K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật “em” trong văn bản Chân quê của Nguyễn Bính.         CHÂN QUÊ Hôm qua em đi tỉnh về, Đợi em ở mãi con đê đầu làng. Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng. Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Nói ra sợ mất...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật “em” trong văn bản Chân quê của Nguyễn Bính.

        CHÂN QUÊ

Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

                                 (Nguyễn Bính, In trong Tổng hợp Văn học Việt Nam, tập 25, NXB Khoa học Xã hội, 2000, tr.257 - 458)

0
30 tháng 12 2020

Tham khảo:

Nguyễn Bính (1918 -1966) sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho nghèo ở Nam Định. Nguyễn Bính bắt đầu làm thơ từ năm mười ba tuổi và để lại cho đời một sự nghiệp thơ với nhiều tác phẩm hay, nhất là về tình yêu, mùa xuân và hồn quê. Hoài Thanh đã nhận xét rằng: “Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng thấy vườn cau, bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tỉnh tình đơn giản của dân quê là những tỉnh tình căn bản của ta. Bài thơ “Chân quê” là một “tuyên ngôn thơ” của Nguyễn Bính chống lại xu hướng thơ hoài cổ, bảo thủ hay chạy theo những lối mơi lòe loẹt.

Thơ chính là ước nguyện, là khát vọng của con người Nguyễn Bính. Giữa lúc biết bao nhà Thơ mới đi tìm thi hứng ở động tiên, trường tình… thì Nguyễn Bính lại đi theo một lối riêng, trở về với, tình quê, hồn quê của dân tộc mả vẫn tươi mới, hiện đại. “Chân quê ” hai tiếng thôi mà nói được bao điều, hai tiếng thôi mà thắt chặt bao tình. “Chân quê” gợi bao tình nghĩa và cảnh vật. “Chân quê”, hai từ ấy không bút sách nào tả hết ý nghĩa sâu xa của nó.

Trên thế giới này có biết bao nhiêu ngôn ngữ nhưng có thứ ngôn ngữ nào diễn tả được hai từ “Chân quê” đầy ý nghĩa của Nguyễn Bính. “Chân quê” là chất của người dân Đất Việt, là hồn Việt Nam chân chất mộc mạc, giản dị mà thanh tao, là tình người gắn liền với làng quê yêu dấu. “Chân quê” là những thuần phong mĩ tục ý vị đầy tính nhân văn siêu việt.

“Chân quê” là một phạm trù rộng lớn về tình cảm, về cái đẹp tâm hồn, nhân cách, lối sống của con người Việt Nam. Mở đầu bài thơ là hình ảnh chờ đợi cho một cuộc gặp gỡ: “Hôm qua em đi tỉnh về/ Đợi em ở mãi con đê đầu làng”. Hai câu thơ đầu là nét vẻ, rất duyên và tình yêu của đôi trai thanh gái tú nơi làng quê Việt. Ở đó người đọc nhận thấy thấp thoáng một điều gì đó đã đổi mới, ẩn bên trong là tình cảm sâu sắc của chẳng trai dành cho cô gái “đợi em ở mãi”.

Và “Khăn nhung ảo lĩnh rộn ràng/ Ao cài khuy bấm em làm khổ tôi”. Có lẽ rằng em đi tỉnh về và em đã khác. Những trang phục tân thời “khăn nhung áo lĩnh ”, “áo cài khuy bấm ” được em khoác lên người ngay sau khi đi tỉnh về. Lúc này trong xã hội đang có xu hướng đổi thay nhiều trong sinh hoạt. Cuộc sống ở làng quê còn ít giao lưu, tiếp xúc với lối sống thành thị nên cũng ngỡ ngàng, xa lạ với các hiện tượng này:

“Hỡi anh áo trắng cầm ô mâyCó phải nhân tình chớ vội qua ”

Hình thức ăn mặc quen thuộc ở làng quê là giản dị và kín đáo “mớ ba mớ bảy, áo trong áo ngoài ” rồi áo cài kín cổ, khăn thắt ngang lưng. Chiếc khuy bấm tự nó cũng chẳng có tội tình gì, nhưng ở thời điểm ấy lại gây những ái ngại cho chàng trai: em làm khổ tôi” giọng thơ nghe sao mà chua chát, xót xa quá! Một sự thay đổi quá nhanh chóng, đột ngột, bất ngờ, khó mà thích nghi được.

Nhà thơ ngược dòng thời gian, hồi tưởng lại hình ảnh cô gái với những trang phục giản dị, mộc mạc, hết sức “chân quê ” và tự hỏi:

“Nào đâu cải yếm lụa sồi?Cải dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?Nào đâu cái áo tứ thân?Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nguyễn Bính đã sử dụng bốn câu hỏi tu từ làm nổi bật cái khổ tâm của người trọng cuộc, các câu hỏi nhẹ nhàng mà thấm thía, sâu lắng mà xót xa xoáy sâu vào lòng người đọc và vào cả chính cô gái, những nguồn cơn khó mà diễn đạt hết thành lời. Rõ ràng, thi sĩ “Chân quê” Nguyễn Bính chịu ảnh hưởng của các hình ảnh địa phương nên đã đưa chúng vào thật thân quen, thoảng mùi hương đồng cỏ nội quê nhà, đầy chất Bắc: “yếm lụa sồi”, “dây lưng đũi”, “áo tứ thân”. Chỉ riêng “cái yếm lụa sồi” đã gợi nhiều phong vị của cách ăn mặc giản dị mà thi vị của “gái quê”: “Năm thương cô yếm đeo bùa/ Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng”. Nhưng đó chỉ là hình ảnh đẹp của em trong quá khứ, giờ đây, chúng đã “thành truyện cổ tích đi vào trong tranh”, Em của quá khứ, đâu rồi? Em của hiện tại… khác rồi ư?

Tâm sự của chàng trai thực sự rất buồn. Người yêu thay đổi chỉ sau một lần lên tỉnh: nhanh chóng… bất ngờ… hẫng hụt… xót xa. Chàng không muốn làm mất lòng người yêu nhưng thực sự vô cùng cay đắng trong lòng. Người con trai hiểu rằng mình chưa có quyền gì để thay đổi mạnh mẽ người yêu. Vì thế trong ngôn ngữ đối thoại ở đây, nhân vật nam đã dùng những từ ngữ mềm mỏng như ở thế cầu mong, đề nghị, van nài “sợ mất lòng em”, “van em”, “cho vừa lòng anh”. Mong sao người yêu mãi “giữ nguyên quê mùa”, mãi mãi giữ cái nét mộc mạc, giản dị, “Chân qụê” của ngày xưa. Chỉ cần em như xưa, cần em vẫn là em, mang nét đẹp giản dị của cô gái Việt, thế đã là vừa lòng anh. Thế nhưng, “vừa lòng anh” thì lại “mất lòng em”. Oái oăm thay! Trớ trêu thày ! Thời gian, không gian, cuộc sống thay đổi thì quan niệm về cái đẹp cũng dần thay đổi ở một số người.

 

Còn đối với chàng trai: cái đẹp không ở sự hiện đại, tân thời mà chính ở những giá trị đơn giản, mộc mạc, “Chân quê” và hơn nữa là phù hợp với bản thân và mọi người: “hoa chanh nở giữa vườn chanh ” thì mớị đúng thực chất, mới là cái đẹp thực sự. Có một số ý kiến cho rằng bài thơ “Chân quê” của Nguyễn Bính mang tính bảo thủ quá nặng, Nguyễn Bính cứ khư khư ôm lấy hoài cổ, quá khứ, không nhìn nhận vào hiện thực, tương lai, cứ cho quá khứ là nhất. Thế nhưng, nào đâu phải vậy.

 

Nguyễn Bính chỉ muốn mọi người giữ gìn, trân trọng những nét đặc trưng dân dã của làng quê và quá khứ, không thể phủ nhận, chối bỏ nó. Cái đẹp tân thời, hiện đại, kiểu cách thì không phù hợp với làng quê vất vả, nghèo khổ. Người con gái sau khi lên tỉnh một lần trong một thời gian ngắn đã thay đổi như vậy thì không biết nếu nàng ở tỉnh trong một thời gian dài thì nét “Chân quê” còn đâu? Chắc là sẽ bị lãng quên, chối bỏ. Có một câu nóị nổi tiếng của Abutalip rằng: “Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn trả bạn bằng đại bác”.

 

Bài thơ nói rõ một tâm sự, thủ thỉ nhẹ nhàng, sâu lắng, đầy sức lay động, giọng thơ trong sáng, nhẹ nhàng của một nhà thơ được xem là “lạ nhất trước 1945” cùng những câu hỏi tu từ và những từ ngữ, hình ảnh thân quen, dân dã gây cho người đọc nhiều dư vị và cảm xúc.

Bài thơ của Nguyễn Bính là một thông điệp cảnh tỉnh rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc cho những những cô gái quê đang tự đánh mất nét đẹp chân quê của mình. Bài thơ là lời trách móc nhẹ nhàng nhưng xót xa của chàng trai quê về sự đổi thay từ hình thức đến tâm hồn của người yêu, đó là một sự mất mát lởn: “Đời thơ thôi thế dở dang/ cố nhân ơi, bước sang ngang lỡ rồi”. Nhưng nhà thơ đã kịp để lại cho đời “Chân quê” vô cùng đắt giá, đó là bản sắc văn hóa dân tộc được chắt lọc, cô đọng “có một không hai” cho người Việt Nam. Bài thơ “Chân quê” đã được phổ nhạc thành một bài hát được rất nhiều người yêu thích; nó sẽ còn mãi, còn mãi và in một dấu ấn không nhỏ trong lòng những người yêu hồn quê Việt.

8 tháng 1 2023

Nguyễn Ngọc Thuần là một cây bút chuyên sáng tác cho trẻ em. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ. Nổi bật trong truyện là nhân vật người bố được khắc họa vô cùng chân thực, sinh động. Qua những câu văn đầu tiên, người bố hiện lên với tình yêu thiên nhiên. Nhà của “tôi” có một khu vườn rất rộng. Người bố đã trồng rất nhiều hoa. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dắt tôi ra vườn tưới nước cho cây. Tình yêu của người bố dành cho khu vườn cũng giống như dành cho đứa con.Bên cạnh đó, nhân vật này còn là một một người tinh tế, kiên nhẫn. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, người bố vẫn dành thời gian để trò chuyện và chia sẻ với đứa con của mình. Bố đã nghĩ ra những trò chơi thú vị để dạy con cách cảm nhận thiên nhiên. Ông đã bảo con nhắm mắt lại, sau đó dẫn cậu đi đến để chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì. Từ trải nghiệm đó, đứa con đã nhận ra được bài học ý nghĩa về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Sau đó, người bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ con sẽ chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc đó, nhân vật tôi cũng nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn.Không chỉ vậy, người bố còn rất nhân hậu, giàu tình yêu thương. Chính bố đã cứu thằng Tí thoát chết. Với những món quà của Tí, bố đã đón nhận bằng một niềm trân trọng và nâng niu. Mặc dù rất ít khi ăn ổi nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã vui vẻ thưởng thức nó. Khi nhận được câu hỏi thắc mắc của “tôi”, bố đã giải thích cho tôi hiểu về ý nghĩa của những món quà: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó…”.Có thể thấy, nhân vật người bố trong “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một người cha tuyệt vời, một tấm gương đáng để học theo.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1 2024

3 tháng 12 2023

giúp mình nha

Em bé thông minh là một truyện dân gian ca ngợi sự kết tinh của vẻ đẹp trí tuệ tài năng và kinh nghiệm. Nhân vật trung tâm của truyện là một em bé thông minh. Thông qua những thử thách, em bé đã thể hiện được sự đề cao của trí tuệ dân gian.

Trí thông minh của em bé được trổ tài trong bốn lần. Lần thứ nhất, trước câu hỏi oái oăm của tên quan: “Trâu… cày một ngày được mấy đường?” thì em bé đã hỏi vặn lại: “Ngựa… đi một ngày được mấy bước?”. Lần thứ hai, vua ban cho làng em 3 thúng gặp nếp, 3 con trâu đực, hạn trong 3 năm, trâu ấy phải đẻ thành 9 con. Thật kì quặc vì trâu đực sao đẻ được? Có loại trâu nào đẻ được 3 con trong 3 năm? Em đã tìm cách gặp được vua. Cuộc đối đáp của em cũng rất thông minh. Em gặp vua và em khóc vì mẹ đã chết mà cha em không đẻ được em bé nào nữa… Lần thứ ba, vua vẫn chưa tin em bé này thông minh, nên đã sai sứ mang đến một con chim sẻ bắt cha con em phải dọn thành ba mâm thức ăn. Em đã gửi sứ giả một chiếc kim đem về tâu với đứa vua rèn cho ba con dao. Trong điều kiện thủ công lạc hậu, thô sơ thì một cái kim không thể nào rèn được ba con dao. Đã không có dao, hoặc chưa có dao thì chưa thể giết được sẻ để dọn cỗ cho vua. Rất dí dỏm, thú vị. Em bé thông minh lắm: Em đã lấy cái không thể nào làm được để giải thích sự việc thành không thể nào được? Không thể nào rèn một chiếc kim thành ba con dao cũng như không thể giết một con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn được! Lần thứ tư, em đọ trí với sứ giả một nước láng giềng. Làm sao xe sợi chỉ luồn qua đường ruột ốc xoắn? Trong lúc Trạng Nguyên, đại thần, văn võ bá quan vô kế khả thi thì em bé ung dung, hát lên một bài vè.

Câu đố tưởng là hóc hiểm nhưng đối với em bé thì rất dễ! Em đã làm cho vị sứ nước láng giềng phải thán phục khi nhìn thấy con kiến càng kéo sợi chỉ qua ruột con ốc xoắn.

Có thể nói, thông qua nhân vật Em bé thông minh ta càng thêm cảm phục về trí tuệ, sự dũng cảm và lòng bao dung của ông cha ta khi xưa.

19 tháng 9 2021

tham khảo

“Tuổi thơ” – hai tiếng nghe sao quá bình yên. Với chúng ta, tuổi thơ gói gọn trong chiếc kẹo ngọt mẹ mua, trong cánh diều vi vu chạy dọc con đê vào mỗi chiều đầy nắng, trong nụ cười hồn nhiên không vướng chút âu lo của cuộc đời. Thế nhưng, nửa thế kỉ trước, tuổi thơ lại gắn liền với những nỗi đau - mà kẻ gây ra điều đó chính là xã hội phong kiến nửa thực dân. Đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng tái hiện một cách chân thực quãng đời ấu thơ đầy nước mắt của cậu bé Hồng. Trong đó, nhân vật người cô hiện lên với những rắp tâm tàn nhẫn đã trực tiếp gây nên những đau khổ trong tâm lí đứa trẻ đáng thương. Nhân vật bé Hồng có một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Cha mất, mẹ bỏ đi theo người khác nên bị gia đình chồng thù ghét, Hồng ở với họ hàng bên nội. Sau khi cha Hồng mất gần một năm, sắp đến ngày giỗ đầu của ông, mẹ ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Người bà cô của Hồng gọi chú bé lại trò chuyện với một tâm địa xấu xa, độc ác. Bà ta vừa cười vừa hỏi Hồng. Đây không phải là sự lo lắng, nghiêm nghị, cũng không phải âu yếm. Cái cười này thể hiện một sự không thiện chí. Câu hỏi của mụ ta: có muốn vào Thanh Hoá thăm mợ mày không cũng chứa đựng ý nghĩa cay độc một sự giả dối. Nhận ra ý nghĩ cay độc của cô, Hồng cúi đầu không đáp. Nhưng sau đó, chú cười đáp lại: "không cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về". Thái độ đó chứng tỏ chú rất yêu thương và kính trọng mẹ, chú nhận ra được ý nghĩ cay độc của bà cô trong giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch của bà cô. Em không thể để tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. Người bà cô "Giọng vẫn ngọt'', "sao không vào mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!", "Hai con mắt long lanh của cô chằm chặp nhìn" vào Hồng rồi “Vỗ vai cười nói” “mày dại quá, vào bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ”. Giọng mụ ta bình thản nhưng mỉa mai. Cái nhìn của bà chứng tỏ bà cô rắp tâm muốn kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã dần tính sẵn. Cử chỉ vỗ vai, cười nói - thể hiện sự giả dối độc ác. Câu nói "mày dại quá..." không chỉ lộ rõ sự ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ với một giọng điệu cay nghiệt, độc ác. Vẫn chưa chịu buông tha Hồng, bà cô tiếp tục kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ Hồng. Đó là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê người. Chúng khiến tâm trạng của Hồng đau đớn, uất ức đến cực điểm. Cử chỉ đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị của bà cô thực chất là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Khi thấy cháu tức tưởi phẫn uất bà mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Khi đó, sự giả dối thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày toàn bộ. Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó. Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.

19 tháng 9 2021

- Bà cô của bé Hồng tuy giàu có nhưng rất cay nghiệt, độc địa. Bà đã khoét sâu vào nỗi đau của đứa cháu đáng thương.

- Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm " mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không".

- Ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt cười rất kịch.

- Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con.

- Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng.

- Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu.

⟹ Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con, muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy mẹ" bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.