K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3

Khi yêu cầu viết một bài nghị luận, bạn cần chú ý đến một số yếu tố cơ bản để đảm bảo bài viết mạch lạc và đầy đủ. Dưới đây là những yêu cầu chung về một bài nghị luận:

1. Xác định vấn đề nghị luận rõ ràng

  • Vấn đề nghị luận cần phải được nêu rõ ràng ngay từ đầu. Đó có thể là một câu hỏi, một vấn đề xã hội, hay một quan điểm mà bạn cần phân tích, đánh giá.
  • Vấn đề này cần phải có tính thời sự, có tính liên quan đến cuộc sống, và có đủ chiều sâu để khai thác trong bài viết.

2. Thể hiện quan điểm, lập trường rõ ràng

  • Bài nghị luận cần phải có quan điểm rõ ràng về vấn đề. Quan điểm này không chỉ là sự thể hiện ý kiến cá nhân mà còn phải có lý lẽ, dẫn chứng để bảo vệ quan điểm đó.
  • Quan điểm cần phải phù hợp với vấn đề và bám sát vào yêu cầu của đề bài.

3. Cấu trúc bài nghị luận rõ ràng

Một bài nghị luận thông thường có ba phần chính:

  • Mở bài: Giới thiệu vấn đề, nêu lý do tại sao vấn đề đó quan trọng và đáng được bàn luận. Trong phần này, bạn cũng cần đưa ra quan điểm hoặc định hướng cho bài viết.
  • Thân bài: Phần này chiếm phần lớn trong bài nghị luận. Bạn cần:
    • Phân tích vấn đề: Giải thích rõ ràng các khái niệm, sự kiện, hoặc bối cảnh liên quan đến vấn đề.
    • Đưa ra luận điểm: Các luận điểm này cần được trình bày một cách mạch lạc, hợp lý và có dẫn chứng thuyết phục. Bạn có thể sử dụng ví dụ thực tế, các dữ liệu, sự kiện lịch sử hoặc quan điểm của các chuyên gia.
    • Phản biện (nếu cần): Nếu có thể, bạn cũng có thể đưa ra một vài ý kiến phản biện đối lập để thể hiện chiều sâu của vấn đề và lý giải tại sao quan điểm của bạn lại đúng.
  • Kết bài: Tóm tắt lại quan điểm của bạn, kết luận vấn đề một cách thuyết phục và có thể đưa ra lời khuyên, kêu gọi hành động, hoặc liên hệ với thực tế.

4. Lý lẽ và dẫn chứng rõ ràng, hợp lý

  • Một bài nghị luận cần phải có lý lẽ chắc chắn, được xây dựng từ các luận điểm cụ thể và hợp lý.
  • Dẫn chứng có thể là các câu nói, sự kiện, bài học lịch sử, câu chuyện thực tế, hoặc nghiên cứu khoa học. Những dẫn chứng này cần phải có tính thuyết phục và liên quan trực tiếp đến vấn đề nghị luận.

5. Lý luận chặt chẽ, tránh lặp ý

  • Trong bài nghị luận, bạn cần tránh việc lập lại một ý quá nhiều lần mà không có sự bổ sung hay làm mới. Mỗi đoạn, mỗi câu cần có sự phát triển ý từ khái quát đến cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp.

6. Phong cách viết trong sáng, mạch lạc

  • Bài nghị luận cần sử dụng văn phong rõ ràng, dễ hiểu, tránh sử dụng từ ngữ phức tạp hay thừa thãi. Câu văn cần ngắn gọn nhưng đầy đủ ý, mạch lạc và dễ theo dõi.
  • Đảm bảo sử dụng ngôn ngữ trung thực, khách quan, tránh cảm tính quá mức.

7. Kết luận mạnh mẽ

  • Phần kết bài là điểm nhấn quan trọng để bài viết của bạn có sức thuyết phục. Bạn nên kết luận một cách mạnh mẽ, đưa ra những suy nghĩ tổng kết về vấn đề và gợi mở những suy nghĩ sâu xa hơn cho người đọc.

8. Sự sáng tạo và khả năng tư duy

  • Một bài nghị luận hay không chỉ dựa vào các luận điểm chuẩn mực mà còn cần có sự sáng tạo trong cách tiếp cận vấn đề. Bạn có thể đưa ra những góc nhìn mới mẻ, khác biệt và sâu sắc để bài viết thêm phần thú vị.

Ví dụ về cấu trúc một bài nghị luận:

Mở bài:

  • Giới thiệu vấn đề: Cuộc sống hiện đại đang diễn ra với nhịp độ nhanh chóng, dẫn đến những thay đổi về thái độ sống và giá trị của con người.
  • Đưa ra quan điểm hoặc vấn đề cần nghị luận.

Thân bài:

  • Lập luận 1: Phân tích nguyên nhân của vấn đề (chẳng hạn, ảnh hưởng của công nghệ đến cuộc sống).
  • Lập luận 2: Đưa ra các dẫn chứng về ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực của vấn đề đó.
  • Lập luận 3: Phản biện hoặc đưa ra giải pháp (chẳng hạn, cách giữ gìn các giá trị truyền thống trong xã hội hiện đại).

Kết bài:

  • Tóm tắt lại quan điểm và kết luận vấn đề.
  • Đưa ra lời khuyên hoặc kêu gọi hành động.

Tóm lại, một bài nghị luận hay phải có sự kết hợp giữa lý luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, và một quan điểm rõ ràng. Hãy chú ý đến việc xây dựng các luận điểm một cách hợp lý, có sự phát triển ý tưởng từ đầu đến cuối để bài viết trở nên mạch lạc và có sức thuyết phục.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Bài viết đã đáp ứng được những yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật (bài hát).

2. Lí lẽ, dẫn chứng trong bài nghị luận kết hợp hai phép lập luận trên cần đảm bảo yêu cầu gì? 4. Trình bày dàn bài chung của một bài văn lập luận giải thích kết hợp chứng minh. 5. Hiểu về cách làm bài nghị luận kết hợp phép lập luận giải thích và chứng minh như trên giúp ích cho bạn như thế nào trong cuộc sống, trong cách làm bài văn nghị luận. 7. Chuẩn bị thảo luận chủ đề:...
Đọc tiếp
2. Lí lẽ, dẫn chứng trong bài nghị luận kết hợp hai phép lập luận trên cần đảm bảo yêu cầu gì? 4. Trình bày dàn bài chung của một bài văn lập luận giải thích kết hợp chứng minh. 5. Hiểu về cách làm bài nghị luận kết hợp phép lập luận giải thích và chứng minh như trên giúp ích cho bạn như thế nào trong cuộc sống, trong cách làm bài văn nghị luận. 7. Chuẩn bị thảo luận chủ đề: Lòng biết ơn. Hãy thiết lập dự án 50. Viết ra 50 người mà con cần thể hiện lòng biết ơn theo các mức độ (thân – sơ). Lưu ý: Biết ơn những người giúp đỡ yêu thương mình và biết ơn cả những người khiến mình tổn thương. Sau đó con hãy lập một sơ đồ hình ảnh và chú thích tù khóa bên cạnh- biết ơn họ vì điều gì?
1
24 tháng 8 2021

2) Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong một bài văn nghị luận, luận điểm có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề à kỹ năng tư duy logic của người đọc. Luận cứ: Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết. Lập luận: Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận Lập luận: là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe với nhiều thủ pháp như so sánh, đối chiếu, đưa số liệu, nêu dẫn chứng thực tế… Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào cách hành văn, giọng văn, cách dùng từ, đặt câu. Do nhu cầu lập luận, trong văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: tuy nhiên, giả sử, nếu như, tóm lại, nói chung…gọi là hệ thống từ lập luận

4)    A. Mở bài:

       Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...

B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung(giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng về vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.

- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người   

30 tháng 4 2019

Đặc trưng của văn nghị luận: trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điểm, tình cảm về những vấn đề xã hội quan tâm, chứng cứ chân thực và có sức thuyết phục

Phân loại:

- Căn cứ vào nội dung: nghị luận xã hội- chính trị (chính luận), nghị luận văn học

- Căn cứ thời đại: nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, hịch, biểu, cáo, tấu...), nghị luận hiện đại (bình giảng, phân tích, phê bình...)

- Yêu cầu khi đọc văn nghị luận

   + Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm nghị luận

   + Tìm ra đúng luận điểm, luận cứ, lập luận của tác giả

   + Đánh giá tính đúng đắn, hữu ích của hệ thống luận điểm

   + Tìm hiểu phương pháp lập luận làm sáng tỏ luận điểm

   + Nêu giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật biểu hiện tác phẩm, rút ra bài học, ảnh hưởng của tác phẩm đối với thực tế

I. Yêu cầu về kĩ năng:- HS viết đúng kiểu bài nghị luận giải thích.- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc...- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp...II. Yêu cầu về nội dung:A. Mở bài.- Dẫn dắt:- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” -> Đạo lý về lòng biết ơn.B. Thân bài:1. Giải thích nội dung, ý nghĩa...
Đọc tiếp

I. Yêu cầu về kĩ năng:

- HS viết đúng kiểu bài nghị luận giải thích.

- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc...

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp...

II. Yêu cầu về nội dung:

A. Mở bài.

- Dẫn dắt:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” -> Đạo lý về lòng biết ơn.

B. Thân bài:

1. Giải thích nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ:

- Nghĩa đen: Câu tục ngữ dùng hình ảnh gần gũi, giản dị: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây-> Khi ta ăn những trái cây ngon ngọt thì ta phải nhớ đến công lao vun, xới, chăm sóc của những người trồng cây.

- Nghĩa bóng:  Tác giả dân gian đã dùng hình ảnh ẩn dụ độc đáo:

Ăn quả là ẩn dụ chỉ những người được hưởng thụ thành quả.

+ Nhớ: là trạng thái của lòng biết ơn.

Người trồng cây: Là ẩn dụ chỉ những người tạo ra thành quả để ta hưởng thụ.

-> Nghĩa của cả câu: Câu TN là bài học quí giá: Trong cuộc sống  ta cần phải ghi nhớ công ơn những người tạo ra thành quả cả về vật chất và tinh thần cho ta hưởng thụ.

2. Vì sao “Ăn quả” phải “nhớ kẻ trồng cây”?

- Bởi lẽ không phải tất cả những thành quả mà chúng ta đã hưởng tự nhiên mà có. Nó là những thành quả của mồ hôi, công sức, trí tuệ, có khi xương máu của lớp người đi trước.

Chúng ta hưởng sự hòa bình, tự do là nhờ công lao, công sức, xương máu của các vị anh hùng, các chiến sĩ. + Chúng ta được lớn lên, đầy đủ, học hành là nhờ công lao trời bể của cha mẹ, thầy cô….

+ Bát cơm ta ăn, tấm áo ta mặc… là nhờ bàn tay lao động của các bác nông dân, công nhân

-> Ta phải biết ơn tất cả những người đã tạo thành quả cho ta hưởng thụ.

- Biết ơn làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp:

+ Người được biết ơn: Thấy vui, hạnh phúc vì  biết những gì mình cống hiến được nhớ đến, được tôn trọng...

+ Người biết ơn: Thấy được trách nhiệm của mình trong việc sử dụng và phát huy giá trị vật chất, tinh thần mà mình được hưởng thụ...

- Biết ơn là đạo lý, là truyền thống quý báu của dân tộc   -> Thực hiện lời khuyên của câu tục ngữ là thực hiện đạo lý tốt đẹp ngàn đời của nhân dân Việt Nam.

3. Làm thế nào để  thực hiện lời khuyên của câu tục ngữ:

- Vì đó truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta không chỉ nói bằng lời mà phải thể hiện qua hành động để giữ gìn và phát huy:

+ Trong gia đình: Khi còn nhỏ (vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ…), lớn lên (là công dân tốt, có ích cho nước nhà, chăm sóc, phụng dưỡng người thân…)

+ Trong nhà trường: Vâng lời thầy cô, chăm ngoan học giỏi, vươn lên trong học tập và rèn luyện…

+ Ngoài xã hội: Tri ân bằng việc giữ gìn, phát huy thành quả thế hệ đi trước để lại; thực hiện những hoạt động tri ân thiết thực vào những dịp kỷ niệm: 10/3, 27/7, 20/11...; - Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa với người thân, thầy cô, các thế hệ đi trước... (Các câu tục ngữ phản ánh những kẻ đi ngược đạo lý: Ăn cháo đá bát, Khỏi rên quên thầy, qua cầu rút ván...)

C. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

- Liên hệ bản thân.

làm hộ mik theo dàn bài

 

0
I. Yêu cầu về kĩ năng:- HS viết đúng kiểu bài nghị luận giải thích.- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc...- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp...II. Yêu cầu về nội dung:A. Mở bài.- Dẫn dắt:- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” -> Đạo lý về lòng biết ơn.B. Thân bài:1. Giải thích nội dung, ý nghĩa của...
Đọc tiếp

I. Yêu cầu về kĩ năng:

- HS viết đúng kiểu bài nghị luận giải thích.

- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc...

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp...

II. Yêu cầu về nội dung:

A. Mở bài.

- Dẫn dắt:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” -> Đạo lý về lòng biết ơn.

B. Thân bài:

1. Giải thích nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ:

- Nghĩa đen: Câu tục ngữ dùng hình ảnh gần gũi, giản dị: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây-> Khi ta ăn những trái cây ngon ngọt thì ta phải nhớ đến công lao vun, xới, chăm sóc của những người trồng cây.

- Nghĩa bóng:  Tác giả dân gian đã dùng hình ảnh ẩn dụ độc đáo:

+ Ăn quả là ẩn dụ chỉ những người được hưởng thụ thành quả.

+ Nhớ: là trạng thái của lòng biết ơn.

+ Người trồng cây: Là ẩn dụ chỉ những người tạo ra thành quả để ta hưởng thụ.

-> Nghĩa của cả câu: Câu TN là bài học quí giá: Trong cuộc sống  ta cần phải ghi nhớ công ơn những người tạo ra thành quả cả về vật chất và tinh thần cho ta hưởng thụ.

2. Vì sao “Ăn quả” phải “nhớ kẻ trồng cây”?

- Bởi lẽ không phải tất cả những thành quả mà chúng ta đã hưởng tự nhiên mà có. Nó là những thành quả của mồ hôi, công sức, trí tuệ, có khi xương máu của lớp người đi trước.

+ Chúng ta hưởng sự hòa bình, tự do là nhờ công lao, công sức, xương máu của các vị anh hùng, các chiến sĩ. + Chúng ta được lớn lên, đầy đủ, học hành là nhờ công lao trời bể của cha mẹ, thầy cô….

+ Bát cơm ta ăn, tấm áo ta mặc… là nhờ bàn tay lao động của các bác nông dân, công nhân

-> Ta phải biết ơn tất cả những người đã tạo thành quả cho ta hưởng thụ.

- Biết ơn làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp:

+ Người được biết ơn: Thấy vui, hạnh phúc vì  biết những gì mình cống hiến được nhớ đến, được tôn trọng...

+ Người biết ơn: Thấy được trách nhiệm của mình trong việc sử dụng và phát huy giá trị vật chất, tinh thần mà mình được hưởng thụ...

- Biết ơn là đạo lý, là truyền thống quý báu của dân tộc   -> Thực hiện lời khuyên của câu tục ngữ là thực hiện đạo lý tốt đẹp ngàn đời của nhân dân Việt Nam.

3. Làm thế nào để  thực hiện lời khuyên của câu tục ngữ:

- Vì đó truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta không chỉ nói bằng lời mà phải thể hiện qua hành động để giữ gìn và phát huy:

+ Trong gia đình: Khi còn nhỏ (vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ…), lớn lên (là công dân tốt, có ích cho nước nhà, chăm sóc, phụng dưỡng người thân…)

+ Trong nhà trường: Vâng lời thầy cô, chăm ngoan học giỏi, vươn lên trong học tập và rèn luyện…

+ Ngoài xã hội: Tri ân bằng việc giữ gìn, phát huy thành quả thế hệ đi trước để lại; thực hiện những hoạt động tri ân thiết thực vào những dịp kỷ niệm: 10/3, 27/7, 20/11...; - Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa với người thân, thầy cô, các thế hệ đi trước... (Các câu tục ngữ phản ánh những kẻ đi ngược đạo lý: Ăn cháo đá bát, Khỏi rên quên thầy, qua cầu rút ván...)

C. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

- Liên hệ bản thân.

làm hhoj mik theo dàn bài

 

0
19 tháng 9 2019

- Mở bài cho bài văn nghị luân về một tư tưởng, đạo lí cần đạt những yêu cầu sau:
+ Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.
+ Nêu vấn đề cần nghị luân (Trích dẫn)
+ Phải làm gì về vấn đề được đưa ra nghị luận ( có tính chuyển ý)

Đáp án cần chọn là: D

31 tháng 8 2023

Tham khảo:

Giống nhau

- Đều là dạng bài nghị luận văn học

- Đều trình bày những nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật 

- Đều phải dựa trên những hiểu biết về tác phẩm để đưa ra cảm nhận

Khác nhau

-  Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

- Xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.

-  Phải nêu được các nhận xét, ý kiến (luận điểm) xác đáng, rõ ràng về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); phải có các luận cứ tiêu biểu xác thực làm cơ sỏ cho luận điểm.

 

- Cần sử dụng phối hợp các thao tác, kĩ năng (phân tích, chứng minh, giải thích…); nên có những suy nghĩ, những cách trình bày bài mang sắc thái riêng.

- Là  trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

- Cần phân tích các yếu tố như ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,.. Để làm nổi bật nội dung tư tưởng và nghệ thuật

 

- Có hiểu biết cơ bản về loại hình nghệ thuật mà tác phẩm đó thuộc về.

- Có hứng thú với tác phẩm trên cơ sở từng xem, nghe, thưởng lãm theo điều kiện thực tế cho phép.

- Có một quan điểm đánh giá rõ ràng về tác phẩm với việc triển khai những lí lẽ xác đáng.

 

13 tháng 5 2018

Yêu cầu của bài văn nghị luận: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, trong sáng, sinh động, hấp dẫn.

5 tháng 3 2023

Tên kiểu văn bản

Mục đích và nội dung

Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

- Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó.

- Nội dung: Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó.

Nghị luận về một vấn đề xã hội

- Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan điểm của bạn đối với một vấn đề.

- Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học:

- Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó. 

- Nội dung: Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó.

Nghị luận về một vấn đề xã hội:

- Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan điểm của bạn đối với một vấn đề.

- Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó.