K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2019

Chọn đáp án: A

Đọc các văn bản sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? a. Một anh không làm nghề ngỗng gì, chỉ ăn bám vào bố. Có ông thầy coi tướng cho, bảo: - Cả hai bố con anh đều sống thọ. Bố anh sống đến tám mươi còn anh ít ra cũng hơn bảy mươi. Nghe nói thế, anh ta khóc òa lên. Thầy tướng lấy làm lạ, hỏi: - Tôi bảo bố con anh đều sống thọ cả, cớ sao anh lại...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?

a. Một anh không làm nghề ngỗng gì, chỉ ăn bám vào bố. Có ông thầy coi tướng cho, bảo:

- Cả hai bố con anh đều sống thọ. Bố anh sống đến tám mươi còn anh ít ra cũng hơn bảy mươi.

Nghe nói thế, anh ta khóc òa lên. Thầy tướng lấy làm lạ, hỏi:

- Tôi bảo bố con anh đều sống thọ cả, cớ sao anh lại khóc?

Anh ta mếu máo:

- Như thế thì đến khi bố tôi chết, tôi còn sống mười năm nữa, ông bảo thế ai nuôi tôi mà tôi chẳng khóc?

(Truyện cười dân gian)

b. Một ông trọc phú đang tiếp những khách sang. Bỗng có một người đầy tớ cầm cái giấy vào thưa rằng:

- Thưa ông, có người nhà cụ Chánh đưa thư này và đang đợi ông trả lời.

Ông trọc phú vốn dốt đặc, nhưng trước mặt các quý khách không lẽ nhờ người đọc hộ, mới giả vờ mở giấy ra đọc, rồi trả lời rằng:

- Bảo nó cứ về đi, rồi chốc nữa tao sang.

Nhưng tên người nhà cụ Chánh đã bước vào, gãi đầu gãi tai thưa rằng:

- Thưa cụ, ông chủ con sai con sang mượn cụ con ngựa kia ạ.

(Truyện cười dân gian)

138
7 tháng 6 2021

b phương châm về chất

a, phương châm về chất

14 tháng 9 2021

2 câu trên đều vi phạm phương châm lịch sự:

Câu a: khi nói chúng ta nên nói lịch sự, không nên bảo họ sống thọ được bao lâu hay khi nào chết vì như thế ảnh hưởng tâm lý của đối phương rằng muốn sống thọ hơn

Câu b: khi nói không nên phân biệt đối xử, nên tôn trọng cả 2 phía dù là giàu hay nghèo,... chúng ta nên tôn trọng, không phân biệt cấp độ.

18 tháng 9 2016

Bạn tham khảo nhé . Câu2

Nam Cao là nhà văn có biệt tài viết về đề tài nông dân, nông thôn Việt Nam. Chính sự am hiểu, gắn bó với cuộc sống của con người, những người nông dân mà mỗi hình ảnh Nam Cao khắc họ trong tác phẩm của mình đều rất chân thực, sống động, mang lại cho người đọc những cảm xúc thực nhất, rõ nét nhất. Viết về bi kịch đói nghèo của người nông dân, truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao đã thể hiện được một cách chân thực và cảm động về số phận của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ. Cụ thể ở đây là cuộc sống và số phận của nhân vật Lão Hạc.

Truyện ngắn “Lão Hạc” là một thiên truyện vô cùng xúc động về Lão Hạc, một người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám. Truyện ngắn xoay quanh câu chuyện Lão Hạc bán con chó Vàng và bao nhiêu giằng xé, đau khổ sau đó của Lão. Đọc truyện ngắn ta có thể thấy trước khi bán cậu Vàng, Lão Hạc cũng đã có một hoàn cảnh vô cùng đáng thương, bi đát: vợ mất sớm, con trai yêu một cô gái trong làng nhưng vì không có tiền cưới vợ, cô gái thì lại đi lấy con trai của ông phó lí trong làng nên cũng phẫn chí mà bỏ đi tha phương, làm công nhân ở một đồn điền cao su. Lão Hạc chỉ còn lại cậu Vàng – con chó mà con trai Lão để lại. Như vậy, trước hết ta thấy con chó Vàng không phả là một vật nuôi mà với Lão Hạc nó là một người bạn thân thiết. Hiểu như vậy ta sẽ có căn cứ để hiểu về diễn biến tâm lí đầy phức tạp của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.

Vì đột nhiên đổ bệnh nặng, Lão Hạc không thể đi làm, nhà lại hết tiền mà cậu Vàng lại ăn rất khỏe. Vì không muốn tiêu tiền mà mình để dành cho con trai, Lão Hạc đã phải suy nghĩ rất nhiều khi quyết định bán cậu Vàng, lão đã nhiều lần sang nhà ông Giáo để hỏi ý kiến về việc bán chó. Điều đó chứng tỏ đây là một quyết định vô cùng khó khăn với ông. Bởi cậu vàng là người bạn thân thiết, cũng là kỉ vật của anh con trai để lại trước lúc đi xa. Do đó, bao nhiêu tình thương dành cho, có bao nhiêu nỗi niềm ông đều dành hết cho cậu Vàng. Ông coi nó như người bạn, như người con, người cháu của mình.

18 tháng 9 2016

1. Kể theo ngôi thứ nhất, nhìn từ tác giả, tức là ông giáo. Như thế sẽ cho câu chuyện gần gũi hơn, chân thực hơn và người dọc có thể nhập cuộc, chia sẻ cảm giác cùng các nhân vật người đọc có cảm giác như mình đang được nghe ông giáo ngồi ngay bên cạnh kể lại câu chuyện cũng như hiểu rõ được tất cả cảm giác của ông giáo. câu chuyện dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, ko cần tuân theo trật tự thời gian, ko gian, có thể kết hợp tự sự và trữ tình, phản ánh và bộc lộ cảm xúc...

câu 2 có ng làm rồi nhé, mình có thể làm ngắn hơn nưng lười :)

3. Lúc đầu thì băn khoăn, day dứt trong việc bán cậu Vàng

Sau đó thì buồn bã, nức nở khi bán cậu Vàng đi

Cuối cùng tự tử = bả chó để giữ lại toàn bộ số tiền cho con trai

4. chắc để mình làm đã, chứ giờ chưa có chữ nào tron đầu ca :)

 

21 tháng 9 2016
1. Lão Hạc
          a. Nỗi khổ về vật chất
          Cả đời thắt lưng buộc bụng lão cũng chỉ có nổi trong tay một mảnh vườn và một con chó. Sự sống lay lắt cầm chừng bằng số tiền ít ỏi do bòn vườn và mà thuê. Nhưng thiên tai, tật bệnh chẳng để lão yên ổn. Bao nhiêu tiền dành dụm được, sau một trận ốm đã hết sạch sành sanh, lão đã phải kiếm ăn như một con vật . Nam Cao đã dung cảm nhìn thẳng vào nôic khổ về vật chất của người nông dân mà phản ánh.

 

          b. Nỗi khổ về tinh thần.
          Đó là nỗi đau cả người chồng mát vợ, người cha mất con. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì thương nhớ con, vì chưa làm tròn bổn phận của người cha . Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời lão phải sống trong cô độc . Không người thân thích, lão phải kết bạn chia sẻ cùng cậu vàng.
          Nỗi đau, niềm ân hận của lão khi bán con chó . Đau đớn đến mức miệng lão méo xệch đi .... Khổ sở, đau xót buộc lão phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát . Lão đã chọn cái chết thật dữ dội . Lão Hạc sống thì mỏi mòn, cầm chừng qua ngày, chết thì thê thảm. Cuộc đời người nông dân như lão Hạc đã không có lối thoát.
 
22 tháng 9 2016

câu 2: Gợi ý

 1. Xuất phát từ quan điểm “Nghệ thuật vị nhân sinh”: Cách nhìn của nhà văn là cách nhìn của một con người luôn thấu hiểu , đồng cảm với nỗi đau khổ của người khác . Nhà văn luôn thấu hiểu nỗi khổ về vật chất và tinh thầnh của người nông dân. Là người sống gần gũi , gắn bó với người nông dân Nam Cao đã nhìn sâu hơn vào nỗi đau tinh thần của nhà văn.

2. Bằng cái nhìn yêu thương trân trọng, Nam Cao đã nhận ra vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của lão Hạc trong cuộc sống không phải giành cho con người.

         a. Nhà văn nhận thấy từ thẳm sâu tâm hồn lão Hạc tấm lòng nhân hậu thật đáng quý

Nam Cao đã nhận ra tình cảm thân thiết máu thịt của con người dành cho con người.

Nam Cao còn phát hiện ra nỗi ân hận cao thượng và đức tính trung thực của Lão Hạc qua việc bán con chó

Nhà văn càn nhận thấy ở người cha còm cõi xơ xác như lão Hạc tình yêu thương con sâu nặng

b. Với phương chấm cố tìm mà hiểu, Nam Cao đã phát hiện ra đằng sau vẻ ngoài xấu xí gàn dở của Lão Hạc là lòng tự trọng và nhân cách trong sạch của lão Hạc

3. Là cách nhìn có chiều sau tràn đầy lạc quan tin tưởng.

Nam Cao nhìn người nông dân không phải bằng thứ tình cảm dửng dưng của kẻ trên hướng xuống dưới, càng không phải là hời hợt phiến diện.

Nam Cao luôn đào sâu, tìm tòi khám phá những ẩn khuất trong tâm hồn của lão Hạc, từ đó phát hiện ra nét đẹp đáng quý :Đó là cái nhìn đầy lạc quan tin tưởng vào phẩm hạnh tốt đẹp của người nông dân.

Trước cách mạng, không ít nhân vật của Nam cao đều bị hoàn cảnh khuất phục, làm thay đổi nhân hình lẫn nhân tính. Vậy mà kì diệu thay hoàn cảnh khắc nghiệt đã không khiến một lão Hạc lương thiện thay đổi được bản tính tốt đẹp …..

Lão đã bảo toàn nhân cách cao cả của mình để tìm đến cái chết : “Không cuộc đời chưa hẳn đã đấng buồn………” thể hiện niềm tin của nhà văn  vào nhân cách vào sự tồn tại kiên cường vào cái tốt .

 
Câu 1 như của bạn Trần Cao Anh Triết nhưng tớ bổ sung thêm : phẩm chất của người nông dân trc cách mạng tháng 8 qua nv LH nhé :
- Lão Hạc là một con người chất phác,hiền lành nhân hậu qua tình cảm của lão đối với cậu Vàng:
  • Lão quý nó,đặt tên nó là cậu Vàng,cho nó ăn cơm trong cái bát như nhà giàu.Bắt rận,đem nó ra tắm ao....
  • Lão còn tâm sự với cậu Vàng như tâm sự với một người thân yêu ruột rà:"Cậu Vàng của ông ngoan lắm!Ông không cho giết....Ông để cậu Vàng ông nuôi..."
  • Có thể nói,cậu Vàng đc LH chăm sóc ,nuôi nấng như con,như cháu;nó là nguồn vui,chỗ dựa tinh thần giúp LH vơi đi nỗi buồn cô đơn cay đắng.
  • Vì thế sau khi bán Cậu Vàng đi,từ túng quẫn đói nghèo,LH chìm xuống đáy bi kịch,dẫn đến cái chết bi thảm (phần này bạn có thể lấy thêm dẫn chứng VD:khuôn mặt,cử chỉ của lão khi kể chuyện bán chó...)

-Lão Hạc còn là một người cha thương con

  • Biết con buồn bì ko có tiển cưới vợ "lão thương con lắm"
  • Lão đau đớn khi con sắp đi đồn điền cao su,lão chỉ biết khóc "Thẻ của nó,ng ta giữ......,đâu còn là con tôi?
  • Lão yêu con nên đã dành tất cả những gì mình có cho con.Ng cha ấy chắt chiu từng chút hoa lợi nhỏ nhoi từ mảnh vườn để dành cho con,còn mình thì sống trong cái đói lay lắt.
  • LH sẵn sàng chết vì con.

- Lão Hạc còn giàu lòng tự trọng,rất mực trung tín:

  • Tự trọng nên lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo,từ chối gần như hách dịch (bạn có thể cho thêm dẫn chứng:ông giáo mời lão ăn khoai,uống chè,lão cười hồn hậu và từ chối khéo)
  • Lão gửi tiền nhờ ông giáo giữ hộ để lo ma chay khi lão chế tránh làm phiền đến bà con hàng xóm
  • Vì lòng tự trọng mà lão không cho phép mình theo gót BInh Tư "Đói ăn vụng túng làm càn"

 Từ gợi ý này bạn viết thành đoạn văn hoặc văn abrn hoàn chình nhé. Chúc bạn học vui vẻ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Dì Mây từ chiến trường trở về đúng vào ngày người yêu đi lấy vợ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường. Cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạn gỗ, bên con búp bê không biết nói. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai.

11 tháng 10 2021

Đoạn văn kể về cuộc đối thoại giữa ông giáo và lão Hạc. Nói về việc lão Hạc bán chó

31 tháng 12 2022

Thiểu năng à dễ thế cx phải hỏi

30 tháng 4 2021

tk 

Dòng sông Bạch Đằng vẫn thản nhiên chảy mãi, mà Đằng Giang tự cổ huyết do hồng, mà nhục quân thù khôn rửa nổi! Đó là những lời bình luận tâm huyết của Trương Hán Siêu về ý nghĩa của những chiến công trên sóng nước Bạch Đằng. Cảm hứng tác phẩm bắt nguồn từ hồn thiêng Bạch Đằng với thiên nhiên kì vĩ được lồng ghép với tâm sự hoài cổ, ưu thời mẫn thế. Điều đặc biệt là những chất liệu nội dung đó được thể hiện một cách khéo léo, với một bút pháp nghệ thuật hết sức điêu luyện được thể hiện qua hình tượng các bô lão.  

       Ở đoạn 1, nhân vật “khách” là cái tôi của nhà văn thì ở đoạn 2 nhân vật các bô lão là hình ảnh của tập thể, vừa đại diện cho người bản địa, vừa là những cá nhân đã trực tiếp chiến đấu đồng thời cũng có sự phân thân của tác giả. Sự xuất hiện của họ làm cho việc miêu tả chiến trận thêm sinh động, đồng thời việc chuyển ý được tự nhiên Nhân vật các bô lão là những chứng nhân lịch sử, từ đó dựng lên những trận thủy chiến Bạch Đằng (qua lời kể).  Họ là đại diện cho những người nơi bản địa. Mở đầu, các bô lão giới thiệu cho khách biết: Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã và củng là bãi đất xưa Ngô chúa phá Hoằng Thao. Bằng hai câu dài (mỗi câu 12 âm tiết), tác giả xây dựng không gian nghệ thuật đầy ấn tượng với những tôn nghiêm và trang trọng như bước nền chắc chắn để bước vào chiến trận ở phần tiếp theo.

       Trận thuỷ chiến được khắc họa với những câu ngắn từ 4 đến 6 âm tiết:  .

Thuyền bè muôn đội,

Tinh kì phấp phới.

Tì hổ ba quân,

Giáo gương sáng chói.

… Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ 

Bầu trời đất chừ sắp đổ.

        Trong không khí hoài niệm về quá khứ với những vang dội trong chiến thắng “buổi trùng hưng”, các bô lão chậm rãi, ôn tồn thuật lại bằng tất cả trân trọng. Khi “Muôn đội thuyền bè tinh kì phấp phới”, khí thế “hùng hổ”, “sáng chói” đến  “ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/Bầu trời đất chừ sắp đổi”. Trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét vẽ vừa chân thực, vừa cụ thể dưới con mắt đa chiều kết hợp tài tình cả âm thanh, màu sắc, trực cảm và tưởng tượng tạo nên không khí trận mạc quyết liệt trên sông. Người đọc có thể hình dung khá rõ sự đông đảo của lực lượng tham chiến, lẫn khí thế quyết chiến của hai bên và sự khốc liệt, dữ dội của một cuộc chiến mà cả hai đều ngang tài, ngang sức (Trận đánh thư hùng chưa phân – chiến luỹ Bắc Nam chống đối), thậm chí làm biến đổi cả trời đất, xoay chuyển vũ trụ (khiến cho mặt trăng, mặt trời phải mờ đi, trời đất phải đổi).

       Sau những trận chiến không khoan nhượng đầy kiên gan và quả cảm các bô lão nhận xét về đặc điểm của mỗi bên tham chiến. Bên địch bên ta đều có điểm mạnh điểm yếu, địch kia hùng hậu lại gian manh (Tất Liệt thế cường – Lưu Cung chước đối) đã từng: Quét sạch Nam Bang bốn cõi. Còn ta, ta mạnh ở ý chí chiến đấu, ở trái tim một lòng hướng về dân tộc. Nhưng trái tim ấy sẽ trở thành điểm yếu khi ta chiến đấu vì chính nghĩa, chính nghĩa dù không khoan nhượng nhưng phải đồng thuận trên dưới, thuận với lẽ trời (trời cũng chiều người). Bởi cha ông ta từng răn dạy dù cuộc chiến có cam go ác liệt thì chính nghĩa luôn chiến thắng, phải chính trực, đứng về phía chính nghĩa, trừng phạt kẻ bạo tàn. Thêm vào đó, ta lại có điều kiện tự nhiên hiểm yếu (Trời đất cho nơi hiểm trở), thêm vào đó là khối óc đại tài, có tầm nhìn thấu sáu cõi của người chỉ huy kết hợp đường lối chiến thuật, chiến lược đứng đắn. Những yếu tố đó đủ để dân tộc ta chiến thắng vinh quang, đập tan bè lũ cướp nước. Bởi vậy mà thời gian có qua đi, đất trời có đổi thay, nước sông ngày ngày cuồn cuộn gột rửa mà cái nhục của quân thù vẫn không rửa nổi. Các bô lão không nói nhiều đến phía quân ta chỉ nhấn mạnh lòng biết ơn sâu nặng. Nó ghi dấu mốc son chói lọi trong hành trình đấu tranh của dân tộc, nó trở thành chiến thắng lừng lẫy trong suốt chiều dài lịch sử. Yếu tố tinh thần luôn được nhấn mạnh dẫn đến những lời bình ở phần tiếp theo:

Những người bất nghĩa tiêu vong,

Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.

        Lời bình không chỉ là lời nói đơn thuần của những người địa phương mà còn như lời tâm sự của những bàn tay đã cầm súng, những đôi chân từng trải. Đến đây, không gian và thời gian không còn rành rọt mà như hòa làm một. Cách đặt thời gian với không gian để câu chuyện không chỉ ở bề nổi mà còn có chiều sâu, không chỉ là kể mà còn là bộc bạch, không đơn thuần là tái hiện mà còn là lưu giữ. Chính điều đó tạo sự lôi cuốn, tạo dấu ấn làm cho câu chuyện tránh được sự tẻ nhạt, đơn điệu.

       Như vậy qua hình tượng các bô lão ta thấy nhiều suy ngẫm triết lí. Mỗi lời đáp của các bô lão là một lời ca mang âm vang lịch sử của dòng sông cuộc đời. Ta cũng hiểu ra một chân lý vĩnh cửu cũng chảy mãi như dòng sông: Bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ.

4 tháng 3 2023

   Dì Mây từ chiến trường trở về đúng vào ngày người yêu đi lấy vợ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường. Cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạn gỗ, bên con búp bê không biết nói. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai.

8 tháng 2 2019

- Tình cảnh và tính cách của lão Hạc:

* Tình cảnh: hết sức éo le, đáng thương: lọm khọm trong cảnh gà trống nuôi con, rồi đứa con trai duy nhất đi xa lão sống trong cô đơn hiu quạnh. Sức yếu giá cả, ốm đau bệnh tật, nghèo túng vất vả nhất là phải ở trong bi kịch giữa tình thương con và sự sống của một con vật nuôi mà lão gắn bó thân thiết.

- Tính cách:

* Một ông lão khiêm cung trong cử chỉ, tinh tế trong đối xử, hiểu đời, hiểu người nhưng bất lực và đau đớn tự giày vò về sự bất lực ấy.

* Là con người có lòng tự trọng rất cao.

* Một người cha thương con vô bờ, quên mình cho cuộc sống của con - một sự hi sinh cao cả.

* Lão đúng như tên gọi của lão, con hạc già thanh cao giữa cuộc đời lầm than, ô trọc, bụi bặm.