K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ơn thầy nghĩa nặng

Em sẽ khắc ghi

Ở sâu trong lòng

Mãi cốt ghi tâm.

Nhờ công dưỡng dục

Em mới thành tài

Giờ đây phát đạt

Một công của thầy.

Mong sao thầy sống

Thật lâu thật lâu

Nuôi từng trò nhỏ

Tiến bước tới trường.

16 tháng 3 2018

Ngoài trời gió thu lạnh

Ngày tựu trường đến rồi

Bỗng học trò xưa cũ

Lại được gặp lại cô

Cô bây giờ rất khác

Cả mái tóc, làn da

Tóc cô giờ đã bạc

Da cũng có nếp nhăn

Nhưng vẫn đôi mắt ấy

Đôi mắt sáng, dịu dàng

Nhìn em thật trìu mến

Như năm tháng ngày xưa

Ngày mà em còn bé

Bỡ ngỡ và không quen

Với mái trường lạ lẫm

Chính cô đã giúp em

Giúp em học tập tốt

Giúp em làm điều hay

Dạy em điều lẽ phải

Dạy em cách làm người

Bây giờ em khôn lớn

Trở thành một học sinh

Ngoan ngoãn và chăm chỉ

Được nhiều thầy cô khen

Tất cả nhờ cô đấy

Cô giáo cũ của em

Người mà em kính trọng

Nhất trên cuộc đời này

12 tháng 10 2023

Tham Khảo:

1.Bụi Phấn

Thầy con giờ đã già rồi

Mắt mờ, chân yếu, da mồi còn đâu

Phấn rơi bạc cả mái đầu

Đưa con qua những bể dâu cuộc đời

Mỗi khi bụi phấn rơi rơi

Thầy gieo mầm hạt những lời yêu thương

Cho con vững bước nẻo đường

Hành trang kiến thức, tình thương của thầy

Biết bao vất vả, đắng cay

Gạo tiền, cơm áo, vòng quay cuộc đời

Nhưng tâm thầy mãi sáng ngời

Dựng xây sự nghiệp trồng người thanh cao!

Trọn đời con mãi tự hào

Cúi đầu cung kính... thương sao dáng thầy

Dẫu đời xuôi, ngược đó đây

Tim con ghi khắc lời thầy khi xưa

Khuya rồi thầy đã ngủ chưa?

Ngàn bông hoa thắm kính thưa ... dâng thầy

Cho con cuộc sống hôm nay

Mừng ngày Nhà Giáo ơn thầy chẳng quên!

Hoài Thương

***

2.Nghe thầy đọc thơ

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm như tiếng của bà năm xưa

Nghe trăng thuở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát mẹ cười

Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…

Trần Đăng Khoa

***

3.Thầy và chuyến đò xưa

Lặng xuôi năm tháng êm trôi

Con đò kể chuyện một thời rất xưa

Rằng người chèo chống đón đưa

Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều

Bay lên tựa những cánh diều

Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên

Rời xa bến nước quên tên

Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười

Giọt sương rơi mặn bên đời

Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông

Mắt thầy mòn mỏi xa trông

Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian...

Nguyễn Quốc Đạt

***

4.Xin lỗi các em

Tôi đâu phải người làm nông

Cày xong đánh giấc say nồng một hơi

Chuông reo tan buổi dạy rồi

Còn nghe ray rứt nỗi đời chưa yên.

Trách mình đứng trước các em

Dửng dưng cả tiếng hồn nhiên gọi: Thầy!

Rụng dần theo bụi phấn bay

Ước mơ một thuở căng đầy tuổi xanh

Dẫu là lời giảng của mình

Cơn ho chợt đến vô tình cắt ngang

Dẫu là tiết học vừa tan

Bước qua cửa lớp đôi lần hụt hơi!

Hiểu dùm tôi các em ơi

Giấu bao ám ảnh khôn nguôi từng giờ

Cảnh đời chộn rộn bán mua

Áo cơm nào dễ chi đùa với ai.

Vờ quên cuộc sống bên ngoài

Nhiều điều xa lạ nói hoài riết quen

Dở hay, yêu ghét, trắng đen

Còn bao sự thật đã nhìn thẳng đâu

Ai còn dằn vặt đêm sâu

Trong từng sợi tóc bạc màu truân chuyên

Thật lòng tạ lỗi các em

Hiểu ra khi đã lớn lên mai này!

Trần Ngọc Hưởng

***

5.Lời ru của thầy

Mỗi nghề có một lời ru

Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này

Lời ru của gió màu mây

Con sông của mẹ đường cày của cha

Bắt đầu cái tuổi lên ba

Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em

Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm

Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!

Thầy không ru đủ nghìn câu

Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời

Tuổi thơ em có một thời

Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm

Như ru ánh lửa trong hồn

Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây

Thầy ru hết cả mê say

Mong cho trọn ước mơ đầy của em.

Mẹ ru em ngủ tròn đêm

Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày

Trong em hạt chữ xếp dày

Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm

Từ trong vòm mát ngôi trường

Xin lời ru được dẫn đường em đi

(Con đường thầy ngỡ đôi khi

Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)

Hẳn là thầy cũng già thôi

Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em

Thì dù phấn trắng bảng đen

Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình

Đoàn Vị Thượng

***

6.Tấm Lòng Thầy Cô

Lòng thầy nhân hậu thanh cao

Bảng đen phấn trắng xiết bao nghĩa tình

Thương tà áo trắng xinh xinh

Học trò tinh nghịch ánh nhìn thơ ngây

Cho dù vất vả đắng cay

Đứng trên bục giảng vẫn say với nghề

Đâu cần hứa hẹn tuyên thề

Trái tim son đỏ đêm về trở trăn

Quyết tâm vượt mọi khó khăn

Cho thuyền cập bến an toàn ai ơi

Các em đi bốn phương trời

Dõi theo bạc tóc gởi lời yêu thương

Phan Hạnh

***

7.Suy nghĩ về ngày 20.11

Mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

"Tôn sư trọng đạo" trò nào dám quên

Thầy cô như cha mẹ hiền

Ươm mầm nhân cách con em nên người

Rưng rưng khóe mắt ai ơi

Thương thầy cô giáo những nơi bản làng

Nơi có con suối vắt ngang

Núi cao, rừng rậm ai màng... viếng thăm

Nơi mà cuộc sống khó khăn

Miếng ăn chưa đủ "đi thăm" bằng gì

Thành phố quà bánh thiếu chi

Hoa tươi, quà tặng, phong bì đâu lo

Thôn quê khổ lũ học trò

Thương thầy cô lắm nhưng lo thế nào

Phụ huynh áy náy, nôn nao

Gia cảnh là vậy, quà nào được đây

Thầy cô trong những ngày này

Lại đi thăm hỏi đó đây từng nhà

Động viên, an ủi mẹ cha

Cho con đi học để mà lớn khôn

Nhà giáo - kỹ sư tâm hồn

Nhưng sao gian khó còn hơn làm ngoài

So bì có đúng, có sai

Thực tế là vậy mấy ai tỏ tường

Vài lời nhân Lễ Hiến chương

Tôn vinh nhà giáo, chặng đường chông gai

Tri ân tất cả những ai

Ngày đêm nuôi dưỡng nhân tài mai sau

Dằn lòng xin nói thêm câu

Biết bao nhà giáo vùng sâu đang nghèo

Xa quê, hoàn cảnh gieo neo

Ai ơi hãy nghĩ một điều quan tâm

Nguyễn Thành Công

***

8.Nhớ công ơn thầy

Làm sao quên được ơn thầy

Công người dạy dỗ có ngày hôm nay

Nét đầu thầy phải cầm tay

Rèn con chữ viết mới ngay thẳng hàng

Nhớ thầy nhớ chiếc đò ngang

Tay thầy chèo chống đưa sang bao người

Nhọc nhằn gian khổ vẫn vui

Vì đàn em nhỏ vì đời mai sau

Từng đoàn nối tiếp kề nhau

Dựng xây đất nước sớm mau bằng người

Non sông hùng vĩ đẹp tươi

Có công thầy đã tô bồi ngày qua

Nguyễn Văn Chiểu

***

9.Chuyến đò tri thức

Tôi về thăm mái trường xưa

Bao nhiêu kỷ niệm như vừa mới đây

Pha sương mái tóc cô thầy

Bảng đen phấn trắng... còn đây căn phòng

Con đò neo đậu bến sông

Đưa đàn em nhỏ ấm nồng yêu thương

Bằng lăng tím rụng cuối đường

Phượng buồn nỗi nhớ vấn vương níu hè

Ríu ran chim hót cành me

Cánh diều mơ ước ta về tuổi thơ

Bên trang giáo án từng giờ

Lặng thầm thầy vẫn đưa đò qua sông

Ngoài sân vương sợi nắng hồng

Chuyến đò tri thức mênh mông tình thầy.

Bằng Lăng Tím

***

10.Lời tri ân

Người thầy áo bạc sờn vai

Vẫn đưa thuyền đến tương lai vững vàng

Tình thầy con mãi nặng mang

Dù xa cách vẫn nồng nàn trong tim

Dù bao dâu bể nổi chìm

Thầy gò vai gánh chữ thêm cho đời

Đêm trường giấc ngủ chơi vơi

Ngày xiêu bóng nắng bời bời gió bay

Trường xưa in đậm dấu giày

Cỏ ơi nâng nhẹ thân gầy thầy tôi

Từng trò từng lớp xa xôi

Rừng hoang loang tím dáng ngôi trường nghèo

Đôi dòng ngăn cách trông theo

Còn đây chút phận bọt bèo nổi trôi

Chiều rơi nắng đã tắt rồi

Bên dòng suối ngọt bồi hồi nhớ nhung

Thái Yên Sa

Thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là hình thức lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.Ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong (thất ngôn cổ thể), đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc...
Đọc tiếp

Thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là hình thức lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.

Ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong (thất ngôn cổ thể), đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc thuộc, hình thức thơ này đã du nhập vào Việt Nam, được các nhà thơ cổ điển Việt Nam ưa chuộng, tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan... Sau năm 1930, các nhà thơ hiện đại, nhất là các nhà thơ thuộc trào lưu thơ mới đã làm một cuộc cách mạng về thi ca, phá bỏ những hình thức niêm luật cứng nhắc của thơ cũ nhưng thể thơ thất ngôn bát cú vẫn được sử dụng. Tuy nhiên ngoài một số ít tác phẩm được viết theo thể thất ngôn bát cú, thơ bảy chữ hiện đại đã có sự thay đổi: gồm nhiều thể thơ nối tiếp nhau, cách gieo vần, niêm luật linh hoạt hơn, hình thức này đã tạo ra những tác phẩm dài hơi, tiêu biểu là bản trường ca "Theo chân Bác" của nhà thơ Tố Hữu.

Muốn làm thằng cuộiThể thơ thất ngôn bát cú có bố cục bốn phần, mỗi phần ứng với hai câu đảm nhận nhưng nhiệm vụ cụ thể. Hai câu đề giới thiệu về thời gian, ko gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khải quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao. Ở một số trường hợp, phần thực và luận có chung nhiệm vụ vừa tả thực vừa luận, ví dụ như hai câu thực và luận trong bài "Muốn làm thằng cuội của " của Tản Đà:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,

Trần thế em nay chán nửa rồi!

Luật bằng trắc là 1 trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhịp điệu thơ bảy chữ, nó còn gọi là luật về sự phối thanh giữa các tiếng trong từng câu và các câu trong từng khổ, từng bài. Thanh bàng là thanh huyền và thanh ngang, thanh trắc là thanh hỏi, sắc, ngã, nặng. Trong mỗi câu thơ, sự phổi thanh được qui định khá chặt chẽ theo quan điểm "Nhất tam ngũ bất luận" (Các tiếng 1, 3, 5 không xét tới) và "Nhị tứ lục phân minh" (Các tiếng 2, 4, 6 qui đinh rõ ràng). Quan hệ bằng trắc giữa các câu cũng được qui định chặt chẽ. Nếu dòng trên là bằng mà ứng với dòng dưới là trắc thì gọi là đối, ứng với dòng dưới cũng là bằng hoặc ngược lại thì gọi là niêm với nhau. Trong thơ thất ngôn bát cú, quan hệ bằng trắc giữa các các câu trong mỗi phần đề, thực, luận, kết phải đối nhau; còn 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 phải niêm với nhau. Theo quan điểm, ta có thể thấy rõ sự qui định nghiêm ngặt về niêm, luật trong thơ thất ngôn bát cú. Chỉ cần dựa vào tiếng thứ hai của câu mở đầu, ta có thể biết bài được viết theo luật bằng hay trắc, ví dụ:.... Tuy nhiên, trong thơ hiện đại không đòi hỏi niêm luật này.

Vần là một bộ phận của tiếng không kể thanh và phụ âm đầu (nếu có). Sự phối vần là một trong những nguyên tắc của sáng tác thơ, những tiếng có bộ phận vần giống nhau gọi là hiệp vần với nhau. Khác với thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú gieo vần chân, vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

Ngoài ra, nhịp thơ cũng là một ytố quan trọng làm nên nhạc điệu thơ. Cách ngắt nhịp trong thơ ko đơn giản là tạo sự ngừng nghỉ trong quá trình đọc mà quan trọng hơn, nó góp phần thể hiện nội dung, ý nghĩa cần biểu đạt. Trong thể loại thơ này, ta có thể ngắt nhịp bốn- ba hoặc ba- bốn nhiều hơn, thông dụng hơn. Tuy nhiên, trong một số tác phẩm, tác giả đã thay đổi cách ngắt nhịp thông thương nhằm phục vụ một ý đồ nghệ thuật nhất định. Ta lấy ví dụ ở bài " Muốn làm thằng cuội " của Tản Đà:

Có bầu có bạn, cùng tri kỷ

Cùng gió cùng mây, thế mới vui.

Cách ngắt nhịp 2/2/3 đã phần nào cho ta thấy được sự heo hắt của cảnh vật cùng sự cô đơn, buồn tủi của con người.

Thất ngôn bát cú Đường luật đẹp về sự hài hòa, cân đối, cổ điển với âm thanh trầm bổng, nhịp nhàng, hình ảnh gợi tả, tình ý sâu xa. Dù vậy, nó lại bị gò bó vì nhiều ràng buộc và niêm luật chặt chẽ nên giờ đây rất khó có thể tìm được một bài thơ mới được viết đúng theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

Dù có những hạn chế như vậy nhưng có thể, không có nhà thơ nổi tiếng nào là chưa một lần làm thơ bảy chữ. Thất ngôn bát cú có một chỗ đứng quan trọng trong thơ Việt Nam, nó là minh chứng cho cả một thời đại các nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ đã đi vào lịch sử văn học trữ tình.

0
25 tháng 9 2023

Một bài mà mình đã làm trong cuộc thi bài văn số 286.

Hỡi những người trên muôn nẻo đường,
Hãy dựng tâm hồn, vì môi trường thương.
Bước đi cùng nhau, tay trong tay,
Bảo vệ hành tinh, chúng ta yêu quý.

Ngọn nến cháy sáng, làn khói bay lên,
Đất trời xanh biếc, còn mãi tươi mềm.
Lòng yêu thương đủ, để chăm sóc,
Rừng rậm, biển xanh, núi non hiền hòa.

Từng giọt nước mắt, từng hơi thở bay,
Quý giá như vàng, trân trọng không phai.
Hãy dừng lại suy nghĩ, hành động ngay,
Trái tim hân hoan, hòa vào tiếng chim hót.

Sống hài hòa, trong tự nhiên xanh,
Hoa vàng khoe sắc, cỏ xanh thơm mát.
Cây xanh che bóng, tạo bầu không khí,
Cho con cháu sau, thế hệ tươi sáng.

Loài chim hót vang, loài cá bơi lội,
Loài hoa khoe sắc, loài cây xanh tươi.
Chúng ta cùng nhau, bảo vệ môi trường,
Cho đời thêm xanh, cho tương lai rạng ngời.

Hãy giảm rác thải, tái chế và tiết kiệm,
Sử dụng năng lượng sạch, để trái tim biết mến.
Trồng cây bên hè, giữ ý thức sống,
Chúng ta cùng nhau, xây dựng tương lai trong.

Bảo vệ môi trường, không chỉ là việc của một người,
Mà là nhiệm vụ toàn cầu, từng hạt bụi.
Hãy đứng lên bảo vệ, vì môi trường xanh,
Để con cháu sau, được sống trong tình yêu và an lành.

25 tháng 9 2023

Bài thơ 1 tham khảo : Dưới trăng sáng, gió nhẹ lay, Hồn thi sĩ, mơ màng say bài thơ. Ngàn sao trên, khắp trời cao, Như ngọc lấp lánh, rọi vào lòng người.

Bài thơ 2 tham khảo : Trên con đường, lá rơi rơi, Nhớ quê hương, lòng càng côi cút. Bên hiên nhà, tiếng dế muôn trùng, Đêm tĩnh lặng, chỉ còn tiếng lòng.

Bài thơ 3 tham khảo : Thơ tự do, tự tâm hồn, Bốn phương trời, nét văn chương độc đáo. Từng chữ tình, từng chữ thương nhớ, Gửi vào gió, bay đi muôn nơi.

13 tháng 9 2023

Yêu cầu của việc tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ: Khi tập làm thơ, cần chú ý xác định rõ đề tài (viết về ai, về điều gì) và cảm xúc, suy nghĩ,... của bản thân về điều mình định viết; chú ý đảm bảo số chữ trong mỗi dòng thơ và cách gieo vần của bài thơ đã nêu trong phần Kiến thức ngữ văn.

Tác dụng của việc tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ là giúp học sinh hiểu hơn và nắm bắt được các bước cơ bản làm thơ.

 
13 tháng 9 2023

Yêu cầu của việc tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ: Khi tập làm thơ, cần chú ý xác định rõ đề tài (viết về ai, về điều gì) và cảm xúc, suy nghĩ,... của bản thân về điều mình định viết; chú ý đảm bảo số chữ trong mỗi dòng thơ và cách gieo vần của bài thơ đã nêu trong phần Kiến thức ngữ văn.

Tác dụng của việc tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ là giúp học sinh hiểu hơn và nắm bắt được các bước cơ bản làm thơ.

       Bánh trôi nước

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

1 tháng 1 2019

Bạn tham khảo ạ ((:

1. Vào Xuân 
Nắng ban mai reo rắc cung đàn 
Tiếng nẩy chồi vườn lộc kết xuân 
Em có nghe lòng đang rạo rực 
Cánh môi trần mộng đỏ cười duyên. (-st: Ánh Hạ) 

2. Sầu Tím 
Chiều Mây hỏi Núi có buồn không? 
Về xa mấy dặm nhớ mênh mông 
Vầng Trăng một bóng Người đâu biết 
Có kẻ chiều nay bước theo chồng. 

Ta chúc em rượu nhạt lời không 
Vườn thưa đâu ngõ cánh thiệp hồng 
Bên nhau hai đứa thầm ghi khắc 
Nay về Tên ấy bỏ đầu Đông.. (st: Ánh Hạ) 

3. Tình Yêu-Toán Học 
Tìm giả thuyết khi tình Bội Số 
Mang Đạo Hàm vào ngõ tìm em 
Giải Tích Phân đi về xóm cũ 
Chứng Minh Rằng:bài toán tình yêu. 

Tìm Căn Thức tình em bỏ lại 
Nghiệm Chia Hai khoảnh khắc nụ cười 
Và Ý Nghĩa Phương Trình độc thoại 
Xa người!Định Lý Đảo tim tôi. 

Tìm lời thể như tìm Ẩn Số 
Tựa Cos-Sin chắn ẩn hai người 
Tag-Cotag không về chung ngõ 
Em hững hờ Vô Nghiệm tình tôi..(st:Ánh Hạ) 

PP/ss: Nguồn: Mạng Oppa

22 tháng 12 2016

Thu Hà Nội

Thu lại trở về bên Hà Nội

Về lại ấm áp thổi nồi xôi

Nhớ bóng mẹ già đơn chăn gối

Bên chõng tre xưa chiếc giường tồi.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!

22 tháng 12 2016

 

Tôi thấy người ta có bảo rằng:

Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!

Cung trăng thằng Cuội lên trên ở

Nói dối coi chừng rụng hết răng!

15 tháng 12 2019

Đang vui lắm lúc lại buồn
Tại sao mãi cuốn trong guồng phù hư
Não phiền đè nặng tâm tư
Chỉ mong giây phút niệm từ để quên!

Sinh thời cha mẹ đặt tên
Mấy mươi năm lạc, trôi bên chợ đời
Đổi bao nước mắt, nụ cười
Thì ta thử hỏi kiếp người còn chi?

Gỡ dòng lệ đọng trên mi
Quơ quào hết những sân si để dành
Thử chơi một trận tan tành
Xem ta còn có mạnh lành hay chăng!

Cuối cùng ngồi lại ăn năn
Một câu niệm Phật còn lăn tăn nhiều
Vì chưng trước đã làm liều
Hỏi rằng phật có dắt dìu kẻ mê

Bây giờ nghe những khen chê
Bình chân như vại chẳng hề bận tâm
Hơn thua cũng mấy mươi năm
Sang hèn cũng ở trong trầm luân thôi

Đời ta mọi chuyện đã rồi
Cố đi cho hết kiếp người dở dang!

15 tháng 12 2019

Hỏi trong kiếp sống làm người
Ai không nếm đủ khóc cười thế gian
Này ai số kiếp lầm than
Hay ai phận bạc trái ngang nặng lòng
Này ai trôi nổi long đong
Hay ai khốn khổ lưng cong gánh sầu

Cuộc đời là những chuyến tàu
Người là thuyền trưởng đương đầu bão giông
Biển đời rộng lớn mênh mông
Buông tay ngã lái thì không đến bờ
Cuộc đời vốn rối như tơ
Làm sao khéo gỡ không vơ lụy sầu

Nhân tình thế thái muôn màu
Người ghen kẻ ghét mưu cầu lợi danh
Lòng người tốt xấu mong manh
Khi đen lúc trắng cũng nhanh đổi dời
Sống trong dâu bể cuộc đời
Lựa điều để sống lựa lời tặng nhau

Cuộc đời hai mặt trước sau
Dù là oan trái khổ đau vốn nhiều
Nhưng đời cũng đẹp bao nhiêu
Vì đời còn có muôn điều tốt tươi
Đời đẹp vì có tình người
Đời đẹp vì có nụ cười thiện lương

Bao người chia sớt tình thương
San cơm sẻ áo nhịn nhường tha nhân
Bao người đẹp đức tốt ân
Bao người cứu rỗi chúng dân đói nghèo
Căn lành nghiệp tốt vẫn gieo
Người đi từ thiện mà theo lên rừng

Người giàu đói khổ đã từng
Nay đem của cải mà mừng chúng sinh
Người đem câu kệ lời kinh
Luận vào nhân thế… Vô minh tiêu dần
Cho nên trong cõi hồng trần
Cuộc đời hai mặt… Ta cần…Tĩnh suy…!