giới thiệu một món đặc sản ở quê em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Là ngôi làng cổ có đền thờ Đức Vua Bà, thuỷ tổ quan họ, từ lâu nơi đây đã trở thành điểm hẹn của du khách gần xa mỗi khi muốn lắng nghe và tìm hiểu câu ca quan họ. Nhưng không chỉ có vậy, những ai có dịp đến đây, tất thảy đều không thể quên được món bánh khúc bình dị, thảo thơm của vùng quê Kinh Bắc.
Rau khúc có hình dáng bên ngoài như cỏ dại với màu lá xanh bàng bạc, phủ lớp phấn trắng bên trên. Để làm nên những chiếc bánh có hương khúc đặc trưng, cây được chọn phải nhỏ bản, dày bụ và đã ra hoa. Có nơi người ta phơi khô lá khúc, nghiền bột để dùng khi hết mùa rau, tuy nhiên, thơm hơn cả là rau khúc tươi.Chẳng thể nhớ bánh khúc làng Diềm có từ khi nào, chỉ biết vào những ngày lễ tết, hội hè, rằm hay mùng một, bánh mới được làm để mời họ hàng, quan khách. Tên bánh xuất phát từ chính loại cây làm nên nó – rau khúc. Có điều lạ là người làng Diềm không trồng mà thu hái rau khúc tự mọc ven các bãi đất trống, đất bồi ven sông, ven ruộng, bởi muốn trồng thì rau cũng tự lụi, không thu hoạch được.
Hiện là đầu mùa rau khúc nên vào thời gian này bạn đến với làng Diềm sẽ được người dân ở đây thiết đãi những chiếc bánh khúc thơm hương nóng hổi. Quy trình làm một chiếc bánh khúc không mất quá nhiều thời gian nên mỗi khi khách đến nhà, người làng Diềm mới bắt tay vào làm bánh.
Rau khúc sau khi hái về được rửa sạch, băm nhỏ rồi luộc sôi, bỏ nước, chỉ lấy phần rau chín. Sau đó đem giã nhuyễn với bột gạo tẻ Kháng Dân để làm vỏ bánh. Sở dĩ người làng Diềm sử dụng loại gạo này vì nó đủ độ kết dính và không quá dẻo. Từ hai màu trắng – xanh của bột và rau khúc, theo nhịp giã nhịp nhàng nắm bột mịn chuyển màu xanh nhạt đều mịn.
Nhân bánh khúc làng Diềm có nhiều nét giống với bánh chưng như đỗ xanh đồ chín giã nhỏ, hạt tiêu thơm phức và thịt ba chỉ thái nhỏ, chỉ khác cho thêm chút tóp mỡ băm nhỏ trộn đỗ xanh để tăng vị béo ngậy khi ăn. Công đoạn gây hứng thú nhất với du khách có lẽ là tham gia nặn bánh. Bạn sẽ được các cô các chị ở đây hướng dẫn véo nắm bột nhỏ, dàn đều và mỏng rồi gắp nhân bỏ vào giữa, nặn tròn hoặc hình tai voi tùy thích. Dù nặn thế nào thì quan trọng nhất vẫn là vỏ phải mỏng đều và không bị lộ nhân.
Bánh nặn xong được xếp ra mâm, chờ nước sôi rồi bỏ vào nồi hấp như đồ xôi, nếu thích lúc này có thể rắc lớp gạo nếp đã ngâm kỹ thành lớp áo bánh bên ngoài. Tuy nhiên, bánh khúc làng Diềm mời khách đến chơi thường hấp không để thấy được lớp áo màu xanh thẫm đặc trưng rau khúc.
Thưởng thức bánh khi còn nóng hổi là thơm ngon nhất. Lúc này lớp vỏ bánh bóng mọng bốc hơi nghi ngút, khách vừa thổi vừa ăn để cảm nhận hương thơm, bùi của lá khúc cùng vị ngậy béo của nhân đỗ thịt. Chiếc bánh khúc dường như là sự kết hợp hoàn hảo các sản vật đặc trưng của làng Diềm, mang đến hương vị độc đáo, hấp dẫn không dễ gì trộn lẫn.
Với nhiều loại bánh khác, người ăn có thể dùng một hai cái đã cảm thấy ngán nhưng với bánh khúc làng Diềm, ăn đến 4-5 chiếc mà vẫn thòm thèm, luyến tiếc. Bởi thế, không ít người ăn xong phải mua thêm để làm quà và ăn dần khi nhớ. Bánh hấp xong để nguội có thể cất trong tủ lạnh trong vòng một tháng, khi ăn đem hấp lại hương thơm như vẫn nguyên vẹn
- Cơm lam là một món ăn dân dã, quen thuộc của người miền núi phía Bắc.
- Cách làm: Cho gạo đã vo vào ống nứa (tre) non, cuộn lá chuối hay lá dong nút chặt, chất củi đốt. Phải đốt đều đến khi vỏ nứa cháy thành lớp than mỏng là cơm chín.
- Cách thưởng thức: nếu ăn ngay chỉ việc chẻ ống nứa ra. Nếu muốn để dành thì dùng dao róc hết lớp nứa bị cháy chỉ để lại lớp vỏ trắng…
- Hiện nay Cơm lam còn trở thành đặc sản trong nhà hàng, khách sạn.
Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em
Tam Cốc Bích Động vốn là điểm du lịch nổi tiếng ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Với hơn 2 tiếng đi theo đường cao tốc Cầu Giẽ- Pháp Vân, bạn có thể tới được danh lam thắng cảnh thú vị này. Tam Cốc – Bích Động từ lâu được ngợi ca là Nam Thiên Đệ nhị động” . Bạn nên tới danh thắng này vào mùa hè để có thể di chuyển trên thuyền thăm các hang động đá vôi tuyệt mĩ. Tam Cốc có ba hang chính là hang Cả, hang Hai, và Hang Ba. Trong đó Hang Cả là hang động rộng và đẹp nhất. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi ngồi trên thuyền đi sâu vào trong những hang động đã có tuổi đời hàng nghìn năm khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp như thực như mộng của các khối nhũ đá rủ xuống. Mỗi khối nhũ đá với nhiều cảnh độc đáo: rồng cuộn hổ quyd, cảnh tiên ông râu tóc bạc đánh cờ… Khi tới đây, mọi người sẽ cảm thấy sự an lạc, thư thái về tâm hồn. Thăm Bích Động bạn nhất định bạn phải tưới chùa Hạ và chùa Trung, chùa Thượng để chuyến đi được trọn vẹn. Nơi đây từng được thân phụ Nguyễn Du là nhà nho Nguyễn Nghiễm từng lưu lại tùy bút “ Búi đá, vườn câu tới đình chùa”. Bạn nào may mắn còn có cơ hội hái được những đóa hoa Sơn Kim Cúc bỏ xíu, thơm ngào ngạt để ướp trà với nước suối Tiên thì thật tuyệt vời.
Thuyết minh về thể loại thơ lục bát
Thể thơ lục bát là một trong những thể loại truyền thống của nền văn học Việt. Thơ lục bát trở nên phổ biến, đi sâu vào đời sống tinh thần thơ ca của nước ta thông qua những câu tục ngữ, ca dao, đồng dao, lời hát ru… Hiện nay nhiều nhà thơ hiện đại cũng sử dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Thể thơ lục bát thường do một cặp câu sáu tiếng và một câu tám tiếng xen kẽ lẫn nhau. Luật bằng trắc về thanh điệu cũng tạo nên sự hài hòa về nhịp điệu, tạo nhạc tính cho lời thơ. Cũng tuân thủ theo niêm luật nhất định, câu lục và câu bát tuân thủ chặt chẽ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận và nhị- tứ-lục phân minh. Về việc phối hợp thanh điệu, chỉ có tiếng thứ tư là trắc, tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám là bằng. Trong các câu tám các tiếng thứ sáu, thứ tám buộc phải khác dấu và ngược lại. Thể thơ này được gieo vần bằng, tiếng cuối câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát, cứ thế tạo nên sự nhịp nhàng êm ái cho câu thơ. Thơ lục bát mềm mại thích hợp để thể hiện tình cảm, cảm xúc của người Việt. Thơ lục bát luôn nền nã, nhẹ nhàng và kín đáo luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt.
Hiện nay, trên các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, Instagram,… có rất nhiều video nói về đặc điểm quê hương em.
Tham khảo:
Sinh ra và lớn lên tại quê hương Hải Dương, bánh đậu xanh luôn là đặc sản tôi tự hào muôn phần để giới thiệu với bạn bè muôn phương. Bánh đậu xanh không phải ngẫu nhiên trở thành đặc sản. Nó có vị ngọt đậm đà chứ không phải vị ngọt lợ nên luôn đọng lại dư vị trong lòng người. Nếu kết hợp bánh đậu xanh với một ly trà thì đó quả là mĩ vị nhân gian! Gọi là bánh đậu xanh bởi lẽ nguyên liệu chính của bánh là từ đậu xanh. Đậu xanh giòn, ngon được xay, chế biến qua nhiều công đoạn rồi được hòa trộn với đường tạo màu rồi từ đó cho vào khuôn. Bánh thường được làm thành từng khối vuông nhỏ vừa ăn với màu vàng vô cùng bắt mắt. Nói về thương hiệu bánh đậu xanh Hải Dương thì có muôn kiểu mẫu. Những cái tên Nguyên Hương, Hòa An, Gia Bảo... đã sớm quen thuộc với bạn bè muôn nơi và là niềm tự hào của mỗi người dân Hải Dương. Đặc sản quê bạn là gì? Hãy đến Hải Dương quê tôi để thưởng thức bánh đậu xanh nhé!
Câu nghi vấn+ cầu khiến: In đậm
Đặc sản là phải "độc nhất vô nhị"? Nếu đó là suy nghĩ của bạn thì có lẽ bạn nên xem lại đi.Vì ngày xưa dân ta vốn nghèo,không phải luôn có thịt cá mà qua suốt chặng đường dài, người ta ăn nhiều một món mà trở thành thói quen tập quán.Ở quê tôi thì có rất nhiều món "đặc sản" như vậy.Nhưng có lẽ ngon hơn cả là món canh cua thiên lí. Nó không có mùi gây của mỡ bò,không xao lên những vòng tròn mỡ lợn quá béo,không tanh tưởi mùi lươn vị cá. Nó không nhớt như rau đay mùng tơi,mà cứ thoang thoảng mùi cốm non pha một chút gió đầm sen, một nhánh cỏ mật, một chút hương ngâu,hương cầu, chính xác mùi thiên lí có từ ngàn đời xưa để lại.Sẵn vại cà nén mặn, quả cà đã trong ra và giòn tan,nó chìm đắm bao ngày trong muối,nay là bạn đồng hành nâng vị canh cua thiên lí lên như kẻ tung người hứng,thành đặc phẩm.Ai có dịp một lần về quê hương, được ăn một bát canh cua thiên lí,chỉ mới nâng lên ngang cằm... đã có bao cảm giác thân thương...thì chắc nhớ nó suốt đời.Cứ thử mà xem.
Đề a: (Ninh Xá, Thuận Thành, Bắc Ninh)
Dọc trên con đường quốc lộ chạy từ Cầu Hồ - Thuận Thành đi Hải Dương đâu đâu cũng thấy biển hiệu nem Bùi bán buôn và bán lẻ, nhiều người mua xong bóc một cái mang vào quán bia ăn thử. Thật thú vị khi trong những ngày hè oi bức có được đôi ba cốc bia ngồi nhâm nhi với chiếc nem Bùi thơm ngon, ăn cùng lá sung, lá đinh lăng chấm tương ớt.
Nem Bùi được khai sinh ở làng Bùi, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ra đời gần 100 năm, món ăn đặc sản vùng Kinh Bắc đã trải qua bao thăng trầm, đến hôm nay ông Đối tự hào tâm sự: “Ngoại trừ nem Phùng (Hà Tây cũ) có nét khá giống với nem Bùi, miền Nam, miền Trung hay chính vùng Bắc bộ này cũng không nơi đâu có nem Bùi như quê tôi”.
Nem Bùi sử dụng trong ngày là ngon nhất, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì được 2-3 ngày, nếu nem được đóng gói trong túi nilông sau đó hút chân không thì để được lâu hơn. So với thu nhập ở vùng nông thôn và so với những nghề khác thì nem Bùi đem lại nguồn lợi khá cao cho người làm nghề. Nhưng để làm ra những chiếc nem Bùi, người làm nghề cũng rất vất vả.
Để làm nem phải lấy nguyên phần hông con lợn. Phần thịt nạc và thịt mỡ để sống, chỉ riêng phần bì là luộc chín rồi thái nhỏ tất cả, nêm gia vị tỏi ớt, bột ngọt trộn đều với thính nóng, sau đó để chín thịt, tiếp đến nắm chặt nem thành quả nhỏ bọc trong lá chuối.
Ngày nào cũng phải dậy từ 2-3h sáng để lấy thịt từ chợ về, làm liên tục đến khoảng 7-8h. Làm xong phải đi giao hàng ngay, hiếm thấy gia đình nào làm nem vào buổi trưa và chiều trừ khi khách đặt hàng lấy ngay lúc đó.
Đề c
Bài làm
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
bài làm
Em sinh ra và lớn lên ở xã Quang Lịch một làng quê thanh bình, yên ả.
Trong làng quê nhộn nhịp ấy, đã có một điều làm chô nhiều người buồn chán vì những con đường nhiều đá gạch , rác thải bừa bãi . Nhưng giờ đây những con đường ấy đã phủ lên một lớp bê tông êm ả , rác thải đã hạn chế.
Một điều nổi bật nữa oqr xã Quang Lịch làphát triển trồng cây .Ngày xưa người dân chỉ trồng lúa , giờ đây toàn xã đã biết trồng cây xanh,cây ăn quả giúp ích cho đời sống.
Ở xã Quang Lịch 100%người dân đã có điện để dùng . Trời tối khi ra đường đèn điện sáng như sao xa.Giúp con người ko bị cận thị .
Em rất yêu quý quê hương em , em hứa sẽ học thật giỏi để giúp quê hương trở nên văn minh hiện đại hơn.
mk tự viét nhé ko tin hỏi goole
Mỗi đất nước trên thế giới đều có một món ăn riêng mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Việt Nam- quê hương thân yêu của tôi cũng vậy! Cũng có một nền ẩm thực vô cùng độc đáo, mang đậm tinh hoa văn hóa truyền thống Lạc Hồng. Không thể thiếu trong đó chính là món bánh chưng được sử dụng vào những dịp lễ tết. Bánh chưng có từ rất lâu rồi, vào thời của vua Hùng thứ mười tám, đây là món lễ vật do Liêu Lang dâng lên cho vua cha để bày tỏ sự hiếu thảo, sự thành kính của mình. Và cũng nhờ món bánh chưng này, chàng hoàng tử út nghèo khổ đã được nhường ngôi, trở thành vị vua của dân tộc.
Từ rất lâu rồi, dân gian ta vẫn truyền rằng, bánh chưng chính là biểu tượng cho sự vuông đầy của đất mẹ, nên hình dáng của bánh chưng chính là hình vuông vức đều nhau. Nguyên liệu để làm nên một chiếc bánh chưng khá đơn giản, gần gũi với dân tộc ta, bao gồm: thịt heo thường là loại thịt ba chỉ, đậu xanh, nếp, và có thể thêm một số gia vị khác tùy khẩu vị của mỗi nhà. Thịt heo được thái lát vừa phải, không quá to, không quá nhỏ, được nêm thêm gia vị như hạt tiêu, hành tím, một chút muối và bột ngọt, được ướp trong thời gian 30 phút. Để gia vị được ngấm đều vào từng miếng thịt, tạo nên vị béo ngậy, đậm đà khi thưởng thức. Người dân ta thường rất cẩn thận trong việc chọn đậu xanh và nếp. Đậu xanh thường được chọn là những hạt đậu chắc nẩy, chúng ta sẽ bóc lớp vỏ bên ngoài, giữ lớp thịt ở vàng ở trong, được ngâm trong nước ấm từ một đến hai tiếng để hạt đậu mềm hơn, đến khi luộc bánh hạt đậu sẽ nhanh chín hơn. Đây chính là hai nguyên liệu làm lớp nhân bên trong của bánh. Còn lớp vỏ bánh bên ngoài chính là gạo nếp. Chúng ta cần ngâm gạo nếp vào nước lạnh từ bốn đến năm tiếng để hạt gạo mềm và chín kĩ hơn. Các nguyên liệu từ vỏ bánh cho đến phần nhân đã chuẩn bị xong xuôi thì các bạn cũng không được quên đến lớp lá gói bên ngoài. Đó chính là lá dong.Chúng ta cần chọn những lá không bị rách, xanh, sau đó rửa sạch và lau thật khô để tránh khi nấu bánh, bánh sẽ bị nhão.
Gói bánh chính là công đoạn cuối cùng, muốn có một cái bánh đẹp và vuông vức, chúng ta cần sử dụng đến khuôn để gói. Xếp vào khuôn bốn lớp lá dong chồng lên nhau, sau đó cho một bát gạo nếp trải đều lên lớp lá, xong cho một chén nhỏ hơn đỗ xanh rồi bỏ lên trên từ hai đến ba miếng thịt, xong chúng ta cho một ít đổ xanh lên phủ kín lại phần thịt và cuối cùng ta lại đổ một bát gạo lên trên cùng. Chúng ta gói lại theo khuôn và nén chặt thật chặt để bánh được chắc, chúng ta dùng dây lạt để buộc chặt bánh chưng. Rồi bỏ vào nồi luộc trong khoảng tám đến mười tiếng thì bánh chín. Vớt ra rổ, để ráo nước thế là các bạn đã có thể thưởng thức được những chiếc bánh ngon lành này rồi. Khi bóc vỏ bánh ra, ta sẽ thấy có một màu xanh lá cây tươi sáng bám vào vỏ bánh. Khi cắt bánh ra, ba màu sắc của bánh trở nên thật hài hòa với màu xanh của vỏ bánh, màu vàng của gạo nếp và màu hồng hồng loang mỡ của thịt ba chỉ. Chao ôi! Thật ngon biết bao. Nếm chiếc bánh, ta sẽ không thể nào quên được vị béo ngậy của thịt heo, vị thơm dẻo của gạo nếp và đậu xanh. Hòa quyện vào nhau tạo nên sự hoàn hảo không thể nào lẫn vào đâu được.
Và bánh chưng trở thành một bánh truyền thống mà dù miền bắc, miền trung hay miền Nam thì vào dịp lễ tết đến xuân về, nhà nhà người người đều phải chuẩn bị để bày trên bàn thờ tổ tiên, bày cạnh mâm ngũ quả. Có thể nói, đây chính là món ăn, là hương vị mà ai đi đâu cũng muốn được thưởng thức, nó như là sự báo một sự đoàn viên, sự đủ đầy. Và cứ vào ngày 28 hay 29 tết, các thành viên trong gia đình lại tụ tập quây quần bên nhau, bên bếp củi lửa để cùng nhau gói bánh chưng, cùng nhau thức canh nồi bánh, cùng nhau trò chuyện về một năm cũ đã qua và những dự định cho năm mới lại tới. Bánh chưng là sự khéo léo và cẩn thận, bánh chưng chính là gia đình người Việt.
Bánh chưng là một loại bánh rất thơm ngon, mang một hương vị đặc trưng đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Vì vậy, chúng ta cần gìn giữ và lưu truyền món ăn truyền thống này, giống như gìn giữ nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam.
chịch đó