Câu 1: Vị trí phân bố của đới nóng trên Trái Đất là:
A. nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến Bắc và Nam.
B. từ chí tuyến Bắc về vĩ tuyến 400Bắc.
C. từ 400Nam và Bắc về hai vòng cực Nam và Bắc.
D. từ đường xích đạo đến đường chí tuyến Bắc.
Câu 2: Kiểu môi trường nào sau đây không thuộc đới nóng?
A. Môi trường nhiệt đới gió mùa. B. Môi trường xích đạo ẩm.
C. Môi trường địa trung hải. D. Môi trường nhiệt đới.
Câu 3: Từ 50 Bắc đến 50 Nam là phạm vi phân bố của
A. môi trường xích đạo ẩm. B. môi trường nhiệt đới gió mùa.
C. môi trường nhiệt đới. D. môi trường hoang mạc.
Câu 4: Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là
A. lạnh, khô quanh năm. B. nóng và ẩm quanh năm.
C. khô, nóng quanh năm. D. lạnh, ẩm quanh năm.
Câu 5: Cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là
A. xa van, cây bụi lá cứng. B. rừng lá kim.
C. rừng lá rộng. D. rừng rậm xanh quanh năm.
Câu 6: Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng:
A. giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam.
B. từ vĩ tuyến 50 đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.
C. từ vĩ tuyến 50B đến vòng cực Bắc.
D. từ chí tuyến Nam đến vĩ tuyến 400N.
Câu 7: Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nào?
A. Môi trường xích đạo ẩm. B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.
C. Môi trường nhiệt đới. D. Môi trường ôn đới.
Câu 8: Nguyên nhân hình thành đất feralit có màu đỏ vàng ở môi trường nhiệt đới là do:
A. sự rửa trôi của các bazơ dễ tan như Ca+, K, M+.
B. sự tích tụ ôxit sắt.
C. sự tích tụ ôxit nhôm.
D. sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm.
Câu 9: “Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường” là đặc điểm khí hậu của môi trường tự nhiên nào?
A. Môi trường xích đạo ẩm. B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.
C. Môi trường nhiệt đới. D. Môi trường ôn đới.
Câu 10: Cây lương thực đặc trưng ở môi trường nhiệt đới gió mùa?
A. Cây lúa mì. B. Cây lúa nước.
C. Cây ngô. D. Cây lúa mạch.
Câu 11: Việt Nam nằm trong môi trường:
A. môi trường xích đạo ẩm. B. môi trường nhiệt đới gió mùa.
C. môi trường nhiệt đới. D. môi trường ôn đới.
Câu 12: Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực nào trên Trái Đất?
A. Nam Á, Đông Nam Á. B. Nam Á, Đông Á.
C. Tây Nam Á, Nam Á. D. Bắc Á, Tây Phi.
Câu 13: Hiện này, việc kiểm soát tỉ lệ gia tăng dân số đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các
A. quốc gia ở đới ôn hòa. B. quốc gia ở đới nóng.
C. quốc gia ở đới lạnh. D. các quốc gia Bắc Mĩ.
Câu 14: Về tài nguyên nước, vấn đề cần quan tâm hàng đầu ở các nước đới nóng hiện nay là
A. xâm nhập mặn. B. sự cố tràn dầu trên biển.
C. thiếu nước sạch. D. cả A và B đều đúng.
Câu 15: Để giảm bớt sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng, cần giảm
A. tỉ lệ gia tăng dân số. B. phát triển kinh tế.
C. nâng cao đời sống của người dân. D. tất cả các ý trên.
Câu 16: Châu lục nghèo đói nhất thế giới là
A. châu Á. B. châu Phi.
C. châu Mĩ. D. châu Đại Dương.
Câu 17: Phần lớn nền kinh tế các nước thuộc khu vực đới nóng còn chậm phát triển, nguyên nhân sâu xa là do:
A. Tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
B. Người dân không muốn lao động.
C. Nhiều năm dài bị thực dân xâm chiếm.
D. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở.
Câu 18: Tại sao rừng rậm xanh quanh năm có nhiều tầng cây?
A. Do mỗi loại cây thích hợp với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm khác nhau.
B. Do nhiều loại cây phát triển nhanh chiếm hết diện tích của các cây còn lại.
C. Do trong rừng không đủ nhiệt độ cho cây sinh trưởng và phát triển.
D. Do trong rừng nghèo dinh dưỡng, thường xuyên bị rửa trôi.
Câu 19: Ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, mùa hạ có gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo
A. không khí khô và lạnh. B. không khí mát mẻ và mưa lớn.
C. không khí khô và mưa lớn. D. không khí mát mẻ và lạnh.
Câu 20: Môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường
A. đa dạng và phong phú của đới nóng. B. đa dạng và phong phú của đới ôn hòa.
C. đa dạng và phong phú của đới lạnh. D. đa dạng và phong phú của châu phi.
Câu 21: Thảm thực vật đới ôn hòa từ tây sang đông là
A. rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao. B. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng cây bụi gai.
C. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng. D. rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim.
Câu 22: Đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải là
A. ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.
B. khô hạn quanh năm, lượng mưa rất thấp.
C. mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.
D. mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.
Câu 23: Vị trí trung gian đã ảnh hưởng đến đặc điểm thời tiết ở đới ôn hòa như thế nào?
A. Thời tiết thay đổi thất thường.
B. Thời tiết quanh năm ôn hòa, mát mẻ.
C. Quanh năm chịu ảnh hưởng của các đợt khí lạnh.
D. Nhiệt độ không quá nóng, không quá lạnh.
Câu 24: Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian, biểu hiện là:
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, lượng mưa trung bình từ 1000 – 1500mm.
B. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 100C, lượng mưa trung bình từ 600 - 800mm.
C. Nhiệt độ trung bình năm khoảng -10C, lượng mưa trung bình khoảng 500mm.
D. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C, lượng mưa trung bình từ 1500 – 2500mm.
1.-Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông
- Thời gian chuyển động: 365 ngày 6 giờ
- Quỹ đạo chuyển động: hình elip
- Trong khi chuyển động, trục Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi -> chuyển động tịnh tiến
- Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời làm sinh ra hiện tượng các mùa. Hiện tượng mùa ở 2 bán cầu có tính chất trái ngược nhau.
2.Phần đất liền nước ta có toạ độ địa lí từ 8030’B đến 23022’B và từ 1020Đ đến 1090Đ. Do vị trí như vậy nên nước ta có những đặc điểm sau:
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, ở phía Đông Nam của châu Á, trong vùng gió mùa nhiệt đới điển hình, nên có khí hậu nóng, ẩm. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Nước ta không bị hoang mạc và bán hoang mạc như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi.
- Nhờ nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lượng mưa dồi dào nên thực vật phát triển xanh tốt quanh năm. Đặc biệt vị trí đó lại là nơi hội tụ của các hệ thực vật Ấn – Miến từ tây sang và Mã Lai – Inđônexia từ phía nam tới.
- Bờ biển nước ta dài, có nhiều vũng, vịnh. Ngoài biển lại có nhiều đảo và quần đảo. Thềm lục địa chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản, hải sản) có giá trị. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền. Tuy nhiên, hàng năm cũng có nhiều cơn bão gây tác hại cho sản xuất và sinh hoạt.
3.Nói như vậy không mâu thuẫn, bởi vì lãnh thổ toàn vẹn của nước ta bao goầm cả phần đất liền, các đảo, quần đảo và vùng biển thuộc chủ quyền nước ta. Diện tích phần đất liền nước ta khoảng 330.363 km2. Nếu so với nhiều nước khác trên thế giới thì không lớn quá, nhưng cũng không nhỏ quá. Ngoài phần đất liền, nước ta còn có một vùng biển rộng gấp nhiều lần so với phần đất liền, với hang nghìn hòn đảo lớn nhỏ, nằm rải rác hoặc hợp thành những quần đảo trong Biển đông, như Hoàng Sa, Trường Sa v.v…Như vậy cả phần đất liền lẫn vùng biển và các đảo, quần đảo của nước ta hợp lại thì lãnh thổ toàn vẹn của nước CHXHCN Việt Nam không nhỏ.