K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bác Hồ/ đã hi sinh rất nhiều cho đất nước.


HN
14 giờ trước (8:33)

Thì bạn nên học giỏi; chăm ngoan; nghe lời bố mẹ, thầy cô và tham gia nhiều cuộc thi của trường để được cháu ngoan Bác Hồ nhé!!!💁‍♀️💁‍♀️💁‍♀️

30 tháng 10 2017

Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân đặc biệt, danh nhân văn hóa được thế giới công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc. Người là hình mẫu cao đẹp nhất của sự kết hợp giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trong đó, đức hy sinh và tình yêu thương của Bác là tấm gương điển hình được thể hiện trong tư tưởng cũng như trong từng hành động, trong mối quan hệ với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế.

Trên thế giới, ít thấy một vị lãnh tụ cách mạng, một nhà văn hóa lớn đã từng đi nhiều nơi, đến nhiều nước, làm nhiều nghề, am hiểu về các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau, đồng thời nói và viết được nhiều thứ tiếng như Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh

(Theo chân Bác - Tố Hữu)

Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân đặc biệt, danh nhân văn hóa được thế giới công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc. Người là hình mẫu cao đẹp nhất của sự kết hợp giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trong đó, đức hy sinh và tình yêu thương của Bác là tấm gương điển hình được thể hiện trong tư tưởng cũng như trong từng hành động, trong mối quan hệ với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế.

Cả cuộc đời Bác là sự hy sinh lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Đó chính là lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân, là sự hy sinh cho nước, cho dân. Sự hy sinh tình nhà để lo việc nước cũng đã được thể hiện qua bức điện gửi về quê khi nghe tin anh trai của Bác là ông Nguyễn Sinh Khiêm qua đời: “Nghe tin anh cả mất, lòng tôi buồn rầu, vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh ốm đau tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi chịu tội bất đệ trước linh hồn anh và xin bà con nguyện lượng cho một con người đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước”. Suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, chúng ta thấy đức hy sinh của Bác vì nước, vì dân là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất. Trước lúc đi xa, Bác đã viết trong Di chúc: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

Không chỉ có đức hy sinh mà tình yêu thương của Bác đã được thể hiện trong nhiều mối quan hệ, nhiều đối tượng với một tình cảm bao la, sâu nặng và thấm đượm tính nhân văn cao cả. Trước hết Bác dành tình yêu thương cho những người cùng khổ. Bác khóc thương những người da đen nô lệ bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới. Năm 1945, nạn đói xảy ra làm 2 triệu người chết. Bác rất đau xót và đã kêu gọi: “Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước cứ mười ngày thì nhịn ăn một bữa, một tháng nhịn ăn ba bữa, lấy gạo đó mỗi bữa một bơ để cứu giúp dân nghèo”.

Ngôi nhà sàn của Bác ở Hà Nội chỉ có chiếc giường đơn, chiếu mộc, không có quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ nên đồng bào Sơn La tặng Bác một chiếc nệm. Bác nằm thử thấy êm nhưng rồi Bác bảo với các đồng chí phục vụ đem tặng lại cho các cụ lão thành cách mạng già hơn Bác và nói: “Trong lúc đồng bào chưa có chiếu mà Bác nằm nệm sao yên lòng”. Đặc biệt tình yêu thương con người của Bác còn dành cho chính kẻ thù khi bị thua trận. Một lần Bác đến thăm trại tù binh Pháp, thấy một tù binh đang rét run cầm cập, Bác liền cởi áo bông trên người mà đồng bào Trung Quốc tặng Bác, khoác lên người tù binh đó. Sang phòng bên, Bác thấy một tù binh đang ho vì cảm lạnh, Bác cởi nốt chiếc khăn của mình quàng lên cổ người tù binh ấy. Sau này, chính người tù binh đó khi viết hồi ký đã rất xúc động và khâm phục trước tấm lòng yêu thương con người của Bác.

Điểm nổi bật trong tình yêu thương con người của Bác là sự bao dung và độ lượng rộng lớn, đặc biệt là những người mắc phải khuyết điểm. Người nói: “Người đời ai cũng có chỗ tốt, chỗ xấu, ta phải khéo nâng chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”. Trong sinh hoạt Đảng, Bác căn dặn: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Trước khi vĩnh biệt chúng ta, Người đã viết: “Cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”.

Đức hy sinh và tình thương yêu của Bác là tấm gương toàn diện, là hình ảnh nổi bật sáng ngời. Phẩm chất đó tiếp tục soi sáng tâm hồn cho mỗi thế hệ người Việt Nam yêu nước. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập và phát triển là niềm tin, là động lực để chúng ta nhận thức rõ hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục góp phần xây dựng đất nước đi lên CNXH vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

30 tháng 10 2017

Tra mạng đi ban 😑😱😱😱😱

8 tháng 8 2019

Trạng ngữ: Bằng tấm lòng...vô bờ

Chủ ngữ: Bác

Vị ngữ: (phần còn lại)

Câu này mik trả lời đc rồi. Mà dù sao cx cảm ơn bn

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
19 tháng 10 2023

a) Bác Hồ sinh năm 1890, Bác Hồ sinh nào thế kỉ XIX.

b) Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 2011 – 100 = 1911.

    Năm 1911 thuộc thế kỉ XX.

    Năm 2011 thuộc thế kỉ XXI

15 tháng 3 2016

1.Ngày 19/5/1890 

2.năm 1969

3.tại xã Kim Liên, huyện nam Đàn, tỉnh Nghệ An

4.năm1911

5.nước pháp

15 tháng 3 2016

1. 19/5/1980

2. Năm 1969

3. Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

4. Năm 1911

5. Nước Pháp

31 tháng 12 2018

Bác Hồ sinh năm 1890. Bác Hồ sinh vào thế kỉ XIX

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Năm đó thuộc thế kỉ XX

10 tháng 10 2023

Đc chưa 😒😒🙄🙄loading...  

10 tháng 8 2015

Bác hồ sinh năm 1890. Bác hồ sinh vào thế kỉ 19 Bác ra đi tìm đường cứu nước 1911 năm đó thuộc thế kỉ 20

10 tháng 8 2015

 

Bác hồ sinh năm 1890. Bác hồ sinh vào thế kỉ XIX Bác ra đi tìm đường cứu nước 1911 năm đó thuộc thế kỉ XX

 

21 tháng 12 2021

 Bác Hồ sinh năm 1890Bác Hồ sinh vào thế kỉ XIX hay Bác Hồ sinh vào thế kỉ 19. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911Năm đó thuộc thế kỉ XX hay Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào thế kì 20.

21 tháng 12 2021

Bác Hồ sinh vào thế kỉ 19

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước thế kỉ 20

Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.BÁC HỒ HỌC TIẾNG PHÁPNăm 1911, Bác Hồ lên tàu sang Pháp để tìm đường cứu nước. Để sinh sống, họctập tại Pháp, Bác hiểu rằng phải học bằng được tiếng Pháp. Trên tàu sang Pháp, Bác đã tranh thủ học tiếng Pháp với hai người lính trẻ. Bác mượn những quyển sách nho nhỏ bằng tiếng Pháp. Muốn biết một vật nào đó tiếng Pháp gọi là gì, Bác...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.

BÁC HỒ HỌC TIẾNG PHÁP

Năm 1911, Bác Hồ lên tàu sang Pháp để tìm đường cứu nước. Để sinh sống, họctập tại Pháp, Bác hiểu rằng phải học bằng được tiếng Pháp. Trên tàu sang Pháp, Bác đã tranh thủ học tiếng Pháp với hai người lính trẻ. Bác mượn những quyển sách nho nhỏ bằng tiếng Pháp. Muốn biết một vật nào đó tiếng Pháp gọi là gì, Bác chỉ vật ấy rồi hỏi, xong viết vào mảnh giấy, dán vào chỗ hay để ý nhất để vừa làm việc vừa học được. Học được chữ nào, Bác ghép lại câu để sử dụng ngay.

Một thời gian sau, Bác còn tham gia viết báo bằng tiếng Pháp. Khi viết bài, Bác luôn nhờ mọi người trong Tòa soạn sửa lỗi cho bài viết của mình. Khi Tòa soạn góp ý, Bác tập viết đi viết lại cho đến khi thành thạo. Sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc sách báo, vừa để giải trí, vừa để trau dồi kiến thức, học tập tiếng Pháp. Nhờ kiên trì rèn luyện nên Bác đã thành công.

(Theo 117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2007)

Bác Hồ đã kiên trì học tiếng Pháp như thế nào? Việc làm đó thể hiện điều gì?

1
26 tháng 5 2023

Bác Hồ đã kiên trì học tiếng Pháp qua: tranh thủ học tiếng Pháp với hai người lính trẻ trên tàu, mượn những quyển sách nho nhỏ bằng tiếng Pháp, chỉ vào vật rồi đi hỏi viết vào mảnh giấy dán nơi hay nhìn vào để học từ vựng quen thuộc, ghi chép các chữ học được rồi ghép câu dùng ngay, tập viết báo bằng tiếng Pháp và nhờ những người trong Toà soạn sửa lỗi, viết đi viết lại những lỗi sai sau sửa đến khi thành thạo.

Việc đó thể hiện sự ham học hỏi, cầu tiến, kiên trì của Bác Hồ.

giải hộ bác hhhhhhhh votttte Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ...
Đọc tiếp

giải hộ bác hhhhhhhh votttte Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”1631747103_61427c1f56114.jpg

0