K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2024

"Chiếc bánh mì cháy" là một trong những câu chuyện ngắn về tình cảm gia đình sâu sắc và cảm động nhất mà tôi từng đọc. Nhân vật người cha trong câu chuyện, với những hành động và lời nói của mình, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Ông là hình mẫu của một người cha mẫu mực, một người chồng yêu thương và là một người đàn ông gia đình đáng để mọi người học hỏi. Như tên gọi của câu chuyện, "Chiếc bánh mì cháy" chính là yếu tố khởi nguồn của câu chuyện. Câu chuyện bắt đầu khi nhân vật "tôi" còn là một đứa trẻ khoảng 8-9 tuổi. Mặc dù mẹ thỉnh thoảng nướng bánh mì cháy, nhưng hôm ấy bánh mì cháy đến mức gần như thành than. Mẹ cảm thấy rất áy náy và xin lỗi cả gia đình vì sự bất cẩn này. Sau khi lưỡng lự xem có ai ăn bánh mì không, nhân vật "tôi" chứng kiến bố mình ăn những lát bánh mì cháy một cách ngon lành và nói với mẹ rằng ông rất thích món bánh mì cháy đó. Vào tối hôm đó, trước khi đi ngủ, nhân vật "tôi" đã hỏi bố liệu ông thật sự thích bánh mì cháy hay không. Câu hỏi này đã mở ra một bài học quý giá mà nhân vật "tôi" vẫn nhớ mãi đến giờ. Nhân vật người cha trong câu chuyện là hình mẫu của một người bố yêu thương và ân cần. Khi con hỏi liệu ông có thật sự thích bánh mì cháy không, ông đã dùng những lời nói nhẹ nhàng nhưng thấm thía để dạy cho con một bài học quan trọng. Ông giải thích rằng một lát bánh mì cháy không thể gây hại cho ai, nhưng những lời nói có thể gây tổn thương sâu sắc cho thể xác và tâm hồn con người. Vì vậy, người xưa thường nói: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Mẹ đã vất vả suốt cả ngày và khi về nhà vẫn phải chuẩn bị bữa tối cho gia đình. Bánh mì cháy không phải là cố ý mà chỉ là sự vô tình, và mẹ đã xin lỗi rồi. Do đó, chúng ta nên động viên và an ủi mẹ thay vì trách móc, bởi vì cuộc sống không ai hoàn hảo, và mỗi người đều có thể mắc lỗi. Nếu cứ tiếp tục nhắc lại lỗi lầm của người khác, họ sẽ cảm thấy bị tổn thương và không thể sửa chữa lỗi lầm. Không chỉ là người cha mẫu mực, ông còn là một người chồng yêu thương và thông cảm với vợ. Ông biết chia sẻ và an ủi khi vợ phạm lỗi. Một câu nói đơn giản như: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà” đã xua tan nỗi áy náy trong lòng người vợ. Mặc dù bánh mì không ngon, nhưng lời động viên của người chồng có thể làm cho bữa ăn trở nên ngon hơn rất nhiều. Nhân vật người con và người vợ dù không phải là nhân vật chính của câu chuyện, nhưng họ cũng đóng vai trò quan trọng. Sự ân cần và chăm sóc của mẹ, dù mệt mỏi sau một ngày làm việc, và sự hối lỗi khi làm bánh mì cháy cho thấy bà là một người mẹ, người vợ tuyệt vời. Người con, dù còn nhỏ tuổi, nhưng đã hiểu chuyện và biết lắng nghe những lời cha dạy. Điều này cho thấy đây là một gia đình tuyệt vời và là tấm gương sáng để nhiều người học tập. Mặc dù câu chuyện chỉ là một mẩu chuyện ngắn, nhưng nó mang đến những thông điệp và ý nghĩa sâu sắc. Từ câu chuyện, tôi rút ra được nhiều bài học quý giá. Đầu tiên là cách đối diện với lỗi lầm của con người. Ai trong cuộc đời cũng sẽ mắc sai lầm, dù lớn hay nhỏ, nhiều hay ít. Tuy nhiên, nếu biết hối lỗi và xin lỗi, chúng ta nên thông cảm và động viên người khác. Một câu nói tưởng chừng như vô hại có thể gây tổn thương nghiêm trọng về thể xác và tinh thần. Có những lời nói khiến con người không thể chịu đựng và phải chọn cách rời xa thế giới này vì không chịu nổi. Vậy nên, khi người khác mắc lỗi, thay vì đay nghiến và trách móc, chúng ta nên an ủi và động viên họ. Cuộc đời ngắn ngủi và đầy bất trắc, nếu không cư xử tốt với những người yêu thương, chúng ta sẽ phải hối tiếc khi quá muộn. "Chiếc bánh mì cháy" là một câu chuyện ngắn nhưng mang đến những bài học vô giá. Đây là một câu chuyện đáng để suy ngẫm, với nhân vật người cha là hình mẫu sáng giá và là tấm gương để mọi người noi theo.

đây

Miếng bánh mì cháy            (1) Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất...
Đọc tiếp

Miếng bánh mì cháy

            (1) Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”.

(2)  Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói: “Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”.

(3) Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”.

                                                                              (Nguồn: Quà tặng cuộc sống)

Từ nội dung văn bản trên, hãy viết một đoạn văn hoặc bài văn nghị luận ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc học cách chấp nhận sai sót của người khác.

0
12 tháng 3 2022

Tham khảo cách làm nha:

Mở bài :

Trong văn học Việt Nam và thế giới, các nhà văn, nhà thơ đã dành không ít bút lực để ca ngợi người mẹ – tình mẹ.

Song trong thực tế, nếu “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình” thì “Tình cha ấm áp như vầng thái dương’. Tình yêu thương của cha đối với con cũng không kém phần người mẹ.

Hình tượng lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao và hình tượng ông Sáu – người cha – người chiến sĩ cách mạng trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng đẹp về tình cha.

Thân bài. Cần đạt được các nội dung sau:

Tình cảnh bi thương và phẩm chất của lão Hạc

Lão Hạc là người nông dân nghèo, tình cảnh của lão thật bi thương. Vợ lão chết sớm, vì quá nghèo lão không có tiền cưới vợ cho con. Con lão phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su, bỏ lại lão ở nhà cô đơn cùng con chó vàng. Lão bị ốm nặng, làng mất vé sợi, cơn bão đi qua phá hoại hết hoa màu, tuổi già sức yếu chẳng ai muốn thuê lão làm việc nữa. Lão đành bán con chó yêu quý của mình rồi ăn củ khoai, củ ráy, rau má, bữa trai bữa ốc qua ngày, tới khi không còn một cái gì ăn nữa thì lão ăn bả chó tự tử. Cái chết của lão thật đau đớn thê thảm, thương tâm.

Tình cảnh của lão thật bi thương nhưng phẩm chất của lão vô cùng cao quý. Lão 

.. thương con, lão khóc và day dứt vì không có tiền cưới vợ cho con để nó phải bỏ làng đi làm ăn xa. Lão ở nhà sức tàn lực kiệt nhưng vẫn bòn vườn, cóp dành tiền cho con để nó về cưới vợ và có chút vốn làm ăn. Lão chịu đói khố chứ không tiêu vào số tiền dành dụm, quyết sinh để lại mảnh vườn cho con chứ nhất định không chịu bán.

Trước khi chết, lão gửi lại ông giáo 30 đồng bạc để lo ma chay cho mình, gửi lại mảnh vườn nhờ ông giáo trông nom cho con khi nó trở về.

=> Lão Hạc là một người cha tốt, người cha rất mực thương con, hi sinh hết lòng vì con. Dù lâm vào cảnh cùng quẫn nhưng lão vẫn giữ mình trong sạch “đói cho sạnh, rách cho thơm”, không làm việc xấu xa như Binh Tư đã nghĩ. Phẩm chất của lão thật cao quý, đáng trọng.

Cảnh ngộ éo le của ông Sáu và tình yêu thương con của ông

Đất nước lâm vào cảnh chiến tranh, ông Sáu cũng như bao người chiến sĩ cách mạng khác phải lìa xa vợ con, gia đình, quê hương đi chiến đấu, bảo vệ nền hòa bình cho đất nước. Chín năm kháng chiến trường kì và đằng đẵng xa con, ông khổ sở, mong mỏi đến nôn nao cái phút giây được gặp lại con, được ôm con vào lòng cho thỏa niềm thương nhớ. Song thật trớ trêu! Cái giờ khắc nhìn thấy con, ông càng vồ vập, cuống quýt bao nhiêu thì đứa con lại lảng tránh, chối bỏ ông bấy nhiêu! Nguyên nhân là do chiến tranh đã để lại di chứng vết thẹo trên gương mặt ông, đã làm cho con không nhận ra cha.

Xót xa khi con nhận ra cha, cất tiếng gọi ba thì cũng là lúc cha con vĩnh viễn xa nhau. Người cha thân yêu ấy đã mang theo vào chiến trường một mong ước của con: “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba”.

Ờ chiến trường, ông dồn tâm huyết để làm cho con một cây lược. Khi kiếm được khúc ngà, mặt ông “‘hớn hở như đứa trẻ được quà”, những lúc rỗi, ông “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc’. Khi chiếc lược đã hoàn thành, ông tỉ mẩn gò 

công khắc từng nót: ‘Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Nâng niu, trân trọng như một vật báu, ông thường xuyên “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng mượt”. Có người nói: lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân sáng tạo. Sáng tạo một tác phẩm thiêng liêng, cao quý duy nhất về tình cha con. Vì thế, cây lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, đơn sơ mà thật kì diệu.

Đáng tiếc, kỉ vật thiêng liêng ấy chưa kịp trao cho con thì ông Sáu đã hi sinh. Tàn lực cuối cùng ông dồn lên đôi mắt và đưa tay vào túi, móc cây lược ra đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết nhất, như muốn nói, như muốn chuyển giao sự sống, chuyển giao ước nguyện cuối cùng của người cha cho người đồng chí: hãy tiếp tục làm tròn bổn phận của một người cha, hãy gìn giữ mãi tình cha con ruột thịt. Ông Sáu đã hi sinh, nhưng tình cha con không bao giờ chết. Chiến tranh khốc liệt có thể cướp đi thể xác, nhưng không thể cướp đi tình cha con cao quý, sâu nặng. Nó sẽ sống mãi trong chiếc lược ngà mà ông đã kì công làm cho con.

12 tháng 3 2022

Sự giống và khác nhau giữa hai người cha

Lão Hạc thuộc tầng lớp nông dân cố cùng sống trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Lão tiêu biểu cho số phận người nông dân khốn cùng trước Cách mạng tháng Tám. Cha con phải xa lìa nhau là do đói nghèo, do xã hội thực dân nửa phong kiến dã man tàn bạo, áp bức, bóc lột khiến cho đời sống của họ lâm vào bước đường cùng.

Còn ông Sáu, cha con phải xa lìa nhau, không nhận ra nhau là do chiến tranh. Tội ác của chiến tranh đã gây bao đau thương tang tóc cho mỗi gia đình Việt Nam. Ông Sáu là người chiến sĩ trung thành với cách mạng, gắn bó vói quê hương, đồng chí, đồng đội, thương yêu con nhưng vì nghĩa lớn phải ra đi và bị hi sinh.

Hai người cha, hai thời đại, hai cảnh ngộ khác nhau nhưng họ có chung một phẩm chất: yêu thương con nhất mực. Lão Hạc quyên sinh để dành lại mảnh vườn cho 

con. Ông Sáu dồn tình yêu thương vào việc làm chiếc lược ngà. Trong cảnh ngộ, tình cha con càng được tỏa sáng, thiêng liêng và cao quý.

Kết bài

Thành công của hai tác phẩm là xây dựng được hình tượng những người cha mẫu mực. Trong mỗi tình cảnh éo le, tình cha con càng thắm thiết, sâu nặng, để lại trong lòng người đọc những xúc động sâu xa, những giá trị nhân bản đẹp đẽ, cao cả, thiêng liêng biết mấy.

22 tháng 7 2020

Lan có một số quả cam,nếu Lan chia cho 5 bạn mỗi bạn có 7 quả.Hỏi lúc đầu Lan có bao nhiêu quả cam?

24 tháng 7 2020

kho qua !

Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường  của chúng và lên tiếng hay không. Nhưng...
Đọc tiếp

Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường  của chúng và lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
          Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “ Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”
          Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói: “ Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thật sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”
          Rồi ông nói tiếp: “ Con biết đó cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc chẳng hạn như cha chẳng nhớ  ngày sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác”.
          Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khóa quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ.
          Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con và hãy cảm thông  những người chưa làm được điều đó.
                                                                      ( nguồn từ : quà tặng cuộc sống )
1 . Đặt nhan đề phù hợp cho văn bản .
2 . xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản .
3 . chỉ ra cụm từ trong câu văn sau và phân tích cấu tạo của các cụm từ đó : " Một buổi tối nọ , mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi "
4 . theo người cha " chìa khóa quan trọng nhất để tạo nê một mối quan hệ lành mạnh , trưởng thành và bền vững " là gì ? 
5 . em hiểu như thế nào về lời của người cha : " một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ , nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác ko ? những lời chê bai , trách móc cay nghiệt đấy " .
6 . thông điệp mà văn bản muốn gửi đến chúng ta là gì ? thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với em ?
làm ơn hãy giúp tôi đi nha !

3
30 tháng 12 2021

người kể chuyện bất hiếu

bố gọi bằng ông

mẹ gọi bằng bàucche

30 tháng 12 2021

bắt bẻ vậy my bro!

   Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không....
Đọc tiếp

   Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: "Em à, anh thích bánh mì cháy mà."

      Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói: "Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy." Rồi ông nói tiếp: "Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.

Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủ để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó."         (In- tơ-nét)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Đặt nhan đề cho văn bản.

Câu 3: Theo người cha điều gì thực sự gây tổn thươngcho người khác

Câu 4:  Bài học rút ra sau khi đọc văn bản?

nhớ trả lời hết nha

1
15 tháng 3 2022

Câu 1;

-Phương thức biểu đạt:Tự sự

Câu 2:

Nhan đề:Những lát bánh mì cháy

Câu 3:

Theo người cha,thứ gây tổn thương cho người khác là nhừng lời chê bai trách móc cay nghiệt

Câu 4:

Bài học em rút ra được là:Hãy cảm thông cho những người sai sót để họ được sửa lỗi

Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay...
Đọc tiếp

Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay không.Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”. Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói: “Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”. Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”. Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói: “Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”. Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”.1652705736_628249c866952.jpg

2
16 tháng 5 2022

-Em thích nhất chi tiết này trong bài văn: "Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”.

-Vì những lời chê bai, trách móc sẽ để lại những tổn thương rất lớn cho con người, vì vậy, hãy tha thứ cho nhau khi có thể. Không ai là hoàn hảo, vì vậy hãy nhìn vào ưu điểm của người đó thay vì đánh giá những lỗi lầm hoặc sai sót nhỏ.

 

16 tháng 5 2022

Em thích nhất chi tiết "Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó"

Vì trong cuộc sống , chúng ta có thể gặp được nhiều người có tấm lòng nhân ái.Họ sẵn sàng mở lòng giúp đỡ chúng ta.Nên , để bù đắp cho sự tốt bụng đó của họ thì chúng ta cần yêu quý những người cư xử tốt với chúng ta, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.Cuộc đời không phải là dài vô tận , nó rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu

18 tháng 4 2023

Trong câu chuyện "Bó đũa" của nhà văn Nam Cao, người cha là một nhân vật rất đặc biệt và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

Đầu tiên, người cha được miêu tả là một người đàn ông già, có mái tóc bạc phủ đầu và gương mặt trầm tư. Ông ta là một người nông dân chân chính, sống trong cảnh nghèo khó và luôn phải lao động vất vả để nuôi gia đình. Tuy nhiên, người cha lại rất yêu thương con cái và luôn muốn chăm sóc cho họ tốt nhất có thể.

Thứ hai, người cha còn là một người rất thông minh và tài giỏi. Trong câu chuyện, ông ta đã sử dụng một chiếc bó đũa để giúp con trai mình học tập và trở thành một học sinh giỏi. Ông ta đã biết cách sử dụng những vật dụng xung quanh mình để giúp đỡ con trai mình, thể hiện sự thông minh và sáng tạo của một người cha.

Cuối cùng, người cha còn là một người rất kiên nhẫn và quyết tâm. Dù cho con trai mình có bị lười học và không chịu nghe lời, ông ta vẫn không bỏ cuộc và luôn cố gắng tìm cách để giúp đỡ con trai mình. Thái độ kiên nhẫn và quyết tâm của người cha đã giúp con trai mình vượt qua khó khăn và trở thành một học sinh giỏi.

Tóm lại, người cha trong câu chuyện "Bó đũa" là một người đàn ông già, thông minh, yêu thương con cái và có thái độ kiên nhẫn, quyết tâm. Nhân vật này đã truyền tải cho người đọc thông điệp về tình cha con và sự quan tâm, chăm sóc của cha đối với con cái.

8 tháng 1 2023

Bạn tham khảo :

I. Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật người cha - tía nuôi của cậu bé An

1. Mở đoạn:
Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích và nhân vật.
- Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
2. Thân đoạn:
- Hoàn cảnh:
+ Hai cha con đang nghỉ ngơi dưới gốc cây tràm sau khi lấy mật đầy hai thùng sắt.
+ Bỗng có tiếng máy bay của quân Pháp trên bầu trời.
- Đặc điểm của nhân vật người cha: tràn ngập tình yêu thương đối với con.
+ Nghe tiếng bom dội xuống rừng, ông ra sức bảo vệ con.
+ Nhanh chóng cùng An chạy thoát thân trước cuộc tàn sát của quân thù.
- Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Xây dựng nhân vật thông qua lời nói và hành động cụ thể.
+ Sử dụng ngôn ngữ địa phương nhằm nhấn mạnh vào sự chất phác của người nông dân miền Tây.
- Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật:
+ Thông qua nhân vật người tía, tác giả muốn thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca tình cảm gia đình thiêng liêng, gắn kết.
3. Kết đoạn:
- Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

8 tháng 1 2023

Bạn tham khảo :

Mỗi lần đọc đoạn trích "Rừng cháy", em không khỏi xúc động trước vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật người tía nuôi. Nếu trong "Đi lấy mật", ông hiện lên với vẻ ngoài khỏe khoắn của người nông dân chuyên đi rừng thì ở đoạn trích này, ông lại là người cha thương con vô bờ. Để làm nổi bật điều đó, tác giả đặt ông vào tình thế hiểm nghèo, đầy rẫy rủi ro. Hai cha con đang nghỉ chân dưới gốc cây tràm sau khi lấy mật thì nghe thấy tiếng động cơ gào rú. Âm thanh tĩnh lặng của rừng núi đại ngàn bị phá vỡ bởi tiếng máy bay. Ở trong hoàn cảnh đó, tình cảm ông dành cho bé An đã trở thành điểm tựa giúp hai cha con vượt qua được sự càn quét của kẻ địch. Để tránh khỏi làn đạn đang nã xuống rừng, ông nhanh trí đẩy con nằm gí xuống cỏ. Ông hành động vô cùng thận trọng và bình tĩnh, nhắc con không được ngóc đầu. Ông liên tục cập nhật tình hình bằng những câu "Nó thả cái gì đen đen xuống kia.", "Giặc đốt rừng, con ơi!". Hai chữ "nghe con" chan chứa biết bao nhiêu tình thương. Nhìn thấy An tiếc thùng mật lấy được, ông quát lớn "Chạy thoát thân đã!". Bằng cách xây dựng nhân vật qua lời nói và hành động cụ thể, nhà văn đã đem đến cho người đọc cảm nhận về sự nhân hậu, can trường của người tía nuôi. Chính tình yêu thương chân thành đã giúp con người vượt qua được những hiểm nguy. Từ ngữ địa phương cũng góp phần khắc họa sự chất phác, hồn hậu của người nông dân miền Tây. Thông qua nhân vật người tía, tác giả bày tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca tình cảm gia đình thiêng liêng.