K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2024

xin lỗi tớ ko cóp dc

 

9 tháng 1 2024

bạn viết cái gì vậy tớ khong hiểu

5 tháng 12 2023

Con khỉ
Ngựa vằn
Khỉ đọt
Chó sói
Con báo
Lạc đà
Cá sấu 

Hổ
Con gấu
Tinh tinh
Sư tử
Con voi
Con sóc
Con trăn
Con rắn
Con hà mã
Chuột túi
Con thỏ 
Con dơi
Đây nhà bạn và còn rất nhiều nữa!

5 tháng 12 2023

icon

Các loài động vật hoang dã: hổ, sư tử, lợn rừng, đại bàng, voi, tê giác, hà mã, nai, hươu, Cáo, chồn, tê tê, cá voi, kền kền, gấu,hươu sao,nhím,chim yểng,gà lôi trắng,chim công ấn độ

27 tháng 7 2016

a ko bít ảnh của chj ấy là hình avarta đó
 

28 tháng 7 2016

NTMH lê hà phương  là con trai mà

17 tháng 11 2021

Tham khảo

Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN
Tuy Bác đã đi xa nhưng những gì Bác để lại cho hôm nay là mãi mãi, đó là những bài học về lối sống có hoài bão, có lí tưởng yêu nước thương đân sâu sắc, là tinh thần vược khó để thực hiện được những hoài bão lớn lao ấy và hơn thế nữà Bác đã để lại cho dân tộc Việt Nam một đất nước tự do và độc lập, để ngày ngày em thơ được cắp sách đến trường như dàn chim câu xoãi cánh trong bầu trời tự do và hòa bình.
BÀI HỌC RÚT RA TỪ CÂU CHUYỆN
Qua câu chuyện trên chúng ta càng thấy kính trọng và yêu quí Bác vô cùng vì đã có thêm một bài học bổ ích của Bác là biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống chính đôi bàn tay của mình, chính niềm tin và nghị lực của bản thân để đạt được ước mơ của mình.

17 tháng 11 2021

:V

9 tháng 8 2018

 Giúp mình với 

9 tháng 8 2018

"Khi những đám dã quỳ khảm vàng phố núi
Mây cũng len lén vàng trong chút ráng hoàng hôn
Giữa lồng ngực anh chao chác rung dồn
Có một đóa dã quỳ, thao thức nở..."

Đâu chừng khoảng trên dưới một tháng nữa thôi là đến Tết Nguyên Đán – anh nhớ vậy vì dạo này anh biếng nhác nhìn lên tờ lịch treo tường, hay đúng hơn, anh “thấy mình” bất chợt... sợ Tết! Thật đấy, anh chợt sợ những phút giây nhìn thấy người người sum họp, nhà nhà đỏ lửa vui vầy mà chúng ta, anh – và – em cứ biền biệt đôi nơi. Ừ thì anh biết cuộc sống chả hào phóng đến mức cho ai một khắc mà trở nên đầy đủ. Ừ thì anh biết để hạnh phúc ta phải biết đợi chờ. Ừ thì anh biết giờ này chúng ta cần vượt qua nhiều hơn cho những ngày bình yên sắp tới. Nhưng ai cũng có lúc mềm lòng, kể gì trẻ già, mạnh yếu đâu em!

Mà... không mềm lòng sao được khi mỗi sớm mai thức dậy, trên cung đường ngày ngày anh vẫn thường đi thể dục, đi làm; cả những cung đường mới hôm nào còn đón em ríu rít nói cười, đưa nhau phố xá loanh quanh, giờ đâu đâu cũng ngập tràn một màu vàng rực rỡ và hoang dại của loài hoa dã quỳ phố núi. Đó đây mầm nụ, khẽ khàng đâm chồi nảy lộc xanh biêng biếc. Đó đây lấm tấm bung những đóa hoa vàng ươm, nhẹ nhàng đong đưa, điệu đà rung rinh trong gió như thể tiễn biệt một năm trầm nổi qua đi.

Anh nhớ nhà thơ tài hoa Đỗ Trung Quân một lần (hay nhiều lần chả rõ) ngắm những đốm hoa vàng líu xíu, lộng lẫy ấy mà viết rằng:

“Một hôm thấy nắng vàng đâu đó
Một hôm thấy nắng trải dọc ven đường
Ồ không, chỉ là dã quỳ một ngày bình thường
Chợt lộng lẫy nhớ thương
Mặc kệ tháng Mười Hai co ro trong túi áo
Anh hỏi
Trong nỗi buồn của dã quỳ
Sao mày vàng đến thế
Vàng như thể chia ly
Thành phố dốc đồi già theo bước người đi
Hoa quỳ dại có bao giờ vàng thế,
Hoa buồn quá
Hay chính ta buồn...?!”


Anh thì không có được chất nghệ sĩ như họ Đỗ để nhìn màu hoa cũng rưng rức buồn. Anh, chỉ đơn giản là anh yêu hoa quỳ dại, yêu màu vàng xốn xang đến nhức mắt mỗi độ Đông về. Với anh, loài hoa ấy, màu hoa ấy gắn chặt cùng tuổi thơ anh suốt một thời thơ bé.

nh nhớ, năm ấy cả nhà anh từ phía bờ bên kia sông Hồng đã xuôi theo miền đất mới, dọn vào ở tận Tây Nguyên, quyết tâm lập nghiệp từ mảnh vườn con nằm lưng chừng một quả đồi lúp xúp, xung quanh là những vạt rừng còn sót lại. Ven theo những con đường mòn nhỏ quanh co là vô vàn quỳ dại, bạt ngàn quỳ dại mọc chen chúc nhau, xòa cả ra con đường vốn dĩ đã nhỏ lại càng nhỏ khi anh len lỏi đặt đôi bàn chân bé xíu đi qua.

Anh nhớ, khi ấy cây quỳ thường chỉ là loài cây mọc hoang dại ở hàng rào, bên ngoài sự quan tâm vun vén, thương yêu của con người. Nhất là khi qua một mùa mưa, quỳ vụt xanh ngời ngời, tham lam dấn bước lấn qua phần đất của những đậu, những bắp, hay các loài hoa màu mà người ta phải bỏ công ra tỉa trồng và chăm bón thì ôi thôi, quỳ tha hồ mà bị đốn, bị chặt, bị đốt bỏ cả gốc, cả cành cho đỡ “nhiễu nhương”...! Chỉ đôi lần trong năm quỳ mới được ngó ngàng tuyên dương vì được chọn làm loài cây tiêu biểu mà bọn học trò phải rủ nhau đi chặt từng bó mươi, mười hai ký nộp cho nhà trường mỗi khi phát động phong trào “Chúng em làm lao động”.

Ấy thế mà vắng quỳ thử xem, lấy đâu ra thứ cây ủ làm phân xanh bón vườn, bón ruộng? Lấy đâu ra đoạn rễ đắng nấu nước cho những đứa trẻ nghèo đầu trần chân đất như bọn anh... tắm ghẻ? Lấy đâu ra túm lá xanh ngắt cho đám con gái tụm năm tụm ba chơi đá cầu, đá kiện? Lấy đâu ra mấy cái hoa cho thằng bé con thò lò mũi dãi nhà bên đẩy tới đẩy lui cười tít, quên chuyện phải xa mẹ, ngong ngóng cửa một mình? Chưa kể, cứ thấy quỳ bắt đầu nở hoa rải rác cùng những cơn gió lạnh trong cái nắng vàng hanh hao lan tỏa khắp khí trời cao nguyên là người ta nhìn thấy Xuân về...

Có điều, dã quỳ phố núi bao giờ cũng có cái dáng gầy yếu, mong manh và hơi xao xác. Đứng xa xa chiêm ngưỡng những vạt hoa vàng xoắn xuýt vào nhau, vươn lên trời cao thì đẹp chứ đến gần hoa lại rất bình thường, thậm chí cái màu vàng ngác ngơ mà nhà thơ họ Đỗ ca ngợi “sao mày vàng đến thế” cũng hóa thành... ung ủng khi mỗi nhành hoa lại dính chặt cùng đám lá quỳ khô quắt đi kèm. Nhìn hoa, chỉ thấy mỗi cái... nghèo, cái khó, cái hanh hao nắng gió, cái lầy lội mưa phùn chứ chẳng bao giờ có cái dáng lộng lẫy đầy đặn như dã quỳ ở miền đất lạnh quê em. Chắc vì thế mà chẳng bao giờ người ta gọi vùng đất Bazan đỏ quặm này là vùng hoa dã quỳ hay lấy quỳ dại làm biểu tượng cho Festival Hoa rực rỡ tươi thắm sắc màu...

Năm nay, nơi anh đang đứng hoa quỳ nở sớm. Tháng Chín, tháng Mười đã thấy những bụi quỳ xanh rì bám chặt vào nhau, mặc cho gió mưa hay bão rớt có “làm mình, làm mẩy. Tháng Mười Một, đi qua những đám quỳ lốm đốm hoa vàng anh cứ ngỡ quỳ bắt đầu lao xao thì thào trò chuyện – có lẽ là câu chuyện chờ đợi, mong ước, câu chuyện khát khao sống, khát khao yêu, khát khao hẹn hò hay biết đâu đấy, là câu chuyện lòng người cùng những ước mơ xa... Lắm lúc, anh chỉ muốn một lần dừng lại, bắt chước người thi sĩ hồi nào, mượn câu thơ hỏi nhỏ “Hoa quỳ dại có bao giờ trò chuyện, để ta nghe, hoa cũng chính là người...”

Rồi thoắt một cái, đầu tháng Mười Hai quỳ đồng loạt rủ nhau bung cánh, vàng xuộm từ đầu thôn đến cuối ngõ, lan ra cả bìa rừng hay nghiễm nhiên vô tư cạnh đường... quốc lộ. Mặc kệ từng cơn gió gào rít điên cuồng, mặc kệ từng đợt giá rét xồng xộc thốc vào. Mặc kệ bụi mù đất đỏ, mặc kệ ngai ngái của đại ngàn, mặc kệ cả mùi hương thoang thoảng của vườn cà phê đang độ...

Quỳ cứ thế đơm bông...!

Em ạ, anh đã đếm những tháng ngày không nhau và cả những tháng ngày có nhau từ khoảnh-khắc-hoa-quỳ như thế đó. Nên em đừng hỏi vì sao giữa trời đất bao la, anh lại quá chừng cay mắt, lòng cứ rưng rưng khi tìm thấy mộ ba an yên bên vạt quỳ sáng rực. Lần ấy, bên anh chưa có em, nên anh tin ba đã nhờ hoa đưa đường mách lối. Em cũng đừng hỏi tại sao anh lại nôn nao khi mùa quỳ sắp qua đi mà ta vẫn chưa được cùng nhau sánh bước giữa những sắc vàng thắm thiết nồng nàn...

Em, em đã bao giờ nghe câu hát “hoa dã quỳ, 30 năm còn nở...” để hiểu được những gì chưa kể hết trong anh...?!

30 tháng 1 2019

Ta có thể nhận thấy được rằng chính trong kho tàng những câu thành ngữ và tục ngữ của ông cha ta để lại, quả thực đã có rất nhiều những câu nói hay, khuyên dạy con người tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Những câu nói này dường như cũng đã hướng con người tới việc hoàn thiện bản thân sao cho đạt được những kết quả tốt nhất. Bài học “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” cũng được đánh gía là một trong những bài học sâu sắc. Có thể biết được rằng chính câu nói mang những ý nghĩa hết sức sâu sắc của những thế hệ đi trước để lại, cũng như đã dạy chúng ta cách giúp cho chúng ta có được những kĩ năng và cách ứng xử sao cho tốt nhất để cuộc sống như trở lên thật tốt đẹp.

Theo nghĩa đen, chúng ta hiểu được rằng tthuốc chính là để chỉ những thứ có thể giúp cho con người khỏi được bênh tật hoặc có thể giúp con người bồi bổ giúp cho cơ thể của chúng ta trở nên dẻo dai hơn, tốt hơn. Thuốc còn như đã giúp tránh được những ảnh hưởng xấu tới những bộ phận trong cơ thể của chúng ta. Thế nên, ta có thể thấy được rằng cũng chỉ có những khi cơ thể của chúng ta bị yếu hoặc đau ở nơi nào đó thì chúng ta mới cần phải uống thuốc.

Tất cả chúng ta như cũng đã thấyrằng chính bởi những lí do như vậy mà thuốc chưa bao giờ ngọt và cũng chẳng có ai thích uống thuốc bao giờ. Thông thường, thuốc hay có vị đắng ngắt và làm cho nhiều người thấy sợ thuốc. Thậm chí, càng khi mà càng khó uống thì tác dụng của những loại thuốc ấy càng lớn hơn rất nhiều. Thế nhưng, ta như thấy được cái tâm lí của tất cả mọi người thường rất sợ vị đắng bởi chúng thật khó uống. Khi bị mắc các bệnh thì việc uống thuốc là điều cần thiết nhất, có uống thuốc mới nhanh chóng chữa được bệnh. Lấy sự tương đồng này thì câu tục ngữ còn có vế “sự thật mất lòng”.

Những điều gì thật thì nó thường thô và khiến cho người ta không thích. Cũng giống như muốn khỏi bệnh thì phải uống những viên thuốc đắng không mấy ai thích. Còn ngược lại nếu như sự thật đang được giấu kín kia như chính là người đó không muốn ai biết đên nhưng khhi nó bị phanh phui ra thì gây cho chính người đó có những cách nhìn không ưa về chính người đã nói ra sự thật che giấu đó. Qua đó ta như thấy được để nói ra được những sự thật không phải lúc nào cũng dễ dàng được. Người nói ra được những sự thật chắc chắn là những người rất tôn trọng lẽ phải, hoặc họ là người thân cận với mình nên họ đã mạnh dạn nói những điều sai trái mà mình làm để có thể giúp cho bạn sửa sai được.

Bạn thử nghĩ mà xem con người ai ai cũng có lòng tự trọng cho riêng mình, dường như họ luôn thích người khác khen tài năng của mình chứ chẳng một ai muốn người khác chê bai cả. “Nhân vô thập toàn’ cho nên khó có thể tránh khỏi những điều không tốt và sai trái. Con người ở trong cuộc thì sẽ chẳng bao giờ có thể hiểu được những sai trái của chính mình. Nhưng khi bạn mà thẳng thừng nói ra những khiếm khuyết của họ chắc chắn bạn sẽ làm cho họ mất lòng, không ưa bạn đó. Cho nên bạn hãy thật khôn khéo để chỉ ra những sai trái đó để cho người đó hiểu. Nếu như bạn hành xử một cách thông minh thì chắc chắn bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm, lòng biết ơn của người mà bạn đã chỉ ra sai trái cho họ.

Sự thật luôn luôn là một điều ai cũng khao khát được biết cho tường tận nhưng lại sẽ được người không muốn cho bạn biết che giấu kỹ càng. Nhưng “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra” nên che giấu sự thật không phải là một điều hay và người có thể nói ra sự thật quả thực là một người dũng cảm. Họ như không màng đến chuyện họ được gì và sẽ như thế nào khi nói ra sự thật. Ngày nay trong xã hội cũng có biết bao những sự thật bị che giấu bằng những vẻ phù phiếm tốt đẹp bên ngoài. Những sự thật đó cũng cần được làm sáng tỏ.

“Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” chính là một trong những câu nói mà chúng ta có thể học được cách mà chúng ta hành xử trong cuộc sống. Có thể rằng những lúc chúng ta không thể chỉ là những người có ý kiến một chiều, nghe theo những gì người khác muốn được. Chúng ta dường nhưng cũng cần phải học cách nói ra những điều cần thiết. Qủa thực rằng đây mới chính là cách tốt nhất để giúp đỡ những người bạn của mình, để mọi người sẻ sẻ chia trong cuộc sống.

16 tháng 11 2016

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỷ niệm ấu thơ. Dẫu kỷ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.

Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỷ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:

 

Cúi đầu nhớ cố hương

Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.

Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi

Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với

Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.

Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.

Cùng một chủ đề là tình ỵêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cua Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bao tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.