Phân tích đặc điểm thích nghi với môi trường sống của trùng biến hình
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Cây thích nghi với hoang mạc có đặc điểm thích nghi:
+ Thân mọng nước: thân mọng nước, dự trữ nước: cây xương rồng, cành giao, sen đá, thanh long, nha đam
+ Lá biến thành gai như lá cây xương rồng, do sống ở những nơi khô cằn thiếu nước, lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước của cây thì mới tồn tại được.
Cây sống ở dưới nước, cửa sông, cửa biển có đặc điểm thích nghi:
+ Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên mặt đất

Lối sống của trai sông và hầu hết sò, ngao, điệp… nói chung là vùi lấp dưới tầng đáy bùn (chúng thuộc nhóm sinh vật đáy), di chuyển chậm chạp và dinh dưỡng thụ động.
Cấu tạo và hoạt động của chúng thích nghi rất cao với lối sống này :
- Về cấu tạo :
+ Vỏ gồm 2 mảnh nối với nhau nhờ bản lề, có cơ khép vỏ phát triển làm vỏ đóng lại khi cần tự vệ.
+ Khoang áo phát triển là nơi có mang thở và đồng thời là môi trường trao đổi chất dinh dưỡng và chất khí. Do vậy :
- Phần đầu tiêu giảm, kéo theo tiêu giảm cả mắt và các giác quan khác.
- Chỉ có tấm miệng duy trì, trên có lông luôn rung động để tạo ra dòng nước hút vào và thải ra.
- Cơ chân kém phát triển.
- Về di chuyển : Trai sông di chuyển chậm chạp nhờ hoạt động của cơ chân
phối hợp với động tác đóng, mở vỏ.
Trai sông có lối sống ít di chuyển và vì thế thụ động cả trong dinh dưỡng và
sinh sản.
- Về dinh dưỡng :
+ Lông phủ trên tấm miệng và mang rung động tạo nên dòng nước trao đổi liên tục với môi trường ngoài.
+ Dòng nước hút vào mang gồm thức ăn (vụn hữu cơ, động vật nhỏ...) đưa đến miệng và ôxi đến các tấm mang để hấp thụ.
- Về sinh sản :
+ Ở trai cái, thông thường trứng đẻ ở trong khoang áo.
+ Tinh trùng do trai đực tiết ra theo dòng nước vào cơ thể trai cái để thụ tinh cho trứng.
+ Trứng phát triển thành ấu trùng trong khoang áo trai mẹ. Trước khi trở thành trai trưởng thành, ấu trùng thường bám trên da, trên vây và mang cá để phát tán đến chỗ ở mới.
Đề bài phân tích đặc điểm cấu tạo của châu chấu thích nghi với đời sống bay nhảy
Bài làm:
Khả năng di chuyển của châu chấu linh hoạt hơn nhờ đôi càng (do đôi chân sau phát triển thành), chúng luôn giúp cơ thể bật ra khỏi chỗ bám đến nơi an toàn rất nhanh chóng . Nếu cần đi xa, từ cú nhảy đó, châu chấu giương đôi cánh ra, có thể bay từ nơi này đến nơi khác .

Tham khảo:
* Đặc điểm chung của ngành thân mềm là:
- Thân mềm, không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển
- Hệ tiêu hóa phân hóa.
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản.
- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
Tham khảo
* Đặc điểm chung của ngành thân mềm là:
- Thân mềm, không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển
- Hệ tiêu hóa phân hóa.
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản.
- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.

TK: Thực vật và động vật thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn của hoang mạc bằng cách tự hạn chế sự mất nước, đồng thời tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. ...
2.
Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt và khô hạn, động thực vật đã tự hạn chế sự mất hơi nước trong cơ thể như đối với thực vật thì biến thành gai, thân cây bọc sáp…đối với động vật thì chui vào hang, vùi mình xuống cát, kiếm ăn ban đêm.
Ngoài ra, còn tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Đối với thực vật thì thân cây hình chai, rễ dài…động vật thì chịu đói, chịu khát giỏi, uống nhiều nước, chạy nhanh, đi xa để tìm nước…
-Trùng biến hình có thể được tìm thấy ở nhiều môi trường sống khác nhau, từ ao, hồ nước ngọt tĩnh lặng đến những vũng bùn lầy lội, thậm chí là trong cơ thể động vật. Sự linh hoạt này cho thấy khả năng thích ứng tuyệt vời của chúng với các điều kiện môi trường khác nhau.
-Trùng biến hình có cấu tạo cơ thể đơn giản, chỉ là một khối chất nguyên sinh duy nhất. Tuy nhiên, chính sự đơn giản này lại giúp chúng dễ dàng di chuyển và thay đổi hình dạng để thích nghi với môi trường.
-Trùng biến hình di chuyển và bắt mồi bằng cách sử dụng "chân giả". Đây là những phần chất nguyên sinh tạm thời kéo dài ra, giúp chúng di chuyển trên bề mặt và bao vây con mồi.
-Trùng biến hình có khả năng tiêu hóa thức ăn bên trong tế bào nhờ các không bào tiêu hóa. Chúng có thể tiêu hóa nhiều loại thức ăn khác nhau, từ vi khuẩn, tảo đến các vụn hữu cơ, giúp chúng tận dụng tối đa nguồn thức ăn trong môi trường.
-Trùng biến hình sinh sản bằng cách phân đôi tế bào. Đây là hình thức sinh sản vô tính nhanh chóng, giúp chúng tăng số lượng cá thể trong thời gian ngắn, đặc biệt là khi điều kiện môi trường thuận lợi.
-Trùng biến hình có thể sống sót trong môi trường khắc nghiệt như thiếu thức ăn, thiếu oxygen hoặc nhiệt độ không phù hợp bằng cách tạo bào xác. Khi điều kiện trở lại thuận lợi, chúng sẽ phá vỡ lớp vỏ bào xác và tiếp tục phát triển.
Trùng biến hình đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Chúng là nguồn thức ăn cho các sinh vật nhỏ bé khác và tham gia vào quá trình phân hủy chất hữu cơ, giúp làm sạch môi trường.
Tóm lại :Trùng biến hình là một sinh vật đơn bào nhỏ bé nhưng lại có khả năng thích nghi tuyệt vời với môi trường sống. Cấu tạo đơn giản, chân giả linh hoạt, khả năng tiêu hóa đa dạng, sinh sản nhanh chóng và khả năng chịu đựng môi trường khắc nghiệt là những đặc điểm giúp chúng tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong các hệ sinh thái khác nhau.