K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Một chú bướm màu sặc sỡ xập xòe bay lượn nhởn nhơ trong một vườn hoa. Bướm bỗng phát hiện một chú ong mật đang cần cù hút nhụy trên một bông hoa. Bướm sà xuống, buông lời thăm hỏi:

– Chào ong mật, tội vạ gì mà đầu tắt mặt tôi suốt ngày thế cho khổ thân? Trời đất phú cho chúng ta đôi cánh là để du ngoạn. Đời là một cuộc du lịch dài phải không ong?

– Sao, đời chỉ là một cuộc du lịch ư? Không thế thế được bướm ạ.

Bướm vẫn lải nhải:

– Con người có đôi chân, chúng ta có đôi cánh, chân chảng để rong chơi, cảnh chẳng để bay nhởn nhơ thì còn để làrn gì? Sống là để tìm hạnh phúc. Hạnh phúc biết bao nếu suốt đời được la cà trong những công viên, dập dìu sớm chiều trong những bộ quần áo đẹp. Mùa xuân ư? Mùa của hội hè du lịch. Từ chót vót những đỉnh núi cao, rừng rậm ngàn vạn bướm trắng bay đi trẩy hội mùa xuân, mơ những vù hội bất tận trong không trung. Mùa hè ư? Chúng tớ lại kéo nhau về múa lượn trên những núi rừng quê hương trong những bộ trang phục rực rỡ như muôn màu hoa. Đời là vui chơi, hội hè, nhảy múa!

Ong vốn ít nói, lặng lẽ suy tư nhưng không chịu nổi cái triết lí lỗi thời của bướm bèn lên tiếng:

– Bướm có biết một nhà văn đã nói gì về chúng ta không? Ong bảo : “Nhện nằm ỳ một chỗ, bướm lăng quăng suốt ngày, cho nên trong lịch sử không hề có mật nhện cũng chẳng có mật bướm, chi có mật ong mà thôi”. Tớ cũng bay nhưng để đem lại cho đời một cái gì đó có ích, những dòng mật ngọt chữa bệnh, nuôi người.

– Nhưng cuộc sống có ích của các cậu xem chừng gò bó, vất vả lắm, ai mà chịu được. Người ta bảo xã hội loài ong chúa là nghiêm ngặt, đi về không được quên cửa, nhầm nhà- chân không có phấn hoa thì đừng hòng vạo tổ, mấy ong trực ca nó đuổi thẳng cánh, ôi còn gì là tự do! Người ta còn tính toán rằng, muốn có một kí mật hoa, giả sử chi có một mình cậu thì cậu sẽ phải bay đi bay về tới bốn mươi lăm vạn dặm, áng chừng mười lần vòng quanh trái đất. Thú thật tớ chí nghe cũng đã thót tim rồi!

Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện gã bướm lêu lổng vô tích sự. Rặng cây đang dâng hoa. Con người đang chờ mật. Ong hối hả bay đi theo cách sống của mình:

– Ta thà làm loài ong vất vả hi sinh kiếm mật cho đời chứ nhất quyết không thề là loài bướm ích kỉ, lười biếng, du đàng, chỉ biết lượn vành mà chơi.



 

2 tháng 2 2018

Một chú bướm màu sặc sỡ xập xòe bay lượn nhởn nhơ trong một vườn hoa. Bướm bỗng phát hiện một chú ong mật đang cần cù hút nhụy trên một bông hoa. Bướm sà xuống, buông lời thăm hỏi:

– Chào ong mật, tội vạ gì mà đầu tắt mặt tôi suốt ngày thế cho khổ thân? Trời đất phú cho chúng ta đôi cánh là để du ngoạn. Đời là một cuộc du lịch dài phải không ong?

– Sao, đời chỉ là một cuộc du lịch ư? Không thế thế được bướm ạ.

Bướm vẫn lải nhải:

– Con người có đôi chân, chúng ta có đôi cánh, chân chảng để rong chơi, cảnh chẳng để bay nhởn nhơ thì còn để làrn gì? Sống là để tìm hạnh phúc. Hạnh phúc biết bao nếu suốt đời được la cà trong những công viên, dập dìu sớm chiều trong những bộ quần áo đẹp. Mùa xuân ư? Mùa của hội hè du lịch. Từ chót vót những đỉnh núi cao, rừng rậm ngàn vạn bướm trắng bay đi trẩy hội mùa xuân, mơ những vù hội bất tận trong không trung. Mùa hè ư? Chúng tớ lại kéo nhau về múa lượn trên những núi rừng quê hương trong những bộ trang phục rực rỡ như muôn màu hoa. Đời là vui chơi, hội hè, nhảy múa!

Ong vốn ít nói, lặng lẽ suy tư nhưng không chịu nổi cái triết lí lỗi thời của bướm bèn lên tiếng:

– Bướm có biết một nhà văn đã nói gì về chúng ta không? Ong bảo : “Nhện nằm ỳ một chỗ, bướm lăng quăng suốt ngày, cho nên trong lịch sử không hề có mật nhện cũng chẳng có mật bướm, chi có mật ong mà thôi”. Tớ cũng bay nhưng để đem lại cho đời một cái gì đó có ích, những dòng mật ngọt chữa bệnh, nuôi người.

Bướm và ong đều có cách sống riêng của mình

– Nhưng cuộc sống có ích của các cậu xem chừng gò bó, vất vả lắm, ai mà chịu được. Người ta bảo xã hội loài ong chúa là nghiêm ngặt, đi về không được quên cửa, nhầm nhà- chân không có phấn hoa thì đừng hòng vạo tổ, mấy ong trực ca nó đuổi thẳng cánh, ôi còn gì là tự do! Người ta còn tính toán rằng, muốn có một kí mật hoa, giả sử chi có một mình cậu thì cậu sẽ phải bay đi bay về tới bốn mươi lăm vạn dặm, áng chừng mười lần vòng quanh trái đất. Thú thật tớ chí nghe cũng đã thót tim rồi!

Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện gã bướm lêu lổng vô tích sự. Rặng cây đang dâng hoa. Con người đang chờ mật. Ong hối hả bay đi theo cách sống của mình:

– Ta thà làm loài ong vất vả hi sinh kiếm mật cho đời chứ nhất quyết không thề là loài bướm ích kỉ, lười biếng, du đàng, chỉ biết lượn vành mà chơi.



 

CM
16 tháng 12 2022

Gợi ý:

* Mở bài: nêu hoàn cảnh em gặp cô bé bán diêm (ví dụ gặp trong mơ).

* Thân bài: kể, tả lại cuộc gặp gỡ của em với cô bé bán diêm:

- Cuộc sống của cô bé và bà như thế nào? (Ví dụ: rất hạnh phúc, đầm ấm; cô bé được ăn no, mặc ấm, không phải đi bán diêm nữa mà được đến trường, được sống cùng bà của mình).

- Tâm trạng của cô bé bán diêm ra sao? (Ví dụ: lúc nào cũng vui vẻ).

- ...

* Kết bài: kết thúc cuộc gặp gỡ ra sao? Em có suy nghĩ gì về cuộc gặp gỡ đó?

- ...

*

20 tháng 12 2020

bạn tham khảo nhé

Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm đẹp của tôi về những lần đi học hay nô dùa cùng bạn bè. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo mừng như ngày nào tôi mới vào lớp 6, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyên chỉ có chúng tôi đang lớn lên.Thấm thoắt hơn hai năm trôi qua, giờ tôi là học sinh  lớp 8… Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh THCS , để tôi được sống mãi dưới mái trường này:

Với cuộc đời mỗi con người, quãng đời học sinh đều tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng đời quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trươgf yêu dấu. Có người thì yêu ngôi trường tiểu học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường THCS Văn Luông- nơi tôi đang học- đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.

Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, hai bên khang trang và đẹp đẽ với hai dãy lớp học cao tầng, được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời ginảng ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu trước lớp hay  tiếng cười nói hồn nhiên, trong sáng của những bạn học sinh. Ở giữa là dãy nhà điều hành ba tầng với màu sơn xanh trông thật dịu mắt, chính dãy nhà điều hành đã tạo cho mô hình trường có hình chữ U và màu sơn xanh ấy rất hài hòa với màu sơn vàng của hai dãy lớp học. Sân trường rộng rãi thóng mát nhờ những hàng cây xanh xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng cho chúng tôi nô đùa

 

 

20 tháng 12 2020

Cuộc sống của tôi cứ thế trôi đi với bao biến cố vui buồn tuổi thơ, với những kỉ niệm của tuổi học trò… Trong suốt 8 năm qua đã có biết bao chuyện buồn vui, hờn giận một thời đi học mà tôi không thể nào quên được. Thật đặc biệt! Có một kỉ niệm mà tôi chẳng thể nào quên.

Hồi ấy, tôi là một cô bé mười bốn tuổi, cũng chẳng có gì nổi trội. Một năm may mắn cũng chỉ có một tấm giấy khen của trường.Năm đó, tôi là học sinh khá của lớp và tôi cực kì thích môn Văn.

Tôi còn nhớ, ngày hôm đó có tiết kiểm tra Văn chín mươi phút. Đề bài: ''Nêu cảm nghĩ về người thân''. Ngay lúc ấy, tôi chợt nghĩ về mẹ, khé mắt cay cay…Cảm xúc cứ thế hiện lên qua ngòi bút, nước mắt cứ thế chảy dài-tôi khóc… Tôi vừa khóc vừa viết, viết cho mẹ, cho người mà tôi yêu thương nhất, người luôn chăm sóc, yêu thương tôi vô điều kiện…

Nét mực cứ thế hiện ra rồi nhòa đi bởi những giọt nước mắt. Hai trang, rồi ba trang và tôi dừng lại ở trang thứ tư. Điểm hồi trống hết giờ, tôi lên nộp bài.

  Mấy ngày sau đó, cô giáo trả bài. Cô gọi tôi lên. Lòng tôi thấp thỏm không yên vì tôi làm bài đúng chín mươi phút, chẳng có thời gian khảo bài. Tôi thầm nghĩ chắc là mình viết lan man quá rồi, dài dòng quá rồi, mình lạc đề rồi… Một mớ suy nghĩ cứ quẩn quanh mãi trong đầu tôi. Tôi sợ đến nỗi mặt mày tái xanh như tàu lá… Cuối cùng cô bảo tôi đọc bài làm của mình cho cả lớp. Tôi đọc kết thúc bài, một tràng pháo tay vang lên. Tôi vỡ òa trong xúc động, cô ôm tôi khóc nức nở.

Bài văn hôm ấy của tôi được chín điểm với lời phê: ''Bài viết hay, có cảm xúc. Cố gắng lên em nhé?!'' Tôi mỉm cười đầy hài lòng. Cô còn gợi ý chọn tôi vào đội tuyển Văn của trường, tôi rất bất ngờ và xúc động.

Vậy là từ đó, tôi được học với cô nhiều hơn…

Mới đó thôi mà đã một năm rồi. Một năm trôi qua với bao kỉ niệm vui buồn cùng bạn bè, thầy cô mới, với những giờ học bổ ích trên lớp… Các cô thầy mới rất tận tình và chu đáo nhưng với tôi, cô giáo dạy văn hồi lớp tám vẫn là số một. Buổi học năm ấy, tôi sẽ chẳng thể nào quên được. Đó mãi là kỉ niệm, mãi là kí ức tuyệt đẹp về tuổi học trò hồn nhiên ngây thơ dưới mái trường mến yêu!

Bài này cô ra cho tớ rồi.

30 tháng 3 2018

Cái  này cậu tự làm dê mầ

 Một chú bướm màu sặc sỡ xập xòe bay lượn nhởn nhơ trong một vườn hoa. Bướm bỗng phát hiện một chú ong mật đang cần cù hút nhụy trên một bông hoa. Bướm sà xuống, buông lời thăm hỏi:

– Chào ong mật, tội vạ gì mà đầu tắt mặt tôi suốt ngày thế cho khổ thân? Trời đất phú cho chúng ta đôi cánh là để du ngoạn. Đời là một cuộc du lịch dài phải không ong?

– Sao, đời chỉ là một cuộc du lịch ư? Không thế thế được bướm ạ.

Bướm vẫn lải nhải:

– Con người có đôi chân, chúng ta có đôi cánh, chân chảng để rong chơi, cảnh chẳng để bay nhởn nhơ thì còn để làrn gì? Sống là để tìm hạnh phúc. Hạnh phúc biết bao nếu suốt đời được la cà trong những công viên, dập dìu sớm chiều trong những bộ quần áo đẹp. Mùa xuân ư? Mùa của hội hè du lịch. Từ chót vót những đỉnh núi cao, rừng rậm ngàn vạn bướm trắng bay đi trẩy hội mùa xuân, mơ những vù hội bất tận trong không trung. Mùa hè ư? Chúng tớ lại kéo nhau về múa lượn trên những núi rừng quê hương trong những bộ trang phục rực rỡ như muôn màu hoa. Đời là vui chơi, hội hè, nhảy múa!

Ong vốn ít nói, lặng lẽ suy tư nhưng không chịu nổi cái triết lí lỗi thời của bướm bèn lên tiếng:

– Bướm có biết một nhà văn đã nói gì về chúng ta không? Ong bảo : “Nhện nằm ỳ một chỗ, bướm lăng quăng suốt ngày, cho nên trong lịch sử không hề có mật nhện cũng chẳng có mật bướm, chi có mật ong mà thôi”. Tớ cũng bay nhưng để đem lại cho đời một cái gì đó có ích, những dòng mật ngọt chữa bệnh, nuôi người.

– Nhưng cuộc sống có ích của các cậu xem chừng gò bó, vất vả lắm, ai mà chịu được. Người ta bảo xã hội loài ong chúa là nghiêm ngặt, đi về không được quên cửa, nhầm nhà- chân không có phấn hoa thì đừng hòng vạo tổ, mấy ong trực ca nó đuổi thẳng cánh, ôi còn gì là tự do! Người ta còn tính toán rằng, muốn có một kí mật hoa, giả sử chi có một mình cậu thì cậu sẽ phải bay đi bay về tới bốn mươi lăm vạn dặm, áng chừng mười lần vòng quanh trái đất. Thú thật tớ chí nghe cũng đã thót tim rồi!

Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện gã bướm lêu lổng vô tích sự. Rặng cây đang dâng hoa. Con người đang chờ mật. Ong hối hả bay đi theo cách sống của mình:

– Ta thà làm loài ong vất vả hi sinh kiếm mật cho đời chứ nhất quyết không thề là loài bướm ích kỉ, lười biếng, du đàng, chỉ biết lượn vành mà chơi.

14 tháng 8 2019

Bạn tham khảo nhé :

Trong khu rừng cây rậm rạp, um tùm có một chú Bướm vàng với những chấm đen trên cánh đang xập xòe nhởn nhơ dạo chơi. Bướm bay qua những cành cây với một vài bông hoa đang nở rộ đón chào.

Bỗng Bướm phát hiện một chú Ong mật đang mải mê hút mật trên một bông hoa mà Bướm vừa đến. Bướm bay tới, buông lời thỏ thẻ:

- Chào Ong mật, đến hôm nay tôi mới gặp lại bạn. Ô, lúc nào bạn cũng cần cù hút mật. Tại sao bạn không đi du ngoạn, vui chơi như tôi? Trời cho ta đôi cánh để bay lượn tung tăng kia mà! Chúng ta thật diễm phúc, suốt đời chỉ biết du ngoạn mà thôi, phải không Ong?

- Ô, bạn nói sao? Suốt đời bạn chỉ biết du ngoạn thôi à! Không thể đơn giản như thế đâu, cũng có đến một lúc nào đó bạn nên làm việc như tôi đây này, Bướm ạ!

Vẫn cái giọng thỏ thẻ ấy vang lên:

- Trời cho ta đôi cánh, còn con người ở đời lại được đôi chân. Cánh chẳng để bay nhởn nhơ, chân chẳng để rong chơi thì để làm gì? Bạn chẳng biết gì cả, suốt ngày lo làm lụng, thật là mệt nhọc. Còn tôi chỉ biết bay khắp nơi, bay dập dìu qua những rừng cây trái ngọt, những vườn hoa màu sắc rực rỡ suốt cả bốn mùa. Xuân đến, loài bướm chúng tôi được khoác lên những bộ trang phục mới để dạo chơi, thật là hạnh phúc!
Ong vốn ít nói nhưng nghe cái giọng chua loét ấy của Bướm, bèn cất tiếng:

- Bướm có biết con người nói gì về chúng ta không? Bướm suốt ngày chỉ biết rong chơi, còn loài Ong chúng tôi bay đây đó để tìm mật giúp con người chữa bệnh và đem lại cuộc sông con người nhiều điều tốt đẹp.

Bướm nghe thế, vội tranh cãi:

- Ô, cuộc sống bạn lúc nào cũng bận bịu, vất vả như vậy, ai mà chịu được. Các nhà khoa học đã bảo rằng xã hội loài ong là một xã hội nghiêm ngặt, đi làm về phải có phấn hoa, có sản phẩm thì mới được vào cửa, mà khi vào không được lộn cửa lộn nhà. Còn nếu không có sản phẩm thì đừng hòng vào cửa. Ôi! Cuộc sống của bạn sao lại gò bó như thế! Còn cuộc sống tôi thì khác hẳn, suốt ngày tôi chỉ biết dạo chơi, chỉ biết đi khắp nơi để tìm nhiều điều mới mẻ, tốt đẹp. Tôi không phải làm nhiều chi cho cực cái thân!

Tuy trò chuyện với Bướm nhưng Ong vẫn không ngừng làm việc. Ong vẫn mải mê hút mật. Nghe Bướm nói, Ong rất bực mình nhưng cố lặng thinh bởi Ong còn làm biết bao công việc. Trong khu rừng bao la này có biết bao bông hoa chứa đầy ắp mật vàng óng đang chờ đón Ong. Vì vậy, Ong không nỡ bỏ lỡ công việc để phân giải đối với gã Bướm lười biếng này Ong phải đi làm đây. Ong sẽ chắt chiu cho con người những giọt mật ngọt ngào tươi mát và làm cho cuộc sống của chúng ta ngày tốt đẹp hơn.

~Std well~

#Thạc_Trân

2 tháng 8 2019

Khi mùa xuân đến, những chiếc lá non bắt đầu vươn lên từ những cành cây và đón nhận những tia nắng mặt trời ấm áp.

Một chiếc lá non vừa vươn mình và lần đầu tiên được ngắm nhìn mặt trời, nó chợt thốt lên:

- Ôi chao, mặt trời thật đẹp, mình muốn được tỏa sáng rực rỡ như vậy!

Mặt trời nhìn nó và nói:

- Cháu chỉ là một chiếc lá, cháu không bao giờ có thể tỏa sáng được như ta đâu!

Chiếc lá thất vọng, nhưng nó chợt nhìn lên bầu trời và thốt lên:

- Bầu trời trong xanh kia mới bao la và rộng lớn biết bao, mình muốn được rộng lớn như bầu trời.

Nhưng bầu trời nhìn nó và nói:

- Cháu chỉ là một chiếc lá, cháu không bao giờ có thể rộng lớn được như ta đâu.

Chiếc lá thất vọng lần nữa, rồi nó hỏi cây đại thụ:

- Bác cây ơi, liệu một chiếc lá có làm được gì vĩ đại không ạ?

Cây lắc đầu trả lời:

- Không đâu, một chiếc lá thì không làm được điều gì vĩ đại cả. Hãy yên phận làm một chiếc lá thì hơn.

Chiếc lá non buồn rầu ngước nhìn mặt trời, bầu trời và cây đại thụ. Rồi mùa xuân cũng qua đi, mùa hè đã đến mang theo những tia nắng mạnh mẽ và rực rỡ. Chiếc lá ngày nào giờ đây đã trưởng thành. Bỏ lại chiếc áo xanh non, nó khoác lên mình một chiếc áo có màu xanh đậm hơn. Như mọi ngày, chiếc lá vẫn ngước nhìn lên bầu trời xanh bao la kia, đôi mắt tràn ngập sự ngưỡng mộ và tiếc nuối. Chợt từ đâu một cơn gió đáp xuống chiếc lá, chiếc lá nhìn cơn gió một hồi rồi chợt hỏi:

- Anh gió, anh cứ đi đi về về mãi vậy, chẳng lẽ anh không thấy mệt mỏi sao?

Gió mỉm cười trả lời:

- Không, tôi không bao giờ mệt cả, mỗi khi tôi mệt mỏi, tôi đều dừng lại nghỉ trên một chiếc lá như cậu, và rồi lại đi.

Lá ngạc nhiên, nó hỏi lại gió:

- Vậy các anh đã đi được đến những đâu?

- Chúng tôi đi đến tất cả mọi nơi, bất cứ nơi đâu chúng tôi thích, chúng tôi giúp mang hương thơm của những bông hoa đi xa nhất có thể, chúng tôi mang những đám mây lại với nhau ….

Và gió hào hứng kể cho lá nghe về những nơi gió đã đi qua, những việc mà gió đã làm, chiếc lá chăm chú lắng nghe và đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Kể xong, cơn gió nói với chiếc lá:

- Thôi nào lá, hãy tiếp thêm sức lực cho tôi nào!

Chiếc lá hiểu ý, nó liền gồng hết sức mình đẩy cơn gió đi thật xa. Khi chỉ còn lại chiếc lá, nó lại trầm ngâm suy nghĩ. Rực rỡ như mặt trời hay to lớn như bầu trời có ý nghĩa gì. Nó muốn được như gió, tự do ngao du khắp nơi trong trời đất bao la này. Nó chợt nghĩ, điều quan trọng nhất của cuộc sống này chính là sự tự do, và làm được những điều có ích, nhưng nó chỉ là một chiếc lá, nó làm sao tự do đi lại khắp nơi như gió được. Nó lại thêm một lần thất vọng.

Rồi một ngày nọ, mây đen tụ lại, và trời bắt đầu mưa. Những hạt mưa từ trên trời đổ xuống, thật ngoạn mục, thật đẹp mắt. Chiếc lá vui lắm, nó đỡ những hạt mưa từ trên trời rơi xuống và hỏi những hạt mưa:

- Thật kỳ diệu, các bạn từ trên bầu trời kia bay xuống đây sao? Các bạn là ai?

Những hạt mưa nghe thế, cười lớn và nói với lá:

- Phải rồi đấy lá, bọn mình bay từ trên trời xuống đây, bọn mình là những hạt mưa.

Chiếc lá hỏi mưa:

- Các bạn làm thế nào mà lại có thể bay từ trên trời xuống như vậy được?

Những hạt mưa bắt đầu kể về câu chuyện của mình. Chiếc lá chăm chú lắng nghe, nó tưởng tượng thật nhiều. Những con sông, và đại dương bao la rộng lớn, và cả những sinh vật lơ lửng bên trong lòng đại dương và những loài cây kỳ lạ muôn hình muôn vẻ thật kỳ thú biết bao. Rồi khi những hạt mưa bốc hơi lên thành mây, lờ lững trôi đi khắp nơi, ngắm nhìn mọi cảnh vật ở vị thế cao nhất. Mưa thật tuyệt vời, nhờ có mưa mà sinh vật, thực vật mới có nước để sống. Những hạt mưa kể xong câu chuyện của mình, rời khỏi lá và rơi xuống đất. Chiếc lá nhìn theo, trong lòng cảm thấy ghen tị lẫn ngưỡng mộ. Tại sao nó sinh ra lại là lá mà không phải gió, hay những hạt mưa, cuộc sống của họ thật ý nghĩa biết bao. Nhưng chợt phía dưới bỗng vang lên một giọng nói nhỏ nhẹ:

- Anh lá ơi, cảm ơn anh nhé! Anh thật vĩ đại!

Chiếc lá giật mình nhìn xuống phía dưới. Bên dưới gốc cây, những cây cỏ và hoa dại đang ngước lên nhìn nó và mỉm cười. Chiếc lá ngạc nhiên lắm, nó hỏi lại:

- Các bạn nói sao, tôi vĩ đại ư? Tại sao? Tôi không rực rỡ như mặt trời, tôi cũng không to lớn như bầu trời. Tôi chỉ là chiếc lá bé nhỏ mà thôi.

Những cây cỏ phía dưới đáp lại nó:

- Anh không to lớn như bầu trời, anh chỉ là một chiếc lá nhỏ bé, nhưng anh đã che chở cho tất cả chúng tôi. Anh che chắn cho chúng tôi khỏi ánh nắng mặt trời mùa hè, anh đỡ những hạt mưa từ trên trời rơi xuống, giúp chúng tôi không bị mưa làm dập nát. Anh tiếp thêm sức lực cho gió, giúp gió mang hương thơm từ những loài thảo mộc như chúng tôi đến khắp mọi nơi. Đối với chúng tôi, anh là người vĩ đại nhất.

Chiếc lá nghe thấy vậy, nó cảm động lắm, lần đầu tiên trong đời, nó cảm thấy nó tự hào vì sinh ra là một chiếc lá bé nhỏ. Kể từ đó, mặc cho ánh mặt trời thiêu đốt, mặc cho mưa gió bão bùng quất vào người đau rát, lá vẫn vươn tấm thân bé nhỏ của mình lên đón nhận tất cả. Thế rồi thời gian qua đi, mùa hè với những tia nắng bỏng rát, những cơn bão khủng khiếp cũng qua đi. Mùa thu đã đến, và chiếc lá đã già, nó đã không còn xanh tươi như xưa. Giờ đây, chiếc lá khoác lên mình chiếc áo màu vàng trầm buồn của mùa thu. Nó nghĩ về những tháng năm nó đã sống, nhìn lại những việc mình đã làm, nó cảm thấy tự hào lắm, nhưng nó đang nuối tiếc. Chiếc lá đã tìm ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống, nó đã sống hết mình vì điều đó, nhưng giờ đây nó đã già, nó đang tiếc nuối đi những năm tháng của tuổi trẻ. Nó muốn tiếp tục cuộc sống, muốn tiếp tục cống hiến. Rồi nó tự thắc mắc, điều gì tiếp theo khi ta đã chết, những việc ta làm còn ai nhớ tới. Nó chợt không hiểu được, những việc làm của nó trong thời gian qua, giờ đây còn có ý nghĩa gì.

Dòng thời gian lại tiếp tục, mùa thu qua đi, và giờ thì mùa đông đã đến. Hơi thở lạnh lẽo của mùa đông kề sát chiếc lá, nó cảm thấy không còn tiếp tục được nữa. Nó bèn buông mình từ cành cây, gió cuốn lấy chiếc lá như đang vấn vương, cùng chiếc lá bay lượn vài vòng trên không trung rồi nhẹ nhàng đặt chiếc lá xuống đất và rời đi. Lúc này đây chỉ còn lại chiếc lá, nó cảm thấy thật cô đơn, nó cảm thấy, thời gian của nó thật sự đã sắp hết, nó thật sự đã chẳng thể làm được gì nữa. Nhưng nó vẫn không ngừng suy nghĩ, nó vẫn băn khoăn. Về điều gì đó, phải chăng là về cuộc sống. Chiếc lá nhìn những cây cỏ đang co lại ngủ dưới mùa đông lạnh giá, rồi nó nhìn lên những cành cây xơ xác, nơi mà trước đó nó đã ở đó. Rồi như chợt phát hiện ra điều gì, chiếc lá ngây ngô nhìn cành cây, rồi nó như chợt hiểu ra, lần này nó tin nó đã biết được ý nghĩa thật sự của cuộc đời, nó nằm đó, và quyết tâm chờ đợi.

Mùa xuân đã sang, trên cành cây, những chiếc lá non vừa vươn ra trước ánh mặt trời. Một chiếc lá non hỏi cây:

- Bác cây ơi, liệu một chiếc lá có làm được gì vĩ đại không ạ?

Cây vừa định trả lời thì có một giọng nói yếu ớt vang lên:

- Chúng ta sinh ra để làm những điều vĩ đại.

Tất cả cùng sửng sốt nhìn xuống phía dưới. Mùa đông đã qua đi, nhưng vẫn còn một chiếc lá héo úa trụ lại được đến giờ phút này. Chiếc lá cất tiếng nói xong, nó trút hơi thở cuối cùng của mình với một nụ cười mãn nguyện.

Chúng ta không quan trọng mình là ai, sinh ra từ đâu mà quan trọng ở việc chúng ta sẽ đi đến đâu. Giá trị của mỗi cá nhân cũng không nằm ở việc bạn đã sống như thế nào, mà ở những gì bạn đã để lại sau khi chết.

15 tháng 9 2018

Đây là một câu chuyện ko co thật : Ở một trường học nọ có hai bạn thúng rác ở gần nhau .Hai bạn thùng rac rất vui khi giúp cuộc sống thêm tươi đẹp sạch sẽ.một hôm có một bạn học sinh vô ý thức đã ko vất rác đúng chỗ, nhìn thấy vậy hai bạn thùng rác xi xào:"bạn ấy thật thiếu ý thức đúng không . ừ nếu trong xa hội này toàn những người như thế thì cuộc sống sẽ trở thành 1 bãi rac khổng lồ mất". từ câu chuyện này chúng ta rút ra bài học phải vất rác đúng nơi quy định

câu chuyện của tớ chỉ thế thôi

nhớ k mk nhé

#embengaytho#

16 tháng 9 2018

làm bừa thui,ai tích mình mình tích lại

Số số hạng là : 

Có số cặp là :

50 : 2 = 25 ( cặp )

Mỗi cặp có giá trị là :

99 - 97 = 2 

Tổng dãy trên là :

25 x 2 = 50

Đáp số : 50

22 tháng 1 2018

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi. 

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng... 

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

​Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. 

Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.

Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. 

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa. 

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.

22 tháng 1 2018

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi. 

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng... 

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

​Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. 

Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.

Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. 

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa. 

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.