K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2017

Nhà nông ?

25 tháng 12 2017

Vùng Bắc Tây Nguyên là thủ phủ của các dân tộc: Zarai; Bahnar; Xê Đăng, zẻ Triêng, Brâu,... Nơi đây là một vùng đất đậm đặc truyền thống sử thi và là nơi cội nguồn của ngôi nhà rông truyền thống. Toàn tỉnh Kon Tum hiện nay đã xây dựng được 381 nhà rông chiếm tỉ lệ trên 50% số thôn, buôn, làng mà tỉnh Kon Tum phấn đấu sẽ xây dựng 100% nhà rông vào năm 2005.

Hội thảo khoa học về Nhà rông - Nhà rông văn hoá được tổ chức đầu tiên tại thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum, đã quy tụ nhiều giới nghiên cứu khoa học xã hội ở Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên - Trường Sơn, duyên hải miền Trung với 52 bản tham luận khoa học, trong đó 2/3 số tham luận là của các nhà nghiên cứu ở các cục, vụ, trực thuộc Ủy ban Khoa học xã hội - Nhân văn và Bộ Vãn hoá - Thông tin (Viện Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục Bảo tồn bảo tàng,...).

Hội thảo đã đặt ra nhiều vấn đề lí thú, tranh luận sôi nổi giữa các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản lí văn hoá để tìm ra được tiếng nói chung về việc xác định nhà rông - ngồi nhà chung truyền thống của Tây Nguyên: hình dáng, kiến trúc, vật liệu xây dựng, quy cách, quy trình xây dựng hay phần hồn với những tín ngưỡng, sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của nó. Câu trả lời thứ nhất của hội thảo là: nhà rông là một di sản văn hoá độc đáo cần được bảo tồn và phát huy. Hàng trăm ngôi nhà rông của đồng bào Tây Nguyên đã sừng sững tồn. tại với thời gian. Nhà rông - niềm tự hào của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và cả cộng dồng dân tộc Tây Nguyên - Trường Sơn và các tỉnh duyên hải miền Trung với nét độc đáo riêng biệt, dáng vươn cao vứt, bề thế, thể hiện tính vươn lên mạnh mẽ, vượt qua gian lao, vất vả đề tự khẳng định mình trong quá khứ và hiện tại. Sự ra đời của ngôi nhà chung (nhà rông) tự bản chất của nó gắn với những hình thái kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên.

Nhà rông Tây Nguyên được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của núi rừng Tây Nguyên như tranh, tre, gỗ, lồ ô,... và được xây dựng cất trên một khoảng đất rộng. Nằm ngay trong khu vực trung tâm của buôn làng. Chức năng của nhà rông truyền thống là nơi thực thi các luật tục, nơi tiếp khách, nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của buôn làng, nơi già làng tập hợp dân làng để bàn việc làng, việc nước, nơi thể hiện các lễ hội - tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hoá truyền thống,... Ngôi nhà chung ấy còn là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống; chiêng, trống, cồng, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ. Độ cao của ngôi nhà rông truyền thống có khi cao đến 18m và mái nhọn, cao vút, người thợ thù công tài tình, khéo léo chỉ bằng vật liệu của núi rừng mà tạo nên lối kiến trúc độc đáo, bền vững với nhiều loại hoa văn phong phú mà gam màu chủ đạo là màu đen, trắng và nâu đậm.

Một câu hỏi đặt ra trong hội thảo là ngôi nhà rông văn hoá ra đời có làm mất đi những gì vốn có của nhà rông truyền thống hay không? Có nhà nghiên cứu cho rằng nhà rông có vai trò giống như ngôi đình của người Việt, song cũng có đa số ý kiến cho là khác, bởi lẽ theo Giáo sư - Tiến sĩ Lâm Chí Biền (Viện Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật), nhà rông là biểu trưng hướng về cõi dương. Đình làng của người Việt hướng về cõi âm, ở mỗi đình làng người Việt khi xây dựng mái thấp bé, phía trước và sau đình làng dựng theo thuyết phong thuỷ... Điều thống nhất trong hội thảo là đa số các nhà quản lí văn hoá và các nhà khoa học đều cho rằng, nhà rông văn hoá là một thiết chế văn hoá cơ sở hiện nay trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Tiếp thu có chọn lọc nhà rông truyền thống và đưa vào hoạt động như một điểm sinh hoạt văn hoá ở buôn làng, cho dù tên gọi là nhà rông, nhà Gươi, nhà Zơag,... hay có nhà nghiên cứu gọi là ngôi nhà sinh hoạt văn hoá mang hình dáng nhà rông, thì đại đa số vẫn thông nhất chung là chức năng tâm linh và các hoạt dộng việc lùng, việc nước vẫn được tổ chức tại ngôi nhà chung cộng đồng ấy. Nhà rông chỉ có dân tộc Bahna - Zởgao, người zẻ Triêng, Xê Đăng, Zarai ở Bắc Tây Nguyên (tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum) mới có, ngoài ra các dân tộc khác như dân tộc Ê Đê thì chỉ có nhà dài.

Nhà rông - nhà rông văn hoá là một biểu tượng văn hoá rất đáng tự hào của đồng bào các tỉnh Tây Nguyên - Trường Sơn và các tỉnh duyên hải miền Trung. Nhà rông là một di sản văn hoá trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị của nó trong việc bảo tồn và giữ gìn văn hoá dân tộc.

14 tháng 9 2023

- Tác giả: Trần Tế Xương (1870- 1907) thường gọi là Tú Xương, quê làng Vị Xuyên, Mỹ Lộc, Nam Định. Sống 37 năm chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông trở thành bất tử. Sáng tác của ông gồm 2 mảng: trữ tình và trào phúng.
- Bối cảnh lịch sử: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.

22 tháng 12 2018

Nhận xét về tình hình văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần :
Cần lập bảng thống kê tình hình từng lĩnh vực, chú ý đến những thành tựu nổi bật; so sánh, đối chiếu với thời Lý để nêu lên nhận xét về sự phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần phát triển hơn thời Lý.

 

22 tháng 12 2018

Nhận xét về tình hình văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần :
Cần lập bảng thống kê tình hình từng lĩnh vực, chú ý đến những thành tựu nổi bật; so sánh, đối chiếu với thời Lý để nêu lên nhận xét về sự phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần phát triển hơn thời Lý.

 

15 tháng 9 2023

Chọn C

20 tháng 4 2018

Bài 1:

Đồ Sơn – địa danh đó đã trở nên quen thuộc với người dân đất cảng. Đó là nơi em sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng em trong vòng tay nhân ái bao la. Mỗi mùa hè, du khách mọi phương lại về đây nghỉ ngơi sau những giây phút nóng nực và căng thẳng nơi thành phố ồn ào và náo nhiệt.

Mùa hè đến, Đồ Sơn như vui hơn, đông hơn và sôi động hơn. Biển lại chuyển mình, hò reo trên những lớp sóng trắng xoá. Biển Đồ Sơn vào lúc nào cũng đẹp. Bình minh, mặt trời lấp ló xa xa xoã tóc lấp lánh bốn bề. Mặt biển như dát bạc lung linh, trải ra mênh mông. Gió biển nhẹ tung, những rặng dừa rì rào, tàu dừa đu đưa xào xạc như đón chào những đoàn thuyền đánh cá thảnh thơi cập bến. Những bác chài, da sạm màu nắng gió, tiếng nói sang sảng đang hồ hởi xuống thuyền. Đây cũng là lúc làng chài náo nhiệt và sôi động nhất. Nắng đã sổ lồng, đùa nghịch trên vòm cây, nhảy nhót trong kẽ lá và những bãi biển bắt đầu đông người. Sóng biển không còn lăn tăn mà gầm lên cuồng nhiệt. Sóng ở xa như kẻ cô đơn, lặng lẽ nhưng càng gần bờ, càng gần người, nó lại chồm lên tung bọt trắng xoá. Từng lớp sóng như những đoàn kị mã nối tiếp nhau tiến vào bờ. Bãi cát rực lên trong ánh nắng hè chói chang và những màu sắc sặc sỡ của quần áo. Tiếng em nhỏ tắm biển giòn tan hoà vào tiếng biển rì rào. Được ngập chìm trong làn nước mát lạnh, đùa giỡn với những con sóng tinh nghịch chốc chốc lại chồm qua mặt, thật thích. Nhưng em thích nhất là cùng bạn bè đuổi theo những con còng bé xíu liến láu biến xuống lỗ cát trên bãi biển hay tìm kiếm những con ốc biển thật đẹp đẽ làm kỉ niệm.

Hoàng hôn xuống! Mẹ mặt trời vội vã gọi đàn con nắng trở về. Mặt biển lại hiền hoà và lặng lẽ, lóng lánh những giọt ánh sáng còn sót lại. Mặt trời đỏ lựng xuống biển tìm chốn ngủ. Trăng lên tự lúc nào. Ánh sáng dát vàng trên mặt biển. Em cùng bạn đi dạo trên bãi biển, lắng nghe tiếng sóng biển rì rào, tiếng trở mình thở dài của biển cả khoan khoái trong làn gió mát lạnh đưa hơi thở mặn mòi của biển vào đất liền. Những du khách phương xa, ai cũng thích dạo chơi trên bãi biển về đêm để tận hưởng những giây phút tĩnh lặng và dịu dàng như vậy.

Có lẽ sau này, lớn lên em sẽ đi nhiều nơi có cảnh đẹp nổi tiếng hơn Đồ Sơn quê em nhưng em vẫn gắn bó với biển quê em, yêu biển hơn và tự hào về biển hơn. Em ước ao không bao giờ mình phải sống xa biển quê hương thân yêu của mình.

Bài 2:

Trên chiều dài đất nước Việt Nam, mỗi thành phố đều có một khu vực trung tâm được coi là linh hồn của mảnh đất đó. Nếu như Hà Nội lấy trung tâm là trục đường Tràng Tiền-Hàng Khay-Nhà hát lớn, Thành phố Hồ Chí Minh là trục đường Nguyễn Huệ-Lê Lợi thì trung tâm của thành phố Hải Phòng chính là khu vực từ đập Tam Kỳ đến cổng cảng Hải Phòng, nằm giữa hai trục đường Quang Trung - Trần Hưng Đạo và Nguyễn Đức Cảnh - Trần Phú thuộc quận Hồng Bàng. Vừa được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2013, dải trung tâm thành phố Hải Phòng được các chuyên gia quy hoạch đánh giá là dải trung tâm đẹp nhất cả nước.

Với diện tích gần 21ha, kéo dài 2,7km từ tây sang đông, dải trung tâm thành phố Hải Phòng bao gồm các công trình chính là: hồ Tam Bạc, Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố, tượng đài Nữ tướng Lê Chân, Quán hoa, Nhà hát thành phố, Nhà Kèn và khu vực vườn hoa. Đây là trục không gian đẹp và cũng là không gian cây xanh quan trọng nhất của thành phố, đóng vai trò là “lá phổi xanh” điều hòa khí hậu của thành phố, có giá trị về lịch sử, văn hóa và môi trường.


Hồ Tam Bạc  - điểm nhấn của dải trung tâm thành phố

Điểm nhấn của dải trung tâm thành phố chính là hồ Tam Bạc. Hồ này xưa kia là lạch Liêm Khê thuộc địa phận làng An Biên cũ, (nay là thành phố Hải Phòng), nhánh nối sông Tam Bạc với sông Cấm (cổng chính cảng Hải Phòng). Năm 1885, người Pháp mở rộng, nắn thẳng lạch Liêm Khê thành một con kênh ngăn khu vực người Tây và người Việt dài 2.800m, rộng 74m, sâu 7m, khối lượng đào đắp tới 1.760.000m3. Năm 1925, người Pháp lại lấp đi một phần sông từ cảng Hải Phòng đến Nhà triển lãm ngày nay; đoạn còn lại nhân dân gọi nôm na là sông Lấp. Năm 1985, nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Hải Phòng, sông Lấp cũng tròn 100 tuổi (1885-1985), thành phố làm mới hồ này bằng cách đắp đập Tam Kỳ, ngăn sông Tam Bạc nối đường Trần Nguyên Hãn với đường Quang Trung và đặt tên là hồ Tam Bạc.


Hai bên hồ rợp bóng mát bởi những hàng cây

Hồ Tam Bạc có độ sâu 3m, diện tích mặt hồ khoảng 4,82ha. Toàn bộ hành lang vỉa hè được lát đá granit phối màu sinh động, tạo hình khối đẹp với hệ thống ghế đá được bố trí hợp lý với những hàng cây rợp bóng mát, là nơi để người dân và du khách dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm cảnh hồ. Khi màn đêm buông xuống, hồ Tam Bạc trở nên lung linh, huyền ảo bởi hệ thống điện chiếu sáng được bài trí đối xứng trên hè đường dọc hai bên hồ.

Đi hết hồ Tam Bạc, du khách sẽ tới Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố. Trước kia, khu vực nhà triển lãm là một phần của vườn hoa Dibutti cũ (nhân dân quen gọi là vườn hoa Đưa Người). Ngày nay, đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá và trưng bày các tác phẩm nghệ thuật.


Tượng đài nữ tướng Lê Chân - một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng

Ngay cạnh Trung tâm Mỹ thuật và Triển lãm thành phố là vườn hoa Lê Chân, nơi đặt tượng đài nữ tướng Lê Chân– vị tướng tài ba trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ 1 (40 - 43) – người đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của Tp. Hải Phòng ngày nay. Công trình này là một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng, được khởi công xây dựng vào ngày 30/11/1999 và khánh thành ngày 31/12/2000. Tượng được đúc bằng đồng, cao 7,5m, nặng 19 tấn, sơn màu đen, đặt trên bệ đá granit phù hợp với kiến trúc cảnh quan. Trong khuôn viên vườn hoa còn có đài phun nước màu nghệ thuật được thành phố xây dựng và khánh thành vào ngày 13/5/2005 cùng với 2 đài phun nước tại khu vực quảng trường Nhà hát thành phố và vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi.


Quán hoa - nơi bày bán rất nhiều loài hoa với sắc màu rực rỡ

Tiếp tục rảo bước trên dải trung tâm thành phố, du khách sẽ gặp một công trình kiến trúc mà nhìn từ xa như những “Thủy Đình”, “Quán thơ” hay “Lầu vọng nguyệt”… của kiến trúc cổ truyền với rất nhiều loài hoa màu sắc rực rỡ được bày bán. Đó chính là Quán hoa. Công trình này được người Pháp xây dựng vào năm 1944, bao gồm 5 quán hoa nằm trên một trục thẳng với diện tích 300m²; mỗi quán cách nhau 6m, có diện tích rộng khoảng 20m², cao gần 4m. Quán được thiết kế bởi 4 cột gỗ lim tạo nên thế cân đối; hệ thống kèo là sự đơn giản của lối “chồng rường”; 4 mái lợp ngói vẩy rồng với bờ nóc có hình hoa chanh 4 cánh toả ra 4 phía; bờ dải chạy từ nóc xuống tạo thành một góc nhọn vươn lên cao, cong vút. Đây là điểm đến hấp dẫn đối với những ai yêu hoa và muốn thưởng lãm cái đẹp.


Quảng trường Nhà hát thành phố là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng

Nằm trên phố Hoàng Văn Thụ, ngay cạnh Quán hoa là Nhà hát thành phố. Đây được coi là khu vực trung tâm, nơi tổ chức các sự kiện quan trọng và cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật của thành phố. Nhà hát được người Pháp xây dựng vào năm 1904 trên nền một khu chợ cũ của làng cổ An Biên và được hoàn thành vào năm 1912, theo nguyên mẫu nhà hát Paris và được mô phỏng theo kiến trúc các nhà hát của Pháp thời trung cổ với phong cách Baroque. Nhà hát cao 2 tầng, có 100 cửa ra vào và cửa sổ, có hành lang, tiền sảnh, phòng gương, phòng gửi đồ, căng tin và một sân khấu chính với khán trường 400 ghế ngồi. Trần khán trường hình vòm, có trang trí lẵng hoa và ghi tên các văn nghệ sĩ nổi tiếng châu Âu như: Mozard, Betthoven, Moliere... Phía trên sân khấu có đặt tượng hình thần âm nhạc - vị thần bảo hộ cho các nghệ sĩ. Tầng 2 của nhà hát có các cửa hình mái vòm theo phong cách Gothic. Bên ngoài nhà hát có quảng trường rộng, trước mặt là vườn hoa, đài phun nước nghệ thuật.


Nhà Kèn (nguồn ảnh: haiphong.gov.vn)

Một trong những công trình kiến trúc làm nên bản sắc riêng độc đáo của dải trung tâm thành phố chính là Nhà Kèn do người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Nhà có 8 mái, lợp tôn dày và có vườn hoa nhỏ bao quanh tạo ra khuôn viên thoáng đãng, thanh bình. Ban đầu, người Pháp sử dụng Nhà Kèn làm nơi cho quân lính tập chơi kèn. Sau này, thành phố Hải Phòng đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, âm nhạc tại đây, thu hút đông đảo người dân thành phố nói chung và giới âm nhạc nói riêng. Nhiều nhạc sĩ tên tuổi của nền tân nhạc Việt Nam xem Nhà Kèn là nơi sinh hoạt văn hóa và giao lưu âm nhạc.


Đài phun nước trong vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi

Đặc biệt, nằm xen kẽ giữa các công trình kiến trúc nghệ thuật trên dải trung tâm thành phố là hệ thống các vườn hoa được đầu tư khá đồng bộ và trang trí đẹp mắt như vườn hoa Lê Chân, An Biên, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du và Kim Đồng. Tại đây, hàng trăm cây phượng vĩ được trồng bổ sung làm nổi bật hình ảnh hoa phượng – biểu tượng của thành phố Hải Phòng. Bên cạnh đó, hệ thống đèn chiếu sáng được lắp đặt và bố trí hài hòa cũng làm tăng tính thẩm mỹ của cây xanh, thảm cỏ khi đêm xuống. Trong khuôn viên một số vườn hoa còn có đài phun nước màu nghệ thuật và khu trò chơi dành cho thiếu nhi. Đây chính là nơi vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe được người dân thành phố rất ưa thích.

Dải trung tâm thành phố luôn là niềm tự hào của người dân thành phố Cảng và là điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ qua của du khách khi đến với Hải Phòng.

30 tháng 4 2018

Cảm ơn bạn . Nhưng mình thi xong rồi . 

26 tháng 8 2017

Có (998 - 98)/2= 450 số chẵn có 3 chữ số

26 tháng 8 2017

Theo mình ( nhưng ko pik có đúng ko )

       998 - 100 :2 + 1 = 447 ( số )

Nếu ai thấy đúng thì đúng hộ mk

30 tháng 10 2016

Nội dung bài thơ Bạn đến chơi nhà :

Bài thơ lập ý bằng cách cố dựng lên 1 tình huống khó xử . Để rồi hạ 1 câu kết : " Bác đến chơi đây ta với ta " nhưng trong đó là 1 giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bn đậm đà , thắm thiết .

30 tháng 10 2016

Nội dung của bài bạn đến chơi nhà: Bài thơ gửi đến chúng ta thông điệp về tình bạn, tình bạn cốt ở tấm lòng chân thành, thắm thiết là đáng quý, đáng trân trọng đồng thơi nhà thơ muốn nói với tất cả mọi người rằng: '' Tình người quý hơn của cải''

25 tháng 12 2019

lớp mấy

25 tháng 12 2019

HÃY CỐ GẮNG LÊN!!!!!!!!!!!!!

THI CHO TỐT GDCD 6 VÀO!!!!!!!!

TUI ỦNG HỘ!!!!!!!

VÌ TUI LỚP 6!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

12 tháng 11 2016

Từ khi chào đời,cất tiếng khóc đầu tiên, mỗi chúng ta đều được vòng tay âu yếm cử cha mẹ che chở cho đến khi trưởng thành.Đối với tôi, gia đình là trên hết. Cha mẹ luôn quan tâm,chăm sóc và bảo vệ tôi. Nhưng có lẽ người luôn giành tình cảm cho tôi nhiều nhất mài chỉ có một.Đó là người mẹ kính yêu của tôi.

"Đêm nay con ngủ giấc tròn​
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"​


Trong cuộc đời này,có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ,được nghe tiếng ru ầu ơ ngọt ngào có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên

Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …

Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.

Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời.

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.

 
12 tháng 11 2016

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời , vì nuôi dưỡng chị em em? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Mẹ em có sở thích rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Mẹ em đẹp lắm! Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.


Nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.

Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà… thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.

Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Người mẹ kính yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.

“Mẹ như biển cả mênh mông
Con luôn ghi nhớ công ơn của người”.