K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 6 2018

Đáp án B

Với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là vai trò của Liên hợp quốc, các bên Campuchia đã đi đến thỏa thuận hòa giải và hòa hợp dân tộc. Ngày 23-10-1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết tại Pari. Sau cuộc tổng tuyển cử, đến tháng 9-1993, Quốc hội mới họp thông qua hiến pháp, tuyên bố thành lập vương quốc Campuchia do Xihanuc làm Quốc vương. Từ đó, đời sống chính trị và kinh tế của nhân dân Campuchia bước sang một thời kì phát triển mới. Sau khi ký kết hiệp nghị hoà bình, hoàng thân Shihanouk trở về thủ đô Phnom Penh mà ông xa cách đã 13 năm. Liên hợp quốc cũng rất nhanh chóng cử ngay cơ cấu quyền lực của mình tại Campuchia và 22.000 nhân viên duy trì hoà bình của Liên hợp quốc. Qua cố gắng của các bên, tháng 5/1993, Campuchia đã cử hành cuộc bầu cử toàn quốc từ hơn hai mươi năm nay, Shihanouk được các phái nhất trí ủng hộ tôn sùng làm nguyên thủ quốc gia; ngày 24/9, một lần nữa lại lên ngôi quốc vương. Phía “Khmer Đỏ” do từ chối không tham gia bầu cử, nên năm 1994 bị tuyên bố là tổ chức phi pháp.

Xét cho cùng vấn đề Campuchia có liên quan đến cả Trung Quốc và Việt Nam. Quá trình đối thoại giữa Việt Nam và ASEAN từ 1985 đến 1991 đã góp phần quan trọng trong việc hình thành giải pháp chính trị cho “vấn đề Căm-pu-chia”, đẩy Trung Quốc vào thế “người ngoài cuộc” và buộc phải nối lại đàm phán với Việt Nam và cộng đồng quốc tế để cùng giải quyết triệt để vấn đề này.

=> Một vụ tranh chấp, xung đột ở khu vực Đông Nam Á được Liên hợp quốc tham gia giải quyết có hiệu quả vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX là “Vấn đề Campuchia”.

24 tháng 3 2021

Việc làm của công ti X là hoàn toàn sai trái, vi phạm pháp luật

Việc làm này sẽ làm cho nguồn nước xung quanh bị ô nhiễm ,ảnh hưởng đến những khu dân cư gần nguồn nước, gây ra nhiều bệnh

Cách giải quyết: công ty X cần xin lỗi người dân sống trong khu dân cư gần đó, có thể bối thường tiền, sau đó lắp đặt hệ thông xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Tình huống 1: Vợ chồng bất đồng về cách nuôi dạy con cái.

Cách giải quyết:

* Kể cho nhau nghe suy nghĩ và cảm xúc của mình về vấn đề này.

* Tìm hiểu các phương pháp nuôi dạy con cái khác nhau và cùng nhau chọn ra phương pháp phù hợp nhất với gia đình mình.

* Luôn tôn trọng ý kiến của nhau và tìm kiếm giải pháp chung.

Tình huống 2: Cha mẹ và con cái bất đồng về sở thích, quan điểm.

Cách giải quyết:

* Lắng nghe và tôn trọng sở thích, quan điểm của nhau.

* Khuyến khích con cái chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình.

* Dạy con cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.

* Tìm kiếm điểm chung và cùng nhau làm những việc mà cả hai đều thích.

Tình huống 3: Anh chị em tranh giành đồ đạc, tiền bạc.

Cách giải quyết:

* Tạo ra quy tắc về việc sử dụng đồ đạc và tiền bạc trong gia đình.

* Dạy anh chị em cách chia sẻ và hợp tác với nhau.

* Giải quyết các tranh chấp một cách công bằng và tôn trọng.

Tình huống 4: Cha mẹ và con cái bất đồng về việc đi học, chọn trường, chọn nghề.

Cách giải quyết:

* Lắng nghe và tôn trọng suy nghĩ, nguyện vọng của con cái.

* Giải thích cho con cái hiểu về những khó khăn, thách thức của nghề nghiệp mà con cái muốn theo đuổi. * Khuyến khích con cái tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.

Mâu thuẫn, xung đột là điều không thể tránh khỏi trong gia đình. Tuy nhiên, bằng cách giao tiếp cởi mở, tôn trọng và tìm kiếm giải pháp chung, chúng ta có thể hóa giải mâu thuẫn và xây dựng một gia đình hạnh phúc.

28 tháng 10 2023

Giải pháp cho các bên nói chung:

- Tuân thủ quy tắc quốc tế: Các bên cần tuân thủ quy tắc và công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), để giải quyết các tranh chấp biển Đông.

- Tôn trọng chủ quyền và địa giới hóa: Các bên nên tôn trọng chủ quyền và địa giới hóa tranh chấp bằng cách thương lượng và thực hiện các biện pháp thiết thực để giải quyết xung đột, thay vì tăng cường quân sự hoặc xây dựng cơ sở quân sự trái với quy định quốc tế.

- Thiết lập các cơ chế hòa giải và đối thoại: Các bên cần thúc đẩy các cơ chế hòa giải và đối thoại để thảo luận về các vấn đề tranh chấp và tìm kiếm giải pháp dựa trên luật pháp quốc tế.

- Hợp tác kinh tế và phát triển: Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và phát triển có thể giúp giảm căng thẳng và tạo cơ hội cho các bên hợp tác chung.

Giải pháp cho Việt Nam nói riêng:

- Tăng cường ngoại giao: Việt Nam cần tăng cường ngoại giao để xây dựng liên minh và hợp tác với các quốc gia khác để bảo vệ quyền chủ quyền và lợi ích quốc gia trong vùng biển Đông.

- Thúc đẩy hợp tác kinh tế: Việt Nam có thể thúc đẩy hợp tác kinh tế với các bên khác trong khu vực để tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán và hòa giải.

- Thúc đẩy hòa bình và ổn định: Việt Nam nên thúc đẩy tôn trọng luật pháp quốc tế và giải quyết xung đột một cách hòa bình và xây dựng.

-Xây năng lực quốc phòng và an ninh: Việt Nam cần đầu tư vào năng lực quốc phòng và an ninh để bảo vệ chủ quyền biển Đông và đảm bảo an ninh quốc gia.

- Thúc đẩy quan hệ đối tác khu vực: Việt Nam cần thúc đẩy quan hệ đối tác khu vực với các quốc gia khác trong ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương để đảm bảo ổn định và hòa bình ở biển Đông.

11 tháng 8 2023

`a.`

Nguyên nhân : Nhà cửa bừa bộn , không được sạch sẽ 

Biện pháp xử lí : Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ 

`b.`

Nguyên nhân : Bố đi làm về muộn , không thông báo cho cả nhà biết để cả nhà phải chờ cơm quá lâu 

Biện pháp xử lí : Bố nên thông báo thời gian bố đi làm về , để mọi người không phải đợi cơm quá lâu 

`c.`

Nguyên nhân : Mỗi thành viên trong gia đình cứ người một việc 

Biện pháp xử lí : Nên tắt tivi , cất sách , ngồi nói chuyện với nhau hoạch ra công viên chơi để gia đình có thể gần gũi , thân thiết với nhau hơn 

`d.`

Nguyên nhân : Mọi người đang làm việc nhà , chỉ riêng mỗi chị lại ngồi bấm điện thoại 

Biện pháp xử lí : Nên cất điện thoại và dọn nhà cùng mọi người

`@`Phamdanhv.

10 tháng 11 2023

Những cách thức có thể áp dụng để giải quyết mâu thuẫn:

- Đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ

- Kiểm soát cảm xúc của bản thân khi xảy ra xung đột

- Lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của các thành viên gia đình

- Chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho người khác

- Trò chuyện thẳng thắn để cùng tìm giải pháp

- Thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực hơn

Những điều cần lưu ý khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên gia đình:

- Không dùng ngôn từ nặng nề

- Không nên nhắc lại những xung đột đã qua

- Không lôi kéo thành viên khác vào cuộc xung đột

- Nên thảo luận để xử lí xung đột khi đã bình tĩnh

15 tháng 8 2023

 

Tham khảo

 

Những cách thức có thể áp dụng để giải quyết mâu thuẫn:

Đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ

Kiểm soát cảm xúc của bản thân khi xảy ra xung đột

Lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của các thành viên gia đình

Chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho người khác

Trò chuyện thẳng thắn để cùng tìm giải pháp

Thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực hơn...

Những điều cần lưu ý khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên gia đình:

Không dùng ngôn từ nặng nề

Không nên nhắc lại những xung đột đã qua

Không lôi kéo thành viên khác vào cuộc xung đột

Nên thảo luận để xử lí xung đột khi đã bình tĩnh...

29 tháng 11 2021

Trước thực trạng này, Liên hợp quốc cần kêu gọi thế giới cùng chung tay đóng góp và thực hiện các hoạt động nhân đạo khẩn cấp để cứu trợ cho những điểm nóng này. FAO và WFP cam kết thực hiện các chương trình nhằm bảo vệ, khôi phục và cải thiện sinh kế cho người dân ở các khu vực bị ảnh hưởng, nhằm giảm các mối đe dọa ảnh hưởng đến nông nghiệp, dinh dưỡng, an ninh lương thực và an toàn thực phẩm. Giám đốc điều hành WFP David Beasley cho biết, ước tính, tổ chức này cần 6 tỷ USD để thực hiện các chương trình cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân ở các vùng chịu thảm họa mất an ninh lương thực.

Học tốt nha =))

 

29 tháng 11 2021

rước thực trạng này, Liên hợp quốc kêu gọi thế giới cùng chung tay đóng góp và thực hiện các hoạt động nhân đạo khẩn cấp để cứu trợ cho những điểm nóng này. FAO và WFP cam kết thực hiện các chương trình nhằm bảo vệ, khôi phục và cải thiện sinh kế cho người dân ở các khu vực bị ảnh hưởng, nhằm giảm các mối đe dọa ảnh hưởng đến nông nghiệp, dinh dưỡng, an ninh lương thực và an toàn thực phẩm. 

8 tháng 3 2019

20 tháng 7 2019

Đáp án B