K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 5 2021

Núi Bà Đen - Ninh Sơn là nơi nổi tiếng với nhiều truyền thuyết ly kì, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, không khí mát dịu giữa mây trời bồng bềnh.

 

Vốn được biết đến là vùng đất của văn hóa và tôn giáo, Tây Ninh là trung tâm của đạo Cao Đài Việt Nam với Tòa thánh Tây Ninh nguy nga, tráng lệ. 

 

Đến Tây Ninh cũng chẳng thể bỏ qua Đình Hiệp Ninh. Đây là nơi còn lưu giữ được nhiều hiện vật, đồ thờ tự quý giá, có giá trị về nghệ thuật và tư tưởng cao như: àng chục hoành phi đại tự, khảm thờ Thành hoàng bổn cảnh, nghi thờ Thành hoàng bổn xứ, trang thờ đương kim thiên tử, thiên vị, kiệu thỉnh sắc, các hàng tự khí, bát bửu, phủ việc; các ban thờ tả,hữu ban, các vị cận vệ thần, tiền hiền, hậu hiền và các bô lão có công xây dựng làng xã, cùng 12 bộ câu đối (liễn), chiêng, trống, bộ rùa, đôi hạc. Những đồ thờ tự này làm bằng loại gỗ quý hiếm, được chạm khắc tinh xảo như: cây cảnh, long, quy, phụng với nhiều họa tiết trang trí sơn son thếp vàng hết sức lộng lẫy.

 

Bên cạnh đó còn rất nhiều khu du lịch thắng cảnh của Thành phố như: Hồ Dầu Tiếng, Khu du lịch Ma Thiên Lãnh, Tháp cổ Bình Thạnh, Tháp Chóp Mạt, Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát,... và một số khu vực như đã nói trên. Những hồ, núi, chùa,... cùng những khung cảnh thiên nhiên là điểm hấp dẫn nhất của Tây Ninh.

 

Ngoài ra Tây Ninh có một nền ẩm thực rất phong phú vì nơi đây là vùng đất kết hợp nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Có rất nhiều món đặc sản ngon nổi tiếng không thể bỏ lỡ như: mắm chua Tây Ninh, nem bưởi, thằn lằn núi Bà Đen, bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng phơi sương…

-         Tạo dựng tình huống truyện độc đáo.

-         Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản.

-         Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.

-         Ngôn ngữ có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 9 2023

- Nghệ thuật:

+ Ngôi kể thứ nhất – người kể chứng kiến toàn bộ câu chuyện.

+ Phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.

+ Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.

- Em ấn tượng nghệ thuật xây dựng nhân vật giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoàn cảnh xã hội cũng như số phận chung của những người lao động thấp cổ bé họng lúc bấy giờ.

28 tháng 9 2023
Trong bài thơ Thu điếu, em bị cuốn hút bởi hình ảnh của những cánh hoa sen nở rộ giữa không gian thu. Sắc trắng của hoa sen tạo nên một sự tinh khiết và thuần khiết, như những thiên thần trắng muốt đang bay lượn giữa trời xanh. Nhìn thấy những cánh hoa sen, em cảm nhận được sự thanh nhã và trang nhã, như một nét đẹp không thể tả được. Hình ảnh của những cánh hoa sen còn gợi lên trong em một cảm giác yên bình và sự thăng hoa tinh thần. Hoa sen cũng mang trong mình một ý nghĩa sâu sắc về sự trường tồn và sự vượt qua khó khăn. Chúng mọc lên từ đáy bùn lầy, như một biểu tượng cho sự kiên cường và sự vươn lên từ những hoàn cảnh khó khăn. Hình ảnh của những cánh hoa sen cũng như một lời nhắc nhở về sự kiên nhẫn và sự đề cao giá trị của cuộc sống. Ngoài ra, hình ảnh của những cánh hoa sen còn gợi lên trong em một cảm giác sự trầm lắng và sự lắng đọng. Chúng như những nét vẽ tinh tế trên bức tranh thu, tạo nên một không gian thơ mộng và lãng mạn. 
21 tháng 11 2023

cảm ơn nhe <33

 

13 tháng 12 2018

1.- Ðất Quảng Nam, chưa mưa đà thấm, 
Rươụ hồng đào chưa nhấm đà say 
, Ðối vớI ai ơn trọng, nghĩa dày , 
Một hột cơm cũng nhớ , 
Một gáo nước đầy vẫn chưa quên .. 
Câu nầy diễn tả rõ tánh tình người dân đất Quảng,bộc trực , bén nhạy, nhớ ơn,trọng nghĩa đối vơí các ân nhân của mình. 

2.- Học trò trong Quảng ra thi, 
Thấy cô gái Huế, bỏ đi không đành 
Câu nầy nói lên tinh thần trọng mỹ thuật, về kinh đô đi thi, nhưng thấy các cô gái Huế thướt tha yểu điệu,đều đứng ngắm , không muốn rời bước. 

3.- Chiều chiều mây phủ Hải Vân 
Chim kêu gành đá, gẫm thân lại buồn . 
Gái Quảng Nam lấy chồng ra Ðà nẵng, chiều ngó lên Ðèo Hải Vân thấy mây phủ trên Ðèo ,lại nghe chim kêu trên gành đá , cảm thấy buồn thêm. 

4.- Ngó lên Hòn Kẽm, Ðá Dừng 
Thương cha, nhớ mẹ, quá chừng bạn ơi, 
Chiêù chiều, ra đứng ngõ sau, 
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều, 

Hòn Kẽm ,Ðá Dừng là 2 trái núi đâù nguồn sông Thu Bồn ,ở giữa 2 huyện Quế Sơn và Ðại lộc,làm cho những cô gái lấy chồng xa nhà , mỗi khi ngó lên rất nhớ nhà. 

5.- Ai đi cách trở sơn khê, 
Nhớ tô mì Quảng,tình quê mặn nồng . 
Mì Quảng là món ăn chủ lực, bình dân của đất Quảng,nên đi đâu ở đâu , mà dân Quảng ăn được tô mì Quảng thì khoái khẩu, mặn mà nhất. 

6.- Hội An đất hẹp, người đông , 
Nhân tình thuần hậu là bông đủ màu . 
Phố Hội an nhỏ hẹp ,nhưng ai đã ở Hội An một thời gian rồi ,khi rời Hội an không làm sao quên được tình cảm nồng hậu của cư dân ở đây. 

7.- Hội An bán gấm, bán điêù 
Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành . 
Hội An, là thương cảng nên buôn bán hàng hoá sang đẹp , còn Kim Bồng,Trà Nhiêu là vùng ngoaị ô , chuyên sản xuất rau cải đem qua bán ở Hội An. 

8.- Ai đi phố Hội , Chùa Cầu., 
Ðể thương, để nhớ, để sầu cho ai, 
Ðể sầu cho khách vãng lai, 
Ðể thương, để nhớ cho ai chịu sầu. 
Những người dân Hội an ,vì sinh kế phải đi làm ăn xa, tuy nhiên vẫn thương và nhớ phố Hội. 

9.- Ðưa tay hốt nhắm dăm bào, 
Hỏi thăm chú thợ bữa nào hồi công, 
Không mai thì mốt, hồi công, 
Hội An em ở, Kim Bồng anh dời chân 
Kim Bồng là một xã bên kia sông, đôí diện với Hội.An,sản xuất nhiều nghệ nhân đồ mộc,hằng ngày qua phố Hôị làm việc, nên những cô gái đến hốt dăm bào về nấu bếp,bèn hát những câu trữ tình để ghẹo chú thợ mộc. 

10.- Năm hòn nằm đó không sai, 
Hòn Khô, Hòn Dài, lố nhố thêm vui, 
Ngó về Cửa Ðại, than ôi, 
Hòn Nồm nằm dưới mồ côi một mình. 
Cù Lao Chàm, nằm ngoài khơi tỉnh,gồm năm hòn đảo, hòn Nồm là đảo nằm riêng một mình ,không chen vơí các hòn đảo khác . 

11.- Sáng trăng, trải chiếu hai hàng, 
Cho anh đọc sách, cho nàng quay tơ 
. Quay tơ vẫn giữ mối tơ, 
Dù năm bảy mối vẫn chờ mối anh . 
Cảnh sinh hoạt ở thôn quê, dưới ánh trăng, chàng đọc sách, nàng quay tơ, chàng nhắn với nàng giữ tình chung thủy chờ chàng. 

L2.- Ai về nhắn với ngọn nguồn, 
Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên. 
Người miền biển có cá chuồn làm mắm , nguời miền núi có mít non gởi xuống để trao đổi lương thực giữa 2 miền,trong muà mưa gió . 

L3.- Lụt nguồn trôi trái lòn bon , 
Cha thác, mẹ còn ,con chịu mồ côi . 
Mồ côi ba thứ mồ côi. 
Mồ côi có kẽ trâu đôi, nhà rường 
Lòn bon là môt loại trái cây,ngọt, sản xuất tại vùng núi huyện Ðại lộc, muà mưa lụt, nước lụt kéo trôi trái lón bon, mồ côi cha không quan trọng bằng mồ côi mẹ, vì bà mẹ biết lo cho gia đình, tuy mồ côi cha,nhưng nhờ mẹ mà nhà có trâu và nhà gỗ. 

14.- Trà My sông núi đượm tình, 
Nơi đây là chỗ Thượng Kinh chan hoà. 
Trà My là một huyện miền Thượng tỉnh Quảng Nam,có cả Thượng Kinh chung sống. 

15.- Quế Trà My thứ cay, thứ ngọt , 
Nhờ tay thợ rừng mới lọt tay anh, 
Phân du, bạch chỉ rành rành , 
Cân tiểu ly mới xứng, ngọc liên thành mới cân. 
Trà My là huyện chuyên sản xuất quế rừng, được các tay thợ rừng lột vỏ, cắt đoạn, và sắp xếp theo các hạng để định giá xuất khẩu. 

16.- Gập ghềnh Giảm thọ , Ðèo Le . 
Cu ngói cõng mè, cà cưỡng cõng khoai. 
Dốc Giảm thọ và Ðèo Le là 2 cao độ đi lên huyện lỵ Quế Sơn, trèo qua 2 đèo nầy thì chắc giảm thọ và mệt le lươĩ. 

17.-Ðứng bên ni sông, ngó qua bên kia sông. 
Thấy nước xanh như tàu lá, 
Ðứng bên ni Hà Thân, ngó qua Hàn , 
Thấy phố xá nghinh ngang 
Kể từ ngày Tây lại đất Hàn , 
Ðào sông Câu Nhí, tìm vàng Bông Miêu , 
Dặn tấm lòng, ai dỗ cũng đừng xiêu, 
Ở nuôi Thầy, Mẹ, sớm chiều cũng có Anh . 
Hàn tức là tên cũ cuả Ðà nẵng, Hà Thân là xã ở bên kia sông, Tây tức là người Pháp, sông Câu Nhí là sông do người Pháp lúc mới cai trị Ðànẵng cho đào chạy qua cầu Cẩm Lệ, chàng dặn dò người yêu cố gắng ở với cha mẹ,chờ chàng về. 

18.- Kể từ đồn Nhứt kể vô, 
Liên Chiêủ, Thuỹ Tú, Nam Ô , xuống Hàn, 
Hà Thân, Quán Cái, Mân Quang . 
Miếu Bông, Cẩm Lệ là đàng vô ra. 
Ngó lên chợ Tổng bao xa, 
Bước qua Phú Thượng, Ðai la, Cồn Dầøu 
Cẩm Sa, Chơ Vãi, Câu Lâu. 
Ngó lên đường cái, thấy cầu Giáp Năm. 
Bây chừ, thiếp viếng, chàng thăm , 
Ở cho trọn nghĩa, cắn tăm nằm chờ . 

Ðồn Nhứt là đồn gác số 1 đóng trên đèo Hải Vân và từ đó kể vào toàn là những địa danh cho đến huyện Ðiện Bàn. 

19.- Kể cầu Ông Bộ kể ra, 
Cây Trâm ,Trà Lý, bước qua Bàu Bàu, 
Tam kỳ, Chợ Vạn bao lâu, 
Ngó qua đường cái, thấy lầu Ông Tây, 
Chiên Ðàn , Chợ Mới là đây, 
Kế Xuyên mua bán, đông, tây rộn ràng 
Hà Lam gần sát Phủ Ðàng, 
Phiá ngoài bãi cát , Hương An nằm dài , 
Cầu cho gái sắc, trai tài . 
Ðồng tâm xây dựng, tương lai huy hòang 
Các địa danh trên đây, kể từ trong kể ra, Lầu ông Tây tức là nhà lầu của Viên Ðại lý Hành Chánh Pháp đóng ở Tam Kỳ, còn Chợ Mới, Chợ Vạn, Kế Xuyên, Chiên Ðàn là những tụ điểm thương mãi quanh Tam kỳ. 

20.- Thương nhau chớ quá e dè, 
Hẹn nhau gặp lại bến Cầu Rô Be . 
Thiếp nói thì chàng phải nghe, 
Thức khuya, dậy sớm, làm che l ngày 12 xu, 
Mãn mùa chè, nệm cuốn sàn treo , 
Ta về, bỏ bạn, cheo leo một mình, 
Bạn ơi, bạn chớ phiền tình, 
Mùa ni không gặp, xin hẹn cùng mùa sau, 
Lạy trời, mưa xuống cho mau. 
Chè kia ra đọt, trước sau cũng gặp chàng . 

k cho mk vs nhé, chúc bạn hx tốt 

1 tháng 4 2016

lằng nhằng quá

1 tháng 4 2016

Đúng là dây mơ rễ má

20 tháng 3 2016

nghe hay đấy

20 tháng 3 2016

vần nhỉ. Hay đấy

8 tháng 4 2021
Người ta đã mất mười năm để xây dựng hồ Phú Ninh, dần dần, hồ trở thành một trong những điểm du lịch không thể không đặt chân đến khi tới thăm "đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm”. Bởi ở nơi này, những người mang trong mình dòng máu thiên di rong ruổi đi tìm cảnh đẹp sẽ được trải nghiệm cảm giác ung dung tự tại ngồi trên thuyền, khỏa nước, ngắm mây trời tít tắp in bóng trên dòng nước trong xanh hay trải nghiệm một đêm ngủ giữa lòng hồ hoang vu, bảng lảng sương khói huyền ảo, chìm trong những câu chuyện kỳ bí, có phần liêu trai. Nằm cách thành phố Tam Kỳ khoảng 7 km về phía tây, hồ Phú Ninh thuộc địa phận 2 huyện Phú Ninh, Tam Xuân và thành phố Tam Kỳ, có tổng diện tích hơn 23 nghìn hecta.  Công trình được khởi công vào năm 1977 và hoàn thành sau gần 10 năm xây dựng. Ngoài các ưu thế để phát triển thuỷ lợi, thuỷ sản, thuỷ điện, nông lâm nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt... hồ Phú Ninh còn là một khu du lịch sinh thái lý tưởng, khí hậu luôn luôn mát mẻ và hệ động thực vật rất đa dạng, trong đó có 14 loại động vật được ghi vào Sách Đỏ cần bảo tồn. Diện tích mặt nước hồ Phú Ninh khá rộng, chiếm đến hơn 3 nghìn hecta, muốn tham an hết lòng hồ, du khách chỉ còn cách thuê ca-nô chạy quanh hồ. Trên đường đi, có thể ghé thăm đảo chim, đảo khỉ… Toàn hệ thống hồ Phú Ninh có hơn 30 đảo lớn, nhỏ khác nhau, từ đảo Rùa, đảo Su, đến hố Ba Trăng, hố Khế. Hệ thống động, thực vật ở đây khá phong phú, có nhiều loài được ghi vào sách đỏ thế giới. Đặc biệt, trong hồ Phú Ninh còn có mỏ nước khoáng thiên nhiên phun trào từ lòng đất và hệ thống khu du lịch sinh thái. Thường du khách đến với hồ Phú Ninh đa phần đều nấn ná ở lại, tổ chức câu cá, thưởng thức một đêm lênh đênh trên sóng nước, ngủ giữa mây trời, trăng sao. Giữa mặt nước mênh mông, dòng sông trăng thanh khiết, con người dường như không còn lo nghĩ điều gì. Ngủ giữa đất trời, hòa vào thiên nhiên, thuyền lênh đênh, đẹp vô chừng. Những người bản địa chỉ cho khách bí quyết rằng: muốn ngắm hồ Phú Ninh đẹp nhất, vẹn toàn nhất thì chạy xe lên đường Tam Lãnh. Đứng trên con đường này có thể ngắm trọn vẹn quang cảnh hồ Phú Ninh. Mặt nước trong xanh, rợn ngợp, rừng cây, tiếng chim chóc - tất cả thấm vào các giác quan, khiến người ta chỉ muốn đứng mãi nơi này. Từ đây, chờ mặt trời xuống để thu gọn vào tầm mắt khoảnh khắc ánh nắng cuối ngày lấp lánh trải một vùng rộng lớn trên hồ. Khói sóng trên mặt hồ, những ngôi làng tỏa khói bếp nơi xa xa, mặt trời buông vầng sáng đỏ rựccuối cùng, dần dần chìm khuất sau rặng núi… dường như tất cả đã tạo nên bố cục hài hòa cho bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp. Nên có người dù sống giữa chốn đô thị, cuộc đời cuốn dài theo những chuyến đi, song không thể quên buổi chiều trên đường Tam Lãnh ngắm hồ Phú Ninh, mỗi năm lại một lần quấn khăn choàng cổ màu khói, trở về chốn cũ, đứng hàng giờ nghe gió vù vù bên tai, chờ mặt trời xuống, giương chiếc máy ảnh cơ, lưu lại bức ảnh đen trắng về nét đẹp bình yên rồi trở về, thấy lòng thanh tịnh. Thú chèo thuyền, câu cá được xem là một trong những thú vui hấp dẫn du khách, một mình trên thuyền độc mộc buông cần để lắng nghe “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Và độc đáo hơn nữa du khách còn tận hưởng cái cảm giác về đêm khi ngủ trên thuyền (được neo vào điểm đậu an toàn), lắng nghe hơi thở của núi rừng, tiếng gió hú, tiếng cá quẫy, côn trùng hoà nhịp… tất cả tạo nên một Phú Ninh rất riêng đậm chất Quảng. Du khách đến với hồ Phú Ninh sẽ n hưởng những cảm giác êm ả của lòng hồ và được phục vụ chu đáo cùng với các khu nghỉ đầy tiện nghi.  Ngoài ra du khách có dịp tham quan tìm hiểu chiến thắng “Đồi đá đen” lừng lẫy trong kháng chiến chống Pháp, xem mô hình tông thể toàn bộ khu sinh thái Phú Ninh. Đến với đảo Rùa, đảo Su, hố Khế, hố Ba Trăng… rồi bến Đợi Chờ, mỏ nước khoáng thiên nhiên phun trào từ lòng đất… tất cả đều để lại một ấn tượng khó quên trong lòng những ai đã từng một lần đặy chân đến.