranh của Mèo được trao giải nhất. Mèo lao vào vòng tay dang sẵn của bố và mẹ. Mèo ôm cổ tôi nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế Mèo đã kịp thì thầm vào tai tôi: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải".
Những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Vậy mà dưới mắt tôi thì...
Mẹ tôi hỏi tôi đã nhận ra người trong bức tranh chưa. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi nếu nói được với mẹ tôi sẽ nói rằng: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy".
refer
Kiều Phương là một nhân vật tuyệt vời và cũng là nhân vật làm nổi bật cả văn bản "Bức tranh của em gái tôi". Em ấy không ganh ghét anh trai mà luôn vị tha những lỗi lầm cho anh trai. Kèm theo đó là 1 dẫn chứng chứng tỏ em là một người có lòng yêu thương và tấm chân thành . Đó là em ấy đã vẽ bức tranh Anh trai tôi . Có 2 mục đích để em ấy vẽ bức tranh này , điều thứ nhất , nó ca ngợi , tô lên vẻ đẹp của người anh trai , điiều thứ hai , nó thuyết phục anh trai hãy từ bỏ lòng ghen tị , từ đó , giúp anh trai nhận ra tầm hạn chế. Nó đã làm sáng tỏ rằng: anh ấy đã không còn ganh ghét , tị nạn và coi thường như xưa kia mà quý trọng và yêu thương em gái mình nhiều hơn. Qua đó , em thấy rằng Kiều Phương là một người có tình yêu thương , tấm lòng chân thành , có đức tính nhân hậu , luôn sẳn sàng vị tha những lỗi lầm của anh trai.
bạn tham khảo nha
Tạ Duy Anh là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Trong số những tác phẩm mà ông để lại cho bạn đọc thì nổi bật nhất có lẽ là "Bức tranh của em gái tôi". Truyện ngắn đã thể hiện thành công nhân vật Kiều Phương - là cô bé ngoan ngoãn, có năng khiếu vẽ và yêu thương anh vô bờ bến. Trước hết, ngay từ những dòng đầu tác phẩm, chúng ta đã thấy cô bé này rất ngoan. Bởi lẽ khi anh mắng em, Kiều Phương không hề quát tháo lại, không cãi lại mà vâng lời và nghe anh nói. Hơn thế nữa, khi người anh ghen ghét với em, Phương cũng chẳng hề sinh lòng ngược đãi, đối xử tệ bạc với anh. Kiều Phương luôn tìm cách để tình cảm của hai anh em trở nền gần gũi, gắn bó. Chưa dừng lại ở đó, người đọc rất bất ngờ khi thấy được nội dung trong bức tranh của em. Đây có lẽ chính là điểm mấu chốt của thi phẩm. Kiều Phương không hề vẽ chim, vẽ hoa, vẽ nhiều phong cảnh đẹp khác mà lại vẽ chính người anh của mình. Thế mới biết em yêu anh đến nhường nào và cũng chính nhờ bức tranh ấy đã cảm hóa được trái tim của người anh. Thật cảm ơn nhà văn Tạ Duy Anh đã đưa đến cho người đọc những câu văn chất chứa biết bao cảm xúc về tình anh em ruột thịt trong gia đình hay đến thế này!
Câu a)
Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội hoạ tên là Kiều Phương - thường gọi là Mèo. Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.
Câu b)
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.
Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.
Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.
Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ
Tạ DUy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,
Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.
Những suy nghĩ của người anh trong truyện từ khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái. Người anh trai dù không muốn, nhưng trước sự khẩn khoản cùa em gái, đã cùng gia đình đi nhận giải thưởng với em.
Câu ta đứng xem bức tranh của cô em gái với một tâm trạng đầy biến động. Thoạt đầu, cậu vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là cậu ta. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Cậu đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Cậu lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và im lặng. Đến cuối truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ờ trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của cô em.
Nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một điều thật giản dị mà cao thượng.
Nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một điều thật giản dị mà cao thượng.
Tác phẩm " Bức tranh của em gái tôi " là 1 tác phẩm của Tạ Duy Anh , Bức tranh của em gái tôi là truyên ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết " Tương lai vẫy gọi " của báo Thiếu niên tiền phong . Truyện kể về 2 anh em .
Người em đc anh đặt tên cho là Mèo vì mặt luôn bị bôi bẩn . Tuy bị anh trai mình đặt tên như vậy nhưng cô em gái vẫn chấp nhận và khoe với các bạn . Có ngày , anh trai lén lút đi theo dõi cô em gái và phát hiện em gái mình chế thuốc vẽ nhưng chỉ coi đó là trò trẻ con . Nhưng tài năng của cô em gái có ngày bị phát hiện . Chú Tiến lê đến nhà chơi , cô em gái Kiều Phương cho bé Quỳnh xem những bức tranh mà cô em gái vẽ , bé Quỳnh nói cho chú Tiến Lê biết và chú đã phát hiện ra và động viên cho cô em gái đi thi , Từ lúc đó cả gia đình ai cũng quan tâm cô bé nên người anh cảm thấy mình như bị đẩy ra ngoài , dần dần cậu ghét cô em gái , nhưng sau khi nhìn thấy bức tranh cô em gái vẽ thì người anh đã thay đổi suy nghĩ và trách lỗi của mình vì đã ích kỉ .
Rút ra bài học _____
Tác phẩm " Bức tranh của em gái tôi " là 1 tác phẩm của Tạ Duy Anh , Bức tranh của em gái tôi là truyên ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết " Tương lai vẫy gọi " của báo Thiếu niên tiền phong . Truyện kể về 2 anh em .
Người em đc anh đặt tên cho là Mèo vì mặt luôn bị bôi bẩn . Tuy bị anh trai mình đặt tên như vậy nhưng cô em gái vẫn chấp nhận và khoe với các bạn . Có ngày , anh trai lén lút đi theo dõi cô em gái và phát hiện em gái mình chế thuốc vẽ nhưng chỉ coi đó là trò trẻ con . Nhưng tài năng của cô em gái có ngày bị phát hiện . Chú Tiến lê đến nhà chơi , cô em gái Kiều Phương cho bé Quỳnh xem những bức tranh mà cô em gái vẽ , bé Quỳnh nói cho chú Tiến Lê biết và chú đã phát hiện ra và động viên cho cô em gái đi thi , Từ lúc đó cả gia đình ai cũng quan tâm cô bé nên người anh cảm thấy mình như bị đẩy ra ngoài , dần dần cậu ghét cô em gái , nhưng sau khi nhìn thấy bức tranh cô em gái vẽ thì người anh đã thay đổi suy nghĩ và trách lỗi của mình vì đã ích kỉ .
Rút ra bài học _____