K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản sau:        Tự tình với quê hương Quê hương ơi! yêu dấu tự ngàn đời Đẹp từ lúc trong nôi lời mẹ hát Bến đò xưa dòng Lô giang ào ạt Con nước đôi bờ thắm vị phù sa. Tuổi thơ con đẹp tựa một bài ca Ngọn Tam Đảo reo âm vang hùng vĩ Tháp Bình Sơn vững vàng bao thế kỉ Đứng mặc trầm như đá tạc vào thơ. Con lớn lên theo từng trang sách vở Thầy dạy cho...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau:

       Tự tình với quê hương

Quê hương ơi! yêu dấu tự ngàn đời
Đẹp từ lúc trong nôi lời mẹ hát
Bến đò xưa dòng Lô giang ào ạt
Con nước đôi bờ thắm vị phù sa.

Tuổi thơ con đẹp tựa một bài ca
Ngọn Tam Đảo reo âm vang hùng vĩ
Tháp Bình Sơn vững vàng bao thế kỉ
Đứng mặc trầm như đá tạc vào thơ.

Con lớn lên theo từng trang sách vở
Thầy dạy cho biết yêu tiếng quê mình
Thơ Xuân Hương ấm mãi vành môi xinh
Con thuộc nằm lòng như mẹ thuộc lời ru.

Tổ quốc gọi con bước vào quân ngũ
Khoác trên mình màu áo lính thân thương
Đêm đứng gác sao lòng thấy vấn vương
Nhớ Đồng Đậu, nhớ Tây Thiên vời vợi.

Vĩnh Phúc ơi! Lòng con luôn mong đợi
Được trở về với làng gốm Hương Canh
Được trở về với Đại Lải mát xanh
Để được yêu thêm mảnh đất biếc quê mình.

           (Lê Gia Hoài, Mùa say đắm 1, NXB Hội Nhà văn, 2017)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Xác định hình ảnh được sử dụng để so sánh với tuổi thơ con trong văn bản.

Câu 3. Trình bày hiệu quả của việc sử dụng hình thức lời tâm sự con với mẹ trong văn bản.

Câu 4. Xác định một biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của nó.

Đêm đứng gác sao lòng thấy vấn vương

Nhớ Đồng Đậu, nhớ Tây Thiên vời vợi.

Câu 5. Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình con trong văn bản, anh/ chị hãy bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của quê hương trong hành trình trưởng thành của mỗi con người.

0
4 tháng 12 2017

     Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

Ai ai, đứng lại mà trông

Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...

Các tên núi tên sông được nhắc đến, biểu lộ niềm tự hào của nhân dân ta về một chiến công, một vùng đất được coi là linh địa (vùng đất thiêng) gắn liền với một anh hùng dân tộc, với một huyền tích kì diệu:

Nhất cao là núi Ba Vì,

Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

Sâu nhất là sông Bạch Đằng,

Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

Ai đã từng đến thăm Bắc Cạn, ngồi thuyền độc mộc du ngoạn trên hồ Ba Bể, ngắm thác nước trắng xoá vắt ngang sườn núi, nghe vượn hót trong ánh tà dương, gặp cô nàng áo xanh đi hái măng trở về...Câu ca như mời gọi với bao tình thân thương:

Bắc Cạn có suối đãi vàng,

Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là trái tim của đất nước ta, nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiếng phồn hoa:

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn,Tháp Bút, Đài Nghiên, hồ Hoàn Kiếm... mỗi thắng cảnh là một di tích gợi nhớ về cội nguồn hoặc nói lên một nét đẹp của nền văn hiến Đại Việt, để ta yêu quý, tự hào về Kinh thành xưa:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai xây dựng nên non nước này?

Qua xứ Nghệ vào miền Trung, ta vô cùng tự hào về đất nước đẹp tươi hùng vĩ. Non xanh nước biếc một màu trải dài mở rộng bát ngát như vẫy gọi:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Hãy đến với Huế đẹp và thơ, ngắm sông Hương, núi Ngự Bình, nghe giọng hò dịu ngọt, đến chơi hồ Tĩnh Tâm, tham quan lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn, và những ngôi chùa cổ kinh, uy nghiêm:

Đông Ba, Gia Hội hai cầu

Ngó lên Diệu Đế bốn lần hai chuông.

Vượt qua đèo Hải Vân đến thăm khu Năm, đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yêu. Đất nước ta bao la một dải:

Hải Vân bát ngát nghìn trùng

Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn.

Nhà Bè nước chảy phân hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.

Nước tháp mười lóng lánh cá tôm.

Ca dao dân ca nói lên lên bao nỗi nhớ đất nước quê hương. Càng yêu quê hương nhiều , thì mỗi khi đi xa lại nhớ quê nhiều lắm. Nhớ Phong Châu là nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Nhớ Đồ Sơn là nhớ lễ hội dân gian Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về. Quê hương sầu nặng nghĩa tình.

Anh về Bình Định thăm cha,

Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.

Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca đao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu...?

Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca.

Chúc bạn học tốt!

4 tháng 12 2017

lên văn mẫu đầy muốn câu comment ak

  Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của con người. Vậy tình yêu quê hương đất nước là gì ? Đó chính là tình cảm yêu mến tự hào về vẻ đẹp quê hương, tự hào về truyền thống, lịch sử của dân tộc, tự hào về con người Việt Nam… Ta có thể thấy tình yêu quê hương đất nước được thể hiện qua nhiều mặt. Trong cuộc sống hòa...
Đọc tiếp

  Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của con người. Vậy tình yêu quê hương đất nước là gì ? Đó chính là tình cảm yêu mến tự hào về vẻ đẹp quê hương, tự hào về truyền thống, lịch sử của dân tộc, tự hào về con người Việt Nam… Ta có thể thấy tình yêu quê hương đất nước được thể hiện qua nhiều mặt. Trong cuộc sống hòa bình, tình yêu quê hương đất nước được biểu hiện qua việc mỗi con người cố gắng học tập, lao động thật tốt để góp phần xây dựng, phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp. Trong chiến tranh, tình yêu quê hương đất nước cũng được hiện mạnh mẽ qua việc mỗi con người sẵn sàng hi sinh mạng sống và tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ bờ cõi, quê hương đất trước mọi kẻ thù xâm lược. Cũng có rất nhiêu người đã hi sinh trong chiến tranh, trong đó phải kể đến Bác Hồ người đã thống đất nước, mang lại độc lập và tự do cho nước Việt Nam ta . Bác chính là một người chủ tịch đã vì dân vì nước, cống hiến hết mình cho quê hương đất nước. Bác cũng chính là một tấm gương sáng thể hiện tình yêu quê hương đất nước. Tóm lại, tình yêu quê hương đất nước mãi mãi là tình cảm cao đẹp mà mỗi người chúng ta phải giữ gìn và phát huy. Bản thân em là một học sinh, em sẽ thể hiện tình yêu quê hương đất nước của mình qua việc cố gắng học tập thật tốt để trở thành người có ít, góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng phát triển và giàu đẹp .

Các bạn xem giúp mình phần mình in đậm thêm vô bài văn ngăn coi được chưa nhé! Cảm ơn nhiều!

1
13 tháng 12 2023

what

3 tháng 8 2021

ba câu ca dao về tình cảm gia đình :

 1)  Công cha như núi Thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 

   Một lòng thờ mẹ kính cha 

Cho tròn chữ hiếu

    Mới là đạo con 

2) Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư 

3) Chim trời ai dễ đếm lông

nuôi con ai đễ kể công tháng ngày

1) Tới đây xứ sở lạ lùng

Chim kêu cũng sợ , cá vùng cũng ghê

2) Ai đi uống Bí Vàng Danh

Má hồng để lại, má xanh mang về

3) Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống như chung một giàn 

3 bài ca dao than thân

1) Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai 

2) Thân em như củ ấu gai

 Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi nếm thử mà xem!

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi

3) Thân em như giếng giữa đàng,

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

 

 

3 tháng 8 2021

A. 1, Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

   2, Anh em nào phải người dưng

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

     Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

  3, Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ

     Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha.

B. 1, Làng tôi có lũy tre xanh

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

    2, Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

   3, Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

C. 1, Thân em như hạc đầu đình

Muốn bay không cất nổi mình mà bay.

    2, Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

   3, Thân em như ớt trên cây

Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng

Đó là 9 câu ca dao, ý nghĩa thì bạn tự tìm hiểu nhé.hihi

16 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

   Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất.

   Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên. Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên. Góp phần làm cho "nước mạnh". Những con người như Nguyễn Chiến Sang- anh thanh niên nhặt ve chai trở thành triệu phú, hay Nguyễn Văn Sỹ - làm giàu cho quê mình nhờ chiếc máy phát điện tự chế... đang là những hình ảnh lý tưởng cho thanh niên học tập và noi theo. Chỉ cần mỗi thanh niên chúng ta dám nghĩ dám là thì chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều những Nguyễn Chiến Sang hay Nguyễn Văn Sỹ hơn nữa.

   Chúng ta thực sự yêu nước khi tâm lý "chuộng hàng ngoại xa xỉ" bị xóa bỏ và tâm lý “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu, phấn đấu cho hàng Việt Nam mang tính cạnh tranh cao góp phần giúp sản xuất trong nước ngày càng phát triển.

   Chúng ta yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế.

   Chúng ta yêu nước khi học sinh thuộc sử Việt Nam:

                                      “Dân ta phải biết sử ta
                         Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”

   Chúng ta tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên phương châm “hòa nhập chứ không hòa tan.”

   Trên thực tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì thật "to lớn" cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng thực sự là lòng yêu nước không cần biểu hiện ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày mà nó lắng đọng trong những việc làm lặng lẽ âm thầm tưởng như hết sức bình thường. Có những tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi vừa mới tốt nghiệp ra trường. Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới trẻ đang ồn ào với "Pop", "Rock". Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường... ở họ đều toát lên một tinh thần rất Việt Nam - cống hiến, hy sinh mà không cần ai ca ngợi, không đòi hỏi phải được đền đáp, ghi danh. Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người người nhà nhà treo cờ kết hoa.

 

   Còn các mạng xã hội, giới trẻ thể hiện lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành hình cờ Tổ quốc, ảnh Bác hoặc đăng những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình chúc mừng ngày lễ lớn của đất nước.

   Bên cạnh đó là những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ cũng biết hỏi rằng tại sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bản thân họ lại không biết phải làm gì và không làm gì để “cải thiện tình hình". Một số thanh niên đang chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Bây giờ là thời đại hiện đại hoá, đầy rẫy trên mạng là những bài báo viết về bệnh vô cảm của giới trẻ, trong đó có cả sự vô cảm đối với ngay cả đất nước mình.

   Nhưng không! Đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ thanh niên. Lòng yêu nước được dân tộc Việt Nam nuôi dưỡng từ đời này qua đời khác, dù có biến đổi nhưng không bao giờ mất đi. Những thanh niên đó, đứng trước tiếng gọi của non sông và thời đại, sớm muộn cũng sẽ nhận thức được về vai trò và nghĩa vụ của mình, sẽ tìm được ra lối đi đúng đắn. Lúc ấy, lại chính lòng yêu nước sẽ nâng đỡ họ, đưa họ vượt qua những xấu xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội. Bởi vậy, ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự trong sạch, vững mạnh của đội ngũ thanh niên Việt Nam. Và trong tương lai, chắc chắn họ sẽ còn làm được nhiều hơn nữa. Lòng yêu nước truyền thống của cha ông sẽ được phát huy để dù là ở đâu hay bất cứ lúc nào, lòng yêu nước đó cũng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên Việt Nam đạt được những thành tích diệu kỳ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa, đem lại vinh quang cho Tổ quốc.

   Lòng yêu nước đã thực sự trở thành động lực, thúc giục bao thanh niên ưu tú ngày đêm phấn đấu không ngừng để giành lấy vinh quang về cho nước nhà. Lòng tự hào với truyền thống cha ông, ý chí tự lực tự cường và ý thức tự tôn dân tộc cùng với ước mơ, khao khát cháy bỏng được góp sức mình đưa Việt Nam tiến lên ngang hàng với các cường quốc năm châu đã, đang và sẽ đưa thanh niên đi xa hơn nữa.

16 tháng 10 2021

úi dồi ôi

3 tháng 10 2021

Tham khảo

Trong đời sống, lao động học tập, ông cha ta – những thế hệ đi trước đã có những kinh nghiệm, những đúc kết lâu đời mà nó đã được khẳng định, liên hệ với thực tế qua nhiều thế hệ. Những đúc kết, kinh nghiệm đó đã được thể hiện dưới những câu nói hằng ngày, mang tính chất đơn giản. Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ biến trong nhân gian. Đó chính là những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn, hợp lí nhất. Tục ngữ dân gian Việt Nam được chia làm nhiều nhóm như tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất ; tục ngữ về con người xã hội… Nó phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, cũng có khi là sự phê phán.

Trong lao động, lí trí của con người đã được tôi luyện, con người đã biết phân biệt cái tốt, điều xấu, ý thức được về thẩm mỹ. Những sáng tác dân gian truyền miệng sâu lắng, những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã cảm nhận được. Thời xưa, tuy chưa có khoa học, nhưng bằng kinh nghiệm, tổ tiên chúng ta cũng đã nắm được trong một chừng mực nhất định quy luật của thiên nhiên.Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định.Trong những việc đối nhân, xử thế, những người có trí thức thời xưa thường mượn những lời lẽ thánh hiền hoặc của những bậc cao nhân được trọng vọng để củng cố, khẳng định ý kiến, đề nghị của mình. Trong trường hợp ấy, những người lao động không có sách vở, họ chỉ biết dựa vào những thực tế, nói lên những câu tục ngữ là người nghe sẽ đồng tình, vì đó là ý kiến tập thể chung đúc lại. Tục ngữ được cấu tạo nên bởi lí trí nhiều hơn là cảm xúc. Tư tưởng trong tục ngữ là những tư tưởng hùng hồn, đanh thép, sắc bén, nhạy cảm nhưng cũng có lúc mềm dẻo, yểu điệu nhưng vẫn thể hiện được tinh thần cương trực biết dựa vào lẽ phải. Thanh điệu trong tục ngữ luôn luôn có, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và một trong những hình thức thể hiện là vần. Vần trong tục ngữ thường là vần lưng tức vần giữa câu. Ví dụ:

Bút sa gà chết

Có tật giật mình.

Những câu năm chữ:

Cơm treo, mèo nhịn đói

Việc bé, xé ra to.

Những câu sáu chữ: Một điều nhịn, chín điều lành

Hay những câu nhiều chữ, có vần cách nhau hai ba chữ như:

Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con

Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm.

Đi sâu vào một vấn đề ta mới thấy được ý nghĩa của tục ngữ.Chẳng hạn trong vấn đề về thiên nhiên, phần nhiều các câu tục ngữ đều được dựa trên những hiện tượng thường xuyên của tự nhiên như sự vận động của Trái đất, của gió, của nắng mưa, bão táp, các hiện tượng xảy ra trong ngày, trong năm, trong tháng, trong mùa.

Ví dụ “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”, trong thực tế vào tháng bảy, tháng tám ở Bắc bộ thường xẩy ra những trận bão lụt, kiến là một loài nhạy cảm với thời tiết nên dự cảm trước, chúng bò lên cao, tránh chỗ thấp để không bị lụt cuốn trôi, ổn định được đời sống, và khi lụt xong đất ẩm, dễ đào lại tổ.

Hay câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Theo tự nhiên hay sự vận động của Trái Đất quanh mặt trời và quay quanh trục, vào tháng năm, tháng mười, từng bộ phận, toạ độ trên trái đất có góc chiếu từ mặt trời đến lớn hoặc nhỏ, hơn nữa còn phụ thuộc vào nửa cầu nào ngả về phía mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt nên dẫn đến các hệ quả là đêm, ngày, ngắn hoặc dài. Tuy nhiên ngày xưa, ông cha ta chỉ biết dựa theo những quy luật, những điều xảy ra mà mắt thấy, tai nghe mà phát thành lời. Do đó mà mới có câu tục ngữ trên.

Nói chung những câu tục ngữ không mang ý kiến của một riêng ai, nó không mang một tính chất, một đặc điểm của bất cứ một cá nhân nào, nó thể hiện những vấn đề trong xã hội, đề cập về nhiều mặt, nó còn như một hành trang kiến thức, một kiểu thể loại văn học dân gian, công chúng do thế hệ trước hay nói cụ thể hơn là ông cha ta để lại giúp chúng ta có thể sử dụng như một công cụ hữu ích về tinh thần, ý tưởng. Xét cho cùng tục ngữ có hình thức và nội dung cực kì hoàn hảo, vừa cân đối, hài hoà, lại vừa mang tính chất dân gian, dễ hiểu, gần gũi với đời thường. Có những câu tục ngữ chỉ hiểu theo nghĩa đen tức là nghĩa của chúng được cấu thành dựa trên nghĩa của từng từ tạo nên nó.

3 tháng 10 2021

 

Tham khảo:

Ai trong chúng ta lớn lên và trưởng thành trên mảnh đất quê hương cũng đều cảm nhận được cái hay cái đẹp của Văn học dân gian ngay từ lúc còn nằm trong nôi qua lời ru của mẹ. Vì vậy, có ý kiến nhận định rằng: “Ca dao và lời hát tâm tình của người lao động, là bài ca về tình yêu quê hương đất nước”.Trải qua bốn nghìn năm lịch sử, chúng ta nhận thức được cái đẹp, cái toàn mĩ bằng tất cả trái tim nhân hậu của mình. Rất mộc mạc và chân tình tha thiết đến xốn xang. Ta hãy nghe nỗi lòng người đi xa nhớ quê hương!

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ cà tát nước bèn đường hôm nao”.

Tình yêu quê hương đất nước trong ca dao đơn sơ nhưng đậm đà. Đây là bức tranh thủy mạc.

"Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Niềm tự hào về non sông đất nước được khơi gợi từ những địa danh ngọt ngào.

"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc xem đền Ngọc Sơn

Đài nghiên tháp bút chưa mòn

Hỏi ai xây dựng nên non nước này?"

Câu ca dao như tiếng gọi của chính quê hương, níu bước chân người ra đi, mời đón kẻ trở về, đất mẹ mở rộng vòng tay đón những đứa con. Từ xa xôi một lần được trở lại quê hương, hay được viếng thăm một miền đất “ngỡ lạ mà quen” ta chợt thấy tâm hồn mình như trải dài với bao tình cảm dạt dào tha thiết nhất.

"Đồng Tháp Mười cò bay, thẳng cánh

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm"

Cũng một cánh cò trắng, chao liệng trên một khoảng không rộng mồ, nhưng thấm vào ta một cảm giác mạnh mẽ mà rạo rực trước sự giàu đẹp của mảnh đất nổi tiếng miền. Tây Nam Bộ. Ca dao là lời hát tâm tình của người lao động, là bài ca về tình yêu quê hương đất nước. Đến với ca dao là đến với tâm hồn Viêt Nam, với trái tim Viêt Nam. Mốt quê hương Việt Nam với những cánh cò bay, dòng sông lặng lờ trôi, hoa bưởi trắng những đêm soi bóng nước, hay chiếc đò như khúc nước, chiếc cầu tre lắt lẻo chênh vênh. Dường như mọi cảnh đẹp mà bình dị. Nhưng văn học khácvới hội họa hay âm nhạc nhờ ngôn ngữ rất riêng và độc đáo. Văn học còn thể hiện những khía cạnh khác, lột tả một chiều sâu, chiều rộng trong cuộc sống mà các nghệ thuật khác không thể thay thế. Chính vì vậy mà sức tồn tại của Văn học luôn được ví như một tòa nhà vững chắc cùng với thơ ca, ca dao cũng góp phần không nhỏ trong việc khẳng định sự giàu đẹp của quê hương. Nó không chỉ khái quát một vẻ đẹp đơn thuần mà từ đó đi sâu vào cuộc sống, đến với tâm hồn của mỗi con người. Chẳng khó hiểu nếu như nói ca dao chính là cái nền vững chắc cho Văn học từ đó đi lên, cuộc sống đời thường và cuộc sống tình cảm của con người luôn hòa quyện sóng đôi. Đến với cuộc sống là câu ca daođã đi đến với con người. Câu hát của người lao động luôn vang lên qua từng câu tha thiết:

"Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần "

Có đổ giọt mồ hôi để làm ra vật chất, người ta mới thấu hiểu được giá trị của sức lao động. Và từ đó biết trân trọng thành quả do mình hay người khác làm ra câu ca dao làm ta sực nhớ đến bài học ngày còn tấm bé “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Nhưng những lời tâm sự của người phụ nữ dưới thời phong kiến khắc nghiệt vẫn là những nỗi đau làm ta bật khóc.

“Em như con hạc đầu đình

Muốn bay không cất nổi mình mà bay”

Câu ca dao làm ta nhớ đến lời trách móc của người con gái đồng thời cũng tâm sự về số phận của mình.“Bây giờ em đã có chồng Như chim vào lòng như cá cắn câu Cá cắn câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng biết thuở nào ra”Lễ giáo phong kiến tập tục khắc nghiệt là những gọng kềm trói chặt người phụ nữ.“Thân em như tấm lụa đào Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai”Hay“Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra luống cày”Một cuộc sống ấm no là niềm mơ ước của người lao động, ước mơ giản dị mà hồn hậu vẫn để lại trong tâm hồn ta một cảm xúc đẹp. Đó là mơ ước đời thường xuất phát từ tình yêu cuộc sống lao động. Trải qua bao khó khăn thử thách và gian nan con người càng trân trọng hơn sự yên bình.Một hạnh phúc bình dị mà họ mong chờ. Một ngôi nhà, một đồng ruộng, một con trâu và trên cả là mộtchút bâng khuâng của thứ tình cảm ngọt ngào. Câu hát tâm tình của chàng trai cô gái rất tế nhị mà đángyêu: “Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”Thật tinh tế, mộc mạc mà đằm thắm. Tình yêu của họ làm đẹp thêm ngôn ngữ ca dao và ca dao góp phần làm đẹp cuộc sống. Tất cả đều rộng mở và dâng tặng cho đời.

1 tháng 11 2021

Em tham khảo:

      Non sông, Tổ quốc ta thật đẹp. Bài ca dao đã phác họa rõ nét các địa danh có đặc điểm lịch sử, văn hóa nổi bật thông qua hình thức đối đáp phổ biến trong ca dao, dân ca. Các địa điểm lịch sử được khéo léo đưa vào một cách gần gũi, thân thuộc với từng con người: thành Hà Nội, sông Lục Đầu, sông Thương, núi Đức Thánh Tản, đền Sòng, trải dài trên mọi miền đất nước. Phần đầu là lời hỏi của chàng trai và phần sau là lời đáp của cô gái, đây là hình thức để trai gái thử tài nhau. Chàng trai đã lựa những nét tiêu biểu để hỏi, cô gái biết rất rõ câu trả lời và trả lời đúng ý người hỏi. Đó là một cách thức chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. Những chàng trai, cô gái hiểu ý nhau như thế, cùng chung những tình cảm như thế, họ hiểu nhau và cùng yêu quê hương tổ quốc. Có thể nói, bên cạnh tình yêu trai gái đơn thuần giờ đây đã lan tỏa thành tình yêu đối với quê hương, với những người xung quanh. Nó trở thành một tình yêu to lớn, vĩ đại và bền chặt.

22 tháng 10 2018

Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca dao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu...?

Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca.

hok tốt 

# Puka #

22 tháng 10 2018

ài ca dao thứ tư, thú vị thay, giọng ca, lời ca phóng khoáng linh hoạt, cảnh thiên nhiên và nhân vật trữ tình hoà hợp, đậm chất đồng quê, khác hẳn hai bài trước : Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Về bố cục, bài ca dao này gồm hai phần vừa độc lập vừa gắn bó với nhau. Hai câu đầu tả cảnh đồng lúa trong buổi bình minh. Hai câu sau miêu tả dáng hình cô thôn nữ đẹp đẽ, thơ mộng như đồng lúa, như những chẽn lúa... về giọng điệu, đây là loại bài ca tự do, ngôn ngữ được nới rộng theo đối tượng miêu tả và tâm trạng nhân vật trữ tình. Hai câu đầu, mỗi câu kéo dài mười hai tiếng. Câu thứ ba không phái sáu tiếng mà là bảy tiếng. Chỉ câu bốn mới trở lại tám tiếng bắt vần với câu ba giống thể thơ lục bát. Đây là bài ca dao lục bát biến thể, một thể thơ khá phố biến trong kho tàng ca dao Việt Nam. Điều cần trao đổi về bài ca này là chủ thể trữ tình. Ai "đứng... ngó" cánh đồng ? Ai nói: "thân em" ? Đây là lời người khác hỏi, hay lời cô gái tự than ? Có người cho rằng đây là lời chàng trai làng. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông, bát ngát, thấy cô gái xinh đẹp, mảnh mai..., tỏ lời ca ngợi cánh đồng, tỏ tình với cô gái. Có người lại hiểu: đây là lời cô gái. Đứng ngắm đồng quê xanh tốt, lúa đang ngậm đòng, cô thôn nữ đã cất lời ca, ca ngợi cảnh giàu đẹp của cánh đồng, từ đó nghĩ về mình, nhan sắc và thân phận mình...

Nguon : http://www.hoctotnguvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-ca-dao-dan-ca-nhung-cau-hat-ve-tinh-yeu-que-huong-dat-nuoc-con-nguoi-23-1693.html

27 tháng 2 2022

Quê hương:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tình yêu quê hương, nêu ý kiến khái quát của mình về tình yêu quê hương trong bài thơ.

2. Thân bài:

- Khái quát chung về bài thơ: một tình yêu tha thiết trong sáng, đậm chất lí tưởng lãng mạn.

- Cảnh ra khơi: vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống, đầy khí thế vượt Trường Giang.

- Cảnh trở về: đông vui, no đủ, bình yên.

- Nỗi nhớ: hình ảnh đọng lại, vẻ đẹp, sức mạnh, mùi nồng mặn của quê hương.

3. Kết bài:

Cả bài thơ là một khúc ca quê hương tươi sáng, ngọt ngào, nó là sản phẩm của một tâm hồn trẻ trung, thiết tha đầy thơ mộng.

27 tháng 2 2022

còn ôg đồ bạn lên mạng tham khảo nhé

23 tháng 9 2016

Tình cảm nổi bật trong những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người là lòng biết ơn, kính trọng, ghi nhớ công ơn với ông bà, cha mẹ, biết trân trọng tính nghĩa anh em ruột thịt. Đó là bài học đạo lí làm người thật bình dị, thấm thía mà mỗi chúng ta cần trân trọng, giữ gìn

đặc điểm trong những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước , con người là tác giả đã luôn thể hiện tình yêu tha thiết của mình nói riêng và mọi người nói chung và cũng muốn gửi gắm tới người đọc một điều gì đó.

---> mk nghĩ thôi nha

sai thì thông cảm