K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2017
  1. Đặc điểm văn học trung đại Việt Nam

a. Lấy văn học dân gian làm nền tảng: Khi nền văn học Việt Nam mới ra đời, các tác giả đều hướng về cội nguồn, khai thác văn học dân gian, lấy văn học dân gian là cơ sở để xây dựng truyền thống cho văn học viết.

+ Nội dung: truyền thuyết, giai thoại dân gian, dã sử => Lĩnh Nam chích quái lục (Trần Thế Pháp), Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô gia văn phái), Thiền uyển tập anh ngữ lục…

+ Hình thức: thi pháp thơ ca dân gian+ mô hình thơ Đường thất ngôn tứ tuyệt => thơ song thất lục bát và lục bát; học tập ngôn ngữ văn học dân gian; sử dụng chất liệu văn học dân gian (môtíp- Nguyễn Dữ, chất trào phúng dân gian- Hồ Xuân Hương, phong vị dân ca- Nguyễn Dữ, hương vị ca dao- Nguyễn Công Trứ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, châm biếm dân gian- Hoàng Lê nhất thống chí; sử thi anh hùng- Nam triều công nghiệp diễn chí…)

b. Tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo tinh hoa từ nền tảng văn học Trung Quốc, Ấn Độ và các nước lân cận.

+ Trung Quốc:

Văn tự: Chọn chữ Hán làm công cụ sáng tác văn học

Chữ Hán văn ngông, đọc âm Hán Việt, trường từ ngữ và lối phát âm khong phụ thuộc

Sáng tạo chữ Nôm ghi âm tiếng Việt

Thể loại: Các thể văn hành chính: chiếu, cáo, hịch, biểu,… lễ nghi: văn tế, câu đối…

Văn học nghệ thuật: Việt hóa phú và thơ Đường, từ đó sáng tạo lục bát, song thất lục bát, thơ hát nói; Văn xuôi biến đổi về ND, diễn đạt

Cách biểu hiện: Hệ thống điển tích điển cố, thi liệu, văn liệu

+ Ấn Độ: Hệ tư tưởng Phật giáo

c. Gắn bó với vận mệnh đất nước, số phận con người Việt Nam:

· Buổi đầu dựng nước: Tập trung khẳng định sự trường tồn và tất thắng của người Việt

+ Chứng minh lịch sử Việt Nam có từ lâu đời, văn minh phong phú: Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái lục

+ Phản ánh cuộc đấu tranh chính nghĩa: Chống PKTQ/ Chống Pháp

+ Phản đối nội chiến: Thiên Nam liệt truyện, Nam triều công nghiệp diễn chí

+ Vẻ đẹp non sông

· Số phận con người:

+ Cảm xúc tinh tế của con người

+ Số phận, khát vọng của nhân dân

d. Không ngừng tự đổi mới để đảm nhiệm ngày càng tốt hơn trọng trách lịch sử giao phó:

+ Tiếp thu từ văn học dân gian, văn học viết: Đề tài, hình thức nghệ thuật

+ Tự đổi mới:

Nội dung: Biến đổi cách viết phù hợp với phản ánh hiện thực dân tộc

Thể loại: Sáng tạo ra thể loại mới

  1. Các giai đoạn phát triển:

a. Thế kỉ X-XIV:

· Đặc điểm lịch sử, xã hội:

+ Dân tộc vừa thoát khỏi ách thống trị ngoại bang sau gần 1000 năm nô lệ

+ Vừa phải dẹp thù trong giặc ngoài, vừa phải tái thiết đất nước

ð Nhiệm vụ của văn học: khôi phục nền văn hiến đã mất, động viên nhân dân đứng lên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

· Vai trò của giai đoạn: đặt nền móng vững chắc và toàn diện cho văn học TĐ:

+ Đặc điểm:

Văn tự: hiện tượng song ngữ

Thể loại:

Hệ thống thể loại mang tính chức năng hành chính và lễ nghi (chiếu, biểu, văn bia, văn tế…) được tiếp thu, tiêu biểu: Thiên đô chiếu, Dụ chư tì tướng hịch văn, Dục Thúy sơn Linh Tế tháp kí…

Thơ chữ Hán: thể tứ ngôn, ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn… viết theo loại tứ tuyệt, bát cú hay trường thiên, các thể ca, hành, từ khúc, từ phú

Văn xuôi tự sự: Sử kí, truyện truyền kì

Thơ Nôm đường luật: Hàn Thuyên và Trần Nhân Tông (Cư trần lạc đạo)

+ Tác phẩm nổi bật:

Quốc tộ, Nam quốc sơn hà, Thiên đô Chiếu, Dụ chư tì tướng hịch văn, Việt điện u linh tập, Thiền uyển tập anh ngữ lục

b. Thế kỉ XV-XVII: dân tộc hóa

· Văn tự:

+ Chữ Hán dùng để trước tác tất cả các thể loại văn học

+ Chữ Nôm ngày càng chuẩn hóa và hoàn thiện, làm cơ sở cho văn học Nôm phát triển.

· Thể loại:

Chữ Hán

+ Văn học chức năng hành chính, lễ nghi ngày càng phát triển: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập…

+ Văn bình sử, sử kí, từ phú, thơ ca… tăng trưởng về số lượng và chất lượng.

+ Truyện truyền kì đạt tới độ trưởng thành: Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)

Chữ Nôm: phát triển mạnh

+ Thơ Nôm đường luật: có những biệt tập với quy mô vài trăm bài: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

+ 2 thể thơ lục bát và song thất lục bát phát triển mạnh: Thiên Nam minh giám, Thiên nam ngữ lục, Tứ thời khúc vịnh

+ Truyện Nôm: hình thành và xuất hiện: Lạc Xương phân kính quốc ngữ truyện (Nguyễn Thế Nghi), truyện thơ Vương Tường, Tô Công phụng sứ

+ Vịnh, vãn: Tứ thời khúc vịnh (Hoàng Sỹ Khải), Ngọa Long cương vãn (Đào Duy Từ)

+ Phú Nôm

+ Thơ hát nói

· Tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Tri thi tập, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập
c. Thế kỉ XVIII- nửa đầu XIX:
· Đặc điểm lịch sử, xã hội:
+ Đất nước có nhiều biến cố lớn lao
+ Chế độ PK khủng hoảng trầm trọng
+ Nhà Nguyễn thống nhất đất nước
· Vai trò giai đoạn: gđ văn học cổ điển
· Văn tự: chữ Hán được Việt hóa, ngôn ngữ văn học tiếng Việt trưởng thành vượt bậc
· Thể loại:
+ Văn học chữ Hán: vẫn trên đà phát triển, mang đậm dấu ấn cá nhân
Thơ: Mang nặng suy tư trăn trở về đời
Văn xuôi tự sự:
Kí, truyền kì: đỉnh cao (Thượng kinh kí sự- Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút- Phạm Đình Hổ)
Truyện ngắn: chuyển hướng sáng tác, lấy cuộc sống làm mục đích, đối tượng
Tiểu thuyết chương hồi: học tập TQ (TQ: có độ lùi thời gian- dễ đánh giá, VN: biết ngay- nhãn quan LS) (Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí) => Phản ánh những vấn đề lớn lao của xã hội
+ Văn học Nôm: nở rộ
Thơ luật Đường: Hồ Xuân Dương, Bà Huyện Thanh Quan
Truyện Nôm: Sơ kính tân trang (Phạm Thái), Lưu Bình- Dương Lễ
Đoạn trường tân thanh
Khúc ngâm STLB: Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều)
· Chủ nghĩa nhân đạo được đề cao
d. Nửa cuối XIX:
· Đặc điểm LS-XH:
+ Phong kiến đi xuống
+ Pháp xâm lược => chủ nghĩa yêu nước lại thành chủ đạo
· Văn tự: chữ quốc ngữ ngày càng chiếm ưu thế
· Thể loại: các thể văn học Hán Nôm vẫn duy trì
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

17 tháng 12 2017

Tùy bút – một thể loại văn xuôi hiện đại trong văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc. tùy bút là những trang văn xuôi ở đó nhà văn tùy theo ngòi bút mà đưa đẩy - lâu nay đã được nhiều người yên tâm thừa nhận. Ngay cả Nguyễn Tuân - nhà văn sáng tác tùy bút hàng đầu của Việt Nam - cũng có lần thừa nhận: “Nguyên tắc quan trọng nhất của tùy bút là không có nguyên tắc gì cả”. Cách hiểu này đặt cơ sở trên một nét đặc trưng nghệ thuật của thể tùy bút là luôn coi trọng và phát huy tối đa cảm xúc, quan điểm chủ quan ở người nghệ sĩ. Tuy nhiên, những điểm bất cập và chưa thỏa đáng cũng nảy sinh từ chính sự giản đơn ấy.

Tùy bút là một từ Hán Việt, TÙY là tùy ý, BÚT là cây viết, tùy bút là viết tùy thích theo ý của mình, không có chủ đề gì cả, thường là miêu tả cảm xúc của tác giả về vấn đề gì đó.

c. Đặc điểm chung nhất của tư duy nghệ thuật thơ Đường là tư duy quan hệ, nói cách khác nó theo đúng biện chứng nghệ thuật. Điều này có nguồn gốc sâu xa là sự phát triển đến độ chín muồi của tư duy Trung Quốc ở thời đại hoàng kim của xã hội phong kiến (nhà Đường). Ở đó có sự hội nhập của ba dòng tư tưởng, ba kiểu tư duy tiêu biểu của phương Đông là Nho, Phật, Lão. Sự hội nhập này là một quá trình biện chứng. Nó dung hội ưu điểm của ba dòng tư tưởng: tính thực tiễn và duy lý của Nho gia, tính chất huyền diệu, vô vi của Đạo gia, tính chất từ bi và siêu thế của Phật giáo; đồng thời nó cũng chế ước lẫn nhau, không có một kiểu tư duy nào độc chiếm ưu thế (mặc dù Nho được ủng hộ bởi triều đình), khiến cho tư duy Trung Quốc thời này đã đạt được một sự quân bình. Nó hướng tới cái cao siêu nhưng không hề viển vông, nó hợp lý và thực tiễn nhưng không dung tục tầm thường; Nó tìm được sự dung hoà trong những quan hệ thống nhất, tương giao để đạt đến sự hoà diệu. Vì thế nó 'bất bình' khi sự hoà diệu bị phá vỡ và ứng xử bằng cách vạch trần, tố cáo những quan hệ đối lập, bất công trong xã hội.

Câu 2:

 Giống : 
Ca dao tục ngữ đều là những câu nói do người đời lưu truyền lại ,tán tụng trong nhân gian .Là bài học,lời dạy ,kinh nghiệm sống ,kinh nghiệm tìm hiểu cachiện tượng thiên nhiên thời tiếtkhi hậu mùa màng 
Khác : 
Ca dao thì có vần có điệu ,rườm rà hơn ,trữ tình hơn 
Tục nmgữ thì không nhất thiết phải có vần có điệu mà tục ngữ ngắn gọn,xúc tích và không có tính rườm rà hay mang tính chất kể nể như ca dao .

4 tháng 5 2021

Sự nóng chảy 
+ Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng.
+ Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định .Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. 
+ Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau
+ Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

 Sự đông đặc
+Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. 
+ Phần lớn các chất đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ đông đặc.
+ Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau
+ Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

Sự bay hơi 
+ Sự bay hơi là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.
+ Khi nhiệt độ tăng thì sự bay hơi xảy ra nhanh hơn. 

 Sự ngưng tụ
+ Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
+ Khi nhiệt độ giảm thì sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn. 

 Sự sôi
+ Sự sôi là sự bay hơi xảy ra ở trong lòng chất lỏng.
+ Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
+ Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của vật không thay đổi.

15 tháng 3 2022

tham khảo :))

Câu 1 :

Đặc điểm giống nhau giữa cấu tạo của rễ và thân non

   - Giống nhau :

      + có cấu tạo bằng tế bào

      + gồm các bộ phận : vỏ ( biểu bì, thịt vỏ) ; trụ giữa ( bó mạch và ruột)

   - Điểm khác nhau :

      + biểu bì có lông hút (miền hút của rễ)

      + rễ : bó mạch gỗ và bó mạch rây xếp xen kẽ

      + thân : một vòng bó mạch (mạch gỗ ở trong, mạch rây ở ngoài)

Câu 2 :

   Thân to ra do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ

Câu 3:

Đề kiểm tra Sinh học 6 có đáp án

   - Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài gồm những tế bào mạch gỗ, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng

   - Ròng là lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc hơn rác, nằm phía trong, gồm những tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ cây

Câu 4:

Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:

   - Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước

   - Các loại cỏ thấp những lại có rễ rất dài để đâm sâu xuống đất hút nước ngầm

   - Các loại cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước

Câu 5:

   Cây chuối mọc trên đất chỉ là thân giả, gồm những bẹ lá tạo thành. Thân cây thật sự là thân ngầm mọc dưới đất mà ta quen gọi là củ chuối. Củ chuối mọc ra những cây chuối non tạo thành bụi chuối

1/

 Giống nhau :

      + có cấu tạo bằng tế bào

      + gồm các bộ phận : vỏ  ; trụ giữa 

   - Điểm khác nhau :

      + biểu bì có lông hút 

      + rễ : bó mạch gỗ và bó mạch rây xếp xen kẽ

      + thân : một vòng bó mạch

2/do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh

3/ rác là chất thải hoặc phế liệu, dư lượng hoặc vật liệu không mong muốn hoặc vô dụng

ròng là khoản tiền còn lại sau khi thanh toán chi phí 

4/ Xương rồng: thân mọng nước để trữ nước  

 Cỏ thấp: rễ rất dài và nhiều để tìm nguồn nước

5/Thân cây thật sự là thân ngầm mọc dưới đất mà ta quen gọi là củ chuối. Củ chuối mọc ra những cây chuối non tạo thành bụi chuối

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ INĂM HỌC: 2021-2022I. Phần văn:1.  Nắm được đặc điểm  thể loại của các tác phẩm trữ  tình  đã học, cụ thể là:+ Đặc điểm ca dao, dân ca Việt Nam.+ Đặc điểm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.+ Đặc điểm thể tùy bút.Để nắm được những đặc điểm trên, học sinh chú ý đọc kĩ chú thích* sau văn bản đầu tiên của mỗi thể loại: chú thích ca da dao, dân ca...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2021-2022
I. Phần văn:
1.  Nắm được đặc điểm  thể loại của các tác phẩm trữ  tình  đã học, cụ thể là:
+ Đặc điểm ca dao, dân ca Việt Nam.
+ Đặc điểm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
+ Đặc điểm thể tùy bút.
Để nắm được những đặc điểm trên, học sinh chú ý đọc kĩ chú thích* sau văn bản đầu tiên của mỗi thể loại: chú thích ca da dao, dân ca (trang 35/sgk); chú thích về thơ trung đại (trang 63/sgk); chú thích về tùy bút (trang 161/sgk)
2.  Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình đã học:
+ Những câu hát về tình cảm gia đình ca ngợi công ơn sinh thành và nuôi dưỡng to lớn của cha mẹ
+ Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người ca ngợi những danh lam thắng cảnh, những vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc..
+ Những câu hát than thân bộc lộ những nỗi lòng tê tái, nỗi khố khổ, đắng cay, tủi nhục của người lao động trong xã hội phong kiến.
 + Những câu hát châm biếm phê phán, chế giễu những thói hư tật xấu trong đời sống cộng đồng và gia đình bằng nghệ thuật trào lộng dân gian giản dị mà sâu sắc.
+ Tinh thần yêu nước, chống xâm lăng, lòng tự hào dân tộc qua các bài thơ: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh.
+ Tình cảm nhân đạo được thể hiện ở tiếng lòng xót xa cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Bánh trôi nước; hay tâm trạng ngậm ngì da diết nhớ quê của bà Huyện Thanh Quan : Qua Đèo Ngang; hay tình bạn đẹp vượt lên trên lễ nghi và vật chất của Nguyễn Khuyến: Ban đến chơi nhà.
+ Hai tác giả thơ Đường là Lí Bạch và Hạ Tri Chương với hai bài thơ ca ngợi về lòng yêu quê tha thiết: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh;  Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
+ Các bài thơ trữ tình hiện đại như: Cảnh khuya; Rằm tháng giêng; Tiếng gà trưa bên cạnh những bài tùy bút giàu chất thơ: Một thứ quà của lúa non; Mùa xuân của tôi; Sài Gòn tôi yêu. Tuy mỗi bài mỗi vẻ nhưng đều nói về  tình yêu quê hương, đất nước; yêu cuộc sống bình thường, gian mà rất đỗi diệu kì.
3. Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm thể loại của các tác phẩm  đã học. Từ đó có thể phân biệt được ca dao với dân ca; thơ Đường với thơ  hiện đại; thơ Đường với thơ Đường luật; thơ chữ Hán với thơ chữ Nôm qua các tác phẩ m đã học; trả lời được: Vì sao tùy bút được xem là tác phẩm trữ tình?
4. Ngoài ra cần chú ý đến các văn bản nhật dụng:
- Vai trò và tầm quan trọng của nhà trường: Cổng trường mở ra.
- Tình cảm và tấm lòng người mẹ: Cổng trường mở ra; Mẹ tôi.
- Vấn đề quyền trẻ em: Cuộc chia tay của những con búp bê.

0
Câu 1: Em hãy trình bày đặc điểm về hình thức, nội dung của tục ngữ và cho ví dụ minh họa.Câu 2: So sánh điểm giốngnhau, khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ. Hãy lấy ví dụ để làm sáng tỏ những điểm những điểm khác biệt đó.Câu 3: So sánh điểm giốngnhau, khác nhau giữa tục ngữ và ca dao. Hãy lấy ví dụ để làm sáng tỏ những điểm những điểm khác biệt đó.Câu 4:  Có ý kiến cho rằng: Tục ngữ là sự đúc...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hãy trình bày đặc điểm về hình thức, nội dung của tục ngữ và cho ví dụ minh họa.

Câu 2: So sánh điểm giốngnhau, khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ. Hãy lấy ví dụ để làm sáng tỏ những điểm những điểm khác biệt đó.

Câu 3: So sánh điểm giốngnhau, khác nhau giữa tục ngữ và ca dao. Hãy lấy ví dụ để làm sáng tỏ những điểm những điểm khác biệt đó.

Câu 4:  Có ý kiến cho rằng: Tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay. Em đồng tình hay không đồng tình với quan điểm đó ? Hãy thể hiện quan điểm của mình bằng một đoạn văn dài khoảng hai mươi dòng. 

4
3 tháng 2 2021

Câu 1 : a) Nội dung

Là những nhận định sau kinh nghiệm của con người về lao động, sản xuất ,về c/s trog gia đình , xã hội . Nội dung ấy vừa phong phú , vừa vững chắc vì nó đã được đúc kết từ nhiều thế hệ con người

b )Đặc điểm

Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...

Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

3 tháng 2 2021

Câu 2 :

- So sánh: 

* Giống nhau:

- Đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói, đều sử dụng hình ảnh để diễn đạt, dùng cái đơn nhất để nói cái chung và được sử dụng ở nhiều hình ảnh khác nhau trong đời sống.

* Khác nhau:

- Tục ngữ thường là câu hoàn chỉnh.

- Tục ngữ diển đạt trọn vẹn 1 phán đoán hay lời khuyên, kết luận.

- Tục ngữ là câu, mỗi câu tục ngữ được coi là 1 văn bản đặc biệt.

- Thành ngữ thường có đơn vị tương đương như từ mang hình thức cố định.

- Thành ngữ có chức năng: gọi tên sự vật, tính chất, trạng thái hayhanhf động của sự vật, hiện tượng.

- Thành ngữ chưa được gọi là câu, văn bản.

Ví dụ:

Thành ngữ:

- Văn võ song toàn.

- Ếch ngồi đáy giếng.

Tục ngữ:

-    Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

   Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

  Đêm tháng mười chưa cười thì tối.

20 tháng 11 2016

Nhiều quá vậy bạn, mình đang rất bận nên chỉ giúp được bạn vài câu thôi nhé, mong bạn thông cảm.

1.

- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính.

- Có 6 lục địa: Lục địa Á- Âu, lục địa Phi, lục địa Ô- xtray- li- a, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Nam Cực.

- Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo xung quanh. Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị.

- Có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu đại dương, châu Nam cực.

2.

- MT xích đạo ẩm:

+ Vị trí: nằm trong khoảng từ 5 độ B đến 5 độ N

+ Đặc điểm khí hậu: có khí hậu nóng, ẩm quanh năm. Nhiệt độ TB năm trên 25 độ C. Lượng mưa Tb năm từ 1500mm đến 2500mm, mưa quanh năm. Độ ẩm cao, TB trên 80%.

+ Rừng có nhiều loài cây, mọc thành nhiều tầng rậm rạp và có nhiều loài chim, thú sinh sống.

- MT nhiệt đới gió mùa:

+ Vị trí: Nam Á và Đông Nam Á.

+ Đặc điểm khí hậu: có nhiệt độ cao, nhiệt độ TB năm trên 20 độ C. Lượng mưa TB năm khoảng 1000mm, Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến bất thường.

+ Thảm thực vật khác nhau tùy thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm.

- MT Ôn đới hải dương:

+ Vị trí: nằm ở ven biển Tây Âu

+ Đặc điểm khí hậu: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.

+ Thảm thực vật chủ yếu là rừng lá rộng.

-MT Ôn đới lục đia:

+ Vị trí: nằm trong lục địa

+ Đặc điểm khí hậu: lượng mưa giảm dần, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, có nhiều tuyết rơi.

+ Thảm thực vật là rừng hỗn giao và rừng lá kim.

3.

- MT đới lạnh:

+ Đới lạnh nằm trong khoảng từ 2 vòng cực đến 2 cực.

+ Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, thường có bão tuyết dữ dội và cái lạnh cắt da. Nhiệt độ TB luôn dưới -10 độ C, có khi xuống đến -50 độ C.Mùa hạ rất ngắn. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10 độ C.

- MT hoang mạc:

+Vị trí: phân bố chủ yếu dọc theo 2 đường chí tuyến và giữa lục địa Á- Âu.

+ Đặc điểm nổi bật về khí hậu ở các hoang mạc là tính chất vô cùng khô hạn, vì lượng mưa trong năm rất thấp trong khi lượng bốc hơi lại rất lớn. Có nơi nhiều năm liền không mưa hoặc mưa chưa rơi đến mặt đất đã bốc hơi hết. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, lớn hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm.

4.

- Vai trò: là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển, là kho tài nguyên lớn. Trong lòng đất dưới đáy biển và đại dương có nhiều loại khoáng sản, nhất là dầu mỏ và khí đốt. Biển và đại dương còn cung cấp muối, tạo nguồn điện (điện thủy triều), phát triển giao thông vận tải, du lịch...

- MT vùng núi hay xảy ra lũ quét và sạt lở đất.

mỏi tay quá, chúc bạn học tốt.

 

12 tháng 12 2017

Giúp đỡ mỏi tay mà chẳng nhận được đến 1 lời cảm ơn.