Nêu suy nghĩ về câu chuyện Vết nứt và con kiến
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Chi tiết:
Thằng Tường đọc rất nhiều chuyện hay nhưng nó đặc biệt thích chuyện Cóc tía. Trong khi tôi thấy chuyện đó dở tệ.
Chắc chắn chàng thư sinh này đọc sách giáo khoa để đi thi chứ chẳng phải đọc truyện như thằng Tường
Ta thấy nhân vật "tôi" có cái nhìn chủ quan không có nhiều cách nhiều đa chiều nên khi nghe câu chuyện Cóc tía chỉ thấy câu chuyện dở tệ mà không thấy được cái hay bài học nhân văn mang tới về chỉ dạy con người về bạn bè, lòng thương, giúp đỡ lẫn nhau.
Một trong những phẩm chất cao quý của con người đó là lòng yêu thương. Tình yêu thương dường như là sợi dây vô hình, nối kết những trái tim yêu thương lẫn nhau giữa con người và con người với nhau. Vậy tình yêu thương còn có những giá trị tinh thần nào khác?
Tình yêu thương có nghĩa là gì? Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, quý báu là sự quan tâm giữa con người và con người với nhau. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thương? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng ta dễ dàng thấy được đó chính là những phong trào kêu gọi sự giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt hàng năm hoành hành, vùng đồng bằng Sông Cửu Long bị thiên tai tàn phá nặng nề,… Khi đất nước Nhật Bản bị sóng thần ập vào tàn phá đã để lại biết bao hậu quả đau thương về người, về của cho đất nước này. Tình yêu thương đã được nhân rộng khắp thế giới khi mà phong trào ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản khắc phục phần nào nỗi đau thương, mất mát này được nở rộ và mạnh mẽ. Những sự việc nêu trên thể hiện tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi có dịp thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Ngoài những hoạt động, phong trào lớn đó thì ở ngay tại trường lớp tôi cũng có những bạn có gia đình rất nghèo khó cần được giúp đỡ, vì gia đình quá khốn khó mà nhiều bạn phải nghỉ học để phụ giúp gia đình mưu sinh. Chúng tôi là học sinh, tuy không có nhiều tiền nhưng mỗi người một chút, mỗi ngày góp chút ít thì sau một khoảng thời gian chúng tôi vẫn có thể giúp đỡ những bạn nghèo khó này đi học dưới sự giúp đỡ của quý thầy cô trong nhà trường. Những biểu hiện đó phần nào nói lên tình yêu thương luôn có mặt ở khắp mọi nơi.
Tuy vậy, trong đời sống của chúng ta vẫn còn đâu đó rất nhiều những kẻ thờ ơ, ghẻ lạnh, vô tâm trước sự đau khổ, vất vả của những người xung quanh mình. Họ bỏ mặc, họ không hề quan tâm và thờ ơ với tất cả. Những con người này cần phải bị xã hội lên án kịch liệt. Ta dễ dàng bắt gặp những con người này khi ở ngoài đường một người bị tai nạn, té xe xuống đường thì biết bao nhiêu cặp mắt đổ dồn vào cảnh tượng đau thương đó mà không một cánh tay dang ra cứu giúp.
Tóm lại, có lòng yêu thương chính là một phẩm chất tốt đẹp, quý báu mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Chúng ta là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta cần rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất này để cuộc sống tâm hồn của mình ngày càng tốt đẹp hơn.
I. TRƯỚC KHI NÓI
1. Chuẩn bị nội dung nói
- Dựa vào chính thực tế cuộc sống của mình và những điều em biết được từ sách báo, phương tiện nghe nhìn để trao đổi về một vấn đề mà em cho là quan trọng, có ý nghĩa.
- Thu thập tư liệu cho nội dung trình bày:
- Nhớ lại những trải nghiệm của em
- Tìm thêm thông tin liên quan từ sách báo hoặc các phương tiện nghe nhìn để có được cái nhìn toàn diện hơn về đề tài muốn nói
- Ghi ngắn gọn một số ý quan trọng khi trình bày như: vấn đề trao đổi và các biểu hiện của nó, ý kiến của em, tác động của vấn đề và bài học rút ra sau khi bàn luận
- Dự kiến các nội dung người nghe có thể trao đổi để chuẩn bị phản hồi
2. Tập luyện
- Em cần tập luyện trước khi trình bày trước lớp.
- Em có thể tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói
II. TRÌNH BÀY BÀI NÓI
1. Người nói:
- Trình bày bài nói theo các nội dung đã được chuẩn bị
- Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói; sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung trình bày và thể hiện sự tương tác với người nghe
- Có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ (tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ, bài hát…) để bài nói thuyết phục hơn
2. Người nghe:
- Tập trung lắng nghe nội dung trình bày
- Ghi chép lại các ý quan trọng để nắm được nội dung chính của bài trình bày.
- Chú ý thái độ và cách trình bày vấn đề của người nói
- Ghi lại một số nội dung sẽ trao đổi với người nói
Bài tham khảo:
Hiện nay có rất nhiều vấn đề đáng để chúng ta quan tâm như: ô nhiễm môi trường, nói tục chửi thề và một trong số đó không thể không kể đến bạo lực học đường. Vậy hiện trạng bạo lực học đường hiện nay của học sinh diễn ra như thế nào? Chúng ta dễ dàng bắt gặp những trường hợp đánh nhau, gây gổ, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến ai nấy đều lo lắng. Học sinh bây giờ chỉ cần có một chút hiềm khích thôi cũng có thể sẵn sàng lao vào ẩu đả và đánh nhau. Có lẽ nguyên nhân gây ra bạo lực học đường là do cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Hay cũng có thể do lứa tuổi này học sinh đang muốn tự khẳng định mình nên muốn đánh nhau để thể hiện bản thân. Tất cả những điều đó đều gây ra bạo lực học đường và gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh bị đánh đến mức phải nhập viện hay phải nghỉ học, chuyển trường. Rõ ràng hậu quả của bạo lực học đường là vô cùng kinh khủng. Vậy để khắc phục được tình trạng đó thì có lẽ sự giáo dục của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng và cần thiết. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không xa vào những tệ nạn xã hội như vậy.
Tham khảo!
Câu chuyện Cóc tía khiến Tường đặc biệt yêu thích ở đoạn chàng trai thư sinh làmm bạn với cóc tía những buổi học khuya con cóc nhảy quanh quẩn ở dưới chân đớp những con muỗi bay vo ve
Việc Tường yêu thích nhân vật này em thấy Tường là một người sống tình cảm luôn hướng về việc thiện không làm việc ác, sẵn sàng dành lại thời gian không gian cho anh trai học bài giống như con Cóc tía giúp chàng thư sinh ăn hết muỗi xung quanh không làm cậu mất tập chung. Tường cũng muốn giúp anh trai như vậy.
Tham khảo
Mắt sói là câu chuyện của những câu chuyện gây ấn tượng mạnh với lứa tuổi thiếu nhi, chuyện bắt nguồn từ cuộc sống, các nhân vật tới từ thế giới lòai vật cho đến con người đều rất đa dạng phong phú. Ở đây tác giả ca ngợi tình yêu thương gia đình và lòng gan dạ dũng cảm. Mỗi cá nhân con người đều có tình yêu thương và sự dung hòa với thế giới bên ngoài, họ luôn cần một người bạn ở bên chia sẻ và yêu thương với nhau.
- Ca ngợi tình yêu thương động vật, tình cảm anh em, tình bạn, sự hi sinh, thái độ tôn trọng thiên nhiên,...
- Phê phán cách ứng xử thô bạo, tham lam của con người với thế giới tự nhiên.
=> Qua câu chuyện, em thấy con người phải biết yêu thương động vật và sống hòa thuận với chúng đồng thời biết mở lòng đón nhận những tình cảm, những người bạn mới, cùng bạn chia sẻ niềm vui, nỗi buồn.
Bây giờ đã là học sinh lớp 7 nhưng kỷ niệm về buổi đầu tiên đi học thạt khó quên. Em còn nhớ đó là một buổi sang mùa thu thật đẹp. Hôm đó mẹ đưa em đến trường. Bầu trời trong xanh, nắng vàng như mật ong trải khắp sân trường. Ngôi trường thật lớn và rất đông người. Em rụt rè nép bên mẹ, không dám rời tay. Nhưng cô giáo đã đến bên em dịu dàng vỗ về. Cô đón em vào lớp và giới thiệu với các bạn để làm quen. Cái lo sợ và hồi hộp trong em tự nhiên biến mất. Lúc đó, em đã bắt đầu thấy yêu lớp học của mình.
Tham khảo:
Tình yêu thương có lẽ là tình cảm thiêng liêng mà cả dân tộc ta vẫn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Nó xuất phát từ lòng yêu mến, đồng cảm, cảm thông và quý mến đối với đồng loại và mọi điều xung quanh. Tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt. Tình yêu thương chân thành, nhẹ nhàng của Thị Nở đã chạm đến trái tim cằn khô, sỏi đá của Chí Phèo và thức dậy trong anh những giây phút người nhất. Tình yêu thương làm cuộc đời này đẹp hơn. Nó đưa ta đến đỉnh cao của thành công và vượt lên trên những điều tầm thường. Nó còn là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Nhiều người từng hối hận muộn màng khi họ chẳng kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ. Đôi khi cuộc sống nhiều mâu thuẫn, hiểu nhầm, hận thù và nó chỉ được hóa giải khi xuất hiện sự tha thứ và tình yêu thương khi bạn sẵn sàng trao đi. Một người chủ động trao tặng tình yêu thương thì bên trong họ tràn đầy tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết bạn cần học cách trao đi. Ta cũng không quên phê phán những kẻ sống vô cảm, ích kỷ, hận thù. Đối với chúng ta,nhiệm vụ của chúng ta là hãy cảm hoá họ, vì chỉ có tình yêu thương mới có thể biến thế giới đầy khổ đau này thành biển cả của hoà bình và hạnh phúc.
TP tình thái: có lẽ
Khởi ngữ: Đối với chúng ta
Cuộc sống của con người luôn chứa đựng rất nhiều những biến cố, những khó khăn, thử thách bất ngờ. Những biến cố ấy sẽ làm cho con người trở nên yếu đuối, sợ hãi thậm chí gục ngã, thất bại nếu như không thể vượt qua được nó. Nhưng nếu dùng tất cả sức mạnh, bản lĩnh để vượt qua được thì con người sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, từ đó mà thành quả ta đạt được cũng ý nghĩa hơn nhiều lần. Và những khó khăn sau đó cũng không còn quá đáng sợ nữa vì bản lĩnh đã được tôi rèn, sức mạnh, kinh nghiệm cũng được tích lũy qua những khó khăn trước đó. Viết về những khó khăn trong cuộc sống và tấm gương vượt qua những trắc trở, biến cố ấy có câu chuyện cảm động về con kiến, đó là câu chuyện “Vết nứt và con kiến”.
Câu chuyện Vết nứt và con kiến kể về hành trình lao động không mệt mỏi của con kiến, hơn thế con kiến không bao giờ chịu đầu hàng, gục ngã trước những khó khăn mà luôn tìm ra những cách thức vượt qua nó. Và khi vượt qua được thì chú kiến cũng trở nên lớn lao hơn, bởi nó chính là tấm gương cho tất cả những con người to lớn về nghị lực vươn lên không ngừng của mình. Câu chuyện Vết nứt và con kiến kể về một chú kiến chịu khó kiếm ăn, một lần chú kiến tìm được một chiếc lá lớn và cõng nó ở trên lưng, chiếc lá lớn hơn chú kiến rất nhiều lần nhưng chú kiến vẫn có thể cõng chiếc lá ấy vượt qua cả một quãng đường dài.
Trên đường trở về nhà, chú kiến gặp một vết nứt lớn trên nền bê tông, đây là con đường duy nhất có thể về nhà, nếu không thể vượt qua thì thành quả của cả một ngày lao động vất vả này xem như đổ xuống sông xuống bể. Nhưng chú kiến không hề bỏ cuộc, chú hạ chiếc lá xuống và suy nghĩ về cách giải quyết. Sau một hồi suy nghĩ thì chú kiến đã quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt đó, sau đó thì bò qua chiếc lá và sang bên kia vết nứt. Lúc này chú kiến lại vác chiếc lá trên lưng và tiếp tục cuộc hành trình trở về nhà.
Câu chuyện Vết nứt và con kiến mang đến một bài học sâu sắc về nghị lực phi thường của chú kiến, bởi chú kiến luôn sống và phấn đấu không ngừng, trước những khó khăn thử thách, thay vì bỏ cuộc thì chú kiến lại rất bình tính suy nghĩ về cách giải quyết. Cuối cùng, nhờ sự kiên cường, phấn đấu không ngừng ấy mà chú kiến đã đạt được thành quả mà mình xứng đáng nhận được sau bao nhiêu khó khăn. Câu chuyện về chú kiến nhỏ bé nhưng nó lại mang ý nghĩa nhân sinh vô cùng sâu sắc, đó là tấm gương sáng, bài học quý giá cho tất cả chúng ta, nghị lực ở chú kiến là thứ chúng ta luôn nỗ lực phấn đấu trong cuộc sống, có được nghị lực, cố gắng không ngừng đó thì không có bất cứ khó khăn nào có thể làm trở ngại bước tiến của chúng ta.
p/s:kham khảo
Cuộc sống không thể đạt được một cách dễ dàng mà không qua thử thách, khổ luyện. Mỗi bước đường ta đi, mỗi chặng đường ta đến là một lần thử thách hiện ra trước mắt. Chính khó khăn, trở ngại đó sẽ là hành trang quý giá để chinh phục bước đường tương lai nếu ta dũng cảm đối đầu và vượt qua nó. Câu chuyện “Vết nứt và con kiến” có lẽ là một bài học quý giá về cách ứng xử của con người trước những khó khắn, thử thách trong cuộc sống.
Câu chuyện tuy ngắn gọn nhưng hàm chứa bao ý nghĩa lớn lao về cuộc sống. Chuyện kể về một con kiến đang tha trên lưng mình chiếc lá lớn hơn cơ thể nó gấp nhiều lần. Sau khi bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi-măng. Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ không biết nên quay lại hay tiếp tục một mình bò qua vết nứt đó. Cuối cùng, nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt trước, sau đó nó sẽ vượt qua bằng cách bò trên chiếc lá đó. Sang đến bờ bên kia, kiến dừng lại, tha lá và tiếp tục cuộc hành trình của mình. Hình ảnh con kiến bé nhỏ dũng cảm vượt qua thử thách phần nào đó đã nhắc nhở ta phải có thái độ, cách ứng xử phù hợp trước những biến cố, khó khăn trong cuộc sống. Con người phải dũng cảm, kiên trì, sáng tạo, biến khó khăn thành trải nghiệm vô giá cho bản thân và làm hành trang để hướng về tương lai tươi sáng.
Cuộc đời này vốn không có con đường nào là bằng phẳng, mọi chông gai thử thách và sóng gió cuộc đời có thể nổi lên bất cứ lúc nào, nó sẽ nhấn chìm hết mọi thứ nếu bản thân mỗi người không sẵn sàng đối đầu và nỗ lực để vượt qua những khó khăn đó. Giữa thử thách và thành công luôn có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau: vượt qua khó khăn, thử thách chúng ta sẽ có trong tay chiếc chìa khóa thành công và chạm đến được vòng nguyệt quế vinh quang giành cho người chiến thắng.
Cuộc sống luôn có quy luật riêng của nó, tất cả các loài sinh vật, từ nhỏ bé đến lớn lao trong suốt quá trình sống của mình phải chiến đấu với nhiều khó khăn, thử thách để sinh tồn và phát triển. Loài kiến nhỏ bé kia cũng không nằm ngoài quy luật bất biến đó, chiếc lá mang theo trên lưng và vết nứt lớn trên nền xi-măng là hình ảnh biểu tượng cho những khó khăn, trác trở gặp phải trong cuộc sống. Phải mang trên lưng chiếc lá – vật có khối lượng lớn gấp nhiều lần so với cơ thể bé nhỏ của mình, loài kiến đã chứng tỏ khả năng vượt khó, tính kiên trì, bền bỉ trước những khó khăn của mình. Con kiến đã dũng cảm quyết định vượt qua chướng ngại vật trước mắt bằng chính khả năng của mình để tiếp tục đi tiếp cuộc hành trình dẫu biết trước mắt nó còn biết bao chông gai đang chờ đón. Khó khăn không làm vơi đi ý chí, mà ngược lại, khó khăn làm ý chí mạnh mẽ, lớn lao hơn rất nhiều. Dám đối diện với những khó khăn, dũng cảm kiên trì, sáng tạo là những phẩm chất đáng quý ở loài kiến nhỏ bé mà con người cần phải học tập và phát huy để chiến thắng mọi thử thách cuộc sống, để khẳng định chắc chắn một điều rằng chỉ cần có niềm tin, ý chí và lòng dũng cảm, con người sẽ tìm được cách để vượt qua những trở ngại không may gặp phải trong cuộc sống của mình.
Trên đường đời, việc con người luôn gặp khó khăn, trở ngại là một quy luật tất yếu của cuộc sống, không thể nào thay đổi được. Những khó khắn, thử thách hiện ra như một khối rubic nhiều chiều, nhiều màu, mà mỗi lần xoay là một lần khó khăn mới xuất hiện. Việc vượt qua hay dừng lại trước những khó khăn nằm ở chính thái độ sống của mỗi con người, vậy nên “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, phải dũng cảm đối diện với thử thách, áp lực trong cuộc sống, phải kiên trì, bền bỉ, phát huy tính sáng tạo để tìm cách giải quyết khó khăn, biến khó khăn thành hành trang quý báu để tiếp tục chinh phục những điều mới lạ trên đường dài. Ý chí, nghị lực cùng lòng dũng cảm là bí quyết tuyệt vời để chiến thắng nằm gọn trong tay mình. Điều quan trong hơn cả không phải là chúng ta đã chiến thắng thử thách như thế nào mà là ta đã tiếp thu được cho bản thân mình những bài học gì sau mỗi lần vượt qua khó khăn, thử thách đó. Sẽ có đôi lúc khó khăn quá lớn làm ta vấp ngã, những lúc như vậy đừng nên nản chí hay bỏ cuộc, hãy nhớ đến câu: “thất bại là mẹ của thành công”, đúc kết những kinh nghiệm thành hành trang để tiến về tương lai. Bền bỉ như Lê-ô-na Đơ-vanh-xi vẽ đi vẽ lại 30 lần một quả trứng để trở thành họa sĩ tài ba sau này; như Nguyễn Ngọc Kí, mặc dù không có 2 tay như bao nhiêu người bình thường những vẫn không ngừng vượt khó học tập, tập viết bằng chính đôi chân của mình và sau này trở thành một người thầy giáo bằng chính năng lực và nghị lực sống phi thường. Hay gần gũi hơn là hình ảnh cả dân tộc Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất, chấp nhận mọi hi sinh gian khổ để chiến đấu với hai kẻ thù xâm lược lớn là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trong suốt mấy mươi năm dài nô lệ để giành lại quyền độc lập, tự do cho Tổ quốc thân yêu. Rào cản, thử thách có là gì nếu trong ta đã tràn đầy tinh thần chiến đấu.
Sau một quá trình gian nan vượt qua thử thách, thành công lớn nhất mà chúng ta đạt được không phải chỉ là danh vọng, địa vị hay tiền bạc, điều quan trọng nhất là ta đã chiến thắng bản thân mình, khẳng định sâu sắc chân lí: hoàn cảnh không làm con người khuất phục, con người có thể vượt lên bất cứ tình huống khắc nghiệt nào, như cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp giữa vùng sỏi đá khô cằn.
Vậy nhưng, không phải ai cũng lựa chọn đối đầu với khó khăn thử thách, có một số người không ít luôn tìm cách né tránh hoặc dừng bước trước những thách thức mà cuộc sống tạo ra. Đó là những người chỉ biết kêu ca, than vãn và suy nghĩ bi quan tiêu cực mỗi khi gặp phải khó khăn trong cuộc đời. Ý niệm “mình không làm được” cứ thế đi sâu vào tiềm thức khiến con người ta mất đi ý chí, nghị lực, mất đi niềm tin vào bản thân mình. Một số ít người không may bị khuyết tật trên cơ thể, suy nghĩ mình không thể làm được như người bình thường, là người thừa của xã hội hay mặc cảm về chính hoàn cảnh của mình đã khiến họ tự biến mình trở thành gánh nặng cho xã hội, thành một người tàn phế thực sự. Cũng không ít người trẻ hiện nay không dám dấn thân lập nghiệp, tự tìm cho mình một lối đi riêng, phần nhiều trong họ có suy nghĩ ngại khó, ngại khổ, không sẵn sàng vạch ra cho mình một con đường riêng mà chỉ đi theo những lối mòn đã có từ trước một cách thụ động. Đó là cách ứng xử hoàn toàn chủ quan và sai lầm, bởi người ta quên đi một điều quan trọng rằng nhân cách chỉ có thể rèn luyện và hoàn thiện trong bão tố, khó khăn.
Thử thách là những gì giữ cho chúng ta luôn tươi mới. Thay vì né tránh chúng ta hãy dũng cảm nhảy vào cuộc và đối mặt với thử thách đó. Phải luôn đặt niềm tin vào bản thân mình, suy nghĩa lạc quan và tích cực khi đối mặt với thử thách khắc nghiệt của cuộc sống. Hãy học tập hành động của con kiến nhỏ trong câu chuyện, đối đầu với thử thách, kiên trì, nỗ lực và bền bỉ để tìm hướng giải quyết khó khăn, vượt qua thử thách. Phải phê phán những suy nghĩ bi quan, lệch lạc của mọi người xung quanh về cách ứng xử với khó khăn thử thách cuộc sống. Đồng thời chúng ta phải biết đấu tranh với chính mình, bởi đối thủ đáng sợ nhất của mỗi người chính là bản thân họ. Đó là nguyên nhân mấu chốt của tất cả những thành công cũng như thất bại trong cuộc sống. Khi chúng ta quyết định thực hiện một điều gì đó, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng chúng ta có thể làm được, nhưng bản thân chúng ta lại nghĩ rằng mình không thể nào làm được thì coi như 90% là chúng ta sẽ thất bại. Còn ngược lại, ngay cả khi hoàn cảnh xung quanh rất nghiệt ngã, khi đại đa số mọi người đều cho rằng chúng ta không vượt qua được, nhưng nếu trong lòng chúng ta vẫn vang lên quyết tâm “mình sẽ làm dược” thì sớm muộn gì khó khăn thử thách cũng phải chịu nhường bước để cho ta tiếp tục vươn đến những điều tốt đẹp mà mình hằng mong ước. Có vậy, ta mới thấy được tầm quan trong của thái độ sống và cách ứng xử của con người, nó là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong cuộc sống này.
“Vết nứt và con kiến” là một câu chuyện có tính giáo dục cao, từ hình ảnh con kiến nhỏ dũng cảm vượt qua thử thách, chúng ta đã rút ra cho mình nhiều bài học quý giá, bài học về tính bền bỉ, kiên trì vượt khó, tìm tòi và sáng tạo không ngừng trong quá trình học tập, lao động, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.