Viết một đoạn văn kể về một người dũng sĩ mà em bt☺
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Võ Thị Sáu sinh năm 1933, trong một gia đình nghèo ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa. Sinh ra ở vùng quê giàu truyền thống cách mạng, năm 12 tuổi chứng kiến cảnh giặc Pháp và bọn Việt gian hà hiếp, giết chóc đồng bào, tàn sát quê hương chị đã nung nấu trong trái tim lòng căm thù giặc sâu sắc.Trải qua nhiều thử thách, năm 1947 chị được kết nạp vào Đội Công an xung phong quận Đất Đỏ lúc 14 tuổi.
Với trí thông minh, dáng vóc nhỏ, nhanh nhẹn, Võ Thị Sáu đã luồn sâu vào vùng tạm chiếm từ thị trấn Đất Đỏ đến Phước Lợi, Long Mỹ, Phước Hải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, nắm tình hình, cung cấp và báo cáo kịp thời cho tổ chức nhiều tin tức quan trọng, đã giúp cho Công an quận Đất Đỏ có kế hoạch chủ động đề phòng và tấn công địch có hiệu quả. Chị đã anh dũng phá tan cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp 14/7/1948, sau chiến công này chị được tổ chức tuyên dương và giao nhiệm vụ diệt tề trừ gian.
Tháng 11/1948, Võ Thị Sáu cải trang trà trộn cùng tốp người đi làm căn cước, mang theo trái lựu đạn nằm trong cơi đựng trầu. Giữa buổi, Võ Thị Sáu vào nhà làm việc của tên tổng cai Tòng, rút chốt lựu đạn ném thẳng vào mặt y và hô to: “Việt Minh tấn công” rồi kéo mấy chị em cùng chạy. Lựu đạn nổ, cai Tòng nằm quằn quại trong vũng máu nhưng không chết, đám hội tề và lính đồn khiếp vía không dám lùng sục như trước nữa. Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu dùng lựu đạn tiêu diệt 2 tên ác ôn có nhiều nợ máu là Cả Đay và Cả Suốt, không may chị bị địch bắt. Địch giam chị tại khám Chí Hòa (Sài Gòn). Kẻ địch dùng mọi cực hình tra tấn, chị chết đi sống lại nhiều lần nhưng vẫn không hé môi. Chị vẫn giữ vững khí tiết người chiến sỹ Cộng sản, người Công an kiên cường, tin tưởng tuyệt đối vào thắng lợi cách mạng.
Không khuất phục được người con gái quận Đất Đỏ, mặc dù Võ Thị Sáu chưa đến tuổi thành niên, thực dân Pháp vẫn đưa ra tòa xét xử và kết án tử hình. Để che giấu tội ác, giặc Pháp đày chị ra Côn Đảo chờ ngày đủ tuổi để thi hành bản án. Tại Côn Đảo, giặc Pháp tiếp tục dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ mua chuộc chị Sáu không được. Đêm 22-1-1952, Võ Thị Sáu được Chi bộ nhà tù Côn Đảo kết nạp chính thức vào Đảng Lao động Việt Nam. Sáng 23-1-1952, giặc Pháp đưa chị Võ Thị Sáu ra pháp trường xử bắn. Trước lúc hy sinh, Võ Thị Sáu vẫn tỏ rõ khí thế hiên ngang của người chiến sĩ cộng sản, chị nhìn thẳng vào họng súng kẻ thù hô to: “Đả đảo thực dân Pháp, Việt Nam muôn năm, Hồ Chí Minh muôn năm”. Ngày 3-8-1993, Võ Thị Sáu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
Anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu là một biểu tượng hiên ngang, lạc quan cách mạng, trước họng súng kẻ thù không hề run sợ, tỏ rõ được khí phách của người yêu nước, yêu cách mạng, tin tưởng tuyệt đối thắng lợi của cuộc cách mạng. Võ Thị Sáu được Đảng tin, nhân dân yêu quý, đồng đội mến phục, kẻ thù khiếp sợ. Chị mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ Việt Nam noi theo.

Tham khảo:
Trong những năm tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch, phong cách làm việc của người được thể hiện đậm nét và sâu sắc trong cách giải quyết công việc hàng ngày trên cương vị là Người đứng đầu Đảng và Nhà nước.
Có thể nói: Nét nổi bật trong phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là làm việc đúng giờ, tiết kiệm thời gian tối đa và phân bổ thời gian để giải quyết công việc một cách hợp lý, khoa học, tôn trọng công việc và tôn trọng con người.
Theo lời kể của thư ký của Bác, một ngày làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ rất sớm: “Khi Đài tiếng nói Việt Nam mở nhạc hiệu thì Bác cũng bật đèn phòng ngủ. Bác làm suốt cả ngày, nhiều hôm đến tận đêm khuya”. Trong một ngày, Người giải quyết rất nhiều công việc từ tiếp cán bộ, tiếp khách ngoại giao, đi thăm cơ sở, họp Bộ Chính trị, nghiên cứu tài liệu, viết báo, viết thư ... với sự phân bổ thời gian hợp lý, khoa học đã giúp Người tiết kiệm nhiều thời gian và giải quyết hiệu quả một khối lượng công việc đồ sộ, phức tạp trên cương vị một người lãnh đạo đất nước. Người tiết kiệm và sử dụng thời gian một cách hợp lý tối đa cho công việc, Người thường bố trí thời gian tiếp cán bộ đến làm việc hoặc tiếp khách vào đầu các buổi sáng sớm để sau đó dành nhiều thời gian cho công việc. Làm việc với ngành nào, địa phương nào, Người cho mời các đồng chí phụ trách trực tiếp vấn đề đó đến họp bàn ngay, rất cụ thể và thiết thực, vừa tiết kiệm được thời gian. Người thường nhắc cán bộ phải luôn luôn biết quý trọng thời gian, phải làm việc đúng giờ và không nên lãng phí thời gian. Người tranh thủ thời gian từng giờ, từng phút cho công việc. Là người có nhiều thời gian sống gần Bác, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận định:“Theo tôi biết... thật sự Bác không có ngày nghỉ và ngày nào cũng như ngày nào bao giờ cũng có chương trình làm việc với những giờ giấc rất nghiêm ngặt, mà Hồ Chí Minh là người gương mẫu trong việc tuân thủ kỷ luật đó. Có lẽ lúc nghỉ ngơi là lúc Bác gặp các cháu thiếu niên và nhi đồng, nhất là gặp đồng bào chiến sĩ miền Nam trong thời chống Mỹ, hoặc trong lúc xem phim vui tối thứ Bảy ở Phủ Chủ tịch cùng với bao con cháu các đồng chí làm việc ở chỗ Bác và một số cơ quan gần bên. Có khi, trong những buổi xem phim như vậy, Bác tiếp khách nước người hoặc Đại sứ các nước anh em”.
Người quý trọng thời gian của mình bao nhiêu, thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Vì thế, hiếm khi để bất cứ ai phải đợi mình, đã hẹn là đến, đã hứa là làm, hẹn đồng chí nào giờ nào đến gặp, đến đúng giờ ấy là thấy Người đã chờ sẵn, hẹn cán bộ, quần chúng nào, dù khó khăn đến mấy cũng đến và đến đúng giờ.
Bác đã đi xa gần 48 năm rồi, nhưng lời dạy của Bác đến nay vẫn còn nguyên giá trị, mãi soi đường cho chúng ta đi tới tương lai tươi sáng. Hơn lúc nào hết, đất nước ta đang đẩy mạnh mở cửa hội nhập với thế giới, đòi hỏi mỗi người dân Việt Nam phải có lòng tận tụy với công việc, một phong cách làm việc khoa học, hiện đại và hiệu quả, góp phần đưa đất nước phát triển.
Hòa chung với không khí đó, là những cán bộ làm việc tại Khu Di tích Kim Liên - Khu Di tích quốc gia đặc biệt, nơi lưu giữ những kỷ vật vô giá về quê hương, gia đình, thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hai lần người về thăm quê, luôn noi gương về lòng tận tụy của Bác, hết mình vì công việc để xứng đáng với những nhiệm vụ cao cả mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Chúc bạn học tốt!

Tham khảo:
Thạch Sanh chính là một vị dũng sĩ mà em cảm thấy rất ấn tượng. Chàng hiện lên với vẻ đẹp không chỉ về ngoại hình mà còn về tài năng, phẩm chất. Thạch Sanh vốn là con trai của Ngọc hoàng đầu thai xuống trần gian. Khi lớn lên, chàng được thiên thần dạy đủ các võ nghệ và mọi phép thần thông. Với xuất thân và tài năng phi thường như vậy đã dự báo rằng chàng nhất định sẽ lập nên những chiến công phi thường. Nhân vật này được xây dựng với những chiến công như đánh bại chằn tinh và đại bàng, cứu con vua Thủy Tề và thu phục các nước chư hầu. Đó là những chiến công chỉ có những chàng dũng sĩ trong truyện cổ tích mới làm được. Có thể thấy, hình ảnh chàng dũng sĩ Thạch Sanh dũng cảm, tài năng khiến cho người đọc cảm thấy thật cảm phục, yêu mến.
B là đáp án đúng nhất.
Anh hùng Đinh Thị Vân quả là dũng cảm. Ôi, thật là tự hào về quê hương Nam Định nói riêng và Việt Nam nói chung

bạn vào mấy web về các dũng sĩ vd như chị Võ Thị Sáu,Thạch Sanh,... bạn xem chung kiến thức về họ như ngày sinh,ngày mất,chiến công của họ là gì r bạn gọp tất cả nội dung đó lại r thêm một chút cảm nghĩ của bạn vào ở phần kết vd như e rất thích nhân vật này vì ... là được rồi á

Đoạn văn tham khảo:
Người dũng sĩ mà em được biết qua ti vi, báo đài là anh Nguyễn Ngọc Mạnh, làm nghề lái xe tải chở hàng. “Dũng sĩ”' Nguyễn Ngọc Mạnh đã dũng cảm đỡ bé 3 tuổi bị rơi từ tầng 12 chung cư xuống. Anh Mạnh nói rằng dù mọi người có gọi anh là "dũng sĩ" hay đưa anh lên làm "người hùng" thì anh vẫn là một người bình thường, phải làm công việc bình thường mà thôi. Hành động đẹp ấy của anh khiến nhiều người xúc động và làm ấm lòng rất nhiều người. Bởi qua hành động của những con người như vậy trong đời thường sẽ giúp chúng ta hoàn toàn tin rằng lòng tốt, tình người luôn hiện hữu và sẽ tiếp tục được lan tỏa trong xã hội làm cho chúng ta thêm tin, thêm yêu cuộc sống tươi đẹp này.

Thạch sanh
Xưa ở quận Cao Bình có gia đình bác tiều phu Thạch Nghĩa, vợ chồng tuổi cao mà vẫn không con. Ông bà lo buồn và ra sức làm việc nghĩa. Ông thì sửa cầu, sửa cống, khơi rãnh, đắp đường. Bà thì nấu nước cho người qua đường uống. Việc làm của gia đình họ Thạch thấu đến trời, Ngọc Hoàng cho Thái tử đầu thai xuống trần làm con nhà họ Thạch. Thạch bà thụ thai ba năm, chưa sinh con thì Thạch ông mất. Sau đó, Thạch bà sinh một con trai khôi ngô tuấn tú đặt tên là Thạch Sanh. Cách ít năm sau, Thạch bà cũng mất, Thạch Sanh sống côi cút một mình trong túp lều tranh dưới gốc đa với một mảnh khố che thân và một cái búa đốn củi.
Năm Thạch Sanh mười ba tuổi, Ngọc Hoàng sai tiên ông xuống dạy cho chàng các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Một hôm có anh hàng rượu tên là Lý Thông, đi bán rượu ghé vào gốc đa nghỉ chân, thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, lanh lợi, ở một mình, bèn kết làm anh em và đưa Thạch Sanh về nhà.
Bấy giờ ở trong vùng có một con Trăn Tinh thường bắt người ăn thịt, quan quân nhiều lần vây đánh không được. Vì nó có phép thần thông biến hóa; nhà vua phải cho lập miếu thờ và mỗi năm nộp mạng một người cho nó. Năm ấy đến lượt Lý Thông phải nộp mình. Mẹ con Lý Thông nghe tin hoảng hốt, bàn mưu tính kế đưa Thạch Sanh đi thế mạng. Khi Thạch Sanh đi lấy củi về, Lý Thông đon đả mời chàng uống rượu và nói: “Ðêm nay anh phải đi canh miếu thờ trong rừng, nhưng trót cất mẻ rượu, anh đi sợ hỏng, nhờ em thay anh canh miếu một đêm”. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đi ngay.
Nửa đêm Trăn Tinh hiện về, giơ vuốt, nhe răng hà hơi, nhả lửa, định xông vào miếu ăn thịt Thạch Sanh. Thạch Sanh bình tĩnh trổ tài đánh nhau với Trăn Tinh, cuối cùng chàng chém được đầu nó, đốt xác nó thành than, và thấy hiện lên trong miếu một bộ cung tên bằng vàng ngời sáng. Thạch Sanh mừng rỡ giắt búa, đeo cung và xách đầu Trăn Tinh chạy thẳng một mạch về nhà. Nghe tiếng Thạch Sanh gọi, mẹ con Lý Thông hoảng sợ, cho là oan hồn của Thạch Sanh sau khi bị Trăn Tinh ăn thịt, trở về nhà oán trách, bèn cất lời cầu khấn, van xin: “Sống khôn, thác thiêng em hãy tạm đi, ngày mai mẹ cùng anh sẽ mua sắm vàng hương, cơm canh, cỗ bàn cúng em chu tất!”. Bấy giờ, Thạch Sanh mới biết rõ tâm địa và mưu kế của mẹ con Lý Thông nhưng chàng không giận, vẫn vui vẻ kể chuyện giết Trăn Tinh cho mẹ con họ Lý nghe. Lý Thông liền nảy ra một mưu thâm độc mới. Nó nói Trăn Tinh là báu vật nhà vua nuôi, ai giết sẽ bị tội lớn. Thạch Sanh lo sợ, Lý Thông bảo Thạch Sanh trốn đi cho an toàn, một mình y sẽ tự lo liệu thu xếp giúp cho.
Sau khi Thạch Sanh từ giã mẹ con Lý Thông trở về gốc đa xưa, Lý Thông đi ngay về Kinh, tâu vua là đã trừ được Trăn Tinh. Nhà vua vui mừng trọng thưởng và phong cho Lý Thông làm Ðô đốc quận công. Tiếp đó, nhà vua mở hội kén chồng cho con gái là công chúa Quỳnh Nga. Hội kén chồng kéo dài hàng tháng nhưng công chúa không chọn được ai vừa ý đẹp lòng. Một hôm công chúa đang dạo chơi vườn đào thì một con chim đại bàng khổng lồ khác sà xuống cắp đi. Thấy chim cắp người bay qua, Thạch Sanh giương cung bắn, đại bàng bị trúng tên vào cánh trái, nó dùng mỏ ngậm tên rút ra rồi bay tiếp về hang ổ. Thạch Sanh lần theo vết máu tìm đến cửa hang đại bàng, chàng đánh dấu cửa hang ác điểu rồi trở lại gốc đa.
Nhà vua sai Lý Thông đi tìm công chúa, tìm được thì sẽ được lấy công chúa, làm phò mã, nối ngôi vua, không tìm được phải chịu tội. Lý Thông vừa mừng, vừa lo, y lập kế mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng dò la tin tức. Ðến ngày thứ mười, biết tin Lý Thông mở hội, Thạch Sanh đến thăm và kể cho Lý Thông nghe việc bắn chim đại bàng, Lý Thông mừng vui khôn xiết, hậu đãi Thạch Sanh và nhờ chàng dẫn đường đến hang Ðại bàng cứu công chúa.
Thạch Sanh dùng thang dây xuống hang gặp công chúa và đưa thuốc mê cho đại bàng uống. Công chúa hẹn ước kết duyên cùng Thạch Sanh rồi Thạch Sanh buộc dây đưa nàng lên mặt đất. Lý Thông sai quân lính đưa công chúa lên kiệu rước về cung, còn y nói dối là ở lại đánh nhau với quái vật. Sau đó, Lý Thông dùng đá lấp kín cửa hang và trở về triều đình mạo nhận công trạng. Không thấy Thạch Sanh trở về, công chúa buồn thương rầu rĩ và bặt câm, không hé môi nói nửa lời. Nhà vua buồn bã, Lý Thông cầu đảo thuốc thang khắp nơi đều vô hiệu, việc tổ chức cưới xin phải đình hoãn.
Hết liều thuốc mê, đại bàng tỉnh dậy hóa phép thần thông hãm hại Thạch Sanh, chàng dũng sĩ “mặt đỏ mày xanh”, đã dám cả gan “phá nhà, cướp vợ” của nó. Thạch Sanh dùng tài võ nghệ và phép thần thông của mình tiêu diệt được đại bàng. Nhìn lên cửa hang kín bưng không còn một khe hở nhỏ, Thạch Sanh dạo khắp hang động của đại bàng và gặp Thái tử con vua Thủy Tề đang bị yêu quái nhốt trong cũi sắt. Thạch Sanh phá tan cũi sắt giải thoát cho Thái tử. Thái tử mời Thạch Sanh về Thủy Tề gặp vua cha. Vua Thủy Tề cảm ơn và hậu đãi chàng. Trong thời gian lưu lại thủy cung, một hôm Thạch Sanh đang cùng Thái tử dạo chơi thì một con Hồ Tinh xuất hiện, biến thành một cô gái xinh đẹp để cám dỗ, mê hoặc hại chàng. Thạch Sanh bắt nó phải hiện nguyên hình là một con cáo chín đuôi và hóa phép giam nó lại. Vua Thủy Tề mời Thạch Sanh ở lại thủy cung và sẽ phong chức tước cho chàng, nhưng Thạch Sanh từ chối. Vua Thủy Tề tặng Thạch Sanh một cây đàn thần và sai sứ giả rẽ nước đưa chàng trở lại trần gian. Thạch Sanh lại về với gốc đa xưa. Vắng bóng Thạch Sanh cây đa buồn ủ ê, khi Thạch Sanh trở về cây đa lại xanh tươi như cũ. Hồn hai con quái vật bị Thạch Sanh giết (Trăn Tinh và Ðại Bàng) gặp nhau tìm cách hãm hại Thạch Sanh. Chúng vào kho châu báu của nhà vua lấy cắp vàng bạc ném vào gốc đa nơi Thạch Sanh ở. Quân lính nhà vua bắt Thạch Sanh tống ngục, nhà vua giao cho Lý Thông xử tội. Lý Thông khép Thạch Sanh vào tội tử hình để bịt đầu mối. Trong lúc bị giam trong ngục, chờ hành hình, Thạch Sanh đem đàn ra gảy. Cây đàn thần vang lên tiếng tơ, tiếng trúc, cung thảm, cung sầu; cung thì kể tội Lý Thông vong ân, bạc nghĩa, cướp công Thạch Sanh; cung thì trách nàng công chúa sai lời hẹn ước dưới hang (tích tịch tình tang, ai đem công Chúa dưới hang mà về?)…
Nghe tiếng đàn, công chúa bừng tỉnh dậy, cười cười, nói nói. Nhà vua vui mừng nghe công chúa nói rõ ngọn ngành. Lập tức nhà vua hạ lệnh tha cho Thạch Sanh và bắt Lý Thông tống ngục. Tiếp đó, vua làm lễ thành hôn cho Thạch Sanh cùng công chúa và truyền ngôi cho Thạch Sanh. Vua giao toàn quyền cho Thạch Sanh xử tội Lý Thông. Thạch Sanh tha tội cho Lý Thông, cho mẹ con họ Lý về quê quán làm ăn. Nhưng về giữa đường, trời nổi giông gió, mẹ con Lý Thông bạc ác bị sét đánh chết, Lý Thông hóa thành con bọ hung suốt đời chui rúc nơi bẩn thỉu.
Biết tin Thạch Sanh kết duyên với công chúa Quỳnh Nga và lên ngôi trị vì thiên hạ, các hoàng tử, công hầu của mười tám nước chư hầu, những người đã từng kéo đến cầu hôn công chúa không được, vô cùng ghen tức, họ kéo quân đến gây sự với Thạch Sanh và công chúa. Thạch Sanh cùng công chúa ra tiếp đãi họ một cách tử tế. Tiếng đàn thần của Thạch Sanh phân rõ lẽ thiệt hơn, phải trái, làm cho quân sĩ các nước chư hầu mềm lòng, nản chí. Kẻ nhớ mẹ nhớ cha, người thương con nhớ vợ, ai cũng muốn về và ngại việc binh đao, cuối cùng các nước chư hầu đều thuận lui binh. Thạch Sanh mời họ ăn cơm. Chàng có niêu cơm thần nhỏ bé nhưng xới bao nhiêu bát, cơm vẫn đầy lên như cũ, khiến cho các nước chư hầu càng thêm kính phục.
"Thạch Sanh" là một truyện cổ tích kì diệu nhất trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Hình ảnh chàng dũng sĩ chém Chằn tinh, bắn Đại bàng; và với cây đàn thần, niêu cơm thần, chàng dũng sĩ đã đem đến cho thế giới tuổi thơ bao kì thú, bao giấc mơ đẹp.
Thạch Sanh là con Trời. Vợ chồng tiều phu hiền lành, tốt bụng, gần xa ai cũng quý mến. Ngọc Hoàng đã thương tình cho Thái tử xuống trần đầu thai. Khác với người trần, Thạch Sanh nằm trong bụng mẹ nhiều năm mới cất tiếng chào đời. Yếu tố hoang đường ấy tạo nên chất kì diệu của truyện ca ngợi tính phi thường của Thạch Sanh. Vợ chồng tiều phu đã được Ngọc Hoàng thương cho đứa con trai khôi ngô tuấn tú nối dõi tông đường. Đó là niềm tin của dân gian: "Ở hiền thì gặp lành".
Mọi thứ hạnh phúc ở cõi trần đều có giá và phải trả giá. Con đường của Thạch Sanh cũng đầy gian truân. Phải chăng Ngọc Hoàng thử thách Thái tử? Mồ côi cả bố lẫn mẹ. Nhà nghèo, một túp lều ở gốc đa. Chỉ một chiếc búa cùn. Chỉ có một nghề kiếm củi độ thân. Tuổi thơ bơ vơ, thật đáng thương! Thiên thần đã đôn với đứa con mồ côi: dạy võ nghệ, các phép thần thông biến hóa, và trao cho chiếc búa thần. Thạch Sanh đã đổi đời, đã có ít nhiều sức mạnh. Sức mạnh vồ võ nghệ cao cường, về phép thuật thần thông biến hóa, về vũ khí, chiếc búa thần. Qua các chi tiết hoang đường ấy, nhân dân gửi gắm bao ước mơ: phải có sức mạnh vô địch để sông, để tồn tại, để chiến thắng trong một thê giới đầy ma quỷ!
Cuộc đời Thạch Sanh là những năm tháng đầy gian truân thử thách, chiến công nối tiếp chiến công.
Thạch Sanh đến miếu thần là để thế mạng cho Lý Thông. Nhưng chàng đâu có biết? Chằn tinh là một yêu quái khổng lồ, có nanh sắc, có nọc độc, có sức mạnh ghê gớm, lại biết tàng hình, lắm phép lạ, người đời sợ khiếp, vua quan chịu bó tay. Chằn tinh xuất hiện bất ngờ khi Thạch Sanh đang lim dim mắt nằm ngủ… Trong thế bị động, nhưng Thạch Sanh cực kì dũng cảm, tài trí đã dùng phép và búa thần giáng trả quái vật. Chằn tinh bị Thạch Sanh chém chết, bị cắt đầu, bị bổ xác. Một bộ cung tên vàng hiện ra. Thạch Sanh đã diệt trừ quái vật, trừ hậu họa cho nhân dân. Chàng dũng sĩ có thêm vũ khí mới: cung tên thần. Thạch Sanh đã có búa thần để đánh gần, đánh ở tầm thấp, giờ đây lại có cung tên thần, để đánh ở tầm cao, tầm xa. Thử hỏi, kẻ thù nào địch nổi chàng dũng sĩ?
Đại bàng là một kẻ thù rất nguy hiểm vì nó ở trên trời, lại có hang ổ sâu kín bí mật. Thái tử con vua Thủy tề còn bị Đại bàng bắt sống, giam giữ trong cũi sắt! Công chúa con vua còn bị Đại bàng quắp đi giữa thanh thiên bạch nhật trong lễ hội kén phò mã trước mắt bách võ bá quan và đông đủ anh tài trong thiên hạ! Thạch Sanh chỉ bắn một mũi tên vàng mà đã làm cho Đại bàng bị trọng thương. Lần theo vết máu, dũng sĩ tìm đến hang ổ ác điểu. Đại bàng có mỏ sắc, vuốt nhọn, có sức mạnh ghê gớm lao tới mổ, cắn xé Thạch Sanh. Vung búa thần giáng trả, dùng cung tên bắn mù hai mắt quái vật. Đại bàng bị giết, bị phanh xác. Một kẻ thù nguy hiểm nữa của nhân dân đã bị chàng dũng sĩ tiêu diệt! Chiến công diệt Đại bàng là một kì tích vì Thạch Sanh đã cứu được nàng công chúa và Thái tử con vua Thủy tề! Chiến công chân động cõi đời và còn vang dội tới vương quốc Thủy tề. Từ thủy phủ trở về, Thạch Sanh chỉ cầm trong tay một cây đàn thần làm kỉ niệm một chuyến viễn du thú vị. Chàng lại trở về gốc đa, chôn cũ yêu thương. Với chàng dũng sĩ thì vàng bạc châu báu cũng như dinh thự nguy nga, của ngon vật lạ đều trở nên xa lạ. Túp lều gốc đa là nơi đã sinh ra, lớn lên, với bao kỉ niệm buồn vui. Thạch Sanh trở về gốc đa tình tiết này, phải chăng nói lên quan niệm nhân sinh tốt đẹp của nhân dân thời xưa: "Một túp lều gianh, một trái tim vàng"?
Với Thạch Sanh, cây đàn thần không phải là một nhạc cụ để mua vui mà là một vũ khí vô cùng linh nghiệm. Nơi anh đánh đàn, gảy đàn là trong ngục. Tiếng đàn để giãi bày. Tiếng đàn như một thứ "thần dược" làm cho công chúa đang bị câm nghe tiếng đàn mà nói lên được! Nhờ tiếng đàn mà chàng dũng sĩ được gặp lại người đẹp, rồi được minh oan, để vạch trần bộ mặt thật của Lý Thông, tên bán rượu xảo quyệt, cướp công, độc ác, âm mưu hãm hại người…
Thạch Sanh không dùng búa thần, cung tên thần để giao tranh với tướng sĩ 18 nước chư hầu, mà chỉ dùng đàn thần đế lui giặc. Đó là tiêng đàn hóa bình. Niêu cơm Thạch Sanh là niêu cơm hàng vạn người ăn mãi không hết; niêu cơm ấm no, hạnh phúc. Đàn thần và niêu cơm thần đã góp phần tô đậm vẻ đẹp kì diệu truyện "Thạch Sanh".
Thạch Sanh tha tội cho Lý Thông, kẻ đã cướp công và hãm hại mình. Hành động ấy thể hiện đức độ lượng, lòng nhân ái bao dung cao đẹp.
Nhân vật Thạch Sanh thật đẹp. Với búa thần, cung tên vàng, đàn thần, với võ nghệ và phép thần thông biến hóa, chàng dũng sĩ đã chém Chằn tinh, giết Đại bàng, trừ diệt cái ác, trừ mọi tai họa cho nhân dân, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đem lại hòa bình. Thạch Sanh đã trải qua bao gian truân thử thách, lấp lánh bao chiến công hiển hách. Anh đã được kết duyên với công chúa. Anh đã được nhà vua nhường ngôi báu. Chiến công và hạnh phúc ấy đã thể hiện ước mơ của nhân dân, những ước mơ hồn nhiên, trong sáng và rất đẹp. Thật vậy, truyện "Thạch Sanh" là một truyện cổ tích thần kì, nói lên một giấc mơ đẹp của nhân dân ta bao đời nay.

tham khảo :
Nguyễn Ngọc Mạnh là người dũng sĩ trong đời thực để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Anh chỉ là một người bình thường như bao chúng ta chứ không có phép thuật phi thường nào cả. Vậy mà khi chứng kiến hình ảnh em bé đang lơ lửng trên ban công, anh đã không ngại hiểm nguy, không kịp suy nghĩ mà lao lên nơi nhà xe bằng mái tôn bất chấp nguy hiểm. Trong phút giây nghìn cân treo sợi tóc, tinh thần, lòng trắc ẩn đã đánh thức bản năng anh hùng trong một con người bình thường. Và chính anh đã cứu sống em bé, cứu sống niềm tin trong tất cả chúng ta và giúp mọi người hiểu hơn về anh hùng đời thường.
Em tham khảo:
Dũng sĩ là những người có lòng dũng cảm, diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân. Với em, dũng sĩ thực thụ không ai khác chính là các chú bộ đội đang ngày đêm bảo vệ tổ quốc. Các chú ấy với bộ quân phục màu xanh đã in sâu vào lòng em bằng những hành động vĩ đại. Các chú giúp dân nghèo xây nhà, tăng gia sản xuất; giúp người dân chống chọi lũ lụt, thiên tai. Khi có kẻ thù xuất hiện, hay trộm cướp… các chú cũng sẽ xuất hiện để bảo vệ nhân dân. Đối với em và rất nhiều người dân khác, các chú bộ đội chính là dũng sĩ mạnh mẽ như trong các bộ phim hoạt hình. Nhờ có các chú ấy, mà chúng em có cuộc sống bình yên như hôm nay.