K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nhân vật "Thần Lửa A Nhi" trong văn bản sau:  THẦN LỬA A NHI Thần Lửa A Nhi là một trong những vị thần lớn nhất và lâu đời nhất của Ấn Độ. Thần rất cao lớn, da thịt đỏ au, có bảy cánh tay màu sắc như cầu vồng, lưỡi dài và lanh lẹ lạ thường.   Chính thần đã tung lên trời quả cầu lửa sưởi ấm chúng ta, nung chín cây, lúa, đỗ, ngày...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nhân vật "Thần Lửa A Nhi" trong văn bản sau: 

THẦN LỬA A NHI

Thần Lửa A Nhi là một trong những vị thần lớn nhất và lâu đời nhất của Ấn Độ. Thần rất cao lớn, da thịt đỏ au, có bảy cánh tay màu sắc như cầu vồng, lưỡi dài và lanh lẹ lạ thường.
  Chính thần đã tung lên trời quả cầu lửa sưởi ấm chúng ta, nung chín cây, lúa, đỗ, ngày ngày soi sáng cho chúng ta làm ăn. Chính thần thắp các vì sao lên, nếu không đêm tối sẽ sâu thẳm và rùng rợn biết bao. Thần có phép phân thân[1] nên thần ở khắp mọi nhà, vào bếp nấu thức ăn, đốt đèn rọi trang sách. Không có Thần ở trong nhà, con người sẽ đói, rét, sợ sệt, sống không khác gì loài cầm thú.
  Thần có tính nóng vội, lại phải ở khắp nơi, không coi xuể công việc, nên đôi lúc vô tình gây thiệt hại cho sinh linh[2] và hoa cỏ.
  Một hôm Thần Lửa A Nhi giúp người đốt cỏ dại ở ven rừng. Mải lo đi giúp nơi khác nữa, thần không về dập lửa kịp thời, nên lửa cháy vào rừng, lan rộng ra nhanh chóng, trong rừng có năm mẹ con chim Đầu Rìu. Mẹ chim kêu than: con mình chưa biết bay, phen này mẹ con chắc bị thiêu sống.
  Bỗng chim nghĩ được một kế cứu con:
  - Các con ơi, đằng kia có cái hang chuột. Các con hãy vào đấy, mẹ sẽ khỏa cát lên lấp tạm, khi lửa tắt mẹ sẽ đến đón các con.
  - Nhưng mẹ ơi - một con chim thưa - con chuột to lắm, nó sẽ ăn thịt chúng con mất.
  - Không đâu, bé yêu ạ. Con chuột ở cái hang này đã bị diều hâu bắt rồi, chính mẹ trông thấy.
  - Còn có những con chuột khác, mẹ ạ - một chim con nữa nói - Bị chuột ăn thì đau đơn và nhục nhã quá, mẹ ơi, thà chết thiêu còn hơn.
  - Bị thiêu nóng lắm, các con ạ. Chỉ có một cách là mẹ xòe hai cánh ra ấp các con dưới bụng, che lửa cho các con. Mẹ sẽ chết cháy còn các con may chăng sống sót.
  - Không, không mẹ ơi! Không đời nào! - Bốn chú chim con đồng thanh kêu lên. Rồi chú khôn nhất nói: “Nếu mẹ chết thì chúng con cũng sẽ chết đói, chết khát thôi. Và họ Đầu Rìu nhà ta sẽ tuyệt giống, tuyệt nòi. Mẹ còn trẻ lắm. Thoát nạn này, mẹ sinh một lũ em. Mẹ hãy bay đi, bay nhanh đi, lửa đến rồi. Chúng con van mẹ”.
  - Mẹ trốn một mình sao đành chứ?
  - Trốn đi, trốn đi mẹ ơi! - Bốn chú chim con lại đồng thanh kêu lớn - Bay nhanh đi, nếu không chúng con đâm đầu vào lửa cho mà xem.
  Mấy con chim con vỗ lạch bạch những đôi cánh chưa có lông rắp[3] xông vào lửa. Chim mẹ hoảng quá, đành phải bay đi.
  Bấy giờ bốn anh em chụm đầu vào nhau kêu cầu thần Lửa.
  - Thần Lửa A Nhi quảng đại[4] ôi! Chúng con hiện nay mất mẹ, lát nữa sẽ mất xác. Rồi mẹ chúng con sẽ vì xót xa mà chết héo chết khô. Chỉ có ngài là cứu được chúng con hỡi Thần A Nhi nhân hậu[5].
  Bỗng có tiếng vang vọng từ xa:
  - Các con đừng lo sợ. Tai họa sắp qua rồi. Và mẹ các con sẽ về với các con.
  Đó là tiếng của Thần Lửa. Thần đã trở về và kịp nghe tiếng kêu thảm thiết của mấy chú chim con. Thần dập tắt ngay ngọn lửa hung dữ, liền đó chim đầu rìu mẹ cũng bay về.
  Cảm tạ Thần A Nhi nhân hậu, năm mẹ con nhuộm đỏ chùm lông mũ của mình, ngụ ý thờ Thần Lửa trên đầu.

(Theo Thần thoại Ấn Độ

Chú thích:

[1] Phép phân thân: theo sự tin tưởng của người xưa, đây là phép lạ, có thể phân chia thân mình ra để cùng một lúc có mặt và hoạt động ở nhiều nơi khác nhau.
[2] Sinh linh (từ cũ): nhân dân, dân chúng.
[3] Rắp: sắp sửa, ở đây ý chỉ lông măng.
[4] Quảng đại: rộng lớn, chỉ đức tính rộng rãi, độ lương.
[5] Nhân hậu: có lòng thương người (nhân) và ăn ở tốt, rộng rãi với mọi người (hậu).

0

Bạn tham khảo nhé: 

Ấn tượng của em về một nhân vật dị thường trong số đó: Thần Thoại là một con ngựa có cánh. Tôi thấy ấn tượng với nó vì nó sẽ giống với Pegasus – một con ngựa có cánh trong thần thoại Hy Lạp. Đó có thể là dụng ý để tác giả đặt tên cho nhân vật này là Thần Thoại, đồng thời đặt tên tiểu thuyết là Thiên Mã.

2 tháng 5 2023

Trong truyện ngụ ngôn "Rùa và Thỏ", em ấn tượng với nhân vật Rùa.

Phân tích nhân vật rùa:

- Là một con vật chậm chạp và không nhanh nhẹn như Thỏ

- Việc làm: đã thể hiện sự kiên trì và bền bỉ trong cuộc đua với Thỏ.

- Điểm đáng chú ý đầu tiên của Rùa là sự kiên trì.

+ Dù biết rằng mình không thể chạy nhanh bằng Thỏ, Rùa vẫn quyết tâm tham gia cuộc đua và không bao giờ từ bỏ. Luôn miệt mài,kiên trì, và cuối cùng đã về đích trước Thỏ.

- Mở rộng:

+ Ngoài ra, Rùa còn thể hiện sự bền bỉ. Trong suốt cuộc đua, Rùa đã không ngừng nghỉ, không bị mệt mỏi hay nản lòng. Luôn giữ tinh thần lạc quan và tiếp tục đi đến phía trước, cho đến khi về đích.

- Bài học từ nhân vật Rùa:

+ Cúng ta có thể rút ra được bài học quý giá về sự kiên trì và bền bỉ.

+ Dù có khó khăn đến đâu, chúng ta cũng nên giữ vững tinh thần và không bao giờ từ bỏ mục tiêu của mình. Chỉ cần kiên trì và bền bỉ, chúng ta sẽ đạt được những thành công mà mình mong muốn.

...
Đọc tiếp

Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích cùng tên của Anđécxen là một nhân vật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. 2Sau khi“ Thần chết đã đến cướp bà em đi mất”em phải sống trong cái xó tối tăm và suốt ngày nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha nát rượi cọc cằn. 3Cứ nghĩ, khi bà em mất thì cha em sẽ thay bà em chăm sóc cho em nhưng ngược lại cha em lại không yêu thương em thậm chí còn bắt em đầu trần chân đất đi bán diêm trong cái đêm giao thừa giá rét và cứ mỗi lần không bán được thì cha em nhất định sẽ đánh em.4Chính vì điều đó mà em không dám về nhà mà lại ngồi co ro trong một cái góc tường giữa hai ngôi nhà. 5.Vì thèm ánh sáng và muốn tìm lại một chút hơi ấm từ que diêm mong mảnh bé nhỏ nên em quẹt từng que diêm và bắt đầu những mộng tưởng. 6.Chìm đắm trong những mộng tưởng đó, em thấy được những viễn cảnh mà em hằng mong ước nhưng hơn tất cả em thấy bà hiện về mỉm cười với em, em muốn níu giữ lấy bà mãi nên em đã quẹt hết tất cả những que diêm còn lại, hai bà cháu bay lên cao, cao mãi chẳng còn đói rét đau buồn nào đe dọa họ nữa, họ đã được đoàn tụ với nhau trên thiên đàng 7.Chao ôi, những mộng tưởng của em quá đỗi đơn giản nhưng lại tràn ngập hạnh phúc!Nó đã nói lên sự phũ phàng của con người và thiên nhiên đều lãnh đạm với cảnh nghèo,nhưng mặt khác ta có thể thấy rằng mặc dù cái chết của cô bé bán diêm đầy thương tâm và tội nghiệp nhưng đó lại là một cái chết mãn nguyện giải thoát cho em khỏi số phận thảm thương. 8.Qua đó ta có thể thấy tấm lòng nhân hậu của Anđécxen đối với cái chết của cô bé, nhà văn đã trân trọng thế giới tâm hồn đầy niềm tin và mơ ước.9.Đồng thời tác giả còn bày tỏ thái độ lên án xã hội lạnh lùng, vô cảm. 10.Bằng những nghệ thuật tương phản so sánh giữ thực tế và ảo ảnh, lối kể chuyện đầy cảm xúc và tràn ngập tình yêu thương đan xen trình tiết diễn biến hợp lí, An- đécxen đã truyền cho chúng ta lòng yêu thương sâu sắc đối với những em bé có số phận đáng thương, bất hạnh.

Thán từ: Chao ôi

Câu ghép : 

 

Sửa cho mình với, và tìm câu ghép cho mình nhé !! Cảm ơn các bạn, mình viết được rồi, mong các bạn góp ý và tìm câu ghép cho mình 

Đề bài Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh cô bé bán diêm bằng 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu. Trong đoạn có sử dụng 1 câu ghép, 1 thán từ (gạch chân, chỉ rõ)

 

1
16 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo. 

16 tháng 12 2021

Em cám ơn Anh / chị đã giúp ạ

 

3 tháng 12 2023

giúp mình nha

Em bé thông minh là một truyện dân gian ca ngợi sự kết tinh của vẻ đẹp trí tuệ tài năng và kinh nghiệm. Nhân vật trung tâm của truyện là một em bé thông minh. Thông qua những thử thách, em bé đã thể hiện được sự đề cao của trí tuệ dân gian.

Trí thông minh của em bé được trổ tài trong bốn lần. Lần thứ nhất, trước câu hỏi oái oăm của tên quan: “Trâu… cày một ngày được mấy đường?” thì em bé đã hỏi vặn lại: “Ngựa… đi một ngày được mấy bước?”. Lần thứ hai, vua ban cho làng em 3 thúng gặp nếp, 3 con trâu đực, hạn trong 3 năm, trâu ấy phải đẻ thành 9 con. Thật kì quặc vì trâu đực sao đẻ được? Có loại trâu nào đẻ được 3 con trong 3 năm? Em đã tìm cách gặp được vua. Cuộc đối đáp của em cũng rất thông minh. Em gặp vua và em khóc vì mẹ đã chết mà cha em không đẻ được em bé nào nữa… Lần thứ ba, vua vẫn chưa tin em bé này thông minh, nên đã sai sứ mang đến một con chim sẻ bắt cha con em phải dọn thành ba mâm thức ăn. Em đã gửi sứ giả một chiếc kim đem về tâu với đứa vua rèn cho ba con dao. Trong điều kiện thủ công lạc hậu, thô sơ thì một cái kim không thể nào rèn được ba con dao. Đã không có dao, hoặc chưa có dao thì chưa thể giết được sẻ để dọn cỗ cho vua. Rất dí dỏm, thú vị. Em bé thông minh lắm: Em đã lấy cái không thể nào làm được để giải thích sự việc thành không thể nào được? Không thể nào rèn một chiếc kim thành ba con dao cũng như không thể giết một con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn được! Lần thứ tư, em đọ trí với sứ giả một nước láng giềng. Làm sao xe sợi chỉ luồn qua đường ruột ốc xoắn? Trong lúc Trạng Nguyên, đại thần, văn võ bá quan vô kế khả thi thì em bé ung dung, hát lên một bài vè.

Câu đố tưởng là hóc hiểm nhưng đối với em bé thì rất dễ! Em đã làm cho vị sứ nước láng giềng phải thán phục khi nhìn thấy con kiến càng kéo sợi chỉ qua ruột con ốc xoắn.

Có thể nói, thông qua nhân vật Em bé thông minh ta càng thêm cảm phục về trí tuệ, sự dũng cảm và lòng bao dung của ông cha ta khi xưa.

23 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nhắc đến Nguyên Hồng, chúng ta không thể bỏ qua tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”, một tác phẩm trở thành để đời của ông. Trong tác phẩm ấy, hình ảnh bé Hồng hiện ra như chính ngày thơ ấu của tác giả, với những nỗi đau, niềm hạnh phúc mà nhà văn đã từng trải qua. Chính vì vậy, nhân vật ấy hiện lên một cách chân thật, sinh động, vừa đáng thương mà cũng vừa đáng quý.

“Những ngày thơ ấu” được đăng báo lần đầu năm 1938, như một khúc tự truyện của chính nhà văn. Trong tập hồi kí ấy, chương IV mang tên “Trong lòng mẹ” có lẽ là khúc kết ngọt ngào nhất, trong trẻo nhất mà tác giả tưới vào lòng người. Nguyên Hồng xây dựng được hệ thống các nhân vật như người thầy, người cô, người mẹ, và tâm điểm là bé Hồng. Chú bé ấy, đáng thương vì sống trong hoàn cảnh nhiều đắng cay tủi nhục, mà đáng quý vì tấm lòng trẻ thơ vẫn trong sạch, vẫn ấm áp tình yêu thương.

Trước hết, phải nhận ra rằng Hồng là một chú bé phải sống trong hoàn cảnh đầy đau thương. Hồng thiếu thốn tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ, đó đã là một nỗi đau lớn. Cha mất, mẹ đi biệt xứ, một mình Hồng sống với gia đình bên nội, những tưởng sẽ được bù đắp tình thương. Nhưng không, bà cô ấy cay nghiệt quá. Bà ta luôn gieo vào tâm hồn kia những lời miệt thị của mẹ em. Bà để em phải ghét mẹ, phải coi thường và tránh xa mẹ. Chính vì vậy mà trong câu nói của bà cô ấy luôn có hàm ý mỉa mai coi thường. Hai chữ “em bé” mà bà ta ngân dài ra, thật ngọt, thật cay độc, như để hạ gục mẹ của Hồng xuống đáy cùng. Hồng liên tục phải nghe những lời ấy, có lẽ nào trái tim của em không tổn thương? Một trái tim luôn yêu thương mẹ sâu sắc, nay lại chịu những vết cứa như thế, khó có thể không nhói lên. Bởi vậy mà có nhiều chi tiết, ta bắt gặp Hồng khóc. Có khi chỉ là cay cay nơi khoé mắt, rồi lại có khi nước mắt đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Khi tâm hồn non nớt bị tổn thương, nó không thôi rỉ máu như vậy.

Nhưng trên tất cả, ta vẫn phải nhận ra rằng, tâm hồn em vẫn tràn ngập tình yêu thương, nó làm lành lại những vết thương của em, chính là tình yêu thương mẹ. Vì tình yêu thương ấy quá sâu sắc, mà một bà cô cay nghiệt kia phải năm lần bảy lượt dùng nhiều chiêu trò phá hoại nó. Khi nghe bà cô hỏi có muốn vào thăm mẹ ở Thanh Hoá không, những bâng khuâng dậy lên trong lòng Hồng. Em muốn vào thăm mẹ lắm chứ, em muốn được sà vào lòng mẹ để được ôm ấp vuốt ve. Dường như nỗi nhớ mẹ luôn thường trực ở đó, có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Nhưng cũng chính tình yêu mẹ ngăn em lại. Em hiểu rằng, bà cô ấy chỉ đang muốn cay nghiệt, làm hại đến danh dự mẹ em. Em nhất quyết không nói, mặc cho khoé mắt đã cay nồng, mặc cho nước mắt chan chứa. Tượng đài về mẹ trong lòng em chưa bao giờ là sụp đổ. Có những chi tiết ấn tượng về cảm xúc của Hồng. Em thương mẹ đến căm ghét những hủ tục, định kiến mà mọi người đặt điều, “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.”. Những suy nghĩ như thế, nếu không có tình yêu thương, sao có thể bật ra được? Ngay cả khi nghe chuyện mẹ có em bé, em cũng không giận mẹ, mà thương mẹ vì phải đẻ chui lủi ở nơi xứ người, không được hưởng hạnh phúc. Như vậy, qua cuộc nói chuyện với người cô, ta thấy được tình yêu thương mẹ hiện lên thật kiên quyết, qua chính những lời nói và suy nghĩ của Hồng.

Và khi ở trong lòng mẹ, tình thương ấy lại được dịp bùng phát, chảy ra như dòng suối mát. Đi trên đường gặp mẹ, em cứ nghĩ đó là ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Dường như mẹ là động lực để em vượt qua những tháng ngày đầy tủi nhục này. Hình ảnh so sánh cho thấy tầm quan trọng của mẹ trong cuộc sống của em. Khi đã được sà vào lòng mẹ, những cảm xúc nguyên thuỷ nhất, trong trẻo nhất ùa về. Em oà lên khóc nức nở, khóc cho những nhớ nhung, tủi nhục mà bấy lâu nay em hứng chịu khi xa mạ. Và có lẽ, em khóc vì niềm hạnh phúc. Em hít hà trên cơ thể mẹ, em nhớ lại những ngày thơ bé được áp mặt vào bầu sữa nóng, được mẹ gãi rôm,... đó có lẽ là những giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời của em. Lúc này, ta thấy bình yên đến lạ lùng, vì con chim tìm thấy tổ, Hồng đã tìm được chốn yêu thương cho chính mình. Qua đoạn trích này, ta mới thấy được tình yêu thương mà Hồng dành cho mẹ ấm áp, cháy bỏng và dạt dào đến nhường nào!

Cảnh ngộ của bé Hồng chợt làm tôi phải sững lại. Hình như trong cuộc sống, vẫn còn vô số những bé Hồng như thế. Hồng hạnh phúc hơn họ, vì ít nhất đã có thể gặp lại người mẹ của mình. Còn trong cuộc sống hiện nay, có những em bé đã thực sự mồ côi cha mẹ, bị cha mẹ bỏ rơi ngay từ khi mới chào đời. Chưa một lần gặp meh, được uống dòng sữa mát lành, được ôm ấp vỗ về, họ thật đáng thương biết nhường nào. Họ đã không được quyền hưởng hạnh phúc trọn vẹn nhất, vì tạo hoá đã cướp đi một phần của họ. Nhưng có điều, tôi tin rằng, những em bé ấy đang nhận được sự giúp đỡ lớn từ xã hội, từ những nhà hảo tâm, để các em có cơ hội được hoàn thiện bản thân. Các em vẫn sẽ là những mầm non của đất nước, đang được tưới táp để khôn lớn và trưởng thành!

Dù hôm nay hay mai sau, bé Hồng vẫn để lại trong trái tim mỗi người một dấu ấn đặc biệt, để nhắc nhở mỗi chúng ta về tình yêu thương mà có thể ta đang dần quên lãng.

23 tháng 9 2021

Nhân vật chú bé Hồng trong văn bản :" Trong Lòng Mẹ " của nhà văn Nguyên Hồng:

- Tuy nhỏ tuổi nhưng có suy nghĩ chững chạc và sâu sắc

- Có tình yêu thương mẹ mãnh liệt

- Người cô càng mỉa mai, chú bé càng thương mẹ

- Tình yêu thương mẹ của chú bé Hồng sẵn sàng bộc lộ thành hành động, quyết liệt để bênh vực, bảo vệ mẹ.

Tham khảo:
 Trong tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa”, nhà văn Thạch Lam đã xây dựng thành công hình ảnh cậu bé Sơn mang trong mình tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương. Sơn sinh ra trong một gia đình hạnh phúc và đủ đầy. Em là một em bé ngoan, sống cuộc sống ấm no và được mẹ yêu thương hết mực. Một đứa trẻ thật khó để nhận thức và hiểu được những thiếu thốn của người khác, đặc biệt là đứa trẻ được sống trong nhung lụa như Sơn. Thế nhưng em đã hiểu và thương cho những bạn trẻ bất hạnh trong cuộc sống. Sơn là một em bé rất giàu tình cảm, Sơn đối với em gái đầy tình thương. Ngủ dậy thấy lạnh, Sơn “kéo chăn lên đắp cho em” đang ngủ. Khi mẹ giơ cái áo bông cánh cũ của em Duyên – đã chết năm lên bốn tuổi – “Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá”. Những cử chỉ ấy, những cảm xúc ấy cho thấy Sơn có một tâm hồn rất đẹp, rất trong sáng, còn bé nhỏ đã biết quan tâm săn sóc đến mọi người xung quanh. Sơn còn là một em bé giàu tình yêu thương. Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì “kiêu kì và khinh khỉnh” với các bạn thì Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng. Vì thế mới thấy chị em Sơn đến, chúng nó “lộ vẻ vui mừng”. Gặp bạn, buổi sớm trong gió lạnh đầu mùa, cái nhìn của Sơn đối với bạn nhỏ, những thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,… là cái nhìn yêu thương, cảm thông với cảnh nghèo của bạn. Trời lạnh mà chúng nó vẫn “ăn mặc không khác ngày thường, vần những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ”, và “môi chúng nó tím lại…”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Mỗi lần làn gió lạnh thổi qua, các bạn nhỏ của Sơn “lại run lên” và “hai hàm răng đập vào nhau”. Biết quan tâm tới đồng loại, biết san sẻ, cảm thông với bạn bè chỉ có ở những trái tim nhân ái, những tấm lòng nhân hậu. Sơn đã chơi, đã sống với bạn bằng trái tim nhân ái, bằng tấm lòng nhân hậu như thế!

10 tháng 10 2021

Cảm mơn bn nhìuvui