huy ich
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Tham khảo nha em:
Hương phù sa cho đồng lúa thêm bát ngát. Con nước trôi cho dòng sông thêm êm đềm. Trời trong xanh cho đồi thông thêm lộng gió. Tình yêu làm cho con người hạnh phúc. Ánh nắng mặt trời làm cho hoa tỏa ngát hương. Quả thật, không có gió thì đồi thông chẳng vi vu. Không có con nước thì dòng sông sao mệt mỏi. Không có phù sa đồng lúa trở nên lụi tàn. Không có hạt nắng cuộc đời hoa sẽ héo úa. Không có tình yêu thì cuộc sống con người là cô đơn. Ngay cả vạn vật trong trời đất cũng cần đến nhau cho chúng thêm đẹp để đi vào thi ca. Cái này bổ túc cho cái kia mới làm cho chúng thêm ý nghĩa. Trong chiều hướng này, văn hào người Pháp Victor Hugo đã nói: “con người sống không có tình thương cũng giống như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời, không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được”. Vậy chúng ta hiểu câu nói này thế nào? Tại sao con người lại cần đến tình thương như vườn hoa cần hạt nắng?
Con người từ cổ chí kim cho tới hôm nay, từ tạo thiên lập đại cho tới giờ phút này luôn cần đến tình thương. Có thể nói rằng: tình thương la một huyền nhiệm, tay không thể sờ, lưỡi không thể nếm, mũi không thể ngửi, tai không thể nghe nhưng chỉ cảm nhận được bằng con tim. Tình thương còn là lòng trắc ẩn, xuất phát từ trong thâm tâm của con người, hay còn gọi là bản năng như Mạnh Tử đã nói “nhân chi sơ tính bổn thiện”. Tình thương được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu khác hơn tình thương của thầy cô dành cho học sinh. Tình thương của những bậc sinh thành dành cho con cái đó là thứ tình thương vô vị lợi, không phai tàn cùng tháng năm. Cảm giác của ta khi nghe tin người thân gặp chuyện không may thường rất bối rối và âu lo, còn cảm giác khi ta hay tin bạn hữu gặp chuyện chẳng lành nó sẽ ở mức độ thấp hơn và không bị chi phối mạnh trong trong cuộc sống. Vì thế, dù ở cấp độ nào thì tình thương là nhu cầu của cuộc sống, tình thương hiện hữu ở khắp nơi. Ai đó đã nói: “tình thương là sức mạnh vô biên, là điều quý giá nhất trong cuộc đời”. Một gia đình ngập tràn yêu thương sẽ là chốn bình yên để ta nương náu lúc gặp mệt mỏi trong cuộc sống. Một mái nhà đầm ấm là nơi để ta quay về lúc gặp khó khăn, vấp ngã trên đường đời. Những giá trị mà tình thương mang lại thì vô cùng lớn lao.
Có vẻ như xã hội càng phát triển thì con người càng người có xu hướng hưởng thụ, con người càng hiện đại thì càng trở nên vô cảm với những người xung quanh. Người ta có thể dễ dàng bỏ ra một số tiền lớn hầu mong nổi tiếng nhằm thỏa mãn cho những nhu cầu dục vọng, nhưng khó có thể bỏ ra một số tiền nhỏ để giúp đỡ những người cơ nhỡ dọc đường. Có vẻ như con người ngày nay xem những giá trị nơi thân xác hơn những giá trị tinh thần. Thử hỏi niềm vui của thỏa mãn những nhu cầu dục vọng và niềm vui của sự trao ban thì niềm vui nào có giá trị và kéo dài lâu hơn? Chắc chắn chúng ta sẽ trả lời niềm vui của sự trao tặng. Vì thứ niềm vu này mới đích thực. Nó xuất phát từ con tim là lòng tự nguyện và nó sẽ là động lực để giúp ta sống. Còn thứ niềm vui của sự hưởng thụ nơi thân xác nó sẽ chóng qua và tạo nên một nỗi ân hận về sau. Trong thế kỷ 20 nhắc tới Hit-le và trong thế kỷ 21 Bill Gates thì ai cũng biết. Ở một mức độ nào đó chúng ta sẽ khắng định Hit-le là người không có tình thương, còn Bill Gates là người giàu lòng trắc ẩn. Điều này được thể hiện ở những gì mà họ đã để lại cho thế giới. Nếu Hit-le đã để lại cho thế giới những nhà tù và sự căm phẫn của con người ngày nay vì ông đã giết hàng triệu người vô tội ở những thập niên nửa đầu thế kỷ 20, còn nhắc tới Bill Gate ai cũng ngưỡng mộ và khâm phục ý chí cũng như lòng nhân ái của ông. Thay vì xây những nhà tù như Hitler thì ông xây hàng loạt bệnh viện và trường học, thay vì giết người hàng loạt thì ông giúp đỡ vô số người. Qua đó chúng ta có thể thấy một người có lòng nhân ái bao giờ cũng để lại cho hậu thế sự ngưỡng mộ. Ngược lại thiếu đi lòng trắc ẩn bao giờ cũng làm cho thế hệ sau giận dữ.
Nếu gọi cuộc sống là một bức tranh thì bức tranh này tạo nên bởi vô số thành phần. Mỗi thành phần là những đường khâu sợi chỉ, hình dáng, màu sắc, kích cỡ được tham gia vào để tạo nên bức tranh cuộc sống. Hiểu theo chiều hướng này thì những bông hoa không thể thiếu trong cuộc sống. Ngày lễ tình nhân, ngày lễ cưới, ngày quốc tế phụ nữ, ngày nhà giáo… người ta hay tặng hoa cho nhau để nói lên tình thương cũng như lòng tri ân. Hành động này thể hiện sự quý mến giữa người với người và giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Nhưng để có được những bó hoa thắm tươi là cả một quá trình gian nan. Người làm vườn phải lựa chọn hạt giống tốt nhất, chờ tới mùa mới gieo xuống đất, phải cày sâu, cuốc bẫm cùng cầu mong cho “thiên thời, địa lợi”. Trải qua ngày tháng cây hoa mới mọc lên rồi chờ những nụ nhú ra từ những nhánh cây rồi mới có những bông hoa. Nhưng ánh sáng mặt trời mới là yếu tố quyết định cho vườn hoa rực thắm. Nếu gặp những ngày nắng thì vườn hoa sẽ có giá, còn gặp những ngày mây đen thì nét u buồn lại hiện về trên khuôn mặt người làm vườn, vì tới ngày thu hoạch mà cứ thiếu nắng, tới những ngày lễ mà cánh hoa chẳng chịu bung ra. Nếu không có ánh nắng thì vườn hoa sẽ không nở và những ngày lễ sẽ qua đi. Qua đó chúng ta thấy, ánh nắng là yêu tố quyết định cho vườn hoa nở đúng thời kỳ, vì qua quá trình quang hợp mà những hạt nắng tinh nghịch xuyên qua những cánh hoa mỏng manh nhằm quyến rũ và kích thích bản năng rực rỡ trong chúng trỗi dậy.
Được yêu thương và có người để thương yêu là điều may mắn mà con người có được. Được nhận những bó hoa tươi thắm, gửi gắm bao tình thương trong đó là điều quý giá mà ai cũng trân trọng. Một điều không ai phủ nhận là tình thương sẽ mang tới cho con người nhiều giá trị, như ánh nắng làm cho vườn hoa thêm thắm tươi. Quả thật, khi nhìn vào thực tế của cuộc sống hôm nay, người ta có những quan niệm khó hiểu nổi. Họ cho rằng: “ai thương tôi thì tôi thương lại”, theo nghĩa này thì tình thương có vể như mang tính đổi chác như một món hàng không hơn, không kém. Cha mẹ mang nặng, để đau nuôi con ăn học thành tài, vậy mà tới lúc “gần đất xa trời” con cái chỉ đưa cho cha mẹ một số tiền coi như đã trả xong chữ “hiếu”. Tình thương như thế thấy sao sòng phẳng quá. Có những người được người khác dạy dỗ, nâng đỡ lúc thành công cứ tưởng mua những món quà thật đắt tiền đi tặng những người mình mang ơn như thế coi như đã trả nghĩa xong. Thà rằng đừng tặng quà, đừng đưa tiền, đừng đòi lại tình thương mình đã trao đi chắc chắn sẽ tốt hơn, vì ít ra vẫn còn giữ được chút tình thân và những người kia sẽ đỡ xót xa. Nguyên nhân của những nỗi xót xa này đến từ việc con người ngày nay quá chú trọng đến những nhu cầu hưởng thụ bản thân. Do đó, con người ngày nay cứ mải mê kiếm tiền mà quên mất những giá trị mà tình thương mang lại. Họ cứ tưởng có vợ đẹp, nhà cao, phòng máy lạnh, xe đời mới là có hạnh phúc, nhưng nào ngờ những thứ đó sẽ không làm cho họ cảm thấy thỏa mãn vì thực tế ngày hôm nay, người ta có thể lên mặt trăng những khó có thể bước sang nhà bên cạnh. Có nhiều bằng cấp nhưng lại không có kiến thức. có nhiều thuốc men nhưng lại có nhiều bện tật hơn. Có nhiều món ăn nhưng lại ít chất bổ dưỡng… Cũng giống như vườn hoa, ngày nay người ta có thể lai tạo nhiều thứ hoa đẹp nhưng nó lại không tỏa ngát hương. Người ta có thể trồng hoa trong các nhà kính mà không cần ánh nắng mặn trời nhưng bông hoa không thể rực rỡ và duyên dáng như một bông hoa tự nhiên được sự quan tâm của ánh nắng mặt trời.
Tóm lại, con người văn minh đến đâu thì cuộc sống con người vẫn luôn cần đến tình thương. Khoa học dù phát triển tới mức nào thì vườn hoa cũng không thể thiếu ánh nắng của mặt trời. Vì tình thương là nền tảng của cuộc sống con người, giúp cho con người bớt đi những nỗi cô đơn, và sức mạnh làm cho con người vượt qua những khó khăn. Vườn hoa không có ánh mặt trời sẽ u sầu lắm, không có bướm dập dờn, không có ong tới tìm mật. Cũng thế, không có tình thương con người chi như một cái máy biết đi, biết nói, không có tình thương con người trở nên lạc lõng trong cuộc sống. Vì thế, dù câu nói của Victor Hugo đã trải qua hơn hơn một thế kỷ, nhưng khi đem ra để trải đều trong cuộc sống thì nó vẫn luôn đúng và thiết nghĩ nó sẽ trường tồn với thới gian. Không có tình thương thì cuộc sống nặng nề lắm, vườn hoa không có ánh nắng mặt trời nhìn héo tàn biết bao. Nếu vườn hoa tượng trưng cho cộng đồng nhân loại thì tình thương và ánh mặt trời là quà tặng, ân ban một cách công bằng và nhưng không cho hết thảy mọi người. Điều quan trọng là mỗi người có biết mở lòng ra để đón nhận quà tặng này không.
Yêu thương có muôn lối để vào, tình mến có ngàn chốn để đi. Nhưng tất cả đều có một mục đích là mang đến cho con người hạnh phúc. Vì thế, dù muốn hay không muốn , xã hội có văn minh đến đâu, con người có hiện đại tới mức nào thì tình thương vẫn luôn tồn tại và con người luôn cần đến. Như ánh mặt trời làm cho vườn hoa thêm đẹp, hiện hữu của tình thương làm cho cuộc sống thêm tươi. Không có hạt nắng vườn hoa sẽ tàn úa, không có tình mến thì con người chỉ làn ngục tù cho nhau. Do vậy, dù sống ở thời đại nào, thái độ của con người biết trao ban tình thương là điều cần thiết.

Dịch:
Ngày của tôi
Tôi là Anna, tôi 16 tuổi và là sinh viên. Vào buổi sáng, tôi thức dậy trước 7 giờ sáng một chút. Tôi không thể tự mình thức dậy. Đồng hồ báo thức reo khiến tôi mất ngủ. Tôi thức dậy và thường phải đi vệ sinh trước. Tôi rửa mặt. Sau đó, tôi tắm, đầu tiên rất ấm và cuối cùng bằng nước lạnh. Đó là cách tôi thực sự thức dậy. Đánh răng cũng phải, sau đó mới mặc quần áo. Tôi đã trải quần áo của mình vào buổi tối hôm trước. Tôi không muốn lãng phí thời gian vào buổi sáng. Vì vậy, tôi có thể dậy muộn hơn một chút. Tôi không bao giờ bỏ bữa sáng, sáng nào tôi cũng đói. Hầu hết thời gian tôi ăn muesli hoặc bánh mì nướng với mứt. Tôi uống trà hoặc cà phê với nó. Trước khi đến trường, tôi phải dọn dẹp giường ngủ của mình. Nhưng điều đó hiếm khi mất hơn một hoặc hai phút. Sau đó, tôi chạy đến xe buýt trường học của tôi. Sau khi tan học, tôi ăn trưa và trở về nhà vào buổi chiều. Sau đó, tôi thường phải làm bài tập về nhà. Trước khi ăn tối, tôi có thời gian để chơi hoặc gặp gỡ bạn bè. Sau đó chúng tôi ăn tối cùng nhau. Trước khi đi ngủ, tôi xem một chút TV. Sau đó tôi đi ngủ và ngủ từ 10 giờ tối đến 7 giờ sáng.


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng tâm niệm: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói ấy ngay từ khi mới ra đời đã ứng ngay vào ngành giáo dục chúng ta. Điều đó cũng chứng tỏ rằng suốt cuộc đời của Bác, trong mọi phút giây, Bác luôn luôn quan tâm đến giáo dục và “trồng người”. Quả thật, “không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế và văn hóa”. Giao dục là “đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà”, đó là những công dân ưu tú, những cán bộ tốt hội đủ cả tài lẫn đức.
Trong một lần khác, hay nói đúng hơn, trong cảnh lao tù khổ cực dưới thời Tưởng Giới Thạch, trong “Nhật kí trong tù”, Bác đã đúc kết thật tinh tế: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn_ Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Với Bác, giáo dục là một công việc nghiêm túc, đức và tài phải rèn luyện bền bỉ,lâu dài và có kế hoạch thường xuyên, khoa học. Đó không phải là công việc của một người cụ thể, một ngành cụ thể, mà nó là công việc của tất cả mọi người trong toàn xã hội và diễn ra ở mọi lúc, tại mọi nơi. Đây là một công việc hết sức khó khăn, một con người ngày hôm nay là tốt, điều đó là đúng như thực tế đang diễn ra nhưng không phải là tất yếu, vì ai có thể đảm bảo rằng, ngày mai, cái tốt đó có còn trong con người đó hay không. Vì thế cho nên, mỗi người cần phải liên tục rèn luyện và tu dưỡng để liên tục khẳng định mình hướng tới cái chân, thiện và mĩ, chống lại các ác, cái xấu trong cuộc sống và chính bản thân mình. Như vậy, với Bác, giáo dục không có nghĩa là nhiệm vụ độc quyền của ngành giáo dục mà nó còn là nhiệm vụ của toàn xã hội và trách nhiệm thường trực của mỗi cá nhân. Quan điểm đó là một quan điểm tiến bộ, nó đã trở thành phương hướng cho toàn xã hội nói chung, ngành giáo dục noi riêng thực hiện.
Không chỉ có thế, Bác còn nhấn mạnh: “học phải đi đôi với hành”, “lí luận phải gắn với thực tiễn”,và người diễn giải: lời nói nói ra phải đi đôi với việc làm, lí luận phải gắn thực tiễn vì lí luận không có thực tiễn là lí luận suông, thực tiễn không có lí luận là thực tiễn mù quáng. Để khẳng định lí lẽ trên là đúng, là khoa học và thực tê, chính bản thân người đã sống và làm việc theo nguyên tắc ấy và làm nên bao điều kì diệu cho cách mạng nước ta và nhân loại tiến bộ trên thế giới.
Ngày hôm nay, với nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, bản thân những người làm giáo dục chúng ta hãy kế thừa tinh hoa tư tưởng của Bác, biến nó thành kim chỉ nam cho sự nghiệp trồng người, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đào tạo ra hàng loạt đội ngũ những người công dân xã hội chủ nghĩa “vừa hồng lại vừa chuyên”, bắt tay vào xây dựng đất nước “to đẹp hơn, đàng hoàng hơn” thỏa như lòng Bác mong ước.
Hoc tập tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là chúng ta học tập thành quả của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn hóa dân tộc ngàn đời, mang đậm hơi thở của cuộc sống thời đại và biến lời dạy của cha ông thành sự thật, lời dạy từ ngàn xưa đi mở cõi đến ngàn nay là lớp lớp cháu con đang vinh danh trên trường tri thức, là những huy chương vàng của mọi kì thi quốc tế, là lá cờ đỏ sao vàng mãi phần phật tung bay trong vạn tiếng reo hò sau mỗi kì vận hội.
Hôm nay, nhớ lại lời dạy của Bác, chúng ta vẫn còn bồi hồi xúc động, người cha già dân tộc đã đi trước trăm sương nghìn tuyết,dắt dìu dân nước Việt Nam ta, ôi! Bác ơi! Thực hiện lời dạy của người, chúng con mãi mãi khắc ghi và quyết phát triển hơn nữa. “Trồng cây” thì mất “mười năm” nhưng “trồng người” phải mất đến“trăm năm”, khoảng cách giữa con số “mười năm” và “trăm năm” là độ dài của sự tu dưỡng và quyết tâm rèn luyện. Công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước còn nhiều lo toan và bươn trải, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh” đang được cà nước “xuống đường” như ngày “xuống đường” đánh Pháp và Mĩ của toàn dân tộc năm nào. Dù khó khăn gian khổ thế nào, dù phải vất vả, hy sinh thế nào đi nữa, nhớ tới Bác, nghĩ về Bác chúng ta như được tiếp thêm sức mạnh, chấp thêm đội cánh và bay nhanh tới chân trời mơ ước, chân trời khát vọng, chân trời trồng người vĩ đại của dân tộc, của thế hệ con cháu Bác Hồ Chí Minh, và của mục tiêu bất tử: “Vì lợi ích mười năm trồng cây_ Vì lợi ích trăm năm trồng người” sống mãi trong ngành giáo dục chúng ta.

. Lợi ích: Gà Đông Tảo tương đối dễ nuôi, thích nghi với điều kiện ấm áp, không đòi hỏi điều kiện chăm sóc đặc biệt, chỉ ăn thức ăn tự nhiên và thích hợp với chăn thả tự do. Gà Đông Tảo có nhiều thịt. Thịch gà Đông Tảo là một món đặc sản, được nhiều người ưa chuộng nên có giá trị kinh tế cao.

- Lợi ích của động vật không xương sống là :
+ Là cơ thể không có xương sống. Động vật không xương sống có môi trường sống rất đa trạng, hình dáng rất phong phú. Chiếm số lượng động vật mà con người phát hiện được. Một số loài động vật không xương sống gây hại, một số khác có lợi
- Vai trò của động vật có xương sống là :
+ Lớp cá :
Cá là nguồn thực phẩm thiên nhiên, giàu chất đạm và vitamin dễ tiêu hóa vì có hàm lượng mỡ thấp
Dầu, gan cá nhám có nhiều vitamin A và D
Chất chiết từ buồn trứng và nội quan của cá nóc
=> Có thể làm thuốc chữa bệnh thần kinh, kinh giật
Da cá nhám dùng đóng giầy và làm cặp
+ Lớp lưỡng cư :
Có lợi cho nông nghiệp và chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về đêm
Cung cấp thực phẩm : ếch đồng
Bột cóc giúp chữa bệnh suy dinh dưỡng. Nhựa cóc giúp chữa bệnh kinh giật
Làm vật thí nghiệm : ếch đồng
Hiện nay số lượng lưỡng cư đang giảm sút rất nhiều, do bắt làm thực phẩm và sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu làm ô nhiễm môi trường
=> Cần phải bảo vệ và gây nuôi các loài động vật có giá trị kinh tế

-Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng. Phôi thai phát triển tốt hơn nhờ chất dinh dưỡng lấy từ cơ thể mẹ qua nhau thai. Thai cũng được bảo vệ tốt hơn trong suốt thời gian phát triển. (Ở những loài đẻ con, số lượng con thường ít).

Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
huỹ ích