K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2017

Đang nói về những kỉ niệm của tổi thơ đã gắn liền với tre

D. Là tác phẩm đạt giải nhì trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi.Câu 12. Trong đoạn trích, nguồn vui mà tre mang lại cho trẻ thơ là từ đâu?A. Tre hát ru em bé trong giấc ngủ êm nồngB. Tạo tỏa bóng mát cho trẻ em nô đùa.C. Nguyên liệu từ tre tạo ra que đánh chuyền.D. Tre làm nên chiếc nôi đưa trẻ.Câu 13. Đoạn văn: “Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm...
Đọc tiếp

D. Là tác phẩm đạt giải nhì trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi.

Câu 12. Trong đoạn trích, nguồn vui mà tre mang lại cho trẻ thơ là từ đâu?

A. Tre hát ru em bé trong giấc ngủ êm nồng

B. Tạo tỏa bóng mát cho trẻ em nô đùa.

C. Nguyên liệu từ tre tạo ra que đánh chuyền.

D. Tre làm nên chiếc nôi đưa trẻ.

Câu 13. Đoạn văn: “Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy” nói lên điều gì?

A. Sự gắn bó thủy chung của tre với con người trong suốt cả cuộc đời.

B. Sự tận tình của tre trong việc phục vụ con người.

C. Những phẩm chất cao quý của tre đối với con người.

D. Những đóng góp của tre cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Câu 14. Tác giả đã gọi tre là gì của con người trong kháng chiến?

A. Tre là bạn thân của con người.

B. Tre là đồng chí chiến đấu của con người,

C. Tre là đồng đội của con người.

D. Tre là cấp dưới của con người.

Câu 15. Trong chiến đấu, tre được sử dụng làm vũ khí gì?

A. Làm súng và làm chông.

B. Làm gậy tầm vông và làm súng,

C. Làm gậy tầm vông và làm chông.

D. Làm giáo mác và làm gậy tầm vông.

Câu 16. Câu nào dưới đây nói về lời văn trong đoạn trích trên?

A. Lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh và gợi cảm.

B. Lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.

C. Lời văn gấp khúc, mạnh mẽ và lôi cuốn.

D. Lời văn sinh động, hấp dẫn.

Câu 17. Trong chiến đấu, tre đã tham gia vào những công việc gì?

A. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

B. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,

C. Tre hi sinh để bảo vệ con người.

D. Cả ba câu A, B và C.

Câu 18. Trong bài, tác giả đã miêu tả những phẩm chất nổi bật nào của tre?

A. Mang vẻ đẹp thanh thoát, dẻo dai

B. Có dáng thẳng thắn, bất khuất

C. Vẻ đẹp gắn bó, thủy chung với con người

D. Gồm 3 ý: A, B, C

Câu 19: Nội dung của văn bản: “Cây tre Việt Nam” là:

A. Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam.

B. Tre có mặt ở khắp nơi, tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc.

C.Tre gắn bó với con người và dân tộc Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 20: Phẩm chất nào sau đây không được dùng để miêu tả cho cây tre?

A. ngay thẳng                    B. can đảm                 C. thủy chung                      D. dịu dàng

Câu 21: Trong đoạn trích, nguồn vui mà tre mang lại cho trẻ thơ là từ đâu?

A. Tre hát ru em bé trong giấc ngủ êm nồng.               B. Tạo tỏa bóng mát cho trẻ em nô đùa.

C. Nguyên liệu từ tre tạo ra que đánh chuyền                 D. Tre làm nên chiếc nôi đưa trẻ.

Câu 22: Đoạn văn: “Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy” nói lên điều gì?

A. Sự gắn bó thủy chung của tre với con người trong suốt cả cuộc đời.

B. Sự tận tình của tre trong việc phục vụ con người.

C. Những phẩm chất cao quý của tre đối với con người.

D. Những đóng góp của tre cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Câu 23: Tre được sử dụng làm vũ khí gì trong chiến đấu?

A. Làm súng và làm chông.                               B. Làm gậy tầm vông và làm súng,

C. Làm giáo mác và làm gậy tầm vông.          D. Làm gậy tầm vông và làm chông.

0
. Là tác phẩm đạt giải nhì trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi.Câu 12. Trong đoạn trích, nguồn vui mà tre mang lại cho trẻ thơ là từ đâu?A. Tre hát ru em bé trong giấc ngủ êm nồngB. Tạo tỏa bóng mát cho trẻ em nô đùa.C. Nguyên liệu từ tre tạo ra que đánh chuyền.D. Tre làm nên chiếc nôi đưa trẻ.Câu 13. Đoạn văn: “Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm...
Đọc tiếp

. Là tác phẩm đạt giải nhì trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi.

Câu 12. Trong đoạn trích, nguồn vui mà tre mang lại cho trẻ thơ là từ đâu?

A. Tre hát ru em bé trong giấc ngủ êm nồng

B. Tạo tỏa bóng mát cho trẻ em nô đùa.

C. Nguyên liệu từ tre tạo ra que đánh chuyền.

D. Tre làm nên chiếc nôi đưa trẻ.

Câu 13. Đoạn văn: “Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy” nói lên điều gì?

A. Sự gắn bó thủy chung của tre với con người trong suốt cả cuộc đời.

B. Sự tận tình của tre trong việc phục vụ con người.

C. Những phẩm chất cao quý của tre đối với con người.

D. Những đóng góp của tre cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Câu 14. Tác giả đã gọi tre là gì của con người trong kháng chiến?

A. Tre là bạn thân của con người.

B. Tre là đồng chí chiến đấu của con người,

C. Tre là đồng đội của con người.

D. Tre là cấp dưới của con người.

Câu 15. Trong chiến đấu, tre được sử dụng làm vũ khí gì?

A. Làm súng và làm chông.

B. Làm gậy tầm vông và làm súng,

C. Làm gậy tầm vông và làm chông.

D. Làm giáo mác và làm gậy tầm vông.

5

12: C

13: A

14: B

15: C

13 tháng 5 2021

câu 12 C

13A

14 B

15  C

18 tháng 10 2016

1/ Mở bài:

 

-          Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)

-          Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…

2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.

Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)

-  Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.

-   Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…

-  Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…

-   Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.

-  Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.

-  Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…

-  Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?

-  Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.

-  Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.

Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:

-  Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.

-  Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…

-  Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.

-   Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.

-  Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.

-  Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”

Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng

-  Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.

-  Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.

-  Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.

-  Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…

Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.

-  Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)

-  Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…

3/ Kết bài:

-  Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.

-  Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..

18 tháng 10 2016

Lê Dung cho mình hỏi : cái đề văn này tả 1 cây hay nhiều cây vậy bạn ?

27 tháng 4 2016

Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa và so sánh.

Đoạn văn trên cho thấy tầm quan trọng của cây tre đối với người dân Việt Nam. Tre như là người bạn thân của người dân Việt Nam, tre sống thủy chung, keo sơn, gắn bó thắm thiết với dân tộc Việt Nam trong mọi hoàn cảnh. Tre với bao phẩm chất cao quí, là biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

27 tháng 4 2016

Nội dung chính:

-Cây tre gắn bó với con người Việt Nam:

+Trong sinh hoạt, trong lao động

+Trong đời sống tinh thần của con người

-Hình ảnh cây tre mang ý nghĩa biểu tượng:

+ Tượng trưng cho người Việt Nam cần cù, sáng tạo

+ Tượng trưng cho đất nước Việt Nam

Nghệ thuật: Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ

14 tháng 3 2021

Tham khảo nha

a, 

Nhân hóa: Cây tre vốn là một sự vật vô tri vô giác được nhà thơ miêu tả như một con người: rễ tre siêng năng, cần cù không ngại khó; thân tre vươn mình đu trong gió; cây tre hát ru lá cành; tre biết yêu biết ghét.

Ẩn dụ: Tre là biểu tượng đẹp đẽ cho đất nước và con người Việt Nam.

b, 

Hình ảnh cây tre đã trở thnahf nguồn cảm hứng cho không biết bao nhiêu nhà thơ nhà văn. Trong số đó, không thể không kể đến Nguyễn Duy với bài thơ "Tre Việt Nam", đặc biệt là đoạn trích: 

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

Đoạn thơ đã làm hiện lên sống động hình ảnh những cây tre xanh, mọc thành lũy, cao vút đến tận trời xanh. Hình ảnh ấy là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Khéo léo và tinh tế trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã dựng lên hình ảnh cây tre tượng trưng cho hình ảnh con người Việt Nam với những phẩm chất vô cùng cao quý. Đó là sự siêng năng, cần cù, chăm chỉ

"Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù".

Con ngườ Việt Nam còn nổi bật với tinh thần lạc quan, yêu đời"Vươn mình trong gió tre đu/ Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành". Trong gian khổ, khó khăn nhưng vẫn lạc quan, hi vọng về tương lai phía trước. Không những thế, đó còn là  Khí phách kiên cường bất khuất, hiên ngang

"Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm"

Như vậy, cây tre không chỉ gắn bó với làng quê mà đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ về đất nước và con người Việt Nam. Đoạn thơ của nhà thơ Nguyễn Duy đã thật thành công trong việc làm nổi bật điều đó. 

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng cốt sắt.Nhưng, nứa, tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi hát, còn mãi với chúng ta, vui hạnh phúc, hòa bình.  Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.

Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng cốt sắt.

Nhưng, nứa, tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi hát, còn mãi với chúng ta, vui hạnh phúc, hòa bình.

  Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi.Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.

  Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre? Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng những biện pháp nào?

1
27 tháng 5 2017

Tác giả liên tưởng tới tương lai khẳng định sự mật thiết, gắn bó sâu sắc của tre với đời sống của con người Việt Nam

     + Tre giúp ích trong lao động, trong sản xuất, chiến đấu

     + Tre là vẻ đẹp tinh thần con người Việt Nam

- Tác giả ngợi ca cây tre thông qua việc phân tích vẻ đẹp, công dụng riêng của tre bằng lời văn tha thiết, những câu cảm thán