hãy nêu ý nghĩa và tác của bài thầy bói xem voi, Lượm,đêm nay Bác không ngủ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Hoàn cảnh sáng tác 2 bài thơ Lượm và Đêm nay Bác không ngủ :
- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Và trong hồi kí của mình, nhà thơ đã kể lại cuộc gặp gỡ với một chú bộ đội vừa từ Việt Bắc trở về. Trong cuộc gặp gỡ ấy, tác giả đã lắng nghe kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm hành quân đi chiến dịch Biên giới của chú bộ đội. Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
- Vào tháng 12 năm 1946 đã nổ ra trận chiến giữa quân ta và giặc Pháp tại Huế. Đến tháng 2 năm 1947, mặt trận tại Huế bị tan vỡ, quân ta di chuyển lên chiến khu và đổi sang lối đánh du kích. Lúc đó, nhà thơ Tố Hữu từ Hà Nội trở về Huế để phục vụ kháng chiến. Tình cờ trên đường đi, nhà thơ được gặp Lượm - một cậu bé liên lạc nhỏ tuổi, nhanh nhẹn, thông minh, trong sáng. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm đã anh dũng hi sinh trên đường đi đưa thư. Vô cùng xúc động trước sự hi sinh của em, nhà thơ Tố Hữu đã viết nên bài thơ Lượm.
2. Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.
3. Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác Hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiến đấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.
Các biện pháp tu từ đó là: So sánh, Ẩn Dụ và Biểu cảm
Hc tốt!?
Bài Đêm nay bác ko ngủ
_ Phép ẩn dụ :
+ Người cha
_ Tác dụng :
+ Phép ẩn dụ giúp câu văn diễn đạt thêm gợi hình, gợi cảm, tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
+ Gợi ra hình ảnh một người cha luôn yêu thương, chăm sóc, bao bọc cho đứa con của mình, ở đây là những anh chiến sĩ.
+ Thể hiện tài năng liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo của tác giả, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu quý, kính trọng của tác giả dành cho Bác.
Bài Lượm
_ Phép so sánh : như con chim chích nhảy trên đường vàng.
_ Tác dụng :
+ Hình ảnh so sánh làm cho lời văn diễn đạt thêm gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng và tăng sự hấp dẫn.
+ Nhấn mạnh vẻ hồn nhiên trong sáng, hoạt bát, nhanh nhẹn của chú bé Lượm.
+ Thể hiện sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, sáng tạo của tác giả. Đồng thời bộc lộ tình cảm yêu quý của tác giả dành cho Lượm.
- Bác là một người hết sức cao cả, vĩ đại nhưng vẫn luôn gần gũi, dành tình thương hết mực cho quần chúng nhân dân và bộ đội
- 2 khổ cuối trong bài thơ lượm của tác giả TH đã miêu tả hình ảnh chú bé lượm lặp lại nguyên vẹn 2 khổ thơ đầu . đây là một biện pháp nghệ thuật đặc sắc , đó là biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc . tác giả lặp lại 2 đoạn thơ nhằm khẳng định vs đọc giả lượm vẫn còn sống mãi vs non sông , vs đất nước , vs con người VN . lượm mặc dù đã ngã xuống nhng lạ được tác giả nói là vẫn còn sống mãi . lượm đã hòa mk vào vs quên hương đất nước. lượm đã trở nên bất tử trong lòng ông và mọi người . 2 khổ thơ này như một điệp khúc khắc sâu hhinhfanhr của lượm trong lòng người đọc . luợm như một tấm gương sáng để ta noi theo ,học hỏi lòng yêu nước , lòng dũng cảm , sự kiên cờng . lượm thể hiện mk là một cậu bé ngây thơ ,hồn nhiên ,trong sáng ngay từ đầu đoạn thơ nay kê cả khi đã ngã xống thì hình ảnh của vẫn hiện lên mãi . khép lại 2 khổ thơ rùi mà hình ảnh lượm vẫn mãi in đậm trong tâm trí em . và đoạn thơ cũng đã cho em bt lượm ko chết mà còn sống mãi.
- ý nghĩa văn bản Sông nước cà mau: sông nước cà mau là 1 đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau
ca ngợi Việt Nam có thiên nhiên,con người,truyền thống đẹp
+) Ý nghĩa của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ: Thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm.
là
- giải thích một chân lí giản dị : bác ko ngủ dc vì một lẽ thường tình , bác là HỒ CHÍ MINH - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta
- "đêm nay cũng như bao đêm khác " như suốt cuộc đời Bác ko ngủ vì lo cho nc, cho dân
- "lẽ thường tình " ở Bác Hồ chính là sự hi sinh, lòng yêu thương vô hạn đối vs chiến sĩ, đồng bào
Đoạn thơ cuối là đoạn này hả bn ?
" Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh. "
Theo mình thì mình hiểu theo nghĩa đơn giản nhất vậy .-.
Màn đêm đã buông xuống , vậy mà vẫn còn một người ngồi ngóng trông mà lại không ngủ . Người đó không ngủ vì vẫn còn lo cho đất nước , cho người dân , cho những chiến sĩ đang ở tiền tuyến . Người lúc nào cũng lo cho đồng bào mà quên mình . Người luôn luôn sẵn sàng đối mặt với thử thách , khó khăn để đổi lấy hạnh phúc , ấm no cho người dân . Người đó không ai khác chính là Hồ Chí Minh.
Ko chép mạng nhá , dành mấy phút đánh máy tính đấy .-.
Hok T~
Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. ... Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dâncông là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêucủa quân đội ta
- Đó là tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người - nhân cách vĩ đại, ngời sáng.
→ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam.
Thầy bói xem voi là truyện ngụ ngôn mang đầy tính giải trí và khuyên răn con người khi đánh giá về một sự vật sự việc nào đó ta không nên chỉ nhìn ở một khía cạnh mà đánh giá.
Thầy bói xem voi kể về 5 ông thầy mù cả 5 ông đều chưa biết con voi như thế nào, do các ông bị mù cho nên không thể biết nó như thế nào cho nên sờ vào các bộ phận của nó rồi phán.
Các lời nhận xét mỗi ông về con voi lại khác nhau vì vậy lại dẫn tới xung đột, tranh luận và ẩu đả. Từ những đánh giá phiến diện diện bên ngoài thì các thầy bói mù đã đưa ra những lời nhận xét không đúng. Vì vậy qua câu truyện này muốn để lại cho con người bài học nhân sinh về sự việc, cần phải tìm hiểu rõ về sự vật hiện tượng và cả những tính chất bên trong chứ không nên đánh giá phiến diện từ bên ngoài dẫn tới sai lệch không đúng với sự thực.
Khi 5 ông thầy bói này đều xem voi bằng việc sờ vì cả 5 ông mù, ông thì sờ vòi ông thì sờ ngà, ông thì sờ tai và có ông thì sờ chân , thầy khác lại sờ đuôi. Do các ông thầy bói khi sờ ở các bộ phận khác nhau cho nên con voi qua cảm nhận phán xét của các ông có sự khác nhau.
Truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi để lại người đọc những tiếng cười đặc sắc, thú vị bởi vì tình tiết câu chuyện thực sự rất hấp dẫn, qua câu chuyện này người đọc còn rút ra được nhiều bài học trong cuộc sống khi đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó cần trung thực, khách quan và nhìn nhận thật thấu đáo./ tác của bài là j ạ
Lượm-một chú bé hồn nhiên, dũng cảm, hy sinh vì nhiệm vụ cao cả. Đó là hình tượng cao đẹp trong bộ thơ Tố Hữu, là sự cảm phục, mến thương của tác giả dành cho Lượm và các em bé yêu nước.