K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: VƯỢT BIỂN Chèo đi rán thứ sáu Thấy nước vẫn mông mốc Xé nhau đục vật vờ Chèo đi thôi, chèo đi! Một người cầm cán dầm cho vững, Nước cuộn thác chớ lo Biển nổi bão phong ba đừng run đừng rợn. Chèo đi rán thứ bảy, Nước ác kéo ầm ầm, Nơi đây có quỷ dữ chặn đường Nơi đây có ngọ lồm bủa giăng Chực ăn người đi biển, Chực nuốt tảng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

VƯỢT BIỂN

Chèo đi rán thứ sáu

Thấy nước vẫn mông mốc

Xé nhau đục vật vờ

Chèo đi thôi, chèo đi!

Một người cầm cán dầm cho vững,

Nước cuộn thác chớ lo

Biển nổi bão phong ba đừng run đừng rợn.

Chèo đi rán thứ bảy,

Nước ác kéo ầm ầm,

Nơi đây có quỷ dữ chặn đường

Nơi đây có ngọ lồm bủa giăng

Chực ăn người đi biển,

Chực nuốt tảng nuốt thuyền

Mau mau lên lấy tiền, lấy tiền ra thế,

Đem vàng bạc ra lễ chuộc thân.

Có bạc mới được qua.

Chèo đi rán thứ tám,

Nước đổ xuống ẩm ẩm,

To hơn bịch đựng lúa.

Nước xoáy dữ ào ào,

Nước thét gào kéo xuống Long Vương.

Nhanh nhanh tay chèo sang qua khỏi.

Chèo đi rán thứ chín,

Trông thấy nước dựng đứng chấm trời,


Khắp mặt biển nước sôi gầm réo.

Biển ơi, đừng giết tôi,

Nước hỡi, đừng lôi lấy thuyền,

Đừng cho thuyền lật ngang.

Đừng cho tôi bỏ thân chốn này, biển hỡi!

Chèo đi rán thứ mười,

Thuyền lướt theo nước trời băng băng

Cánh dầm tung bốn góc.

Rán lại rán bay đi…

Chèo đến rán mười một,

Sóng đuổi sóng xô đi,

Nước đuổi về sau lưng.

Chèo mau lên, chèo cố

Cho thuyền đến cửa biển ta dừng,

Cho thuyền đến bãi cát vàng bình an.

Chèo đi rán mười hai,

– A! Bờ biển kia rồi,

Ta chèo mau lên thôi,

Chèo mau lên, hỡi người trai trẻ!

Trai trẻ hãy lắng tai,

Trai trẻ nghe tôi bảo,

Lại đây nghe tôi dạy:

– Mau lên ta kéo thuyền vào cạn,

Cùng lôi tảng vào bến,

Kéo thuyền vào bãi cát chói hồng,

Kéo thuyền vào bãi bướm vàng vờn bay!

– Mời nàng hương hai cô

Mời em hãy ôm hoa lên bến,

Mời nàng hãy ôm hương hầu slay


Quân quan lên “bởi bời!”

Đàn bà cầm nón ra thuyền

Đàn ông cầm ô lên bến

Tay trái xách giày hoa ra tảng,

Tay phải xách giày đẹp lên bờ,

Gánh gồng lên rầm rập theo slay

Bao của quý khiêng lên đi lễ người.

Mười hai rán nước nay đã qua rồi,

Bây giờ mới biết tôi sống sót.

Binh mã slay rầm rập

Kéo vào chợ Đường Chu

Sau lưng trơ lại tôi

Ngồi bên bờ biển đất trời mênh mông,

Tự than thân trách phận,

Cay đắng lắm đời sa dạ sa dồng.

Chèo thuyền qua lò than, qua biển

Nhìn đường vẽ, nước cuộn âm rung…

(Trích Vượt biển, Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam – Tập IV, Sdd, trang 887-889)

Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích ? Qua đó tác giả dân gian phản ánh hiện thực nào trong đời sống xã hội Tày, Nùng khi xưa?

Câu 2. Nhân vật trung tâm trong đoạn trích là ai? Nhân vật đó được xây dựng như thế nào?

Câu 3. Văn bản trên thuộc truyện thơ dân gian hay truyện thơ Nôm? Dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết điều đó.

0
I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN   ...
Đọc tiếp

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn các bài: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; Phương pháp tả cảnh. 
- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Nắm được mục đích của việc áp quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Tìm hiểu các bước tả cảnh và bố cục của một bài văn tả cảnh.

0
18 tháng 2 2022

C1:

- Trích trong tác phẩm "Quê hương" của Tế Hanh

- Tế Hanh (1921-2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh, là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, quê hương chính là nguồn cảm hứng lớn nhất của Tế Hanh. Ông xuất hiện ở chặng cuối của phong trào Thơ Mới với những bài thơ mang theo nỗi buồn và tình yêu quê hương.

C2:

- Làng làm nghề chài lưới là chính ; Sống ở vùng biển

- Lời giới thiệu đậm chất quê hương, giới thiệu rõ nét về quê hương nơi tác giả sống

C3:

- Vùng quê của tác giả Tế Hanh là một vùng quê ven biển, với cái nghề ''chài lưới”

- Tác giả sử dụng cách gọi thân thuộc, bình dị và mộc mạc khiến người đọc như hòa tan với một làng biển mặn mà, bên cạnh đó, còn giúp cho tác giả thể hiện sự yêu thương và tự hào của mình đối với ''làng tôi''

- Vùng quê của tác giả trông rất thanh bình và yên ả, tác giả giới thiệu khung cảnh xung quanh với người đọc, ngụ ý như kêu gọi những người khách du lịch.

- ''Nước bao vây'', ''Cách biển nửa ngày sông'' Khó có thể hiểu được làm sao tác giả có thể đo lường được mức độ và vị trí của nó. Từ đó cho thấy, quê hương của tác giả rất đẹp và dân giã.

C4: 

Nơi tác giả gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình lại chính là đoạn thơ đoàn thuyền chài lại ra khơi. Lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá là một hình ảnh thơ lãng mạn. Nhờ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Hình ảnh đó chưa phải là tất cả, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" với biện pháp so sánh, ẩn dụ - cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tình yêu Tế Hanh dành cho quê hương sâu đậm đến nhường nào mà có thể gợi lên được vẻ đẹp một làng chài ven biên tha thiết, sinh động đến thế? Và Tế Hanh thật tài tình khi làm cho đoạn thơ toát lên khí thế hăng say, mạnh nẽ, người ra khơi được hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm tương trợ nên mang niềm vui, niềm hãnh diện, cũng cố căng mình lên để thâu góp gió đủ sức đưa con thuyền ra khơi và mang thắng lợi trở về như mong muốn.

22 tháng 4 2023

Ngữ văn - Lớp 8 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Tam đại con gà Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ...
Đọc tiếp

Ngữ văn - Lớp 8 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Tam đại con gà Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm. Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba. Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: – Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì… Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: – Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”? Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: – Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là “gà” nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia. Chủ nhà càng không hiểu, hỏi: – Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao? – Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà! ( SGK Ngữ văn 10, Trang 78-79, Tập I, NXBGD 2006) Câu 1.Truyện “Tam đại con gà” thuộc thể loại nào? A. Truyện cười. B. Truyện đồng thoại. C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 4. Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì? A. Mua vui, giải trí. B. Phê phán sự coi thường của người cha đối với thầy đồ. C. Phê phán thói hư, tật xấu của thầy đồ xưa. D. Phê phán thói dốt nát và sĩ diện hão của ông thầy đồ xưa. Câu 5. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “thổ công”? A. Vị thần trông coi về sự sống. B. Vị thần trông coi việc bếp núc trong gia đình. C. Vị thần trông coi nhà cửa, đất cát gia đình. D. Vị thần se duyên đôi lứa. Câu 6. Em có nhận xét gì về những điều ông thầy đã làm trong truyện “Tam đại con gà”? A. Đây là những hành động thể hiện sự khôn lỏi. B. Đây là những hành động phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ. C. Đây là những hành động thể hiện sự liều lĩnh của thầy đồ. D. Đây là những hành động trái với tự nhiên, không thể có trong công việc dạy học của một người thầy đích thực. Câu 7. Chi tiết thầy đồ bảo học trò đọc khẽ câu “Dủ dỉ là con dù dì” có ý nghĩa gì? A. Có ý che giấu, không để người khác học lỏm. B. Thể hiện sự ngụy biện, chống chế cho sai lầm của mình. C. Thể hiện sự dốt nát, mê tín của thầy đồ. D. Đây là biểu hiện cho sự thận trọng muốn che giấu cái dốt của mình. Câu 8.Thầy đồ trong câu chuyện là người như thế nào? A. Là một học trò dốt nhưng hay nói chữ, mê tín dị đoan. B. Là một người học rộng, tài cao. C. Là người yêu quý trẻ con. D. Là người rất ham học hỏi. Câu 9. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên. Câu 10. Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?

0
5 tháng 12 2021

TK

- Qua lời ru của mẹ, con thấu hiểu được những sự vất vả, hy sinh của mẹ để con có cuộc đời bình yên và hạnh phúc qua đó thể hiện lòng biết ơn công lao nuôi dưỡng của con với mẹ.

5 tháng 12 2021

Mình cảm ơn 🙂

Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi                                      Chiến thắng thứ hai Kenneth là một học sinh lớp 6. Cậu rất vui và hồi hộp khi được chọn tham dự ngày hội thao của trường. Cậu bé đã vượt qua các bạn và về nhất trong lần thi chạy đầu tiên Phần thưởng là dải ruy băng choàng chéo vai và sự hoan hộ của khán giả khiến cậu rất hãnh...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

                                      Chiến thắng thứ hai

 Kenneth là một học sinh lớp 6. Cậu rất vui và hồi hộp khi được chọn tham dự ngày hội thao của trường. Cậu bé đã vượt qua các bạn và về nhất trong lần thi chạy đầu tiên Phần thưởng là dải ruy băng choàng chéo vai và sự hoan hộ của khán giả khiến cậu rất hãnh diện — với bố mẹ và với các bạn cùng lớp. Cậu bé tiếp tục thi lần chạy thứ hai. Ngay khi gần đến đích, chỉ cần thêm vài bước nữa thì Kenneth sẽ lại là người chiến thắng, nhưng cậu bé bỗng chạy chậm lại và bước ra khỏi đường đua. Bố mẹ cậu vô cùng thắc mắc: Tại sao con lại làm như vậy, Kenneth? Nếu con tiếp tục chạy, chắc chắn con sẽ giành chiến thắng nữa đẩy. Kenneth ngược đôi mặt trong veo nhìn bố mẹ và trả lời: Nhưng, mẹ ơi, con đã có một dải ruy băng rồi, còn bạn Bill lại chưa có.

                                               ( Hạt giống tâm hồn, tập 4)

 a: Phương thức biểu đạt chính?

 b: Xác định hành động nói trong câu:” Nhưng, mẹ ơi, con đã có một dải ruy răng rồi, còn bạn Bill thì chưa có.”

c: Vì sao ngay khi gần tới đích, sắp là người chiến thắng, cậu bé Kenneth bỗng chọn chậm lại và bước ra khỏi đường đua trước sự ngạc nhiên của bộ mẹ?  

d: Nêu nội dung văn bản trên

 

0
16 tháng 5 2018

a, Văn bản trên là văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn

- Thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“ Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có

 

một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này...

Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.

Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển chết!”

a.   Xác định PTBĐ chính của VB trên.

b.  Khái quát nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn.

c.   Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm.

0
1 tháng 4 2019

Bài văn trên bố cục 3 phần:

- Mở bài: tác giả đòi hỏi việc cân nhắc ăn mặc trong cộng đồng xã hội

- Thân bài: Tác giả bàn đến vấn đề phải ăn mặc sao cho hợp văn hóa, đạo đức, hợp với môi trường

- Kết bài: Rút nhận định về trang phục đẹp

- Hai luận điểm chính của văn bản:

   + Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh chung, thích hợp từng công việc, hoàn cảnh

   + Ăn mặc phù hợp với đạo đức, giản dị, hòa mình với cộng đồng

Các luận điểm trên được diễn đạt bằng phép lập luận phân tích

- Những biểu hiện "quy tắc ngầm" trong cách ăn mặc, tác giả kết lại vấn đề bằng phương thức lập luận tổng hợp: “Thế mới biết trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp

I/Đọc hiểu                                                                                                                                                                     Đọc hiểu văn bản và trả lời câu hỏi:  "Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết...
Đọc tiếp

I/Đọc hiểu                                                                                                                                                                     Đọc hiểu văn bản và trả lời câu hỏi:  "Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay và Bác ta đặt cho một số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!"                                                                                                                                                     
                   Câu 1: Nêu nội dung chính thể hiện trong đoạn văn trên                                                                            
                   Câu 2: Xác định phép liệt kê có trong đoạn văn và nêu công dụng của chúng                           
                   Câu 3: Đặt 1 câu có sử dụng phép liệt kê và gạch chân phép liệt kê đó                                         
                  II/ Tạo lập văn bản:                                                                                                                     
                  Câu 1: Hãy viết đoạn văn(7-9 câu) nêu lên suy nghĩ của em về sự cần thiết của đức tính giản dị trong giới học sinh hiện nay                                                                                                                                                             
                  Câu 2: Tục ngữ có câu "Thương người như thể thương thân" em hãy viết một bài văn giải thích câu tục ngữ ấy

0