K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2017

Ai lớn lên mà chưa một lần nghe mẹ cha hát ru, chưa một lần nghe ông bà khuyên răn dạy dỗ bằng những câu ca dao tục ngữ mỗi lần chúng ta làm sai, hay để nói về những kinh nghiệm làm người được đúc kết từ thế hệ này đến thế hệ khác. Trong đó, câu tục ngữ làm em nhớ nhất là câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Đây là câu tục ngữ mà có lẽ em sẽ nhớ suốt đời. Bởi nó gắn với một sai lầm mà em mắc phải từ lúc còn nhỏ. Ngày đó, vì nhà nghèo, nhìn các bạn hàng ngày đến trường được bố mẹ cho tiền ăn quà vặt mà em rất thèm thuồng. Em ước mình cũng được như các bạn, và em đã ăn trộm tiền của mẹ để có tiền ăn quà. Ông nội phát hiện ra, nhưng ông không nói với mẹ ngay, cũng không kể ra trước mặt tất cả mọi người. Ông buồn rầu kêu em lại để hỏi chuyện. Khi nghe em thú nhận tất cả, ông nói với em rằng: “Đói cho sạch, rách cho thơm cháu ạ.” Nhìn ánh mắt ngơ ngác, không hiểu chuyện của em, ông cười, xoa đầu em và từ từ giải thích tất cả. Đó là lần đầu tiên em được học một câu tục ngữ hay, khiến em nhớ mãi đến giờ.

“Đói” và “rách” là những từ để chỉ về những hạng người bần nông đến cùng khổ trong xã hội ngày trước. Họ nghèo đến nỗi cơm không đủ ăn cho no, con cái, nhà cửa, ruộng vườn đều bị các giai cấp thống trị tịch thu hoặc bắt đi làm nô dịch vì sưu thuế, vì lãi mẹ đẻ lãi con của những khoản nợ vay trước đó mà họ không đủ sức để trả. Cái nghèo đói, cái cơ cực hằn lên từng nét mặt của các cụ già, của những người lớn, và thậm chí đến trẻ nhỏ cũng không buông tha. Họ nghèo từ cái ăn đến cái mặc. Đó là những cái thiết yếu nhất trong cuộc sống của mỗi con người. Vậy mà, những con người đó cũng không được đáp ứng đầy đủ, nói gì đến những cái xa hoa, xa xỉ khác như đi học, nghỉ ngơi, hay chơi với nhau một ván cờ….

Còn “sạch” và “thơm” thì lại ngược lại hoàn toàn. Tưởng như hai từ này chỉ để nói về những người quyền quý, có tiền của, có địa vị trong xã hội, nhưng lại không phải vậy. “Sạch” và “thơm” ở đây là chỉ tính chất, ý chỉ nếp sống, đạo đức, cách suy nghĩ của những con người trong bần cùng bĩ cực, trong nghèo đói triền miên. Ở đây không phải là ăn cho sạch sẽ, mặc cho thơm tho, mà chính là con người, là tính cách, là phẩm giá của họ. Dù có đói rách, dù có cùng cực cũng không được làm điều gì sai trái với lương tâm, để không phải thẹn với lòng mình, không phải thẹn với trời đất. Và quan trọng nhất trong câu tục ngữ này đó chính là động từ “cho” trong hai vế đối của câu. Vì sao không là từ “phải”, hay từ “thì”, mà ông bà ta lại dùng từ “cho”. Bởi “cho” là giữ lấy, là sự chuyển tiếp, tiếp nối giữa thế hệ này với thế hệ khác. Còn những động từ khác thì không có được ý nghĩa này.

“Đói cho sạch, rách cho thơm” là câu tục ngữ tròn trịa nhất, đầy đủ nhất để nói về con người Việt Nam. Tiêu biểu như Hồ Chí Minh, và các vị anh hùng của dân tộc ta. Dù trong hoàn cảnh khốn cùng, những con người ấy vẫn luôn giữ cho tâm của mình được trong sạch, sáng trong. Gần chúng ta hơn nữa là ông bà, cha mẹ, hay anh chị của mình. Em từng được ông dạy rằng, nếu chuyện nhỏ mà chúng ta làm không tốt, hay chỉ vì một phút suy nghĩ nông cạn chúng ta sẽ dễ dàng sa ngã, mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác. Cho dù nhà mình nghèo, không được ăn uống đầy đủ, không có tiền ăn bánh, ăn quà vặt, hay không có quần áo đẹp để mặc mỗi độ Tết đến xuân về thì chúng ta cũng không nên vì thế mà chán nản, than trách bố mẹ. Bởi trong xã hội này, còn có nhiều người, nhiều mảnh đời đáng thương bất hạnh hơn mình nữa. Thế nên, có đói, có rách cũng phải giữ gìn phẩm chất, phẩm giá của mình, không để những kẻ xấu có cơ hội lợi dụng khiến mình phải hối hận về sau này.

Là một người học sinh, một đứa con ngoan trong gia đình, cũng là một công dân của đất nước Việt Nam, chúng ta hãy luôn nhắc nhở mình rằng, dù cuộc sống có khốn khó, dù cuộc đời có nhiều chông gai đến đâu đi nữa thì đó cũng chỉ là những thử thách, những bàn đạp để đưa ta hoàn thiện mình, thành một người có ích cho gia đình, xã hội. Và là người công dân tiêu biểu có đầy đủ phẩm chất của nước Việt ta. Hãy luôn nhắc nhở mình rằng: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

26 tháng 12 2017

Dù phải đối mặt với nhiều thiếu thốn, tiền bạc không có nhưng cũng phải giữ được tấm lòng thanh sạch, không làm những điều trái với lương tâm. Như vậy thì cuộc sống dù khó khăn cũng thấy vui vẻ và hạnh phúc. Bản thân sẽ không thấy hổ thẹn, không thấy day dứt. Dù nghèo nhưng cũng không được trộm cắp, dù muốn cũng phải cắn răng chịu đựng. Có rất nhiều người lâm vào hoàn cảnh bế tắc nên đã làm “liều’ đi ăn trộm, đi đánh bài bạc, đi làm những việc xấu xa để mong có tiền tiêu.

23 tháng 2 2018

Nghĩa đen: dù đói cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ, dù rách cũng phải giữ cho quần áo thơm tho.

Nghĩa bóng: dù trong hoàn cảnh nào khó khăn và thiếu thốn đến đâu chúng ta cũng không được đánh mất lòng tự trọng, bôi nhọ danh dự, làm trái với lương tâm đạo lý con người.

học tốt nha

23 tháng 2 2018

Đối cho sạch, rách cho thơm nghĩa đen theo cách dễ hiểu là : Dù nghèo đói thì cũng cần phải giữa tiếng trong sạch, khong vì túng quẫn mà làm liều. Còn rách cho thơm thì dù áo rách cũng phải ăn mặc sạch sẽ chỉnh tề 
Nghĩa bóng: dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm chất trong sạch, không được làm liều

chúc hok tốt =D

21 tháng 2 2020

Bài viết của em thế này, các anh chị sửa giúp hộ em nhé:
Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm huê ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.

học tốt nhé ko chép mạng đâu em mới lớp 6

21 tháng 2 2020

Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm huê ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.

Bạn tham khảo nhé !

Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.

2 tháng 2 2021

Tham khảo:

“Đói cho sạch, rách cho thơm” là tục ngữ mà ông cha ta đã truyền lại bao đời nay. Tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng từ những hình ảnh gần gũi để đề cao đạo lý về giữ gìn nhân phẩm trong sạch của con người. Đối với mỗi chúng ta, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta phải giữ nó thật “trắng”. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm hoen ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tội lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.

27 tháng 3 2021

tham khảo

câu rút gọn:Trong những trường hợp như vậy.

  Sống trên đời, ai chẳng muốn cuộc sống của mình được trọn vẹn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng đôi khi, hoàn cảnh lại không cho phép ta có được những gì mà mình mong muốn. Trong những trường hợp như vậy, con người ta dù lâm vào hoàn cảnh nào đi chăng nữa cũng cần biết giữ gìn, bảo vệ chính tâm hồn mình, giống như ông cha ta đã có câu “Đói cho sạch rách cho thơm”.Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.

=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...

7 tháng 12 2019

Tham khảo gợi ý sau:

- Nghĩa đen: đói vẫn phải ăn miếng ăn sạch sẽ, rách cũng nên giữ cho quần áo thơm tho.

- Nghĩa bóng: Dù trong nghịch cảnh nào cũng phải giữ vững phẩm chất, kiên định, tinh thần trong sạch. Đói và rách tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn. Trong hoàn cảnh ấy, nhân cách con người dễ bị tha hóa. Bởi vậy con người càng phải giữ vững phẩm giá, bản chất lương thiện.

- Từ 2 hình ảnh này, câu tục ngữ đưa ra lời khuyên: Dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào, con người cũng phải giữ cho tinh thần mình được trong sạch, khẳng định một nhân cách cao đẹp, đáng quý.

- Là sự tự khẳng định và đề cao phẩm gía người lao động.

- HS sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn (1.5đ)

- HS gạch chân dưới câu đặc biệt và câu rút gọn đó (0.5đ)

Dân gian ta có câu : ''Đói cho sạch, rách cho thơm''. Theo:

- Nghĩa đen:

+ "Đói" và "rách": Biểu hiện cho sự nghèo khó, thiếu thốn, khó khăn đến cùng cực của con người.

+ "Sạch" và "thơm": Biểu hiện cho sự sạch sẽ, tươm tất, thơm tho.

+ "Đói cho sạch": Nói đến miếng ăn, dù có đói đến cỡ nào cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh, không gây bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

+ "Rách cho thơm": Nói về cái mặc, ý chỉ quần áo dù cho có rách rưới, không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải giữ cho sạch sẽ, thơm tho.

- Động từ "cho": Có nghĩa giữ lấy, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp mà mình đang có.

- Nghĩa bóng: Câu này nhắn nhủ mỗi người cần phải ghi nhớ dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào cũng phải luôn gìn giữ, trân trọng nhân phẩm, danh dự của bản thân.

* Vì sao đói phải cho sạch, rách cho thơm? (Lý giải)

- Nếu chúng ta không ý thức được vấn đề này thì sẽ để lại nhiều hậu quả, bởi vậy mỗi người cần tích cực rèn luyện cho mình những thói quen tốt, có như vậy mới mong có muốn một cuộc sống tích cực hơn.

- Câu tục ngữ nhằm khuyên răn con người không nên vì những cám dỗ tầm thường cuộc sống mà đánh mất đi giá trị nhân cách, phẩm giá của bản thân.

*Đói cho sạch, rách cho thơm được thể hiện như thế nào?(Biểu hiện- - DC) 

+ Mỗi bản thân chúng ta cần tự nhận thức và rèn luyện cho mình, luôn nhắc nhở mình trước những cám dỗ của cuộc sống. Chỉ có tự mình trau dồi và rèn luyện những thói quen tốt thì chúng ta mới mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.

+ Hay lão Hạc - một lão nông nghèo khó trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, là một người cha giàu lòng yêu thương con, chăm chỉ làm ăn. Vì cố gắng giữ gìn số tiền dành dụm và mảnh vườn cho đứa con mà lão chấp nhận chọn cái chết đau đớn bằng bả chó để không phiền lụy đến những người xung quanh và không mất đi cái danh dự cũng như lòng tự tôn của một con người. (Dẫn chứng)

*Liên hệ bản thân:.mày đấy..........

                                 ___________________________________________________________________________

20 tháng 2 2020

Có những nơi làm ta mê mẩn không phải vì cảnh “sơn thủy hữu tình” mà là vì vẻ đẹp từ con người tỏa ra. Có những con người dẫu không giàu sang, tài giỏi nhưng vẫn đủ để khiến chúng ta khâm phục. Bởi ở họ, có cái đẹp hơn ánh hào quang lấp lánh của tiền tài hay trí tuệ, đó là lòng tự trọng, là sự coi trọng phẩm cách, là cách sống: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

“Đói, rách” là hình ảnh sự thiếu thốn, bất hạnh do hoàn cảnh sống, do cuộc đời dành cho con người. Còn “sạch, thơm” là thể hiện thái độ sống thanh bạch, luôn giữ gìn phẩm giá, cách sống đúng với những quy định, đạo đức. Những hình ảnh ẩn dụ đơn giản để nhắn nhủ về một bài học sống, về cách sống đã thành lẽ sống đẹp: sống thanh sạch, tự trọng dẫu trong hoàn cảnh thiếu thốn, “cùng đường”. Câu không có chủ ngữ, không nhắc đến đối tượng nào, cũng không loại trừ bất kì ai, là lời nhắc nhở, là cách sống của tất cả mọi người.

Cuộc sống không phải một con đường thẳng, không phải là bức tranh được tô bởi hoàn toàn những màu sắc tươi sáng và tươi đẹp.Ở đâu đó còn có những mảng tối, những mảnh đời bị Thượng Đế bỏ rơi: những con người sinh ra trong nghèo khó, đói khổ, thường gặp những bất hạnh, những sự việc không mong muốn. Ở Nhật Bản, những trận động đất khiến bao nhiêu người hóa hư vô, những người còn lại thì thêm một khoảng trống trong tâm hồn. Trên dải đất hình chữ S xinh đẹp này, luôn có những cuộc đời phải lo tránh bão lũ, lo về thiên nhiên để đến khi hạnh phúc đơn giản chỉ là có một cuộc sống không phải chạnh vạnh, nay đây mai đó. Bên cạnh cuộc sống giàu sang, hạnh phúc còn có những góc tối, những cuộc đời chỉ mong có một chốn ở, có một bữa ăn giản dị... Những mảnh đời, sống trong cái “đói, rách” vẫn luôn hiển hiện trong cuộc sống này.

Nhưng dẫu vậy, họ vẫn sống như là một con người. Chúng ta được sinh ra, khác với con vật ở chữ “NGƯỜI”. Không như loài làm theo bản năng, chỉ cần có thứ để ăn, để sống, chúng làm mọi cách, dù có bẩn, có chẳng “thơm” gì; chúng ta có ý chí, có quan điểm và có lòng tự trọng của mình. Con người sẽ không dễ bị khuất phục bởi hoàn cảnh, bởi những nhu cầu vật chất tầm thường. Dẫu có chịu nhiều bất hạnh, những bà con miền Trung vẫn luôn tăng gia sản xuất, cần cù lao động, kiếm miếng ăn trên bàn tay của chính mình. Hành động để người Nhật Bản đối diện với đống đổ nát sau trận động đất kinh hoàng năm 2010, sự đói khát sau những ngày chờ đợi mỏi mệt là sự nghiêm chỉnh xếp hàng đợi phát đồ cứu trợ. Sự trật tự và kiên cường của họ khiến chúng ta phải kinh ngạc và thán phục. Dẫu có “đói” vẫn phải sạch. Và dẫu có bị đẩy đến “bước đường cùng”, Lão Hạc vẫn chọn cái chết để dành tiền cho con, để không phải làm phiền hàng xóm, để chút lương tâm cuối cùng này không bị rơi nốt xuống vực thẳm. Những nỗi đau thể xác không thể khiến những người chiến sĩ cách mạng phản bội lí tưởng của mình được. Những tấm lòng trung trực ấy chỉ có một điều hướng tới: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm”, chỉ có một lí tưởng: “Chết vinh còn hơn sống sống nhục”. Sống không hổ thẹn với lương tâm của mình, không phải cúi đầu trước cuộc đời thì chẳng có gì khiến cho con người ta phải sợ hãi và lo nghĩ cả. Tiền có thế mua được nhà cao cửa rộng nhưng không mua được hạnh phúc, có thể làm nhàn thân nhưng không thể khiến tâm nhàn được. Những giá trị vật chất không thể đổi lấy được sự tĩnh tại trong tâm hồn. Chắc chắc, những con người ấy, những con người sống sạch như nước suối, thơm như hoa nhài ấy, cuộc đời của họ sẽ không bao giờ ngừng tỏa hương.

Những thiếu thốn, mất mát là những thứ không thể tránh khỏi, ta không được quyết định. Nhưng dù gì cũng phải đối mặt, sao ta không nhìn nó một cách hiên ngang và tự tin. Đó là thuốc thử tâm hồn, để con người nhìn ra chính mình, để sống một cuộc sống, của một con người thực sự. Thế nhưng, có những người, lại dễ bị đánh gục bởi vật chất và hào quang, bỏ cái “sạch”, cái “thơm” để được sống, được tồn tại. Nhưng đổi lại, cuộc sống lại luôn bao quanh bởi những lo lắng, suy nghĩ, tranh đấu để kiếm lợi cho mình, về mình. Và rồi, ta cũng chẳng biết sống để tận hưởng hay để chịu đựng khổ đau nữa!

Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, để tận hưởng. Sống sao cho không hổ thẹn với mình, với đời và để sau này nằm xuống, có thể “in dấu chân” trong tâm trí mọi người nhé!

Chúc em học tốt ~~~

Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng; khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm huê ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.

25 tháng 3 2020

1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn.  Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.

2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.

3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.

=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...

11 tháng 12 2021

Tham khảo:

- Đói cho sạch rách cho thơm: Hình ảnh “đói” và “rách”nói lên hoàn cảnh thiếu thốn, khổ cực của cuộc sống. “Sạch” và “thơm” thể hiện lối sống trong sạch, trung thực và biết giữ gìn phẩm chất con người trước những cám dỗ của vật chất. Câu tục ngữ có tính khuyên dạy rất cao đó là phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách của con người trước hoàn cảnh khác nhau.

- Chị ngã em nâng: Khi chị ngã em sẽ nâng chị dậy. Thể hiện tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn tương trợ, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, khi khó khăn và khi gian nan nhất.

- Trên kính, dưới nhường: Có nghĩa là lễ phép, tôn trọng người lớn tuổi và nhường nhịn người nhỏ tuổi hơn mình. Đối với những người lớn tuổi phải biết tôn trọng, lễ phép, còn đối với người nhỏ tuổi hơn mình thì mình phải nhường nhịn bỏ qua những lỗi lầm mà họ đã làm sai đối với mình.

- Học ăn, học nói, học gói, học mở: Chữ “học” được lặp lại bốn lần, điều đó nhấn mạnh, chúng ta cần luôn học hỏi mọi điều trong cuộc sống, dù là những điều nhỏ nhất. Thứ nhất là học cách ăn uống, cần biết các phép tắc ăn uống lịch sự, tế nhị. Văn hóa Việt Nam coi trọng cách ăn tập thể, đông người, tính cách con người được thể hiện qua văn hóa ăn uống và ứng xử bên mâm cơm. Thứ hai là học cách nói năng, lễ độ với người lớn tuổi và hòa đồng với bạn bè cùng trang lứa. Lời nói cần nhẹ nhàng, nói những điều hay lẽ phải bởi “lời nói chẳng mất tiền mua”. Tuy nhiên cần tránh những lời giả dối, xu nịnh hay nói xấu, nói sai cho người khác. Học hỏi từ cuộc sống, chúng ta cần cả “học gói, học mở”, biết làm theo thứ tự trước – sau cho đúng, biết sắp xếp công việc cho hợp lí. Theo cách hiểu khác, học gói còn học cách tiết kiệm chi tiêu, không lãng phí tiền bạc còn học mở là học cách mở lòng để bao dung và giúp đỡ người khác.

11 tháng 12 2021

- Dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.

- Nói đến tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.

-Đối với những người lớn tuổi luôn biết kính trọng, lễ phép gọi dạ bảo vâng, đối với những người nhỏ hơn mình

-Là câu tục ngữ nói về những điều căn bản trong cuộc sống mà người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp