K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung phần đọc – hiểu em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về những việc cần làm để giữ gìn và phát huy những phong tục truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống hiện đại.Câu 2 (4,0 điểm): Phân tích truyện ngắn sau:MỘT LẦN VÀ MÃI MÃI Quán bà Bảy Nhiêu nằm gần một khu mả đá, được bao bọc bởi những hàng rào bàn chải....
Đọc tiếp

Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung phần đọc – hiểu em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về những việc cần làm để giữ gìn và phát huy những phong tục truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống hiện đại.

Câu 2 (4,0 điểm): Phân tích truyện ngắn sau:

MỘT LẦN VÀ MÃI MÃI

Quán bà Bảy Nhiêu nằm gần một khu mả đá, được bao bọc bởi những hàng rào bàn chải. Đó là một cái chòi tranh rách nát được dựng lên trước mặt một ngôi nhà tranh vách đất cũng rách nát như vậy. Trong chòi có đặt một cái bàn gỗ đã cũ, hai cái ghế băng cũng đã già nua như vậy, một cái đã hỏng mất một chân. Trên chiếc bàn gỗ có xếp mấy lọ kẹo, đường táng, những thứ mà bà con nông dân tự làm lấy.

Bà Bảy Nhiêu sống có một mình. Người trong làng không ai rõ chồng con bà đã mất từ lúc nào, mà cũng có thể là bà chưa có chồng con gì cả. Trước đây, mắt bà còn tinh nhưng độ hai năm nay bà bị lóa. Người ta bảo nhà bà ở gần động cát quá, nên gió thổi cát vào mắt nhiều lần, lâu ngày mà nó vậy.

Chúng tôi nhao nhao:

– Bán cho con một táng đường, bà.

– Bán cho con hai viên kẹo bi, bà.

Bà Bảy Nhiêu run run đưa bàn tay trái lên cầm tiền của chúng tôi, bỏ ngay vào cái cơi trầu bà đặt dưới bàn, tay phải quờ quờ lục vào các lọ lấy kẹo, đường cho từng đứa. Hầu như không bao giờ bà đếm tiền. Bà tin chúng tôi.

Trưa hôm đó, sau hiệu lệnh của thằng Bá, tôi cho tay vào túi. Những tờ bạc lẻ mà mẹ tôi cho đã biến mất đâu. Tôi ngần ngừ một lúc nhưng nỗi thèm ngọt đã khiến cho tôi lủi thủi theo sau các bạn mong được “ăn ghẹ” của một đứa nào đấy. Giữa đường, nghĩ xấu hổ, tôi quay lại...

– Sao mày không đi mua đường, mua kẹo? – Thằng Bá đi phía sau hỏi tôi.

– Tao không có tiền.

Bá cười sằng sặc:

– Chớ hồi giờ tao đâu có tiền mà vẫn mua được kẹo.

Tôi ngạc nhiên:

– Chớ lâu nay mày mua bằng thứ gì?

Bá không trả lời ngay. Nó kéo tôi sát lại gần nó, rút trong túi ra mấy tờ giấy đã viết, được cắt gọn ghẽ như những tờ giấy bạc, nói thì thầm:

– Tao chuyên đưa bà Bảy những tờ giấy này. Bả mù, bà đâu có thấy. – Nó ngừng một lát rồi nói tiếp, – Tao có ba tờ tao cho mày một tờ. Mày đợi tụi nó mua cuối cùng mình mới mua.

Tôi ngần ngại một lát nhưng cuối cùng cũng cầm tờ giấy lộn. Tôi có cảm giác khi cầm tờ “bạc giả” của tôi, mắt bà Bảy Nhiêu như có tia sáng loé lên. Nhưng bà không nói gì, vẫn bỏ nó vào cơi trầu và đưa đường táng đen cho tôi.

Ngày hôm sau, sự việc vẫn lặp lại y như hôm trước. Có điều, khi tôi và Bá đến quán thì không thấy có chuyện mua bán xảy ra. Các bạn đến trước đều đứng túm lại dưới quán nhìn sững vào trong nhà bà Bảy. Trong nhà có tiếng người lao xao. Một bác nông dân quen biết trong làng đang ngồi trước cửa vừa giờ cơi trầu của bà Bảy ra đếm tiền vừa nói vọng ra:

– Tụi bay về đi. Bà Bảy trúng gió chết hồi hôm rồi.

Chúng tôi sững sờ, đứng im không nhúc nhích. Bác nông dân lẩm bẩm điều gì quay vô nhà nói với ai đó:

– Số tiền này vừa đủ mua một chiếc chiếu gói bả đấy. – Im lặng một lúc rồi bác tiếp – Bả mù mà tinh thật. Bọn xỏ lá nào đưa giấy lộn cho bả, bả cũng nhận rồi gói riêng ra... Tôi và Bá đứng như chôn chân xuống đất. Sống lưng lạnh buốt.

Từ đó đến nay đã bốn mươi năm trôi qua. Bạn bè của tôi cũng không còn đông đủ như trước. Có những đứa vốn ngỗ ngược, sau này lại trở thành những du kích dũng cảm và hi sinh. Có nhiều đứa theo gia đình, bỏ quê xứ đi làm ăn xa. Thằng Bá bây giờ trở thành một nông dân, người gầy, rắn rỏi, ngày ngày đánh trâu cày trên những rộc cát khô khốc mong tìm từng củ khoai để nuôi bầy con cháu đông đúc. Riêng tôi may mắn, được đi tập kết, được học hành để trở thành một nhà văn. Cứ mỗi lần về quê, tôi lại rủ Bá ra thăm mả bà Bảy Nhiêu. Cả hai đứa đều đứng lặng, miệng lầm rầm cầu mong bà tha thứ...

Trong đời, có những điều ta đã lầm lỡ, không bao giờ còn có dịp để sửa chữa được nữa.

(Trích 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi, Thanh Quế, NXB Kim Đồng)

2
Câu 9: Trong cuộc sống, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?A. Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh.B. Thể hiện tính chuyên quyền, độc đoán.C. Có nhiều tiền bạc và quyền lực. D. Giữ gìn các tập tục mê tín dị đoan.Câu 10: Hành vi không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ làA. tự hào về nghề...
Đọc tiếp

Câu 9: Trong cuộc sống, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?

A. Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh.

B. Thể hiện tính chuyên quyền, độc đoán.

C. Có nhiều tiền bạc và quyền lực. D

. Giữ gìn các tập tục mê tín dị đoan.

Câu 10: Hành vi không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ là

A. tự hào về nghề truyền thống của gia đình.

B. xóa bỏ các thói quen xấu của gia đình.

C. không coi thường danh dự của gia đình.

D. tự ti về thanh danh của gia đình mình.

Câu 11: Hành vi góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ

A. quảng bá nghề truyền thống của gia đình.

B. tự ti vì nghề truyền thống của gia đình.

C. giữ gìn mọi hủ tục của gia đình.

D. chê bai nghề truyền thống gia đình.

Câu 12: Việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ sẽ là

A. không quan trọng, vì không còn phù hợp xu thế hiện nay nữa.

B. những gì đã lạc hậu, cần phải xóa bỏ.

C. giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống.

D. những truyền thống chỉ có ý nghĩa giá trị vật chất.

2
2 tháng 12 2021

D

D

A

C

 

2 tháng 12 2021

A

D

C

D

20 tháng 12 2021

D

20 tháng 12 2021

D

Bạn tham khảo nha: 

Trong tiến trình đổi mới, con người và văn hóa Việt Nam luôn có sự liên hệ với cội nguồn truyền thống. Truyền thống là những kinh nghiệm đấu tranh sinh tồn của một dân tộc đã được đúc kết thành các giá trị và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống bao gồm tất cả các lĩnh vực của xã hội, nhưng tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực văn hóa. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn của một dân tộc, truyền thống có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vừa là nguồn sống vừa là nguồn sáng tạo của dân tộc. Vì thế, truyền thống không phải là những vật trưng bày chết cứng trong viện bảo tàng, mà nó luôn tồn tại trong mối quan hệ với hiện tại và tương lai.

Tuy nhiên, chúng ta phải xác định rằng giá trị văn hóa truyền thống chỉ có ý nghĩa lịch sử tương đối. Vai trò và tác động của các giá trị văn hóa truyền thống có thể khác nhau qua các thời kỳ lịch sử. Vì thế, việc nghiên cứu sự tác động của các giá trị văn hóa truyền thống đến cuộc sống hiện tại là một nhiệm vụ quan trọng để giúp chúng ta phân biệt được những tác động tích cực với những tác động tiêu cực, từ đó phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt tiêu cực của các giá trị truyền thống. Đó chính là vấn đề cơ bản của mối quan hệ giữa truyền thống với hiện đại.

Trước hết, cần khẳng định rằng những giá trị truyền thống cơ bản kể trên vẫn có ý nghĩa tác động tích cực đến việc xây dựng con người mới và nền văn hóa hiện đại của chúng ta. Lòng yêu nước không chỉ thể hiện ở tinh thần giữ nước, mà nó còn hun đúc cho mọi người Việt Nam tinh thần quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp. Lòng tự cường dân tộc đã tiếp cho người dân một sức mạnh để đưa đất nước nhập vào dòng chảy phát triển của thế giới. Tính cần cù sáng tạo đã giúp con người và văn hóa Việt Nam đạt được những tiến bộ rất quan trọng. Cần cù sáng tạo được thể hiện trong học tập, nghiên cứu và trong lao động, sản xuất. Lòng khoan dung cũng là một giá trị truyền thống quan trọng của dân tộc ta. Cũng với tinh thần khoan dung, chúng ta đang xây dựng một nền văn hóa có khả năng dung hợp các thành tựu tiến bộ của các nền văn hóa trên thế giới. Đức tính giản dị cũng là một giá trị văn hóa truyền thống quan trọng của dân tộc, đã được Đảng và Bác Hồ nâng lên thành phương châm sống của con người mới Việt Nam. Truyền thống thương người như thể thương thân cũng đang tạo cho văn hóa Việt Nam một nét đẹp riêng và có tác động không nhỏ đến sự phát triển con người và xã hội.

Đứng trước thực trạng đáng báo động trên, là những người trẻ chúng ta - những thế hệ tương lai của đất nước, cần phải làm gì để khắc phục? Theo đó, trước hết, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh cần phải tìm hiểu, trau dồi những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, có trách nhiệm giữ gìn và phát huy thật tốt những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần phải tổ chức nhiều hơn những hoạt động tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức đúng đắn về giữ gìn bản sắc dân tộc. Gia đình, cộng đồng cũng phải cùng chung sức, đồng lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hóa đó để không bị phai nhạt trong các luồng văn hóa khác.

Tóm lại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam chúng ta. Vì thế, chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.

26 tháng 2 2019

Đáp án là A

13 tháng 11 2023

trl dùm em ạ em cảm ơn

13 tháng 11 2023

Việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Những truyền thống này mang trong họ giá trị về tôn trọng, đoàn kết và tình thân thương. Chúng giúp xây dựng môi trường gia đình ấm áp và đoàn kết, duy trì kết nối qua các thế hệ và kết nối con người với quá khứ của họ. Ngoài ra, những giá trị và kỹ năng được học từ truyền thống này có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày và giúp xây dựng một xã hội trung thực và tốt đẹp hơn.

2 tháng 8 2021

Cố gắng học tập để có thể góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc

Tham khảo :

Theo em, chúng ta cần:

+ Học tập thật tốt để biết được lịch sử dân tộc.

+ Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế, trở thành người có ích cho đất nước sau này.

+ Tuyên truyền, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa mà ông cha ta đã xây dựng nên .

 

2 tháng 8 2021

- Sau hơn một nghìn năm đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc mình như: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy,…

- Ý nghĩa: Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không có gì có thể tiêu diệt được.

12 tháng 6 2019

Em đồng ý với ý kiến (1), (2), (5)

Bởi vì: gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp, chúng ta giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta. Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp chúng ta có thêm sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

11 tháng 10 2021

em đồng ý với câu 1,2,5 

không đồng ý với câu 3,4,

1 tháng 6 2017

Đáp án là A