Những bài thơ mẫu về lòng nhân ái
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về lòng nhân ái:
+ Câu chuyện Sự tích cây vú sữa
+ Câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể
- 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên: Bài báo "Tấm gương sáng về lòng nhân ái": Câu chuyện về anh Dương Hồng Quý, 43 tuổi, ở TP Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) đã hiến tạng cứu sống sáu người đang gây xúc động mạnh mẽ trong cộng đồng về nghĩa cử cao đẹp của anh và gia đình. Anh ra đi nhưng để lại cho đời những món quà vô giá khi sự sống khác được hồi sinh.
Chuyện về lòng nhân ái: Câu chuyện “ Những chiến binh dũng cảm”
Sau những ngày tháng khó khăn trong đợt dịch Covid 19 vừa qua, em may mắn được chứng kiến nhiều câu chuyện khiến mình nhận ra những giá trị sống tốt đẹp hơn . Em được nghe cô Huệ xóm em – Là y bác sĩ, em mới hiểu thêm phần nào về sự hy sinh thầm lặng của những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. Bác kể rằng: “Đó là những đêm thức trắng của mọi người trong cơ quan bác. Một thời gian dài, trên những chiếc bàn la liệt test xét nghiệm, đồng nghiệp của bác với bộ đồ bảo hộ kín mít nóng bức như tắm hơi trong cả ca trực. Ai cũng chỉ hở đôi mắt đỏ hoe vì làm việc với cường độ cao liên tục. Lương thực rồi mọi thứ đều thiếu thốn. Nhưng mọi người không ai nản lòng hay bỏ rơi các bệnh nhân mà tận tình chăm sóc. Bên cạnh đó có nhiều nhà hảo tâm ủng hộ đồ ăn, thức uống đồ dùng y tế cho các y bác sĩ để các bác yên tâm chống dịch.
- Các nhân vật trong câu chuyện đã gặp những khó khăn là:
+ Vào lúc dịch bệnh căng thẳng các y bác sĩ và bệnh nhân thiếu lương thực, thực phẩm.
+ Sự khó khăn y bác sĩ khi phải ngày đêm gồng mình chống dịch dưới thời tiết oi bức.
- Lòng nhân ái được thể hiện qua hành:
+ Các bác sĩ không ngại khó khăn mà cưu mang, chăm sóc các bệnh nhân.
+ Nhiều nhà hảo tâm ủng hộ đồ dùng thiết yếu trong việc chống dịch.
- Em rút ra từ những câu chuyện:
+ Lòng nhân ái đôi khi bình dị, mộc mạc và là điều quan trong mỗi người cần phải có.
+ Chỉ cần cho đi thì tình yêu đó sẽ lan tỏa rộng khắp mọi nơi.
Bài này lấy từ Google, mời bạn tham khảo!
Trịch Công Sơn từng nói:" Sống trên đời chỉ có thân phận là tình yêu. Thân phận là hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào để nuôi dưỡng tình yêu, để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời". Có lẽ, tình yêu thương và lòng nhân ái luôn là ngọn nguồn trong tâm tưởng con người.
Trước hết chúng ta phải hiểu rõ lòng nhân ái và yêu thương là gì? Suy cho cùng nó là một cách gọi cao quý của những hành động lương thiện và tốt đẹp của con người đối với đồng loại. Lòng nhân ái bao gồm cả sự vị tha, bao dung và che chở, ... Đó là những điều mà mỗi con người chúng ta đều phải hướng tới, học hỏi và chiêm nghiệm chúng trên hành trình tìm kiếm nhân ngã tốt đẹp.
Lòng nhân ái, yêu thương không phải bổn phận hay trách nhiệm mà nó xuất phát từ tâm, từ sự tự nguyện của chính mình. Khi một người có cái tâm trong sáng, lòng nhân hậu và chan hòa thì trước hết họ trao đi yêu thương đồng nghĩa với việc họ mang lại cho mình niềm vui và hạnh phúc ngay trong chính cuộc sống âu lo và lắm bộn bề. Dẫu biết rằng cuộc đời không phải lúc nào cũng có sự quân bình, không phải cho đi là có thể nhận lại dễ dàng, đôi lúc ta cần rộng lượng cho đi mà không cần nhận lại. Đó chính là lòng nhân ái cao cả mà giản đơn. Trong chính từng hành động nhỏ của con người như: giúp một bà cụ qua đường, dỗ dành một em nhỏ trên xe buýt đông người, mua vé số cho những đứa trẻ lang thang trên phố. Cách mà con người ta trao đi lòng nhân ái của mình sẽ trở thành một thứ cứu cánh cho những người đang vướng vào nghịch cảnh, khó khăn thậm chí đau khổ. Nhiều khi, sự thiếu thốn về vật chất khiến chúng ta quý trọng đồ ăn hơn bao giờ hết, sự thiếu hụt về tâm hồn lại cho ta một bài học khắc ghi về tình người. Ai chưa một lần từng trải có lẽ sẽ không hiểu về nhân tình thế thái là bao, nhưng ít nhiều họ hiểu về tình thương sẽ không bao giờ lụi tàn dù cuộc sống tràn đầy bi ai.
Vậy làm thế nào để chúng ta có lòng nhân ái và yêu thương mọi người? Chắc hẳn phải xuất phát từ tâm hồn, mỗi người hãy tự cho mình một khoảng lặng để tu dưỡng tâm tính, đào luyện bản ngã, nuôi dưỡng cái thiện, tưới tắm cho những điều tốt đẹp. Dù biết chẳng ai là hoàn hảo, mọi thứ trên đời không thể vẹn toàn nhưng chúng ta luôn phải hướng đến cái chân thiện mỹ, đến sự hoàn hảo. Và chúng ta hãy học cách quan tâm, cách đồng cảm và sẻ chia với mọi người xung quanh, đó cũng là cách tốt nhất để có sự kết nối tiếng nói, tình cảm giữa con người và con người. Lòng nhân ái đôi khi không cao cả như bạn nghĩ, đôi lúc chỉ là những điều nhỏ nhặt tưởng chừng tầm thường trong cuộc sống nhưng không ngờ nó chính là thứ nuôi dưỡng tâm hồn con người thêm phong phú. Mỗi người không phải Đức Phật nhưng hãy sống và mang trong lòng một Đức tin, tâm niệm tốt đẹp để ta có thể mở lòng trao đi và nhận lại một cách đúng nghĩa.
Trong xã hội hiện nay, mọi thứ phát triển kéo theo nhiều hệ quả vô cùng to lớn đó chính là lòng người ngày một lụi tàn, họ vì những danh lợi mà bất tín, vì những vật chất thấp hèn mà bất trung, vì sự ích kỉ mà bất nghĩa. Cùng với đó, lòng nhân ái và tình thương cũng ngày càng bị bào mòn bởi lối sống vô cảm và thờ ơ. Mong rằng, dù cuộc sống có thay đổi không ngừng thì tình thương và lòng nhân ái vẫn mãi mãi sống trong tim mỗi người.
Cuối xóm là nhà bà Sáu, hằng ngày cứ nhìn thấy chị Lan thường hay lui tới. Nhà chị Lan cách nhà em hai căn. Hôm nay, chủ nhật em được nghỉ học chị Lan rủ qua nhà bà Sáu chơi, thấy việc làm của chị Lan đối với bà Sáu em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.
Bà Sáu năm nay ngoài bảy mươi tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Chị Lan kể: bà Sáu có ba người con đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu “ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng “. Một mình neo đơn sống ở tuổi xế chiều mà không có con cháu đỡ đần những lúc trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo, … Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình.
Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được".
Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.
Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị.
Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.
Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo.
_Học tốt_
+ Mở bài: Nêu khái quát vị trí của lòng nhân ái đối với cuộc sống tinh thần, giá trị con người trong đời sống hiện nay.
– Cha ông ta xa xưa đã có câu “Lá lành đùm lá rách”
+ Thân bài:
– Lòng nhân ái là gì? Lòng nhân ái được thể hiện như thế nào? Bạn thấy lòng nhân ái xuất hiện ở đâu? (ví dụ như: trong các cử chỉ cao đẹp của con người, đối nhân xử thế giữa người với người, bạnlấy ví dụ thực tế trong đời sống, có thể từ chính cuộc sống của bản thân mình…)
– Lòng nhân ái có tầm quan trọng như thế nào? Có lòng nhân ái con người sẽ sống đoàn kết yêu thương nhau hơn. Con người khi sống với nhau bằng lòng nhân ái xã hội sẽ phát triển và gắn bó với nhau
+ Mở mang tâm hồn con người, giảm bớt những hận thù, ganh ghét kị. Trên thế giới sẽ không còn chiến tranh. Trong mỗi dân tộc sẽ giảm đi số lượng tội phạm… Giúp cho quan hệ giữa người với người tốt hơn
– Xây dựng một xã hội phát triển giàu đẹp, tràn đầy nghĩa tình…. mà ở trong đó tinh thần tương thân, tương ái nâng đỡ nhau cùng phát triển sẽ được phát huy
– Ai trong chúng ta khi sinh ra cũng đều là thiên thần nhưng trong quá trình lớn lên tiếp xúc và học tập từ xã hội bên ngoài mà con người dần dần thay đổi, có người trở nên lương thiện, có tính thần nhân ái biết giúp đỡ người khác có người thì trở nên hung bạo thích đánh đám, thích làm tổn thương người khách, do vậy nếu tất cả đều có lòng nhân ái thì cuộc sống trên thế giới sẽ vô cùng bình yên.
– Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường mỗi chúng ta cần làm sao để có được lòng nhân ái?(học tập, tu dưỡng đạo đức, trau dồi tình cảm cho bản thân,…)
+ Kết bài:
– Một xã hội muốn phát triển tốt đẹp là một xã hội mà con người sống trong đó phải có lòng nhân ái, cần yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình. Bởi có thế cuộc sống của con người ta mới thật sự ý nghĩa. Bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng nhân ái. (Một trong những phẩm chất quý báu của con người Việt Nam ta chính là lòng nhân ái).
2. Thân bài
a. Giải thích
Lòng nhân ái: tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết.
b. Phân tích
Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn.
Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Nếu xã hội ai cũng có tấm lòng “tương thân tương ái” thì xã hội sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người có tấm lòng nhân ái, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người để minh họa cho bài làm của mình.
Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, chỉ biết đến bản thân mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng nhân ái; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
1.
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,...
2.
1. Mở bài:
Tên truyện: Người ăn xin
Nhân vật: cậu bé và người ăn xi
2. Thân bài:
Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ
Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả
Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ
Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động
3. Kết bài:
Chú bé và ông lão đều nhận được điều gì đó từ nhau.
Câu chuyện hết sức xúc động và có ý nghĩa giúp chúng ta thấy được tình yêu thương con người luôn quanh ta.