soạn bài tim hiểu chung về văn miêu tả
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
- Tình huống 1: Muốn cho khách nhận ra nhà em, em phải miêu tả đặc điểm của căn nhà của em.
- Tình huống 2: Muốn người bán đưa cho em xem chiếc áo em thích, em cần chỉ cho họ biết kích cỡ, màu sắc, vị trí chiếc áo.
- Tình huống 3: Muốn học sinh đó hình dung được người lực sĩ em phải nói về dáng vẻ bên ngoài, thân hình, sức lực của người đó.
- Tình huống khác sử dụng tới văn miêu tả: miêu tả về trường của em, miêu tả về địa điểm du lịch đẹp em từng đến tham quan.
Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
a. Gặp những trường hợp ấy, người nghe muốn biết một câu chuyện, còn người kể sẽ kể một câu chuyện.
b. - Các câu chuyện phải có một ý nghĩa. Muốn cho biết bạn Lan là người bạn tốt, cần kể về những việc làm cụ thể (Lan giúp đỡ học tập, chia sẻ kiến thức,…) thì người nghe mới cảm thấy đúng.
- Nếu người kể chuyện khác mà không liên quan tới An, việc thôi học của An thì câu chuyện ấy chưa có ý nghĩa. Bởi người đọc chưa được nghe thông báo về sự việc ấy, chưa được cắt nghĩa giải thích các sự việc.
Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Truyện Thánh Gióng là văn bản tự sự cho ta biết về người anh hùng Gióng thời Hùng Vương thứ 6, đánh giặc ngoại xâm thể hiện tinh thần yêu nước, chí khí anh hùng bảo vệ non sông của nhân dân.
Liệt kê sự việc:
- Bắt đầu từ sự ra đời và lớn lên kì lạ của Gióng.
- Gióng lớn nhanh như thổi và cưỡi ngựa sắt đánh tan giặc.
- Kết thúc: Gióng lên núi và cùng ngựa sắt bay lên trời.
Đặc điểm của phương thức tự sự: trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia rồi kết thúc, có ý nghĩa.
Luyện tập
Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Trong truyện Ông già và Thần Chết, phương thức tự sự thể hiện thông qua lời thoại. Câu chuyện thể hiện sự thông minh, nhanh trí của con người.
Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Bài thơ viết theo thể tự sự vì nội dung bài thơ là kể lại, thuật lại một câu chuyện có thứ tự, có kết thúc. Kể lại câu chuyện: Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy chuột nhắt bằng cá nướng rất thơm. Cả hai đều thú vị vì nghĩ đến cảnh sẽ bẫy được lũ chuột háu ăn nhưng kết quả bẫy sập, chuột chưa kịp ăn thì mèo đã sa bẫy.
Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hai văn bản đã cho đều có nội dung tự sự vì cả hai văn bản đều dùng để trình bày diễn biến sự việc. Tự sự ở đây có vai trò kể lại sự việc một cách mạch lạc, hấp dẫn.
Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên:
Lạc Long Quân là thần thuộc nòi rồng, một lần lên cạn diệt yêu quái đã gặp và kết duyên cùng Âu Cơ họ Thần Nông. Sau đó, Âu Cơ đẻ một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai. Lạc Long Quân vốn quen dưới nước, đành chia cách Âu Cơ. Năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi theo cha xuống biển, hẹn khó khăn giúp đỡ. Người con trưởng theo Âu Cơ làm vua, hiệu Hùng Vương, lập nước Văn Lang. Đó là nguồn gốc nước Việt bây giờ.
Câu 5 (trang 30 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh sẽ tạo sức thuyết phục cao hơn.
a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:
- Kể nội dung chuyện cổ tích
- Lý do An thôi học,
- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…
- Một câu chuyện hay
b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:
+ Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt
+ Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày
- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt
- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.
Câu 2 (trang 27 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự, vì:
- Truyện kể về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Gióng
- Thời gian: thời Hùng Vương thứ sáu
- Diễn biến: cậu bé Gióng 3 tuổi biết nói, lớn nhanh,cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi đánh giặc → Gióng nhổ tre đánh giặc → giặc tan, Gióng bay về trời.
- Ý nghĩa: tinh thần yêu nước, quả cảm chống giặc của Gióng
- Sở dĩ nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng:
+ Câu chuyện kể về sự ra đời, trưởng thành, chiến công chống giặc của vị anh hùng đầu tiên ở nước ta.
- Có thể sắp xếp thứ tự sự việc:
+ Gióng ra đời
+ Gióng biết nói và nhận lời xứ giả
+ Gióng lớn bổng, cưỡi ngựa đi đánh giặc
+ Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa về trời
+ Vua lập đền thờ Gióng
II. Luyện tập
Bài 1 (trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Câu chuyện Ông già và Thần Chết, trình bày theo phương thức tự sự:
+ Nhân vật: Ông già, Thần Chết
+ Sự kiện: Ông già vác củi nặng nhọc than thở, Thần Chết xuất hiện thì ông già nhanh trí nói sang vấn đề khác
- Ý nghĩa: Ca ngợi sự dũng cảm, nhanh trí của con người
Bài 2 (trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Bài thơ Sa bẫy được diễn đạt theo phương thức tự sự, vì có nhân vật, nội dung truyện.
- Kể lại: Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy chuột nhắt bằng cá rán thơm. Cả hai cùng háo hức chờ đợi và nghĩ đến cảnh lũ chuột sa bẫy, nhưng kết cục chuột chưa kịp tới thì mèo đã sa bẫy.
Bài 3 (trang 27 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Hai văn bản Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba và Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược là văn bản tự sự vì:
+ Đều có nhân vật, sự kiện, nội dung câu chuyện trình bày theo chuỗi sự việc.
- Tự sự đóng vai trò kể lại sự việc một cách mạch lạc, hấp dẫn
Bài 4 (Trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Người Việt tự xưng là Con Rồng cháu Tiên vì:
- Lạc Long Quân nòi rồng kết hôn với Âu Cơ dòng dõi tiên sinh ra bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Những người con của Âu Cơ và Lạc Long Quân trở thành các vị vua Hùng trị vì đất nước.
Bài 5 (trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Để thuyết phục các bạn trong lớp cần:
- Làm lớp trưởng, bạn Minh chăm học, học giỏi thường giúp đỡ bạn bè
- Kể vắn tắt một vài thành tích học tập thì sẽ càng có ý nghĩa thuyết phục các bạn trong lớp.
Các bài soạn văn lớp 6 hay khác:
- Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Nghĩa của từ
- Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
- Sự tích Hồ Gươm
- Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
bạn ấn vô đây nha : Hướng dẫn soạn bài Tìm hiểu chung về miêu tả | Học trực tuyến
Tham khảo nha bạn!:)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1. Em phải làm gì trong các tình huống sau: 1) Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em.1) Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường nên em không thể đưa người khách đó về nhà được, em làm thế nào để người đó có thể nhận ra nhà em để tự tìm đến.
(2) Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo; trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu nhiều kiểu dáng, lại treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy đúng chiếc áo mà em định mua?
(3) Một học sinh lớp 3 hỏi em: Người lực sĩ là người thế nào? Em phải làm gì để em học sinh ấy hình dung ra được một cách cụ thể hình ảnh của người lực sĩ?
Gợi ý: Trong cả ba tình huống trên, cần sử dụng miêu tả để giúp người giao tiếp với mình có thể hình dung được đối tượng được nói tới. Chúng ta có thể gặp rất nhiều những tình huống tương tự như thế này trong thực tế.
2. Tìm trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt.
Gợi ý: Hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt:
(1) Từ đầu cho đến “đưa cả hai chân lên vuốt râu.”
(2) Từ “Cái chàng Dế Choắt” cho đến “nhiều ngách như hang tôi.”
3. Tác giả miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt để làm gì?
Gợi ý: Tác giả miêu tả để giúp người đọc hình dung ra được hình ảnh của hai chú dế một cách cụ thể, chân thực; khắc hoạ đậm nét đặc điểm tính cách khác biệt của hai nhân vật này. Dế Mèn khoẻ mạnh, cường tráng, mạnh mẽ và có vẻ kiêu ngạo. Dế Choắt thì ốm yếu, xấu mã, tính tình chậm chạp, nhút nhát.
4. Kể ra những chi tiết giúp em hình dung ra hình ảnh Dế Mèn và Dế Choắt trong hai đoạn văn trên.
Gợi ý:
- Dế Mèn: một chàng dế thanh niên cường tráng; đôi càng mẫm bóng; những cái vuốt ở chân, ở kheo nhọn hoắt, sắc như dao; đôi cánh dài kín tận chấm đuôi; người màu nâu bóng; đầu to, nổi từng tảng; răng đen nhánh, lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp; râu dài uốn cong…
- Dế Choắt: thân hình gầy gò, dài lêu nghêu; cánh ngắn củn đến sống lưng; đôi càng bè bè, nặng nề; râu cụt một mẩu; mặt lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ; tính nết ăn xổi ở thì (qua đánh giá của Dế Mèn)…
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(1) Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dẫn và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua …
(Tô Hoài)
(2) Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…
(Tố Hữu)
(3) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.
(Tô Hoài)
a) Mỗi đoạn văn trên tái hiện lại những gì?
Gợi ý:
- Đoạn (1): tái hiện hình ảnh Dế Mèn với vẻ đẹp khoẻ mạnh, cường tráng, mạnh mẽ…
- Đoạn (2): tái hiện hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, nhí nhảnh, hồn nhiên…
- Đoạn (3): tái hiện sinh động khung cảnh nhiều loài sinh vật trên một vùng bãi ven hồ ao ngập nước sau cơn mưa.
b) Các đặc điểm nổi bật của sự vật, con người, quang cảnh đã được miêu tả như thế nào, bằng những chi tiết, hình ảnh gì?
- Để làm nổi bật hình ảnh cường tráng, mạnh mẽ của Dế Mèn, tác giả đã sử dụng các hình ảnh đặc tả ngoại hình: (xem gợi ý ở phần I.4);
- Để làm nổi bật vẻ nhanh nhẹn, nhí nhảnh, hồn nhiên của chú bé liên lạc, tác giả đã sử dụng các hình ảnh: loắt chắt, xắc xinh xinh, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo, như con chim chích nhảy trên đường,…
2. Thực hiện các yêu cầu sau:
a) Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu những đặc điểm nổi bật nào?
b) Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, nếu tả khuôn mặt của mẹ thì em chú ý tới những điểm nổi bật nào?
Gợi ý:
a) Với yêu cầu này, khi viết có thể nêu ra các đặc điểm:
- Những cơn gió heo may đến như thế nào?
- Lá rụng, cánh đồng (đường phố) lạnh lẽo ra sao?
- Con người đón những cái rét đầu tiên trong một tâm trạng thế nào?
b) Cần chú ý những đặc điểm sau của khuôn mặt mẹ:
- Hình dung về cả khuôn mặt.
- Đôi mắt mẹ.
- Những chiếc răng (nhỏ, trắng, xinh,…) gắn với nụ cuời duyên dáng,…
- Sống mũi thẳng, hàng mi cong tự nhiên,…
1. Nhu cầu biểu cảm của con người. Câu 1. - Cảm xúc ở hai bài ca dao: + Bài 1: Nỗi khổ đau bất lực của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. + Bài 2: Niềm rạo rực phơi phới của người con gái trước cánh đồng lúa và tuổi xuân của mình. - Người ta thổ lộ tình cảm là để phô bày lòng mình, để khơi gợi lòng đồng cảm của người khác với nhu cầu được chia sẻ. - Khi con người có những niềm vui hay nỗi buồn thì người ta có nhu cầu làm văn biểu cảm. - Thư gửi cho người thân bạn bè là nơi bộc lộ tình cảm nhiều nhất, bởi vì thư là thể hiện nhu cầu biểu hiện tình cảm. 2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm Câu 2. - Nội dung của hai đoạn văn. + Đoạn 1: Người viết thư đã nhắc lại những kỉ niệm giữa mình và Thảo, qua đó thể hiện nỗi niềm thương nhớ. + Đoạn 2: Sự liên tưởng và sự xúc động thiêng liêng của nhà văn Nguyên Ngọc khi nghe tiếng hát dân ca trong đêm khuya. - So sánh: So sánh nội dung của hai đoạn văn trên với nội dung của văn tự sự và miêu tả, ta thấy nội dung hai đoạn văn trên thiên về biểu hiện suy nghĩ của tâm hồn người viết. - Đánh giá ý kiến: Ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn văn trên ta thấy ý kiến đó là hoàn toàn đúng. II. Luyện tập Câu 1. - Hai đoạn văn, đoạn 1 không phải là văn biểu cảm, chỉ miêu tra hoa hải đường dưới góc độ sinh học. - Đoạn 2 có giá trị biểu cảm vì: + Nhà văn bộc lộ sự yêu thích của mình đối với hoa hải đường “từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường”, “Tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm”. + Nhà văn sử dụng rất nhiều sự liên tưởng so sánh, ẩn dụ, hồi ức… miêu tả sự lộng lẫy, kiều diễm của hoa để khơi gợi tình cảm yêu hoa ở bạn đọc: “Hàng trăm đóa hoa ở đầu cành phơi phới như một loài chào hạnh phúc”… “Màu đỏ thắm rất quý, hân hoan say đắm” “Những cánh hoa khum khum như muốn phong lại nụ cười má lúm đồng tiền”. + Tác giả vừa sử dụng biểu cảm trực tiếp và sử dụng biểu cảm gián tiếp (thông qua sự tự sự, miêu tả). + Văn bản này được viết theo thể loại tùy bút, thể loại đặc trưng của văn biểu cảm. Câu 2. Nội dung biểu cảm của bài thơ không được thể hiện một cách trực tiếp mà ẩn kín vào bên trong câu chữ. Qua nội dung biểu ý của bài thơ ta có thể cảm nhận nội dung biểu cảm sau: - Ở bài “Nam quốc sơn hà”: + Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ của đất nước. + Niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc. - Ở bài “Phò giá về kinh”: + Cảm hứng tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công của dân tộc. + Niềm tin và niềm yêu thương lo lắng cho đất nước. Câu 3. Kể tên một số văn bản biểu cảm hay mà em biết. - Các em có thể ghi tên những văn bản mà mình đã đọc ngoài chương trình hoặc trong chương trình. - Những văn bản biểu cảm hay mà các em đã được học: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” của Xi-át-tơn, “Lòng yêu nước” của I-li-a Ê-ren-bua. “Mẹ tôi” của A-mi-xi, những câu hát về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương, đất nước, con người… Câu 4. Sưu tầm và chép ra giấy một đoạn văn xuôi biểu cảm. Lòng yêu nước – Ê-ren-bua “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sôn, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”… “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Xi-át-tơn … “Đối với đồng bào tôi, mỗi tất đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mong trong đó kí ức của người da đỏ”.
Đoạn 1 | Đoạn 2 | Đoạn 3 | |
---|---|---|---|
Đặc điểm nổi bật | Dế Choắt gầy gò, ốm yếu | Vùng Cà Mau thơ mộng, hùng vĩ | Sức sống mùa xuân |
Câu văn liên tưởng, so sánh (chứa từ, hình ảnh) | - người gầy gòvà dài lêu nghêu như... - ...cánh chỉ ngắn củn... - Đôi càng bè bè... - Râu ria gì mà cụt... | - ...chi chít như mạng nhện - ...trời xanh,... - ...ngày đêm như thác, cá bơi... - ...con sông rộng hơn ngàn thước, ... rừng đước... | - ...sừng sững như một tháp đèn... - hàng ngàn bông hoa ... ngọn lửa hồng ... búp nõn ... ánh nến trong xanh... |
- Người viết cần có năng lực quan sát, liên tưởng, so sánh chính xác, tinh tế.
- Sự độc đáo của liên tưởng, so sánh : chân thực, tinh tế đồng thời gợi mở những hình ảnh liên tưởng đa dạng, phong phú.
Câu 3* (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Những từ bị lược : ầm ầm, như thác, nhô lên hụp xuống, như hai dãy trường thành vô tận.
- Những từ đó tạo nên sự sinh động, giàu hình ảnh, gợi trí tưởng tượng.
Luyện tậpCâu 1 (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. (1) Gương bầu dục - (2) Cong cong - (3) Lấp ló - (4) Cổ kính - (5) Xanh um
b. Tác giả đã quan sát, lựa chọn hình ảnh đặc sắc tả về : mặt hồ, cầu Thê Húc, dền Ngọc Sơn, gốc đa, Tháp Rùa.
Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc : rung rinh, bóng mỡ; răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp; râu dài, cong; đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Cần chú ý đến : - Vẻ ngoài
- Đồ dùng bên trong
Câu 4 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Hình ảnh liên tưởng quang cảnh buổi sáng :
- Mặt trời : quả cầu lửa, lòng đỏ trứng sáng lóa
- Bầu trời : Lăng kính xanh ngắt, chiếc lồng kính
- Hàng cây : những cái cột xanh lá biết rung rinh
- Núi : chiếc dùi chọc trời
- Ngôi nhà : chấm màu giữa không gian xanh
Câu 5 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Tham khảo :
Ấy là vào một chiều hè lộng gió, chiều chủ nhật, tôi được bố dẫn đến một khúc sông xanh ngắt, xa thành phố, xa ồn ào. Lần đầu tiên tôi được thấy tận mắt một nơi đẹp vậy. Nhìn từ xa dòng sông dài uốn lượn như mình con rắn bò trườn. Bến sông là những rặng tre um tùm, bờ bên kia một cánh đồng bát ngát những hàng ngô xanh bất tận tưởng như không bị cắt đứt, những bác nông dân đang cặm cụi chăm bón. Trên sông vài chiếc thuyền, chiếc đò thả, kéo nào cá nào tôm. Ở đây có một bãi cỏ rất rộng, xanh mượt, những đứa trẻ tầm trạc tuổi tôi đang chơi bóng, nghịch đất bên bờ sông. Một khung cảnh thôn quê thật thanh bình biết bao.
Câu 1 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Lớp học chuyển sang giờ tập viết, thầy Ha- men đã chuẩn bị sẵn cho mọi người những mẫu chữ thật đẹp treo trước bàn học như những lá cờ nhỏ “Pháp, An Dát”. Cả lớp ai cũng đều chăm chú hết sức, không gian xung quanh im lặng như tờ. Những học trò nhỏ cặm cụi vạch những nét sổ với tấm lòng yêu mến tiếng Pháp. Trên những mái nhà lớp học, tiếng chim bồ câu gật gù khe khẽ…
Câu 2 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Tả bằng miệng hình ảnh thầy giáo Ha-men
Mở bài: giới thiệu chung về thầy Ha-men
+ Người yêu nước tha thiết
+ Gắn bó với tiếng Pháp, yêu tiếng mẹ đẻ
+ Là người làm gương giữ tiếng mẹ đẻ
Thân bài: Miêu tả chi tiết đặc điểm về thầy Ha-men
- Ngoại hình:
+ Thầy mặc lễ phục đẹp hơn mọi ngày ( áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn màng, chiếc mũ lụa đen thêu.
- Cử chỉ, hành động:
+ Thầy không đi lại trong lớp với cây thước cắp nách như ngày thường
+ Chốc chốc đang giảng thầy đứng lặng im, đăm đăm nhìn đồ vật quanh mình.
+ Nghe tiếng chuông nhà thờ điểm 12h, tiếng kèn của lính Phổ xâm lược, thầy tái nhợt, nghẹn ngào.
+ Thầy nói nhiều về tiếng Pháp, thầy dạy bằng trái tim yêu nước cháy bỏng và tình yêu tha thiết.
- Thái độ, lời nói:
+ Thái độ ân cần, âu yếm với học sinh, trò đến muộn, thầy không bộc lộ giận dữ mà chỉ bộc lộ yêu thương, trìu mến
+ Thầy giảng bài trong sự xúc động nghẹn ngào, tuy nhiên thầy vẫn đủ kiên nhẫn dạy tới khi hết chương trình.
Kết bài:
Cảm nghĩ của em về thầy Ha-men và tình cảm của em đối với tiếng mẹ đẻ.
Câu 3 (trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh được tới thăm thầy giáo của mẹ.
Thân bài: Tả chủ yếu giây phút xúc động khi hai thầy trò gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Nhấn vào:
+ Sự xúc động, ngỡ ngàng của thầy trong giây phút gặp lại trò cũ
+ Sự thay đổi về ngoại hình của thầy dưới góc nhìn của mẹ
+ Tình cảm, lời nói, cử chỉ ân cần của thầy khi gặp hai mẹ con
+ Tả về sự xúc động của mẹ đối với thầy giáo cũ
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về tình cảm thầy trò và mẹ cũng như về nghề dạy học
Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
- Tình huống 1: Muốn cho khách nhận ra nhà em, em phải miêu tả đặc điểm của căn nhà của em.
- Tình huống 2: Muốn người bán đưa cho em xem chiếc áo em thích, em cần chỉ cho họ biết kích cỡ, màu sắc, vị trí chiếc áo.
- Tình huống 3: Muốn học sinh đó hình dung được người lực sĩ em phải nói về dáng vẻ bên ngoài, thân hình, sức lực của người đó.
- Tình huống khác sử dụng tới văn miêu tả: miêu tả về trường của em, miêu tả về địa điểm du lịch đẹp em từng đến tham quan.
Câu 2 (trang 15 sgk ngữ văn 6 tập 2)
- Đoạn văn miêu tả Dế Mèn “ từ đầu đến đưa cả hai chân lên vuốt râu”. Đoạn văn miêu tả Dế Choắt “ từ Cái chàng Dế Choắt đến nhiều ngách như tôi
a, Cả hai đoạn văn giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế
- Dế Mèn: cường tráng, càng mẫm bóng, vuốt ở chân nhọn hoắt, cánh dài, râu dài và cong hùng dũng, đầu to, nổi từng tảng, răng đen nhánh, đi đứng oai vệ, tính tình kiêu ngạo, xốc nổi
+ Dế Choắt gầy gò, ốm yếu, cánh ngắn ngủn, càng bè bè, râu cụt một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, tính nết ăn sổi ở thì.
b, Các chi tiết miêu tả về cánh, càng, râu, thân người, và các hình ảnh so sánh cộng với chi tiết về tính khí, cách đi đứng, nói năng giúp ta hình dung được diện mạo của các nhân vật.
LUYỆN TẬPBài 1 (trang 16 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
- Đoạn 1: Tả Dế Mèn, một chàng dế thanh niên cường tráng, vừa to khỏe, mạnh mẽ, càng mẫm bóng, vuốt sắc nhọn
- Đoạn 2: Miêu tả chú bé Lượm nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên.
- Đoạn 3: Tả một vùng bãi ngập nước sau mưa, một thế giới ồn ào, náo động của những loài sinh vật nhỏ bé
Bài 2 (trang 17 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Miêu tả về mùa đông, có đặc điểm:
- Trời ít nắng, thường âm u, có mây phủ
- Gió mùa đông lạnh, thỉnh thoảng kèm theo mưa phùn
- Cây cối trơ trụi lá
- Mọi người mặc nhiều áo ấm, hoặc sử dụng lò sưởi để tránh rét
Miêu tả về khuôn mặt mẹ, cần chú ý các đặc điểm sau
- Hình dáng gương mặt mẹ ( tròn, trái xoan…)
- Điểm nổi bật trên gương mặt: vầng trán, đôi mắt…
- Miêu tả nụ cười của mẹ
- Mái tóc của mẹ màu gì, tóc xoăn, thẳng, hay ôm vào mặt...
Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả
I. Thế nào là văn miêu tả
Câu 1: Các tình huống
- Tình huống 1: Muốn ông khách nhận ra được nhà em thì phải miêu tả những đặc điểm tính chất nổi bật của con đường đến nhà, căn nhà để cho người khách có thể quan sát, hình dung được và tìm được nhà.
- Tình huống 2: Em phải miêu tả được những nét nổi bật phân biệt chiếc áo em định mua và những chiếc áo còn lại.
- Tình huống 3: Người lực sĩ có những đặc điểm tính chất rất nổi bật về khả năng sức mạnh vì thế về hình thức cũng sẽ có những nét khác biệt so với người bình thường. Em hãy miêu tả nhận xét những nét hình thể và việc làm của người đó.
Trong cả ba tình huống trên, cần sử dụng miêu tả để giúp người giao tiếp với mình có thể hình dung được đối tượng được nói tới. Chúng ta có thể gặp rất nhiều những tình huống tương tự như thế này trong thực tế.
Câu 2: Hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt:
(1) Từ đầu cho đến "đứng đầu trong thiên hạ."
(2)Từ "Cái chàng Dế Choắt" cho đến "nhiều ngách như hang tôi."
a. Tác giả miêu tả để giúp người đọc hình dung ra được hình ảnh của hai chú dế một cách cụ thể, chân thực; khắc hoạ đậm nét đặc điểm tính cách khác biệt của hai nhân vật này. Dế Mèn khoẻ mạnh, cường tráng, mạnh mẽ và có vẻ kiêu ngạo. Dế Choắt thì ốm yếu bẩm sinh, tính tình chậm chạp, nhút nhát.
b. Những chi tiết giúp em hình dung ra hình ảnh Dế Mèn và Dế Choắt:
– Dế Mèn: một chàng dế thanh niên cường tráng; đôi càng mẫm bóng; những cái vuốt ở chân, ở kheo nhọn hoắt, sắc như dao; đôi cánh dài kín tận chấm đuôi; người màu nâu bóng; đầu to, nổi từng tảng; răng đen nhánh, lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp; râu dài uốn cong…
– Dế Choắt: thân hình gầy gò, dài lêu nghêu; cánh ngắn củn đến sống lưng; đôi càng bè bè, nặng nề; râu cụt một mẩu; mặt lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ; tính nết ăn xổi ở thì (qua đánh giá của Dế Mèn) …
II. Luyện tập
Câu 1:
a.
– Đoạn (1): tái hiện hình ảnh Dế Mèn với vẻ đẹp khoẻ mạnh, cường tráng, mạnh mẽ…
– Đoạn (2): tái hiện hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, nhí nhảnh, hồn nhiên…
– Đoạn (3): tái hiện sinh động khung cảnh nhiều loài sinh vật trên một vùng bãi ven hồ ao ngập nước sau cơn mưa.
b.
– Để làm nổi bật hình ảnh cường tráng, mạnh mẽ của Dế Mèn, tác giả đã sử dụng các hình ảnh đặc tả ngoại hình: (xem chi tiết ở phần trên).
– Để làm nổi bật vẻ nhanh nhẹn, nhí nhảnh, hồn nhiên của chú bé liên lạc, tác giả đã sử dụng các hình ảnh: loắt chắt, xắc xinh xinh, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo, như con chim chích nhảy trên đường, …
– Để tái hiện cảnh ao hồ: nước dâng trắng mênh mông, nước đầy, nước mới; cua cá tấp nập; nhiều loài chim kiếm mồi; tranh mồi cãi nhau om sòm; anh Cò gầy cả ngày chẳng có miếng nào.
Câu 2:
a. Với yêu cầu này, khi viết có thể nêu ra các đặc điểm:
– Những cơn gió heo may đến như thế nào?
– Lá rụng, cánh đồng (đường phố) lạnh lẽo ra sao?
– Con người đón những cái rét đầu tiên trong một tâm trạng thế nào?
Gợi ý: Bầu trời xám xịt, nặng nề; cảnh vật hoang tàn, vắng vẻ; gió lạnh buốt xương; …
b. Cần chú ý những đặc điểm sau của khuôn mặt mẹ:
– Hình dung về cả khuôn mặt (đẹp dịu hiền, …)
– Đôi mắt mẹ (thâm quầng do luôn thức khuya bận bịu, …)
– Những chiếc răng (nhỏ, trắng, xinh,…) gắn với nụ cuời duyên dáng, ...
– Sống mũi thẳng, hàng mi cong tự nhiên,…
Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả
I. Thế nào là văn miêu tả
Câu 1: Các tình huống
- Tình huống 1: Muốn ông khách nhận ra được nhà em thì phải miêu tả những đặc điểm tính chất nổi bật của con đường đến nhà, căn nhà để cho người khách có thể quan sát, hình dung được và tìm được nhà.
- Tình huống 2: Em phải miêu tả được những nét nổi bật phân biệt chiếc áo em định mua và những chiếc áo còn lại.
- Tình huống 3: Người lực sĩ có những đặc điểm tính chất rất nổi bật về khả năng sức mạnh vì thế về hình thức cũng sẽ có những nét khác biệt so với người bình thường. Em hãy miêu tả nhận xét những nét hình thể và việc làm của người đó.
Trong cả ba tình huống trên, cần sử dụng miêu tả để giúp người giao tiếp với mình có thể hình dung được đối tượng được nói tới. Chúng ta có thể gặp rất nhiều những tình huống tương tự như thế này trong thực tế.
Câu 2: Hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt:
(1) Từ đầu cho đến "đứng đầu trong thiên hạ."
(2)Từ "Cái chàng Dế Choắt" cho đến "nhiều ngách như hang tôi."
a. Tác giả miêu tả để giúp người đọc hình dung ra được hình ảnh của hai chú dế một cách cụ thể, chân thực; khắc hoạ đậm nét đặc điểm tính cách khác biệt của hai nhân vật này. Dế Mèn khoẻ mạnh, cường tráng, mạnh mẽ và có vẻ kiêu ngạo. Dế Choắt thì ốm yếu bẩm sinh, tính tình chậm chạp, nhút nhát.
b. Những chi tiết giúp em hình dung ra hình ảnh Dế Mèn và Dế Choắt:
– Dế Mèn: một chàng dế thanh niên cường tráng; đôi càng mẫm bóng; những cái vuốt ở chân, ở kheo nhọn hoắt, sắc như dao; đôi cánh dài kín tận chấm đuôi; người màu nâu bóng; đầu to, nổi từng tảng; răng đen nhánh, lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp; râu dài uốn cong…
– Dế Choắt: thân hình gầy gò, dài lêu nghêu; cánh ngắn củn đến sống lưng; đôi càng bè bè, nặng nề; râu cụt một mẩu; mặt lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ; tính nết ăn xổi ở thì (qua đánh giá của Dế Mèn) …
II. Luyện tập
Câu 1:
a.
– Đoạn (1): tái hiện hình ảnh Dế Mèn với vẻ đẹp khoẻ mạnh, cường tráng, mạnh mẽ…
– Đoạn (2): tái hiện hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, nhí nhảnh, hồn nhiên…
– Đoạn (3): tái hiện sinh động khung cảnh nhiều loài sinh vật trên một vùng bãi ven hồ ao ngập nước sau cơn mưa.
b.
– Để làm nổi bật hình ảnh cường tráng, mạnh mẽ của Dế Mèn, tác giả đã sử dụng các hình ảnh đặc tả ngoại hình: (xem chi tiết ở phần trên).
– Để làm nổi bật vẻ nhanh nhẹn, nhí nhảnh, hồn nhiên của chú bé liên lạc, tác giả đã sử dụng các hình ảnh: loắt chắt, xắc xinh xinh, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo, như con chim chích nhảy trên đường, …
– Để tái hiện cảnh ao hồ: nước dâng trắng mênh mông, nước đầy, nước mới; cua cá tấp nập; nhiều loài chim kiếm mồi; tranh mồi cãi nhau om sòm; anh Cò gầy cả ngày chẳng có miếng nào.
Câu 2:
a. Với yêu cầu này, khi viết có thể nêu ra các đặc điểm:
– Những cơn gió heo may đến như thế nào?
– Lá rụng, cánh đồng (đường phố) lạnh lẽo ra sao?
– Con người đón những cái rét đầu tiên trong một tâm trạng thế nào?
Gợi ý: Bầu trời xám xịt, nặng nề; cảnh vật hoang tàn, vắng vẻ; gió lạnh buốt xương; …
b. Cần chú ý những đặc điểm sau của khuôn mặt mẹ:
– Hình dung về cả khuôn mặt (đẹp dịu hiền, …)
– Đôi mắt mẹ (thâm quầng do luôn thức khuya bận bịu, …)
– Những chiếc răng (nhỏ, trắng, xinh,…) gắn với nụ cuời duyên dáng, ...
– Sống mũi thẳng, hàng mi cong tự nhiên,…