Sưu tầm các câu chuyện về Chu Văn An hoặc Nguyễn Trãi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn tham khảo:
“Bảo kính cảnh giới” (bài số 43) là bài thơ được trích trong “Quốc Âm thi tập” của Nguyễn Trãi. Được viết theo thể thất ngôn bát cú, bài thơ gây ấn tượng với bạn đọc khi khép lại bằng một câu thơ lục ngôn. “Bảo kính cảnh giới” là bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi sáng, rực rỡ và tràn đầy sức sống. Qua đó, Nguyễn Trãi không chỉ gửi gắm tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống mà hơn cả đó là tình yêu thương nhân dân, đất nước. Nhiệt huyết, tình yêu nước thương dân ấy như muốn trào dâng một cách mãnh liệt, muốn bộc lộ da diết mà lan tỏa khắp không gian cảnh vật. Càng đáng trân trọng hơn khi đó là một con người đã lui về ở ẩn, nhưng tâm hồn vẫn luôn hướng về cuộc sống bình dị của nhân dân, vẫn luôn băn khoăn, trăn trở làm sao để nhân dân được “giàu đủ khắp đòi phương”. Qua bài thơ “Bảo kính cảnh giới số 43”, bạn đọc cảm nhận một nhân cách cao cả, một khát khao vĩ đại của Nguyễn Trãi. Đó là một con người suốt đời vì nước vì dân.
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn
- Học sinh tìm kiếm thông tin qua sách, báo hoặc internet.
- Ví dụ: Một đoạn thông tin về sự hình thành Trái Đất
Sự hình thành Trái Đất bắt nguồn từ gần 4,6 tỷ năm trước đây
Địa cầu được cho là hình thành cùng với Mặt trời. Ban đầu, Trái Đất tồn tại như một đám mây bụi và khí lớn. Đám mây này quay tròn và có dạng đĩa do Mặt trời tạo ra. Nó được tạo ra bởi hydro và heli từ một Big Bang (một vụ nổ lớn). Bên cạnh đó, nó còn chứa các nguyên tố hóa học từ các ngôi sao đã chết khác.
Đám mây đó quay và khiến cho phần khối lượng tập trung ở giữa bắt đầu nóng lên. Nó làm cho vật chất xung quanh các hạt bụi bị cô đặc lại. Những mảnh nằm trong vòng khoảng 150 triệu kilomet từ trung tâm đám mây tạo thành Trái Đất của chúng ta.
Trước đây, người ta cho rằng Trái Đất là một mặt phẳng
Quá trình hình thành Trái Đất được tính toán là khoảng từ 10 đến 20 triệu năm. Ban đầu, địa cầu là dạng nóng chảy. Sau đó, phần vỏ ngoài nguội và trở thành chất rắn. Cùng với quá trình đó là sự hình thành nước trong khí quyển.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng Mặt Trăng cũng là “đứa con” được tách ra từ Trái Đất sau một va chạm của địa cầu với một tiểu hành tinh khác. Mặt trăng được hình thành khoảng 4,53 tỷ năm trước. Nó có các thành phần hóa học gần tương tự như ở Trái Đất.
ANTĐ Ông Benard vừa bước ra phố thì một cậu bé chừng hơn mười tuổi ăn mặc rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao chạy tới ông, chìa những bao diêm khẩn khoản xin ông mua giúp. Ông Benard mở ví tiền và chép miệng: “Rất tiếc là ta không có xu lẻ nào cả”. Cậu bé nài nỉ: “Thưa ông, ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng, cháu chạy vào cửa hiệu ở đầu phố để đổi rồi trả lại cho ông số tiền thừa”.
Ông Benard chăm chú nhìn cậu bé và lưỡng lự hỏi: “Thật chứ?”. Cậu bé ngẩng cao mặt, gật đầu đáp: “Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa dối trá”. Nét mặt của cậu bé trông rất cương trực với ánh mắt đầy tự tin làm ông Benard đồng ý và đưa cho cậu bé một đồng tiền vàng. Cậu bé chạy ngay đi còn ông đứng đợi.
Nhưng 5 phút, 10 phút, rồi 15 phút trôi qua mà vẫn không thấy cậu bé trở lại, ông Benard bắt đầu nghi ngờ và nửa tiếng sau cũng chẳng thấy đâu, ông Benard bỏ đi và nhủ: “Lần sau nhất định mình không thể tin mấy đứa trẻ đường phố này được!”.
Vài giờ sau, khi về nhà, ông Benard ngạc nhiên thấy một cậu bé trông rất giống cậu bé bán diêm nhưng nhỏ tuổi hơn đang đợi trước cửa nhà mình. Thấy ông Benard cậu bé lễ phép hỏi: “Thưa ông, có phải khi nãy ông có đưa cho anh Garo một đồng tiền vàng không ạ?”. Ông Benard khẽ gật đầu. Cậu bé nói tiếp: “Thưa ông, đây là số tiền thừa, anh Garo nhờ cháu mang đến trả ông. Anh Garo là anh cháu, chúng cháu mồ côi, anh cháu không thể mang tiền trả ông được… vì anh ấy bị xe chẹt… đang nằm ở nhà và…anh ấy sắp chết rồi…”.
Cậu bé không nói được tiếp vì nấc liên hồi rồi oà lên nức nở. Ông Benard sững sờ, ông như nghẹt thở vì hối hận. Ông giục cậu bé đưa mình tới gặp Garo. Chui vào căn lều rách nát và ẩm thấp dưới chân một cây cầu, ông Benard nhận ra cậu bé bán diêm nằm bất động giữa một đống giẻ rách, mặt trắng bệch, người đầy máu, hơi thở thoi thóp. Ông Benard cầm lấy bàn tay lạnh ngắt, cậu bé Garo mở mắt ra nhìn ông thều thào: “Em Charly đã trả lại tiền cho ông rồi chứ, cháu không phải là đứa dối trá mà”. Nói xong cậu bé Garo nấc lên rồi từ từ rời xa cuộc sống.
Ông Benard nhận nuôi cậu bé Charly và ông luôn lấy Garo để làm tấm gương dạy dỗ con cháu mình rằng: Sống trên đời dù nghèo đói, khó nhọc hay thậm chí cái chết cận kề thì cũng phải giữ cho tâm hồn mình trong sạch và cao thượng, đó chính là sống đẹp.
LÊ LỢI
Hồi ấy, giặc Minh sang xâm chiếm nước ta, đối đãi với dân ta vô cùng tàn ác. Không một ai là không nghiến răng chau mày. Bấy giờ có Lê Lợi nổi quân đánh bại lại chúng; nhưng trong lúc mới khởi nghĩa, quân ít lương thiếu, mấy lần bị giặc đánh đuổi, mỗi người chạy một nơi. Nhưng ông không ngã lòng nản chí. Ít lâu sau, được mọi nơi giúp của giúp người nên thanh thế lại dần nổi lên.
Một hôm, đội quân của Lê Lợi bị thua nặng. Một mình ông thoát được vòng vây chạy về một xóm kia. Nhưng một toán quân Minh đã phát hiện ra, đuổi theo rất gấp.Khi đi qua một lùm cây,ông bỗng thấy hai vợ chồng một ông lão đang be bờ bắt cá ở ruộng. Ông liền chạy xuống nói với ông lão:
- Cụ làm ơn cho tôi bắt cá ở đây với, lũ chó Ngô sắp tới bây giờ!
Ông lão cởi ngay chiếc áo đang mặc ném cho ông, và ra hiệu bảo ông cứ xuống mà bắt.
Lê Lợi vừa thò tay xuống bùn thì cả toán quân giặc đã sồng sộc chạy tới. Một đứa trong bọn nhìn quanh nhìn quất rồi dừng lại bên cạnh đám ruộng:
- Này lão kia có thấy Lê Lợi chạy qua đây không?
Ông lão lắc đầu:
- Từ khi chúng tôi tát cá ở đây chả có người nào chạy qua cả.
Trong lúc những tên giặc khác đang lục soát bờ bụi, thì Lê Lợi cũng ngẩng đầu lên nhìn theo. Ông lão quát:
- Thằng bé kia, mày không bắt đi để còn về ăn cơm, nhìn ngó cái gì?
Lê Lợi biết ý, lại cúi xuống bắt cá như cũ. Quân giặc đứng trên bờ tưởng người nhà ông lão nên không hỏi thêm gì nữa. Một chốc sau, chúng rút đi nơi khác.
Tối hôm ấy, ông lão đưa Lê Lợi về nhà mình. Một đám quân bị lạc chủ tướng lúc này cũng tìm được đến đây với Lê Lợi. Đây là một thôn ở gần núi, dân cư rất nghèo, thường ngày ăn uống rất kham khổ. Trong nhà ông lão có nuôi một con khỉ. Thấy không có gì đãi quân khởi nghĩa, mà đi mua bán thì sợ không giữ được kín tiếng, hai ông bà bàn nhau giết thịt con khỉ kho lên cho mọi người làm thức ăn, riêng Lê Lợi thì có thêm một đĩa cá chép vừa bắt được lúc chiều. Cơm dọn ra. Cả tướng lẫn quân vừa mệt vừa đói nên ăn rất ngon lành. Mờ sáng hôm sau trước khi từ giã, Lê Lợi nắm lấy tay ông lão, nói:
- Chúng tôi không bao giờ quên ơn lão. Sau này lúc nước nhà hưng phục, sẽ mong có dịp báo đền.
*
Lần thứ hai, Lê Lợi lại bị thua to, quân sĩ không chống nổi với lực lượng hùng hậu của giặc nên xiêu bạt mỗi người một nẻo. Lê Lợi một mình trốn về rừng già, có ba tên giặc đuổi theo sát nút. Qua một đoạn đường rẽ ông bỗng bắt gặp thây một cô gái bị giặc hãm hiếp và giết chết. Ông vẫn còn đủ thì giờ dừng lại khấn: -"Xin vong hồn nàng hãy cứu ta lúc này, ta sẽ vì nàng ra sức báo thù lúc khác".
Khấn đoạn lại chạy, nhưng bấy giờ nguy cấp quá, ông đành chui liều vào một bụi cây. Quân Minh đuổi theo đến khoảng đó thì dừng lại nhìn ngó quanh quất, chưa biết nên tìm ngả nào, chúng xuỵt chó đi sục sạo. Thấy con chó cắn vang ở phía bụi có Lê Lợi nấp, chúng liền lấy giáo thọc vào bụi, đâm phải đùi ông. Lê Lợi cắn răng để khỏi phải kêu lên, và trước khi ngọn giáo rút ra, ông vẫn không quên dùng vạt áo lau máu dính ở giáo.
Nhưng chó vẫn cứ nhằm bụi cây cắn inh ỏi. Lũ giặc tin chắc có người nấp trong đây; chung toan lao giáo vào một lần nữa, thì bỗng trong bụi nhảy vụt ra một con chồn. Chó thấy chồn lập tức đuổi theo cắn râm ran. Lũ giặc thấy vậy đánh chó và mắng: -"Chúng tao nuôi mày để săn người An-nam chứ có phải săn chồn đâu?". Và rồi chúng kéo nhau bỏ đi nơi khác. Nhờ thế Lê Lợi lại được thoát nạn.
*
Sau những ngày chiến đấu gian khổ, quân đội khởi nghĩa bắt đầu thu hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, quân Minh cũng tiếp tục mất hết thành nọ đến thành kia. Cuối cùng bọn giặc phải bỏ giáp quy hàng. Lê Lợi lên ngôi vua ở Thăng Long. Nhưng ông chẳng bao giờ quên những người đã cứu giúp mình và nghĩa quân ngày trước. Ông mới sai đại thần mang một mâm vàng bạc về tận nhà hai ông bà già để tặng. Song bấy giờ cả hai vợ chồng đều đã chết cả. Ông bèn sai dựng một ngôi đền ở ngay trên nền nhà cũ. Hàng năm ông bắt các quan phải tới đây làm lễ quốc tế. Cỗ cúng rất đơn giản, chỉ có một đĩa xôi, một bát thịt khỉ và một đĩa cá chép nướng, đúng như lúc hai vợ chồng lão dọn cỗ cho nghĩa quân ăn.
Còn chỗ có thây cô gái chết, ông cũng sai lập một miếu thờ vì nghĩ rằng chỉ có hồn thiêng của nàng đã hóa làm chồn đánh lạc hướng bầy chó của giặc thì ngày ấy mình mới qua cơn hiểm nghèo. Không biết tên của nàng, ông sai gọi nàng là Hộ quốc phu nhân, nghĩa là bà phu nhân giúp nước. Người ta cũng gọi là Hồ Ly phu nhân.[1]
KHẢO DỊ
Người Nghệ-An có truyền thuyết Núi Phù Lê:
Ở một hòn núi thuộc huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) ngày ấy có một cây đa sống lâu đến tám, chín trăm năm, ruột rỗng thành lỗ. Bị giặc Minh đánh đuổi, Lê Lợi chui vào cái lỗ ấy ẩn nấp. Giặc xuỵt chó đi tìm. Đến cây đa, chó đánh hơi và sủa mạnh. Từ trong lỗ bỗng vụt nhảy ra một con chồn. Chó đuổi theo và giặc cũng theo chân chó, nhờ vậy Lê Lợi thoát nạn. Khi bước ra khỏi lỗ một quãng thì thấy có thây một đàn bà chết. Lê Lợi nghĩ rằng chính người đàn bà ấy đã hóa thành chồn để cứu mình, bèn bảo quân chôn cất. Và khi dẹp xong giặc nước, vua phong cây đa ấy là cây Phù Lê, núi cũng mang tên ấy. Người đàn bà được phong thần, sau dân lập đền thờ.[2]
Người Nghệ- an còn có một truyện khác cắt nghĩa nguồn gốc cái tên làng Cẩm-bào (nay thuộc xã Diễn- trường, Diễn-châu, Nghệ An):
Khi đánh quân Minh, Lê Lợi có lần bị giặc đuổi, chạy qua đây. Lúc này có một người đang làm ngoài đồng. Người ấy bảo:-"Hãy cởi áo bào tôi cứu cho". Nói xong người ấy đổi áo cho Lê Lợi. Giặc đến thấy người mặc áo bào tưởng là người mà mình đang tìm bèn giết chết. Còn Lê Lợi thì lẩn vào trong xóm thoát được. Khi lên ngôi vua, ông sai đặt tên làng ấy là Cẩm-bào để nhớ ơn. Nay còn cái cầu gần ga Yên-lý mang tên ấy.[3]
[1] Theo Phạm Đình Hổ. Vũ trung tùy bút, đã dẫn.
[2] Theo Bản khai xã Thanh-tân. Cũng có người cho núi này sở dĩ mang tên Phù Lê là do công lao mẹ con bà Bạch Ngọc, hoàng hậu nhà Trần khai thác điền trang ở vùng Hương-sơn, giúp vua Lê nên có tên ấy.
[3][3] Theo lời kể của người Nghệ-an.
- Câu chuyện "10 năm cõng bạn đi học" của đôi bạn trẻ Hiếu Và Minh.
Minh là người bị dị tật bẩm sinh, chân không đi lại được, suốt 10 năm qua, không kể nắng mưa, Hiếu đều đặn cõng Minh đến trường trên đôi chân của mình. Tình bạn này đẹp đến nỗi được ví như là chuyện cổ tích giữa đời thường, ai ai cũng phải thán phục. Và còn ngạc nhiên hơn, đôi bạn thân này đã cùng nhau bước vào đại học.
Tham khảo
Thần đồng âm nhạc Mô-da
Một buổi sáng trước khi đi làm, ông Lê-ô-pôn gọi Mô-da đến và trao cho cậu một bản nhạc. Ông muốn con trai mang bản nhạc tới nhà ông chủ rạp hát, đó là món quà của ông Lê-ô-pôn tặng con gái ông chủ rạp hát nhân dịp sinh nhật cô bé.
Mô-da hiếm khi được ra khỏi nhà một mình, mọi cảnh vật trên đường đều rất mới lạ với cậu bé. Trên đường tới nhà ông chủ rạp hát phải qua dòng kênh nhỏ, Mô-da dừng lại trên thành cầu và ngắm nhìn không chán mắt cảnh những chiếc thuyền trôi dưới dòng kênh. Bỗng làn gió mạnh thổi tới, bản nhạc rời khỏi tay Mô-da và bay nhanh xuống dòng kênh.
Mô-da buồn bã quay về nhà, cậu chưa biết sẽ nói gì với cha về chuyện vừa xảy ra. Ông Lê-ô-pôn đi làm chưa về. Mô-da ngồi vào đàn và chơi những khúc nhạc ngắn, trong đầu cậu chợt lóe lên một suy nghĩ. Mô-da liền sáng tác một bản nhạc và mang nó đến nhà ông chủ rạp hát, thay cho bản nhạc đã rơi xuống dòng nước.
Hôm sau, ông Lê-ô-pôn tới chơi nhà ông chủ rạp. Trước khách mời, ông này tươi cười nói với ông Lê-ô-pôn:
- Bản nhạc của bác hay tuyệt. Bác có muốn nghe lại không?
Lê-ô-pôn nhã nhặn cảm ơn. Con gái ông chủ rạp đàn những nốt nhạc đầu tiên. Ông Lê-ô-pôn thoáng giật mình vì thấy đó không phải là khúc nhạc của mình. Ông tiến lại gần cây đàn và nhìn vào bản nhạc. Quả thật như vậy, đó không phải là bản nhạc của ông sáng tác, ông nhận ra những nốt nhạc được viết bởi cậu con trai mình.
Bản nhạc kết thúc, những tiếng vỗ tay vang lên. Ông chủ rạp hồ hởi nói:
- Đó là một khúc nhạc thật trong sáng và đáng yêu. Tôi và con gái rất hài lòng khi nhận được món quà này của bác.
Khi về tới nhà, ông Lê-ô-pôn gọi Mô-da tới và hỏi xem chuyện gì đã xảy ra. Cậu bé kể lại câu chuyện về bản nhạc rơi xuống dòng nước. Ông Lê-ô-pôn không mắng cậu bé, ông chỉ xoa đầu con trai và nói:
- Con đã viết được khúc nhạc thật hay, cha tự hào vì điều đó. Cha tin sau này con sẽ trở thành một nhạc sĩ lớn.
Lời tiên đoán của ông Lê-ô-pôn đã sớm trở thành sự thật. Ít năm sau, Mô-da đã trở thành nhạc sĩ nổi tiếng khắp châu Âu và thế giới.
Câu chuyện trên xảy ra khi Mô-da mới 6 tuổi.
+ Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng
+ Đường đi hay tối, nói dối hay cùng
Vào đây để xem thông tin về nguyễn trã nhé
https://yeusuviet.wordpress.com/giai-tri/nhung-mau-chuyen-danh-nhan/nguyen-trai-khai-quoc-cong-than/
Tài đức và danh tiếng của thầy Chu Văn An vang đến kinh đô Thăng Long, vua Trần Minh Tông (lên ngôi năm 1314) mời ông ra kinh thành dạy học tại Quốc Tử Giám, ngôi trường lâu đời, chuyên đào tạo các hoàng tử, con các vị quan lại với mong muốn thầy Chu sẽ truyền đạt những giáo lý Nho giáo của mình cho họ, những người rất có thể sẽ trở thành những bậc đại quan trong triều đình sau này.
Vua Trần Minh Tông đã giao cho thầy Chu Văn An chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám (tương đương chức Phó Hiệu trưởng) và dạy học cho Thái tử Trần Vượng (sau này là vua Trần Hiến Tông), đào tạo một vị vua mới cho nước Đại Việt. Người đứng đầu Quốc Tử Giám lúc này là quan Tể tướng Trần Nguyên Đán (ông ngoại của danh nhân Nguyễn Trãi, cũng là ông nội của danh tướng Trần Nguyên Hãn), ông rất quý mến tài đức của Chu Văn An, hay tin thầy Chu đồng ý về kinh thành Thăng Long dạy học nên đã hết lòng giúp đỡ.
Đồng thời với nhiệm vụ dạy học cho vua, thầy Chu Văn An còn ra sức phát triển trường Quốc Tử Giám. Thành tựu lớn nhất của thầy Chu khi dạy học tại đất Thăng Long chính là bộ Tứ thư thuyết ước (bộ sách tóm lược nội dung của 4 cuốn sách của Nho gia là Đại học, Trung dung, Luận ngữ và Mạnh Tử), đây chính là giáo trình dạy học chính của thầy Chu Văn An tại Quốc Tử Giám.
Tiếc thay tập giáo trình này đã bị nhà Minh lấy mất. Nếu còn bộ sách, chúng ta sẽ hiểu cụ thể quan điểm của ông. Ơở miếu thờ Chu Văn An ở làng Huỳnh Cung còn ghi lời của Bùi Huy Bích (1744 - 1802) có đoạn, tạm dịch: Kính nghĩ phu tử, tinh thông về lý học, khi ra đời (xuất thế) cũng vì Lễ, khi ở ẩn (thoái ẩn) cũng vì nghĩa. Những học trò của ngài đã đem bày tỏ rõ ràng được đạo Nho, chống lại tà thuyết, gạt bỏ mê tín. Phong thái và ảnh hưởng của ngài dù đến trăm năm sau cũng cảm thấy như chính mình đang ở gần ngài. Trong Kinh thi, chẳng đã có câu: Núi cao, ngửa trông thấy càng cao, đường lớn càng đi càng thấy xa...
Chu Văn An là chủ xướng 4 quan điểm sau:
Cùng lý: bàn cãi cho biết lý lẽ của sự vật. Chính tâm: luôn luôn giữ lòng mình cho chính, không làm điều gì trái với lương tâm. Tịch tà: chống lại tà thuyết, những điều nhảm nhí. Cự bí: đấu tranh vượt mọi khó khăn, chống lại những sự việc làm hại đến nhân tâm. Ở bốn quan điểm này, chúng ta thấy Chu Văn An quan tâm đầy đủ cả hai mặt trí dục và đức dục, học và hành.