K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tôi luôn tự hào về mẹ, có thể nói: Từ thủa xa xưa đã gần chín thập kỉ trôi qua, mẹ vẫn đẹp như ngày tôi còn bé xíu. Lớn lên tôi càng  thấy mẹ đẹp hơn. Mẹ là biểu tượng mùa Xuân trong tôi…[…] Riêng tôi, tôi cảm nhận mẹ của tôi là mùa Xuân. Đời mẹ tôi như dòng sông Lam hiền hoà trong vắt, nhưng sao lại khổ đến muôn trùng? Có lẽ, vì mẹ tôi là một người đàn bà đẹp (mẹ...
Đọc tiếp

Tôi luôn tự hào về mẹ, có thể nói: Từ thủa xa xưa đã gần chín thập kỉ trôi qua, mẹ vẫn đẹp như ngày tôi còn bé xíu. Lớn lên tôi càng  thấy mẹ đẹp hơn. Mẹ là biểu tượng mùa Xuân trong tôi…

[…] Riêng tôi, tôi cảm nhận mẹ của tôi là mùa Xuân. Đời mẹ tôi như dòng sông Lam hiền hoà trong vắt, nhưng sao lại khổ đến muôn trùng? Có lẽ, vì mẹ tôi là một người đàn bà đẹp (mẹ tôi từng được phong danh hiệu Hoa hậu Nữ sinh Trường Đồng Khánh - Huế, thời Pháp thuộc), cách đây đã hàng mấy thập kỉ. Rồi lớn lên, mẹ lập gia đình, sinh con đến hơn nửa tiểu đội, lại sống trong cảnh triền miên của 2 cuộc kháng chiến.

Trong mọi nỗi khổ mẹ tôi phải chịu đựng thì không có nỗi khổ đau nào hơn đó là ngày ba tôi “ra đi”, để lại một đàn con nheo nhóc cho mẹ tôi cáng đáng. Trong cảnh bom rơi, đạn nổ thời chiến tranh chống Mỹ ác liệt nhất, con của mẹ phải sơ tán 3, 4 nơi. Ngày đó, tôi mới 9 - 10 tuổi đầu, chưa hiểu hết nỗi đau tột cùng mà mẹ tôi phải chịu đựng. Chẳng thế mà, ba tôi mới mất hơn năm trời, tóc mẹ đã bạc trắng (lúc đó mẹ mới 41 - 42 tuổi), nhưng mẹ vẫn đẹp một cách đằm thắm.

 Sau này tôi biết, dù mẹ tôi vô cùng vất vả, mất chồng, con cái một đàn… vậy mà vẫn có nhiều người đàn ông muốn “sẻ chia” gánh vác cùng mẹ tôi chăm chút đàn con bé nhỏ. Những lần có người ngỏ lời với mẹ, lại làm cho mẹ buồn ghê gớm, mẹ càng ráng sức nuôi dạy anh chị em chúng tôi “giấy rách phải giữ lấy lề”,các con phải cố gắng học tập, ngoan ngoãn để cho mẹ vui, để làm việc nuôi các con.

[…] Lớn lên, tôi chứng kiến biết bao nỗi đau khổ âm thầm mẹ chịu đựng, nhưng không hé lời than với bất kì ai. Gương mặt mẹ phúc hậu, làn da mẹ mềm mại, đôi mắt mẹ hiền từ, giọng nói mẹ ấm áp đã theo tôi suốt năm tháng… Mẹ đã để lại trong tôi một sự thiêng liêng và cả nỗi khổ tâm, mỗi khi tôi nghĩ đến mẹ, nhất là lúc chỉ có mình tôi trong căn nhà vắng bóng mẹ. Đúng là khi ta thấy cô đơn nhất, đau khổ nhất, chỉ có mẹ là chỗ dựa cho trái tim yếu đuối, là nguồn an ủi vỗ về mình. Thật ra, mẹ tôi là người yêu thương chăm chút cho từng đứa con mà chẳng nghĩ đến mình, mẹ hi sinh hết thảy vì các con.

Vậy mà, 44 mùa Xuân đã qua đi, anh chị em tôi lớn lên mà không có cha. Cũng ngần ấy năm, mẹ ở vậy nuôi các con khôn lớn, lo dựng vợ, gả chồng cho các anh chị em tôi. Tôi thương mẹ một đời tần tảo, gác tình riêng chăm sóc mẹ lúc trái gió trở trời. Giờ mắt mẹ đã kém, tóc rụng nhiều…

[…] Mùa Xuân lại đến, con thầm ước mong mẹ luôn khoẻ mạnh, trường tồn với thời gian, bởi mẹ là mùa Xuân tươi đẹp, mẹ là niềm khao khát, hi vọng, mẹ là chỗ dựa tinh thần cho các con, cháu của mẹ sống làm việc có ích cho gia đình và xã hội. Để mỗi khi Tết đến, Xuân về, hình ảnh Mẹ vẫn đẹp lung linh hơn tất cả mọi thứ trên đời.

                                    ("Mẹ là mùa xuân", Phan Thị Thanh Hương)

 

Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên ?

Câu 2. Đoạn trích trên viết về ai?

Câu 3. Theo đoạn trích, người đó có ý nghĩa như thế nào đối với người viết?

Câu 4. Từ đoạn trích em rút ra bài học gì cho bản thân mình và mọi người?

Câu 5. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu sau Mùa Xuân lại đến, con thầm ước mong mẹ luôn khoẻ mạnh, trường tồn với thời gian, bởi mẹ là mùa Xuân tươi đẹp, mẹ là niềm khao khát, hi vọng, mẹ là chỗ dựa tinh thần cho các con, cháu của mẹ sống làm việc có ích cho gia đình và xã hội” ?

1
Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên? Thể loại của đoạn trích trên là tản văn. Câu 2. Đoạn trích trên viết về ai? Đoạn trích trên viết về người mẹ của tác giả. Câu 3. Theo đoạn trích, người đó có ý nghĩa như thế nào đối với người viết? Theo đoạn trích, người mẹ là biểu tượng mùa xuân, là chỗ dựa tinh thần, là nguồn an ủi, là tình yêu thương vô bờ bến và là hình ảnh đẹp lung linh nhất trong lòng người viết. Câu 4. Từ đoạn trích em rút ra bài học gì cho bản thân mình và mọi người? Từ đoạn trích, em rút ra bài học về tình mẫu tử thiêng liêng, sự hi sinh cao cả của người mẹ, và sự cần thiết phải trân trọng, yêu thương, hiếu thảo với mẹ khi còn có thể. Câu 5. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu sau “Mùa Xuân lại đến, con thầm ước mong mẹ luôn khoẻ mạnh, trường tồn với thời gian, bởi mẹ là mùa Xuân tươi đẹp, mẹ là niềm khao khát, hi vọng, mẹ là chỗ dựa tinh thần cho các con, cháu của mẹ sống làm việc có ích cho gia đình và xã hội” ? Biện pháp tu từ điệp ngữ "mẹ là" được sử dụng trong câu văn có tác dụng:
  • Nhấn mạnh, khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của mẹ trong cuộc sống của các con, cháu.
  • Tăng tính biểu cảm, gợi cảm xúc sâu sắc về tình yêu và lòng biết ơn đối với mẹ.
  • Tạo nhịp điệu, sự cân đối cho câu văn, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được tình cảm mà tác giả muốn truyền tải tick nha
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi : “Thôi em nằm lại Với đất lành Duy Xuyên Trên mồ em có mùa xuân ở mãi Trời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên, Trời chiến trường không một phút bình yên Súng nổ gấp. Anh lên đường đuổi giặc Lấy nỗi đau vô cùng làm sức mạnh vô biên Bước truy kích đạp trăm rào gai sắc Ôi mũi lê này hôm nay sao sáng quắc Anh mất em như mất nửa cuộc...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi : “Thôi em nằm lại Với đất lành Duy Xuyên Trên mồ em có mùa xuân ở mãi Trời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên, Trời chiến trường không một phút bình yên Súng nổ gấp. Anh lên đường đuổi giặc Lấy nỗi đau vô cùng làm sức mạnh vô biên Bước truy kích đạp trăm rào gai sắc Ôi mũi lê này hôm nay sao sáng quắc Anh mất em như mất nửa cuộc đời Nỗi đau anh không thể nói bằng lời Một ngọn lửa thâm trầm âm ỉ cháy Những viên đạn quân thù bắn em, trong lòng anh sâu xoáy Anh bàng hoàng như ngỡ trái tim rơi Như bỗng tắt vầng mặt trời hạnh phúc. Nhưng em ạ, giây phút này chính lúc Anh thấy lòng anh tỉnh táo lạ thường Nhằm thẳng quân thù, mắt không giọt lệ vương Anh nổ súng... (Trích* Bài thơ về hạnh phúc”- Bùi Minh Quốc) 1/Từ “ lửa, cháy” trong câu” Một ngọn lửa thâm trầm âm ỉ cháy” có phải là thuật ngữ không? (0.5đ).Tại sao? (0.5đ) 2/ Tìm những câu thơ nói lên tâm trạng của nhân vật “anh” khi mất đi người thân yêu? (1đ) 3/ Em hiểu 2 câu thơ sau như thế nào? (1đ) ** ‘ Anh thấy lòng anh tỉnh táo lạ thường Nhằm thẳng quân thù, mắt không giọt lệ vương” 4/ Thông điệp rút ra qua đoạn thơ trên là gì? Hãy trình bày từ 3 đến 5 câu. (1đ)

0

Hướng dẫn làm bài:

Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang , ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ .“Chiếc lược ngà” là một tác phẩm tiêu biểu của ông. Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý, truyện đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh .
Trong chiến tranh, con người phải chịu nhiều mất mát, thiệt thòi, hy sinh về tình cảm gia đình. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến khi con gái đầu lòng mới tròn một tuổi. Sau tám năm xa cách ông mới có dịp trở về thăm nhà, nhưng trớ trêu thay, Thu không nhận ông là ba. Phút đầu gặp gỡ, Thu ngờ vực, lảng tránh, thậm chí còn sợ hãi bỏ chạy vì: “vết thẹo bên má phải cứ mỗi khi anh xúc động thì nó lại đỏ ửng lên, giật giật trông rất dễ sợ”. Trong những ngày ông Sáu ở nhà, Thu cương quyết không nhận ông là cha mặc dù ông đã tìm mọi cách để gần gũi, vỗ về cô bé. Có những lúc, lâm vào thế bí, nó cũng chỉ nói trổng: “Vô ăn cơm”, “cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái”, “cơm sôi rồi ,nhão bây giờ”... Trong bữa cơm, ông Sáu âu yếm gắp cho con miếng trứng cá to, không ngờ bé phản ứng một cách quyết liệt: “bất thần hắt miếng trứng cá ra khỏi bát làm cơm bắn tung toé cả ra mâm”. Bị ông Sáu đánh vào mông, Thu bỏ về nhà ngoại và còn “ cố ý làm cho dây lòi tói khua rổn rảng ”… Sự ương ngạnh, bướng bỉnh của Thu không hoàn toàn đáng trách bởi em còn quá nhỏ để hiểu được sự éo le, khắc nghiệt trong hoàn cảnh xa cách của chiến tranh và những người lớn trong gia đình cũng chưa kịp chuẩn bị cho em đón nhận những khả năng bất thường đó. Em không nhận ông Sáu là cha vì ông có vết thẹo dài trên má không giống bức hình chụp chung với má mà em biết. Điều đó chứng tỏ tình cảm của Thu dành cho ba thật sâu sắc - em chỉ bộc lộ tình yêu sâu sắc của mình với ba khi biết chắc đó là ba .
Buổi sáng cuối cùng trước khi ông Sáu lên đường, thái độ của Thu đột ngột thay đổi. Trong đêm bỏ về nhà ngoại Thu đã được bà giải thích về vết thẹo. Bé hiểu ra, ân hận và hối tiếc vô cùng: “nghe bà kể, nó nằm im lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Phút chia tay “vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông thật dễ thương”. Khi ông Sáu nhìn con để chào từ biệt,“đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”, tình cha con bị dồn nén bấy lâu chợt bùng lên mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt. Nó thét lên gọi "Ba". Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”. Hành động của Thu cũng thay đổi “nó nhảy thót lên, dang cả hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó hôn ba nó cùng khắp, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”... Tất cả những hành động, thái độ đó của Thu đều bắt nguồn từ tình cảm dành cho người ba mà bé hằng yêu kính, tôn thờ và không ai có thể thay thế được. Tình cảm của Thu thật mạnh mẽ, sâu sắc và cũng dứt khoát, rạch ròi. Ở Thu có nét cứng cỏi đến ương ngạnh nhưng vẫn có nét ngây thơ, hồn nhiên của con trẻ. Bằng tâm hồn nhạy cảm, một trái tim nhân hậu và tấm lòng chan chứa yêu thương đối với trẻ em, Nguyễn Quang Sáng dường như đã cảm nhận đến tận cùng những biểu hiện tình cảm của nhân vật để miêu tả một cách sinh động và tinh tế .
Nhân vật chính thứ hai trong tác phẩm là nhân vật ông Sáu. Tình cảm của ông đối với con gái nhỏ được biểu hiện phần nào trong chuyến về thăm nhà. Khi xuồng chưa kịp cập bến, trông thấy con ông đã vội vàng “nhảy lên bờ, khom người, hai tay đưa về phía trước, miệng lắp bắp: "Ba đây con ! Ba đây con.” Những tưởng bé Thu sẽ ào tới, ôm lấy cổ ba cho thoả những tháng ngày xa cách. Nhưng không, ông hẫng hụt, bất ngờ khi thấy: “bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy ”. Thời gian ở nhà không nhiều nên ông Sáu không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách gần gũi, vỗ về con, mong con gọi một tiếng ba mà không được. Có lúc giận quá ông đã đánh con. Lúc chia tay tình yêu mãnh liệt của bé Thu khiến ông cảm động: “một tay ôm con, tay kia lấy khăn chấm nước mắt ”. Cảm động và đau đớn hơn khi biết rằng đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng anh được nghe tiếng ba thân thương từ cô con gái nhỏ, bởi vì sau đó, chẳng bao giờ anh có thể trở về được nữa! Trong những ngày ở khu căn cứ, anh ân hận vì đã trót đánh con. Nhớ lời con dặn, khi kiếm được một khúc ngà anh vui mừng như trẻ nhỏ “mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Những ngày sau đó bao nhiêu tình cảm yêu quí, nhớ thương con anh dồn cả vào việc làm cây lược. Anh cặm cụi “cưa từng răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc” để rồi khi chiếc lược hoàn thành, anh còn khắc lên đó dòng chữ nhỏ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những lúc nhớ con anh mang cây lược ra mài lên tóc mình cho cây lược thêm óng mượt: “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc dài của con nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”. Có lẽ những lúc ấy anh mong có một lần về phép thăm nhà để anh tự tay mình cầm cây lược chải tóc cho con … Đau đớn thay chiến tranh khiến anh chẳng bao giờ có thể trở về bên con gái anh được nữa. Anh hy sinh trong một trận càn. Trước lúc hy sinh, “dường như chỉ có tình cha con là không thể chết”, anh cầm cây lược trao cho bạn với niềm mong mỏi không còn có thể cất được thành lời. Từ lúc ấy, cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật, thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử. Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Chủ đề của chuyện không mới lạ, nhưng tác giả thành công bởi đã khai thác tình cha con trong những tình huống éo le cảm động. Cách lựa chọn ngôi kể, tạo lập tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý cùng với việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc đặc biệt là tâm lý trẻ thơ đã giúp văn bản có được vị trí riêng trong lòng độc giả .
Tóm lại, câu chuyện về chiếc lược bằng ngà không chỉ nói lên tình cha con sâu nặng thắm thiết mà còn gợi cho người đọc suy ngẫm và thấm thía những mất mát đau thương mà chiến tranh đã gây ra cho bao nhiêu gia đình. Bởi vậy mà em càng thêm trân trọng cuộc sống hoà bình mà chúng ta đang có hôm nay .

7 tháng 7 2017

giúp mềnh vs ạ

3 tháng 4 2018

Vậy là sau ngày hôm ấy, người bạn thân thiết từ thuở nhỏ của tôi đã không còn tồn tại trên cõi đời này nữa. Cậu ấy đã mãi mãi ra đi, đi đến một phương trời xa xôi...

Tôi vốn là một cô bé tinh nghịch. Hằng ngày, tôi đều chạy nhảy khắp khu vườn nhỏ sau nhà hoặc chạy đi phá làng phá xóm. Nhưng dù gì đi nữa tôi cũng rất thích khu vườn này. Nơi đây như là khoảng trời của riêng tôi, để tôi tha hồ trèo lên những cây xoài, cây mận,... trong vườn, để tôi thỏa thích chơi đùa cùng những chú cá trong cái hồ nhỏ. Mọi thứ vẫn sẽ mãi bình yên trôi qua như vậy nếu không có một ngày...

Hôm ấy, tôi bỗng trở chứng, không còn vui đùa khắp vườn nữa. Tôi chán chường ngồi vắt vẻo trên cành cây táo, tay cầm một quả táo vừa hái được bỏ vào miệng nhai. Vị ngọt ngọt, thanh thanh của trái táo ấy làm tôi cảm thấy thích thú. Thế là tôi với thêm vài quả nữa mà ăn, vừa ăn vừa cười như một con khỉ - theo như dì tôi nhận xét. Nhưng đời đâu ai biết được chữ ngờ, tôi với hụt một quả, thế là cả cơ thể tôi đã yên vị trên mặt đất. Trước khi ngất đi, tôi đã thoáng thấy được vẻ lo lắng của cha mẹ, cùng gương mặt hối lỗi của một người lạ hoắc. Một mùi tanh nồng ập vào mũi tôi, chưa nhận ra được đó là máu, tôi đã ngất đi...

Sau cái ngày ấy, tôi bỗng trở nên trầm tính hơn rất nhiều. Cả ngày chỉ ở trong khu vườn ấy mà không ra ngoài chơi đùa như trước kia dù ba mẹ đã khuyên răng, bạn bè la hét ầm trời. Cuộc sống của tôi chỉ còn có khu vườn nhỏ này mà thôi.

Hằng năm, cứ đến mùa quả chín, ba mẹ đều hái hết quả đem đi bán. Tôi tiếc lắm chứ, biết bao quả ngọt vậy mà. Nhưng cũng chẳng làm gì được, đành bấm bụng nhìn những quả táo ngon lành đó được đem đi tiêu dùng thôi. Nhưng chuyện tôi tức nhất là khi hết quả rồi, ba mẹ lại đốn hết cành to, gai góc rườm rà cua cây đi. Dòng nhựa chảy ra như dòng máu hòa lẫn với nước mắt của cây. Tôi nhìn mà xót lắm, nhưng ba mẹ lại bảo đó là việc tốt cho cây, giúp cây phát triển nhiều hơn nên tôi cũng cắn răng chấp nhận việc chỗ ngồi của mình bị đốn mất.

Năm nào cũng vậy riết thành quen. Tôi từ một con nhóc loi choi chập chững bước vào lớp Một mà giờ đây đã thành cô học sinh lớp Sáu. Tuổi thơ của tôi đã gắn liền với cây táo năm nào. Giờ nó cũng cao lớn lắm rồi, cành lá xum xuê, quả ngon, ngọt cực kì. Nó đã đem lại nguồn thu nhập kha khá cho gia đình tôi.

Một ngày, tôi bước từng bước trên con đường quen thuộc dẫn về nhà mà trong lòng cứ thấp thỏm không yên. Sắp có chuyện gì không hay xảy đến với tôi, linh cảm mách bảo tôi điều đó. Tôi liền phóng thẳng một mạch về nhà. Cảnh tượng trước mắt làm tôi vô cùng bất ngờ. Chuyện gì vậy? Làm ơn nói rằng đấy chỉ là một giấc mơ đi! Tôi tự véo má mình một cái và cảm nhận được cơn đau truyền đến. Vậy đây là thật! Ba tôi đang dùng xe múc cây táo lên dưới sự chỉ dẫn của mẹ. Tôi chạy đến thì bị các bác hàng xóm giữ lại với lý do đến đó rất nguy hiểm. Bất lực nhìn cây bị xúc lên, tôi thấy tim mình đau như bị ai đó rạch những đường dao lên...

Tối hôm đó, tôi đã cãi vã một trận lớn với ba mẹ để rồi bị nhốt trong phòng suốt ba ngày. Ba mẹ tôi bảo rằng cây đã không cho hoa, kết trái nữa thì giữ làm gì? Họ còn bảo nếu còn để cây ở đó nữa thì rất nguy hiểm vì tôi đã từng té từ trên cành cây xuống dẫn đến việc trở nên trầm lặng như bây giờ. Họ đã đưa cây đến xưởng gỗ. Cây đã được đưa vào đó, sản xuất ra những bộ bàn ghế. Dòng máu chảy trong cây đã không còn nữa, nó đã ngừng lại rồi...

Tuổi thơ của tôi chỉ có cây táo và khu rừng bầu bạn. Nhà tôi vốn khá giả vì ba mẹ tôi đều làm trong cơ quan nhà nước với mức lương cao ngất ngưởng. Chính điều đó làm họ bận rộn với công việc và quên đi mình còn một đứa con là tôi. Bạn bè thì chơi với tôi chỉ vì tiền, tôi nhận ra điều đó khi đến lớp mà quên đem theo tiền. Bọn nó không đếm xỉa đến tôi, coi tôi như không khí! May là tôi còn có cây tóa cùng khu rừng, để rồi giờ đây không được nhắc đến nó nữa...

Cây táo đã chịu biết bao đớn đau, tủi nhục để đưa ra những quả táo ngon, ngọt ấy. Cứ qua màu quả ngọt, nó lại bị những lưỡi cưa, lưỡi rìu đốn hết cành to, gai góc rườm rà để màu sau lại đâm hoa kết quả tốt tươi. Nó đã chịu đựng suốt thời gian dài, hi sinh rất nhiều để rồi khi không còn giá trị về mặt kinh tế, nó lại bị con người vứt bỏ không thương tiếc. Nó đã ra đi, để lại cô bé cô đơn với khu vườn nhỏ năm xưa...

2 tháng 12 2017

Đã bao nhiêu năm rồi, cây bàng ấy vẫn hiên ngang, trải qua bao tháng năm vất vả, qua bao thăng trầm lịch sử để giờ vươn cao vững trên đất mẹ , là nơi gợi tâm tình sâu sắc cho mỗi người con quê. Mỗi ngày trôi đi, là từng ngày mà cây bàng ấy tràn ngập hạnh phúc. Được ngắm nhìn sự thay đổi của xã hội dần dần khác, bàng ấy không tiếc những ngày tháng của một đời mình. Nhưng nó đã già. Có lẽ chẳng bao lâu nó sẽ lìa xa cuộc đời trong một mùa đông giá rét.

Khẽ rung những chiếc lá đỏ còn sót lại trên những cành cây khẳng khiu một ít sự sống, bàng trầm tư. Đất mẹ âu yếm cây bàng. Trong vòng tay âu yếm ấy, những cái rễ khô cắm chặt và sâu, dần héo mòn. Giờ đang là hoàng hôn. Màu đỏ của nó tỏa khắp trời, gợi nên cái gì đó man mác trong lòng mỗi ai có dịp ngắm. Một lão già đi tới.

- Tuổi đời chẳng có là bao, ta với mi, rồi sẽ có ngày đi thôi. Nhìn đi, những ngày cuối cùng của chúng ta, hãy sống trọn nó thật tốt, ngắm trọn những gì của cuộc đời đi _ Lão nói vô tư.

Cây im lặng. Nó muốn đung đưa cành lá, nhưng chẳng thể. Lão ta làm nó buồn, nó không muốn rời xa nơi này, nơi gắn bó với nó.

- Sao, mi cũng chẳng có ý kiến sao? Ha..ha, cuộc đời đúng là khổ. Sinh ra, cố tìm cách để tồn tại rồi lại chết. CỨ như cuộc đời vừa rồi là vô ích vậy. -Dẫu biết cái cây không nói với mình, nhưng lão cứ nói vậy, rồi bỏ đi.

Đời người cứ như cái cây vậy à? Bàng khẽ khóc.

- Tôi sắp rời xa nơi này rồi, liệu tôi có thực như vậy?

Đất mẹ không nói gì.

Đúng hơn là bà không biết làm thế nào để an ủi đứa con của mình. Đất mẹ là vĩnh cửu, là mãi mãi, sống mãi nên không hiểu suy nghĩ của một linh hồn sẵn sàng chuẩn bị cho một chuyến đi xa xôi như thế nào, nên chẳng dám an ủi con. Chẳng nhẽ mọi chuyện cứ thế trôi đi? Sống hàng trăm, hàng triệu năm cuộc đời, trải qua nhiều điều nhất, chẳng nhẽ không có một lời nào cho đứa con thân yêu? - Không, không được, không thể cứ để cây bàng cứ tiếp tục như vậy được.

-Vậy chẳng nhẽ con sẽ chết, và cả đời này cứ trôi như vô ích vậy sao?

- Đừng buồn. Ta biết, có một ngày con sẽ xa rời nơi đây thật, ta rất buồn. Khi đã đi một chuyến đi xa xôi rồi, con đừng quên, sự sống của con vẫn tiếp tục. Đừng quên những đứa con của con - những quả nhỏ đang dần vươn mầm lên, để rồi chúng nó sẽ tiếp tục sự sống của con, còn con sẽ thấm vào ta, thấm vào đất, giúp ích cho đời, duy trì sự sống mạnh mẽ của những cái ây nhỏ ấy. - Đất mẹ an ủi.

Cây bàng thấy lòng nhẹ nhõm.

Lại trải qua một thời gian dài, đã đến xuân sang. Cây bàng kia càng lạc quan hơn. Nó vui vẻ vô cùng, nhưng rồi một ngày nó lại buồn. Đất Mẹ chỉ có thể dùng lời an ủi.

- Hãy mạnh mẽ lên, hãy để cho mùa xuân sắp tới là mùa xuân đẹp nhất trong đời con. Khi đó con sẽ nhận ra cuộc đời không hề vô dụng.

Bà là người mẹ mà cây bàng tin tưởng nhất, và nó cứ tiếp tục sống. Hôm nay là giao thừa. Một tia ánh kim tỏa sáng, nhỏ li ti, nhưng đất mẹ và cây bàng có thể nhìn thấy và cảm nhận được. Một cô gái nhỏ xíu hiện ra từ tia sáng ấy. Có lẽ con người bình thường sẽ chẳng thể thấy được. Xuân nào cũng vậy, cô gái ấy - nàng tiên mùa xuân lại xuất hiện, tạo nên những chồi non nhỏ xinh cho các loài cây. Chạm đôi tay mềm mại xinh xắn vào đâu chồi nở ra đến đấy. CỨ thế cho đến khuya, nàng ta biến mất, cây bàng nọ khắp nơi đều là những chồi non xanh mướt. Khoảng khắc ấy là một khoảnh khắc đáng nhớ nhất, có lẽ là của cây bàng. Nó tin rằng nó sống không vô ích, nó đã từng là nơi mà lũ trẻ vui đùa, từng là người bạn tri kỷ của những đứa con xa quê, từng là bóng mát cho mỗi người nông dân đi làm về,... Sẽ chẳng ai quên nó đâu! Đất mẹ thầm mừng.

Chuông đánh 12 giờ đêm, khi nhà nhà tưng bừng đón năm mới. Nó khẽ cười. Một nụ cười buồn man mác. Nhắm đôi mắt trầm tư lại, những cành cây rủ xuống. Cây bàng đi rồi. Nó đi sang thế giới bên kia rồi. Sáng hôm sau, người ta thấy một cây bàng với bao chồi non nhưng rủ xuống. Trên cây bàng, những dòng nhựa đã khô. Ít ai biết đó là những giọt nước mắt âm thầm của nó. Họ chỉ biết rằng nó thật đẹp với bao chồi non, tiếc là nó đã chết. Trên đất mẹ, một cái cây đứng vững còn nở nụ cười, sẽ là một nụ cười không bao giờ tan biến, một nụ cười hạnh phúc nhất, tuyệt vời nhất!

7 tháng 3 2022

Em viết theo các gợi ý này nhé:

Nêu lên vấn đề cần trình bày ý kiến (VD: Chiến tranh - hai từ mà khi nhắc đến luôn khiến nhân loại sợ hãi và lên án... (Thành phần phụ chú...)

Nêu lên khái niệm chiến tranh là gì?

Những tác hại, hậu quả mà chiến tranh mang đến cho con người, muôn loài...?

Dẫn chứng?

Trái ngược với chiến tranh là cuộc sống hòa bình...?

Những điều lợi mà cuộc sống hòa bình đem lại?

Dẫn chứng?

Liên hệ bản thân em? (Cái này em nên so sánh những lợi ích mà cuộc sống hòa bình đem lại, nêu lên các biện pháp để đẩy lùi chiến tranh nha em!)

Kết luận. 

7 tháng 3 2022

Cô Nga đã xem :>