ĐỀ SỐ 1 :
ĐỀ SỐ 2 :
ĐỀ SỐ 3 :
ĐỀ SỐ 4 :
ĐỀ SỐ 5 :
(Còn nữa)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-G/s mệnh đề 1,2 đúng.
\(\Rightarrow A+41\) có chữ số tận cùng là 2 \(\Rightarrow\)A không thể là số chính phương
\(\Rightarrow\)vô lý.
-G/s mệnh đề 2,3 đúng.
\(\Rightarrow A-48\) có chữ số tận cùng là 3 \(\Rightarrow\)A không thể là số chính phương
\(\Rightarrow\)vô lý
\(\Rightarrow\)Mệnh đề 1,3 đúng.
-Đặt \(A+41=a^2;A-48=b^2\) (a, b là các tự nhiên khác 48).
\(\Rightarrow a^2-b^2=\left(A+41\right)-\left(A-48\right)=89\)
\(\Rightarrow\left(a-b\right)\left(a+b\right)=1.89\)
-Vì a,b là các số tự nhiên, a-b<a+b và 89 là số nguyên tố.
\(\Rightarrow a-b=1;a+b=89\Rightarrow a=45;b=44\)
-Vậy A=\(45^2-41=1984\)
đuối rồi :))
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7 |
Câu 1 (4.0 điểm):
Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau:
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh- Ngữ văn 7, tập I)
Câu 2 (6.0 điểm):
Cảm nhận của em về đoạn văn sau bằng một văn bản ngắn:
“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
(Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng)
Câu 3 (10 điểm):
Trong văn bản “Lòng yêu nước” (Ngữ văn 6 – Tập 1), nhà văn I. Ê-ren-bua đã viết:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.”
Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương đất nước.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN |
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt, khi tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa trong đêm trăng sáng, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong máy tiếng quay xập xình
Theo em, ở dòng thơ thứ nhất, trong hai cách ngắt nhịp dưới đây, em chọn cách ngắt nhịp nào? Vì sao?
- Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy.
- Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cho hai câu thơ sau:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hương, Bánh trôi nước)
Hãy chỉ ra và phân tích ý nghĩa của quan hệ từ trong hai câu thơ trên.
Câu 3. (4,0 điểm)
Trong văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan, người mẹ nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Theo em, "thế giới kì diệu" đó sẽ là những gì? Hãy viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ của mình về "thế giới kì diệu" đó.
Câu 4. (10,0 điểm)
Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng vẫn tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.
Qua các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh (SGK Ngữ văn 7, tập một, NXB giáo dục), em hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO |
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2015 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Câu 1 (1,0 điểm):
Trong bài thơ Thăm lúa của Trần Hữu Thung có đoạn:
Người ta bảo không trông
Ai cũng nhủ đừng mong
Riêng em thì em nhớ
a) Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn trích trên.
b) Chỉ ra các nét nghĩa của mỗi từ trong các từ đồng nghĩa mà em tìm được.
Câu 2 (2,0 điểm):
Viết đoạn văn ngắn (khoảng mười dòng) nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa được thể hiện trong bài thơ sau:
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Câu 3 (7,0 điểm):
Có ý kiến đã nhận xét rằng:
"Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta."
Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY | ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Câu 1: (8,0 điểm)
MẸ VÀ QUẢ
Nguyễn Khoa Điềm
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả mọc rồi lại lặn
Như mặt trời khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?
a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên?
b) Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.
Câu 2. (12,0 điểm)
Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh (Sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016) đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Thanh Oai
|
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn thi: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 120 phút |
Câu 1. (2.0 điểm)
Tìm câu bị động trong đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy?
Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934. Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ một cái hương vị phương xa. Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
(Theo Hoài Thanh)
Câu 2. (4.0 điểm)
Phân tích ngắn gọn phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích sau:
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
Câu 3. (4.0 điểm)
Hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong khổ thơ sau:
[...] Ôi! Sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về ... Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...
(Tố Hữu, Theo chân Bác)
Câu 4. (10.0 điểm)
Nhà văn Pháp Ana- tôn Prăng- xơ từng nói:
Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người.
Câu nói trên giúp em cảm nhận được gì khi học hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.