Chiếc ghế của tôi
Bố tôi là người làm được nhiều nghề. Ông vừa là thợ cày, vừa là thợ đan thúng, thợ xây lại còn giỏi cả nghề mộc. Và nhờ vậy, ông đã đóng cho tôi một chiếc ghế rất đẹp, vừa tầm với bàn học đặt trong nhà.
Chiếc ghế phải đóng mất nửa ngày mưa. Hai chân sau uốn ngửa một tí có thể ngồi tựa thoải mái. Sau khi chốt các mốc bằng chốt tre già, ông dùng giấy nhám thoa các mặt gỗ cho trơn nhẵn rồi quét vecni màu cánh kiến bóng nhoáng. Chiếc ghế đẹp không thua gì những chiếc ghế tựa của người lớn mà ta vẫn thường thấy, nhưng không cao to bằng. Dĩ nhiên nó quá cỡ đối với bọn trẻ con vỡ lòng. Mấy đứa bạn tôi đến chơi trong thấy cái ghế của tôi không thể không xuýt xoa:
- Bây giờ trở đi, nó là của con, con phải có trách nhiệm bảo quản nó -Bố tôi nói.
- Con phải bỏ cái tật ngồi lắp ghế đi mới được - Mẹ tôi dặn.
Tất nhiên tôi đã hứa trước bố mẹ. Và, tôi tin rằng tôi sẽ làm đúng lời hứa, bảo quản tốt chiếc ghế.
Đến giờ học bài, tôi ngồi ngay ngắn trong chiếc ghế, hai tay đặt lên bàn và ướm thử một cách thú vị.
Nhưng tôi đã không thực hiện được một cách triệt để. Ấy là lần tôi tìm ra đáp án đúng của một bài toán khó. Tôi sung sướng muốn reo lên và thế là chiếc ghế lại lắc lư như điên. Cả tôi và ghế ngã kềnh ra đất. Ghế thì gãy một chân còn người tôi thì đau ê ẩm.
Sau đó bố tôi sửa lại chiếc ghế. Ông chắp chân ghế lại bằng một cái nẹp gỗ giống như người ta cặp thanh nẹp cho người gãy xương chân. Từ lần đó, tôi mới chưa hẳn cái tật ngồi lắc ghế. Nhưng cái ghế thì không còn nguyên vẹn, xinh đẹp như xưa nữa.
( theo Nguyễn Trọng Tạo)
1.Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Bố của bạn nhỏ làm những nghề gì?
A. Thợ cày, thợ đan thúng, thợ xây, thợ mộc.
B. Thợ cày, thợ thuyền, thợ xây, thợ mộc.
C. Thợ cày, thợ đan thúng, thợ thuyền, thợ mộc.
D. Thợ cày, thợ đan thúng, thợ thuyền, bán hàng.
Câu 2: chiếc ghế bố bạn nhỏ đóng đẹp như thế nào?
A. Cao to gần bằng chiếc ghế tựa của người lớn.
B. Có các mốc chốt tre già.
C. Được làm bằng sắt vững chãi.
D. Các mặt gỗ trơn nhẵn và được quét vecni màu cánh kiến bóng loáng.
câu 3: Tại sao bạn nhỏ lại nói: "Nhưng tôi không thực hiện được một cách triệt để ." ?
A. Vì bạn đã không giữ lời hứa với bố mẹ
B. Vì bạn không có ý thức giữ gìn chiếc ghế cẩn thận
C. Vì trong một lần vô ý bạn đã không giữ chiếc ghế được nguyên vẹn nữa
D. vì bạn có ý thức giữ gìn chiếc ghế cẩn thận
Câu 4: Bạn nhỏ đã hứa gì với bố mẹ?
A. Hứa không cho ai ngồi vào chiếc ghế đó
B. Hứa bảo quản tốt chiếc ghế
C. Hứa sẽ học tập thật tốt để xứng đáng với món quà bố đã dành tặng
D. Hứa sẽ không bao giờ ngồi vào ghế nữa
Câu 5: Tại sao bạn nhỏ chừa hẳn cái tật ngồi lắc ghế?
A. Vì ân hận đã làm chiếc ghế không còn nguyên vẹn, xinh đẹp như xưa
B. vì bạn bị ngã đau ê ẩm người
C. Vì bố mẹ thất vọng vì bạn không giữ gìn chiếc ghế
D. Vì bạn không còn ghế để ngồi nữa
câu 6: câu chuyện muốn nói với em điều gì?
................................................................................................................................................................................................
Câu 7 trong câu sau: " khi chốt các mốc bằng chốt tre già, ông dùng giấy nhám thoa các mặt gỗ cho trơn nhẵn rồi quét vecni màu cánh kiếm bóng nhoáng " có bao nhiêu tính từ?( chỉ khoanh một đáp án)
- 2 tính từ : Đó là: ..................................
- 3 tính từ : Đó là: ..................................
- 4 tính từ : Đó là: ..................................
- 5 tính từ : Đó là: ..................................
2. Luyện tập
Bài 1: Gạch chân dưới tính từ trong đoạn văn sau:
Chúng em thích thú ngồi trong ô tô. Đường vắng xe bắt đầu chạy với tốc độ nhanh, gió lùa vào cửa kính mát rượi. Cảnh vật hai bên đường thật đẹp, nhà cửa san sát, những hàng cây xanh ngắt vào tiếp nối nhau. Khoảng nửa tiếng sau, một khung cảnh hùng vĩ dần hiện ra trước mắt em. Năm ngọn núi sừng sững in hình lên nền trời xanh.
Bài 2: Xếp các tính từ sau vào từng cột cho phù hợp:
- Xanh biếc, chắc chắn, tròn vo, nhanh, mềm mại, đỏ thắm, chậm, trắng trẻo, dong dỏng, thoăn thoắt, dũng cảm, chân thật.
Tính từ chỉ đặc điểm của sự vật: ................................................................................................................................................................................................................................................................
Tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động: ................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 3: Khoanh vào chữ cái trước dòng nêu nội dung cần có khi viết đơn theo đúng quy định:( nhiều)
A. Quốc hiệu, tiêu ngữ
B. Nơi và ngày viết đơn
C. Nêu cảm xúc của người viết đơn
D. Nơi nhận đơn
E. Nội dung đơn ( giới thiệu bản thân, lý do viết đơn, lời hứa, lời cảm ơn, .... )
F. Địa điểm, thời gian viết đơn
G. Nội dung đơn ( nêu ý kiến, bày tỏ quan điểm, lời chúc, ....)
H. Chữ kí, họ và tên của người viết đơn.
Giúp mình với nhé. Cảm ơn các bạn rất nhiều ♥
Mai mình phải nộp rùi ( hôm nay mình vừa đi học thêm về mà mai lại học tiếp vì cô bảo học hao ngày liền) mình đang cần gấp, giúp mình với nhé
Hơi nhiều
Xin lỗi các bạn nhé!