K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá hình tượng nhân vật vua Lia trong đoạn trích sau. Hồi I (Một lễ đường trong cung điện vua Lia.) LIA – Bây giờ ta muốn nói ra những điều bấy nay ta giữ kín. Truyền lấy bản đồ! Đây, ta đã chia đất nước làm ba phần. Ta quyết định cất khỏi tuổi già này bao nỗi lo toan cùng công việc nước, đem gánh nặng đặt lên sức vóc trẻ...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá hình tượng nhân vật vua Lia trong đoạn trích sau.

Hồi I

(Một lễ đường trong cung điện vua Lia.)

LIA – Bây giờ ta muốn nói ra những điều bấy nay ta giữ kín. Truyền lấy bản đồ! Đây, ta đã chia đất nước làm ba phần. Ta quyết định cất khỏi tuổi già này bao nỗi lo toan cùng công việc nước, đem gánh nặng đặt lên sức vóc trẻ trung hơn, để cho ta được thênh thang bước vào cõi thọ. Hiền tế của ta, Cor-nơ-uôn, và con ta nữa, hỡi An-ba-ni mà lòng ta thương chẳng kém, giờ đây ta tuyên bố rõ ràng về từng phần đất đai chia cho mỗi nàng công chúa của ta để tránh về sau mọi điều xích mích. Hai vương công nước Pháp và xứ Bơ-găn-đi, hai vị giai tế cao sang cùng rắp ranh công chúa út của ta, hai người qua chơi đây ướm hỏi cũng đã khá lâu, ta nên trả lời dứt khoát. Vậy, ta hỏi các con gái của ta, ngày nay ta đã từ thoái mọi phần: quyền lợi, đất đai, cũng như quan tâm việc nước; vậy thì trong các con, kẻ yêu ta nhất là ai, để cho ân trạch của ta biết mưa đổ xuống tấm lòng nào là nơi xứng đáng nhất. Gô-rơ-nin, công chúa đầu lòng của ta, cho con nói trước.

GÔ-RƠ-NIN – Thưa phụ vương, lòng con yêu phụ vương thực không lời nào tả xiết, con yêu phụ vương thiết tha hơn cả yêu ánh sáng, yêu vũ trụ, yêu tự do, yêu trên hết mọi vật quý giá nhất đời; yêu như yêu sự sống đầy duyên, đầy sức, đầy nhan sắc, đầy vinh quang; yêu như chưa có con yêu cha nào bằng, yêu như chưa có cha nào được con yêu đến thế; yêu tới mức không còn hơi sức nữa và yêu tới độ lời lẽ hóa nghèo nàn; con yêu cha thực vượt xa mọi bờ bến.

COR-ĐÊ-LI-A (nói riêng) – Cor-đê-li-a thì sao đây? Yêu mà im tiếng!

LIA – Cả cõi đất này, từ đây đến đấy, với bao nhiêu rừng cây bóng cả và đồng ruộng phì nhiêu, với bao nhiêu sông cá đầy nguồn cùng bãi bờ bát ngát, ta cho con làm nữ chủ. Đó là sở hữu của con và An-ba-ni, truyền cho con cháu đời đời. Nào, đến thứ nữ của ta thì nói sao? Rê-gan, con rất yêu quý của ta, vợ của Cor-nơ-uôn, con nói đi.

RÊ-GAN – Con với chị con đều đúc nên cùng một chất và so với chị, con biết mình con nào có kém chị? Nghe trong trái tim chân thật của con, con thấy lời chị con vừa thốt ra chính là tiếng của lòng con yêu kính đó; có điều lời ấy còn xa mới đạt tới độ nồng nàn. Con nói thực, con thù ghét mọi sinh thú ở đời, duy nhất chỉ thấy được hạnh phúc trong tấm tình con yêu đấng phụ vương rất tôn kính.

COR-ĐÊ-LI-A (nói riêng) – Hẩm hiu thay cho Cor-đê-li-a này! Không! Đâu đến nỗi vậy? Tình ta dào dạt còn phong phú hơn lời lẽ ta nhiều.

LIA – Thuộc về con và dòng dõi của con hưởng thụ đời đời là cả một phần ba phong tục đất nước đẹp tươi này, cũng rộng lớn, cũng hữu tình chẳng kém chi phần dành cho Gô-rơ-nin. Còn bây giờ, nào hòn ngọc báu rất nâng niu tuy út ít của ta, trang thục nữ thanh tân mà cả vườn nho nước Pháp và cả đồng cỏ sữa Bơc-gơ-đin đang cùng ganh nhau để chiếm được trái tim: con nói sao đây để đáng được hưởng phần ba đất nước còn trù phú hơn cả phần của hai chị con? Con nói đi.

COR-ĐÊ-LI-A – Thưa phụ vương, con chẳng có gì đáng nói.

LIA – Chẳng có gì?

COR-ĐÊ-LI-A – Con chẳng có gì.

LIA – Chẳng có gì thì chẳng được gì hết. Nói đi nào!

COR-ĐÊ-LI-A – Tội thay cho con! Trái tim con, con không sao nâng nó lên đầu lưỡi được. Con yêu cha đúng theo đạo nghĩa kẻ làm con. Vậy đó thôi, không hơn không kém.

LIA – Thế nào, thế nào? Cor-đê-li-a? Con nên lựa lại lời mà nói, kẻo nữa con sẽ phải thiệt thòi nhiều!

COR-ĐÊ-LI-A – Thưa phụ vương của con, phụ vương đã sinh ra con, nuôi nấng con, thương yêu con; nghĩa nặng đó con xin đền đáp lại sao cho phải đạo; con vâng lời cha, yêu quý cha và hơn nữa, làm rõ ràng công đức phụ vương. Hai chị con nói là yêu cha đến trọn hết cả tấm tình yêu; nếu thực thế thì sao hai chị lại lấy chồng? Một ngày kia mà con lấy chồng thì vị phu tướng nào đưa tay ra đón lấy tâm nguyện của con cũng sẽ đón theo về phân nửa tấm tình con, phân nửa công phụng dưỡng với phân nửa bổn phận của con. Chắc chắn là con phải đừng lấy chồng như hai chị con mới có thể toàn tâm toàn ý dâng trọn tình con cho cha con được.

LIA – Cô nói đúng theo lòng cô đấy chứ?

COR-ĐÊ-LI-A – Thưa phụ vương, vâng.

LIA – Ít tuổi thế mà đã vô tình đến thế sao?

COR-ĐÊ-LI-A – Thưa phụ vương, ít tuổi thế nhưng mà chân thực.

LIA – Được lắm. Đem cái chân thực ấy đi mà làm của hồi môn. Vì rằng, thề với ánh sáng thần thiêng mặt trời, thề với bầu bí mật của Hê-cat và của trời đêm, thề với các tinh cầu có quyền năng cho ta được sống hay phải chết; tại đây, ta gạt bỏ hẳn mọi ân tình phụ tử, mọi quan hệ huyết mạch tông môn và từ đây ta coi mi vĩnh viễn là người dưng: đối với ta không vương, không bận. Đối với cái giống man rợ phải ăn thịt con mới đủ thỏa cơn thèm lòng ta gớm ghét như thế nào thì đối với mi, lòng ta cũng thế, hỡi kẻ trước đây đã từng là con gái của ta.

(Lược một đoạn: Vua Lia cho mời hai người cầu hôn công chúa út vào để bàn chuyện hôn sự. Trước mặt hai người cầu hôn, vua Lia vẫn nhất quyết không chia cho công chúa út chút của hồi môn nào, khiến cho công tước Bơ-găn-đi từ bỏ mối hôn sự.)

LIA – Vậy, ngài thôi nó là phải; vì nhân danh thứ quyền phép đã dựng nên ta, ta đã nói rõ cả với ngài về tài sản của nó rồi đấy! (Với vua nước Pháp) – Còn đối với vị anh quân đây, thì nếu ta lại đem gả cho Ngài kẻ mà ta gớm ghét, tức là làm tổn hại lớn cho tình hữu hảo của chúng ta; lòng ta sao nỡ? Vậy ta mong ngài chuyển hướng cầu duyên về một nơi xứng đáng hơn, chớ như kẻ khốn nạn kia thì tạo vật thiên nhiên cũng phải hổ ngươi vì có nó.

VUA PHÁP – Thực là chuyện kỳ dị! Có lẽ nào mà một người mà chỉ mới vừa đây thôi vẫn còn là châu báu nhất, nhà vua mở miệng là ban khen, coi là hương hoa tuổi thọ của Người, không ai tốt nết hơn, không ai đáng quý hơn, – vậy mà chỉ trong thoáng chốc lại phạm những tội gớm ghê, đến mất sạch sành sanh bao nhiêu từng ân huệ. Đến nỗi này thì: hoặc là tội lỗi nàng phải hết sức dị thường, bạo thiên nghịch địa; hoặc là lòng yêu thương của nhà vua nay đã hóa ra lẫn cẫn mất rồi! Nhưng muốn tin được là nàng có tội, họa chăng phải có một thứ tín điều mà nếu không có phép quỷ thần thì lý trí tôi không đời nào chịu chấp nhận.

COR-ĐÊ-LI-A – Tuy rằng lỗi của con là không biết khôn ngoan ngọt ngào đầu lưỡi, chỉ muốn làm hay hơn là nói giỏi, con cũng xin phụ vương truyền phán cho thiên hạ hay rằng, con mất ân sủng của phụ vương không phải vì bất cứ một hành vi nhơ nhuốc nào hoặc một bước lầm đường vô hạnh nào, mà chỉ vì con không có được ánh mắt tha thiết khẩn cầu, không có được thứ miệng đong đưa mà con vui lòng chịu thiếu, mặc dầu sự thiếu thốn đó đã khiến con mất luôn cả lòng từ ái của phụ vương.

LIA – Thà mày đừng sinh ra đời còn hơn là sinh ra lại làm thất ý ta như thế.

VUA PHÁP – Chỉ là thế thôi sao? Chỉ là chuyện một bản tính chậm lời, khéo làm mà vụng nói? Bơ-găn-đi tướng công, ngài trả lời cho nàng sao đây? Tình mà còn suy tính vấn vương thì còn tình đâu nữa? Ngài có yêu thương nàng? Bản thân nàng là một kho châu ngọc đó.

BƠ-GĂN-ĐI – Muôn tâu hoàng thượng, người cứ chỉ ban cho nguyên cái phần người đã hứa là tôi xin bái lĩnh Cor-đê-li-a về làm nữ công tước Bơ-găn-đi.

LIA – Ta không cho chi hết, ta đã thề là ta nhất quyết.

BƠ-GĂN-ĐI – Tôi đành lấy làm tiếc vậy thôi: vì nàng làm mất lòng cha, nên phải thiệt mất người chồng.

COR-ĐÊ-LI-A – Xin ngài Bơ-găn-đi yên tâm. Ngài tính lấy tài sản tôi làm đối tượng tình yêu, thì tôi không thể nào làm vợ ngài được.

VUA PHÁP – Nàng Cor-đê-li-a kiều diễm! Nàng giàu có biết bao khi chỉ có đôi bàn tay trắng, nàng càng thêm quý giá vì bị bỏ rơi, càng thêm đáng yêu bởi bị người khinh miệt. Nàng, cùng với đức hạnh của nàng, ta xin chiếm lĩnh. Ta đoạt cho ta được lắm chứ, cái phần mà thiên hạ rẫy ruồng gạt đi. Hỡi thiên địa thần minh! Lạ lùng thay, đối trước những lòng rẻ rúng giá băng kia, tình của ta trên muôn kính ngàn yêu thêm bừng cháy. Nàng công chúa không của hồi môn này, thưa hoàng thượng, tay không về với kẻ gặp phước may này, sẽ là hoàng hậu của tôi, của thần dân tôi, của cả nước Pháp thân yêu và tươi đẹp. Không một vị công tước nào của xứ Bơ-găn-đi ẩm ướt chuộc lại được nơi tôi người con gái bị hạ giá mà quý giá vô ngần này! Tạm biệt họ hàng đi, em Cor-đê-li-a! Mặc dầu người ta không tình không nghĩa. Thôi đành nơi này em mất hết nhưng chốn khác em lại được nhiều.

LIA – Thì đấy, nhà vua nước Pháp cứ việc đem nó về! Ngữ này, ta không còn chấp nhận là con gái của ta, cũng chẳng còn bao giờ ta thèm nhìn mặt nữa. Thôi đi đi! Đừng hòng ta thương, ta ân xá, hay ta ban một chút ơn lành! Nào mời, ngài công tước xứ Bơ-găn-đi.

(Lia, Bơ-găn-đi, Cor-nơ-uôn, An-ba-ni, Glô-xtơ và bọn tùy tùng vào.)

VUA PHÁP – Nàng từ biệt hai chị đi.

COR-ĐÊ-LI-A – Thưa hai chị, ngọc báu của cha, Cor-đê-li-a không khỏi rơi châu khi từ biệt hai chị. Em biết lòng hai chị lắm, và nết của hai chị; vì tình ruột thịt, em không tiện gọi thẳng tên nó ra. Xin hai chị cư xử tốt với cha. Em phó thác cha cho những tấm lòng kia đã thốt nên lời tâm nguyện. Thương thay! Giá em vẫn được lòng thương của Người, thì em ưng thấy Người trong tay phụng dưỡng khác tốt hơn. Thôi, vĩnh biệt hai chị.

RÊ-GAN – Cô không phải dạy chúng tôi cách ăn ở.

GÔ-RƠ-NIN – Cô cứ gắng mà chiều đức phu quân của cô cho khéo, người ta đã cứu vớt cô khỏi chỗ khốn cùng. Cô chi li cả với điều vâng thuận ý cha; cho cô đáng đời, cô muốn tay trắng thì được tay trắng rồi đó.

COR-ĐÊ-LI-A – Thời gian rồi sẽ phơi bày ra những nhân tâm lẩn núp sau khôn khéo. Ai che giấu lỗi, thế nào cũng phải hối về sau. Mong cho các chị mọi điều thịnh vượng.

VUA PHÁP – Ta ra thôi, nàng Cor-đê-li-a mỹ lệ.

(Vua Pháp và Cor-đê-li-a vào.)

GÔ-RƠ-NIN – Em này, chị có nhiều điều rất cần bàn với em, quan hệ đến cả hai chị em ta! Chị chắc tối nay cha chúng ta lên đường.

RÊ-GAN – Đúng rồi, cha đi với chị đấy. Tháng sau thì đến lượt cha sang em.

GÔ-RƠ-NIN – Em xem, tuổi già tính nết cha đổi thay như thế đấy. Những điều trông thấy vừa đây không phải là chuyện nhỏ. Ông cụ vẫn yêu con Cor-đê-li-a hơn cả, vậy mà, đùng một cái, ruồng bỏ nó, đủ biết ông cụ thiếu suy nghĩ biết chừng nào?

RÊ-GAN – Bệnh não tuổi già! Với lại thực ra ông cụ cũng chẳng bao giờ biết giữ mình một tý gọi là có.

GÔ-RƠ-NIN – Thời ông cụ tỉnh táo phương cương nhất, cũng đã thường sinh ra cơn trận đùng đùng. Bây giờ, già rồi, bọn mình coi chừng không những rồi phải chịu đựng cái cố tật đã kinh niên mà còn phải tính đến cả những lúc dở chứng thất thường của cái tuổi khật khừ đâm cắm cảu.

RÊ-GAN – Thế nào rồi chúng mình chẳng bị ông cụ thình lình giáng cho những vố đáo để, như việc phóng trục lão Ken vừa rồi?

GÔ-RƠ-NIN – Lúc này ông cụ đang dở cuộc tiễn biệt nhà vua Pháp. Chị em ta hội ý với nhau ngay đi. Nếu cứ với tình trạng thế kia mà ông cụ vẫn nắm vững uy quyền thì chuyện tự ý thoái vị mới đây đối với chúng ta có thể trở thành một mối hậu họa.

RÊ-GAN – Chúng ta sẽ nghĩ kỹ vấn đề này.

GÔ-RƠ-NIN – Phải tính cách nào, càng sớm càng tốt.

(Trích Vua Lia, Uy-li-am Sếch-xpia)

Tóm tắt: Vua Lia là vở bi kịch năm hồi của Sếch-xpia. Nội dung vở kịch như sau:

     Vua Lia nước Anh đã già, có ba cô con gái là Gô-rơ-nin, Rê-gan và Cor-đê-ni-a. Nhà vua định chia vương quốc cho các con gái làm của hồi môn, rút lui khỏi công việc triều chính. Ông hỏi các con xem ai yêu mình nhất để quyết định việc phân chia. Sau khi quyết định việc phân chia xong xuôi, vua Lia lần lượt đến ở với hai công chúa. Nhưng không được bao lâu, họ trở mặt, thậm chí là can tâm đẩy ông ra khỏi nhà trong một đêm giông bão. Quá sốc trước sự bội phản của hai cô con gái, vua Lia đã hóa điên. 

     Bá tước Glô-xtơ có hai người con trai là Eđ-ga (con chính thức) và Eđ-mơn (con ngoài giá thú). Bá tước bị Eđ-mơn lừa gạt, hiểu nhầm rằng Eđ-ga phản bội để chiếm hết gia tài của mình. Ông cho người truy lùng Eđ-ga khắp nơi khiến chàng phải cải trang, chạy trốn. Trong khi đó, Eđ-mơn phản bội bá tước, khiến ông bị Cor-nê-uôn móc mắt. 

      Quân Pháp kéo đến trả thù cho vua Lia nhưng bại trận. Vua Lia và Cor-đê-li-a bị bắt. Eđ-mơn bí mật cho người đến sát hại hai cha con họ. Trong khi đó, Gô-rơ-nin, Rê-gan cùng muốn tằng tịu với Eđ-mơn. Gô-rơ-nin viết thư bày cho Eđ-mơn chồng cô là An-ba-ni để mình được tự do. Bức thư bị Eđ-ga bắt được và chuyển cho An-ba-ni. Eđ-mơn bị Eđ-ga trừng trị. Trước khi chết, Eđ-mơn kêu mọi người đi cứu vua Lia và Cor-đê-li-a, nhưng không kịp. Cor-đê-li-a bị tên lính thắt cổ chết. Nhà vua giết tên lính, ôm xác con gái, quá đau đớn, ông cũng từ giã cõi đời trong tiếng kèn lâm khốc. 

0
6 tháng 10 2021

căk biết

6 tháng 4 2017

- Nhân vật Nguyễn Huệ:

    + Lòng yêu nước nồng nàn

    + Qủa cảm, tài trí hơn người

    + Tầm nhìn xa trông rộng, quyết đoán.

- Nhân vật Lục Vân Tiên:

    + Hào hiệp, trượng nghĩa, có lý tưởng sống

    + Thể hiện quan điểm đạo đức Nho gia, quan niệm đạo đức của nhân dân

15 tháng 5 2021

1. Quang Trung là người hành động mạnh mẽ, quyết đoán.

- Nghe tin giặc đánh chiếm đến Thăng Long, mất cả 1 vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng "định thân chinh cầm quân đi ngay".

- Chỉ trong vòng một tháng, Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn: Tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng Đế, đốc xuất đại binh ra Bắc.

=> Từ đầu đến cuối, Nguyễn Huệ luôn là con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết.

2. Quang Trung là con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén:

- Sáng suốt trong việc nhận định tình hình ta và địch:

+ Qua lời dụ tướng sĩ ở Nghệ An, Quang Trung đã khẳng định được chủ quyền của dân tộc: "đất nào sao ấy", "người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác". Ông còn tố cáo hành động xâm lược phi nghĩa của giặc, vạch rõ tội ác của chúng: "Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi,..."

+ Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống ngoại xâm, giành độc lập của dân tộc từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Lê Đại Hành, Đinh Tiên Hoàng,...

+ Quang Trung dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người phù Lê "thay lòng đổi dạ" với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính vừa chí tình vừa nghiêm khắc: "Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai".

- Sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi:

+ Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời của Quang Trung với Sở, Lân ta thấy rõ: Ông là người hiểu việc rút quân của hai vị tướng giỏi này. Đúng ra thì "quân thua tại tướng" nhưng ông hiểu lòng họ, sức mình không địch nổi đội quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng Long rút về Tam Điệp. Ông không trừng phạt mà còn khen ngợi Sở và Lân.

+ Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao tài và đức của Ngô Thì Nhậm, cho Ngô Thì Nhậm là kẻ "đa mưu túc trí" nên đoán biết được chủ mưu rút quân là của Ngô Thì Nhậm, để bảo toàn lực lượng, dẹp việc binh đao.

3. Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng.

- Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đấc nào mà Quang Trung đã khẳng định chắc như đinh đóng cột "phương lược tiến đánh đã có sẵn".

- Đang trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Ngô Thì Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch 10 năm tới của ta. Đối với địch, thường thì biết là thắng việc binh đao không thể dứt ngay được: "Chờ mười năm nữa ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng".

4. Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người.

- Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy vẫn còn làm hậu thế ngạc nhiên. Vừa hành quân, vừa đánh giặc mà Quang Trung hoạch định kế hoạc từ 25 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long. Nhưng thực tế, quân ta đã giành chiến thắng trước 2 ngày.

- Hành quân xa, liên tục như vậy nhưng quân đội của  do Quang Trung tổ chức vẫn luôn giữ vững đội hình, chỉnh tề.

5. Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trường.

- Ông làm tổng chỉ huy chiến dịch thực sự.

- Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy, nghĩa quân đã đánh những trận quyết liệt, áp đảo kẻ thù, giữ được bí mật để tạo bất ngờ khiến địch không kịp trở tay.

- Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng được khắc họa lẫm liệt: nhà vua "cưỡi voi đi đốc thúc" với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng.

=> Hình ảnh người anh hùng được khắc họa khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.

24 tháng 9 2021

-Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích

-Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:

+Sáng suốt trong việc nhận định tình hình giữa địch và ta

+Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người

-Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng

-Tài dụng binh như thần:

+Kì tài trong việc dùng binh

-Hình ảnh vua Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận

=>Nguyễn Huệ là người trí dũng văn võ song toàn 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích:

+ Lí tưởng: lý tưởng anh hùng, cứu Kiều, giúp Kiều đoàn tụ với gia đình.

+ Lời nói: đanh thép, ngang tàng, ngang nhiên thách thức, tự coi minh là “quốc sĩ”, nghĩa là kẻ sĩ tầm cỡ quốc gia, lại gọi mình là “anh hùng”.

+ Hành động: Tiến quân như vũ bão “trúc chẻ ngói tan”. Binh uy chấn động “sấm ran trong ngoài”. Từ Hải dựng lên một triều đình đối địch làm chủ “một góc trời”, có tổ chức quy củ: “Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”. Từ Hải xuất quân đánh đâu thắng đấy: “Đòi phen gió quét mưa sa, Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi nam”

+ Kì tích: Từ đã có một giang sơn riêng, một cõi biên thuỳ riêng ngang nhiên thách thức: “Trước cờ ai dám tranh cường Năm năm hùng cứ một phương hải tần”. 

=> Tính cách: Chúng ta đã có thể thấy nhân cách anh hùng của Từ Hải là một sự hài hoà tuyệt vời giữa khiêm nhường và xuất chúng, giữa cốt cách hào hoa quốc sĩ và phẩm cách anh hùng, giữa lòng trung hậu nhân từ và sự ngang tàng đấy uy vũ...

27 tháng 8 2023

Hành động và kì tích của Từ Hải: “gió quét mưa sa”, “đạp đổ năm tòa cõi Nam”,” sấm ran trong ngoài,..góp phần hoàn thiện chân dung anh hùng Từ Hải.

9 tháng 3 2019

a. Mở bài:

- Giới thiệu tóm tắt gia cảnh Thơm (bố, mẹ, em trai, chồng).

- Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra cô đứng ngoài cuộc, mặc dù cha và em là những quần chúng tích cực tham gia khởi nghĩa.

- Thơm vẫn chưa hẳn mất đi bản chất trung thực, lòng tự trọng, lòng thương người.

b. Thân bài:

- Chính vì có bản chất trung thực, có lòng tự trọng, lòng thương người mà Thơm rất quý trọng ông giáo Thái. Khi lực lượng cách mạng bị đàn áp, cả cha và và em đều hy sinh, Thơm rất ân hận và càng bị giày vò khi nhận ra rằng Ngọc làm tay sai cho địch dẫn quân Pháp về đánh úp lực lượng khởi nghĩa.

- Tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm qua hai lớp kịch:

   + Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em hy sinh, mẹ bỏ đi lang thang, Thơm chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, nhưng y đã dần lộ rõ bộ mặt Việt gian.

   + Sự day dứt, ân hận của Thơm: Hình ảnh người cha trong lúc hy sinh, những lời cuối cùng, khẩu súng trao lại cho Thơm; sự hy sinh của em trai; tình cảnh thương tâm của người mẹ, tất cả những hình ảnh và sự việc ấy luôn ám ảnh và dày vò tâm trí cô.

   + Sự băn khoăn nghi ngờ đối với Ngọc ngày càng tăng.

   + Tình huống bất ngờ (Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm) đã khiến Thơm phải lựa chọn dứt khoát. Thơm hành động một cách mau lẹ và khôn ngoan, không sợ nguy hiểm để che giấu Thái và Cửu ngay trong buồng của mình, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ hai người cách mạng.

- Bằng cách đặt nhân vật vào hoàn cảnh và tình huống gây cấn, tác giả đã làm bộc lộ đời sống nội tâm và chuyển trong hành động của nhân vật

c. Kết bài

- Nhấn mạnh sự thay đổi trong tâm trạng và hành động của Thơm là do khả năng thức tỉnh quần chúng của Cách mạng.

- Khẳng định con người Việt Nam luôn đứng về phía chính nghĩa quốc gia, yêu hoà bình tự do và độc lập dân tộc.