Khi bản thân hoặc nguoi khác mắc sai lầm , ta có nên nghĩ về điều đó mà không nghĩ toi điều khác không ? Vì sao ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả hoàn toàn chính xác với nhận định: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội để tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn”. Ở đây, khi con người dám nhìn thẳng vào thiếu sót của mình sẽ có thể tìm ra phương án để giải quyết, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm đó và không để những điêu sai trái ấy lặp lại. Ngược lại, nếu không chịu thừa nhận cái sai của mình mà biện minh, đổ lỗi thì cái sai kia không được sửa chữa tận gốc và rồi một ngày khác với tình huống tương tự thì lỗi sai trước đó có thể bị lặp lại. Mặt khác, khi dám nhìn nhận lỗi lầm của mình thì cũng sẽ bao dung với người khác. Bởi khi đã làm rõ lỗi lầm, cái sai của mình để dẫn đến thất bại thì chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho lỗi sai của người khác nhiều hơn. Như vậy, khi ai cũng biết lỗi sai của mình thì việc tự chịu trách nhiệm sửa chữa được giải quyết và tất cả các sai lầm được giải quyết thì đó có thể là con đường dẫn tới thành công. Không chỉ vậy, việc tự dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn nhận cái sai của mình sẽ làm con người mình ngày càng phát triển kiến thức, trình độ và cũng sẽ trở lên độ lượng, nhân từ.
Theo em, suy nghĩ của tác giả trong đoạn cuối là thông điệp chính mà tác giả muốn gửi tới độc giả trong tản văn. Tác giả mong rằng trong cuộc sống hối hả, con người sẽ ngày càng sống tốt hơn, biết chú ý nuôi dưỡng tâm hồn hơn. Nếu như làm được như vậy, sự rối rắm hỗn loạn của xã hội sẽ được giảm thiểu đáng kể. Khi ấy, các thông tin tiêu cực tác động đến con người sẽ dần xuất hiện ít hơn trên mặt báo. Thay vào đó là các thông tin về hoa cỏ, về những điều bình dị đang làm đẹp cho cuộc sống để ai đọc được cũng cảm thấy yêu thiên nhiên, vui vẻ, yêu đời.
Ai cũng có thể có những thói xấu và sai lầm. Điều quan trọng là cần nhận thức được điều đó để sửa chữa. Vậy thế nào là thói quen xấu và thế nào là thói quen tốt? Thói quen xấu là những hành động, việc làm không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của con người. Thói quen xấu lâu dần ảnh hưởng đến tính cách, khiến người có nhiều thói quen xấu ngày càng phát triển theo hướng tiêu cực. Còn thói quen tốt là những hành động, việc làm mang tính tích cực đến sức khỏe, lối sống, tri thức của con người. Mỗi người cần rèn luyện cho bản thân những thói quen tốt dù là nhỏ nhất để giúp bản thân mình phát triển theo hướng tích cực hơn. Mỗi con người cần rèn luyện cho bản thân mình những thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu ra khỏi cuộc sống, xã hội. Biểu hiện của thói quen tốt ở việc chúng ta biết ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc, sống ngăn nắp, gọn gàng, sống và làm việc theo thời gian biểu, sắp xếp công việc của mình một cách hợp lý. Người sống với những thói quen tốt sẽ hình thành tính kỷ luật, sự ngăn nắp, cuộc sống luôn sạch đẹp, hạn chế được những mệt mỏi, lo toan. Ngược lại, người có thói quen xấu thường xuyên ăn uống linh tinh, ngủ không đủ giấc, đồ đạc bừa bãi, vứt đồ tùy tiện, sống và làm việc theo cảm hứng, không có sự sắp xếp cuộc sống, uống rượu, hút thuốc,…Thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, bên cạnh đó, nó làm hình ảnh của ta xấu dần đi trong mắt người khác, lâu dần dẫn đến sa sút bản thân,… Để rèn luyện được thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu, trước hết mỗi người cần lên cho bản thân mình một thời gian biểu hợp lý, rèn luyện cho bản thân mình những lối sống lành mạnh, tích cực, cố gắng, trau dồi, phát triển bản thân mình theo chiều hướng tích cực. Mỗi chúng ta chỉ được sống có một lần, hãy trở thành một công dân tốt, rèn luyện cho bản thân những đức tính, thói quen tốt đẹp, tránh xa những điều xấu để trở nên hoàn thiện hơn mỗi ngày.
Lần gần nhất mà bạn phải ngồi chờ đợi một ai đó là bao lâu rồi? Có lẽ thói quen đi trễ đã không còn xa lạ gì với mọi người nữa, nó gần như trở thành thói quen của rất nhiều người trong xã hội, đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi,…và đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh có thói quen đi học muộn với đủ mọi lý do hết sức vô lí được đưa ra.
Quản lý thời gian là một giải pháp cần thiết để khắc phục được tình trạng trễ giờ, quên thời gian,… và cần phải bố trí đủ thời gian vào buổi sáng để sẵn sàng đi học, trì hoãn các công việc không cần thiết cũng như dự đoán được các vấn đề về giao thông. Rất nhiều người không có ý thức sắp xếp, phân bổ thời gian một cách hợp lý, làm việc gì cũng chậm chạp và họ coi việc đi học muộn trở thành một việc hết sức bình thường. Việc đi đúng giờ không chỉ thể hiện bạn là một người văn minh, hiện đại mà còn là một người biết tôn trọng người khác. Chẳng hạn việc bạn thường xuyên đi trễ sẽ làm mất đi uy tín của bạn, lời hứa không còn có trọng lượng và bị đánh giá là người không đáng tin cậy. Nếu bạn nghĩ rằng đi học muộn là việc của bạn và hậu quả ra sao mình bạn chịu thì nhầm rồi nhé. Khi bạn đến lớp muộn, nó không chỉ làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, mà còn ảnh hưởng đến sự tập trung của học sinh khác, cản trở việc học của tập thể và thường ăn mòn tinh thần lớp học. Thầy cô cũng vì thế mà cảm thấy bực mình và không muốn dạy một lớp học mà có nhiều bạn vô ý thức, vô kỉ luật như vậy.
Việc mọi người đi trễ có thể do một sự cố ngẫu nhiên như: ngủ quên, tắc đường, nhỡ xe, thời tiết,…. nhưng cũng có thể đó đã trở thành một thói quen ngấm vào máu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bạn đến lớp muộn, có thể là nguyên nhân chủ quan với lí do làm bài tập ngủ muộn, sáng dậy muộn,… hay nguyên nhân khách quan như việc tắc đường, xe hỏng,…. Nhưng dù có là lý do gì đi nữa thì việc đi trễ vẫn là một thói quen không tốt để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc và chúng ta cần từ bỏ nó ngay từ bây giờ. Tác hại của việc đi trễ là vô cùng lớn. Nếu mỗi người trong xã hội đều không coi trọng việc đúng giờ thì xã hội sẽ không thể nào tiến bộ được. Để tránh tình trạng đi học muộn, các bạn hãy tự chọn cho mình một biện pháp khắc phục phù hợp với bản thân mình, giảm thiểu tối đa thời gian bị mất bởi những lí do không cần thiết.
Đi trễ không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu mà còn là căn bệnh bám rễ vào tư tưởng mỗi người và có thể gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục ngay từ bây giờ. Để khắc phục thói quen đi trễ của bản thân đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình. Thứ nhất, bạn phải biết cách lập kế hoạch phân bổ thời gian trong ngày một cách hợp lí. Nếu bạn là người chậm chạp, lề mề trong việc chuẩn bị trước khi ra khỏi nhà thì hãy nhớ cài đồng hồ hẹn trước một chút thời gian để không bị lỡ hẹn và đi học đúng giờ. Thứ hai, nếu bạn là người đãng trí hay quên thì hãy tự lập cho mình một thời gian biểu khoa học và nhớ thường xuyên theo dõi nó để chắc chắn rằng mình không bỏ quên hay đi trễ một cuộc hẹn hay một buổi học nào cả. Và bạn cũng nên dự trù thời gian để có thể hoàn thành công việc và những việc có khả năng phát sinh thêm, tránh để quỹ thời gian của bạn bị quá tải, trôi đi một cách lãng phí.
Cha ông ta có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” dù biết rằng việc thay đổi thói quen từ thường xuyên đi trễ thành một người luôn đúng giờ là một việc làm rất khó nhưng không phải là không làm được. Vì vậy bạn và tôi, chúng ta đừng để đi muộn trở thành thói quen không thể sửa mà hãy cùng nhau trở thành người có thói quen làm việc khoa học và hiệu quả hơn. Hãy biết quý trọng thời gian!
Thứ nhất, em bé không sử dụng biện pháp nói quá!
Thứ hai, vì em bé mới 6 tuổi, mới biêt nhận thức chứ chưa thực sự biết sử dụng từ ngữ, ngôn từ cho đúng văn cảnh và cho đúng ngữ pháp.
Mình không chắc câu trả lời của mình thực sự thuyết phục hay không nữa, nhưng chúc bạn thành cong nhá!
Khi bản thân hoặc người khác mắc sai lầm, ta nên nghĩ tới điều đó vì thực chất ta mắc lỗi thì luôn băn khoăn, day dứt, nghĩ tới điều đó để gỡ bỏ tâm trạng không tốt. Còn ai đó mắc sai lầm thì ta cũng nghĩ đến điều ấy nhằm mục đích tìm hiểu, giúp đỡ người đó qua cảm xúc lo lắng, buồn bã. Con người chúng ta không ai có thể bỏ qua sai lầm của mình mà nghĩ tới chuyện khác đc.