K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2024

thì cứ vt thể hiện tình cảm. cảm xúc của mik vs mẹ thôi ạa

30 tháng 12 2024
Bài văn cảm xúc về mẹ - mẫu 1

“- Mẹ ơi, hình như có con dế

Luôn ẩn sau những góc nhìn của con

Mở ra là con ngay lập tức nhận ra

Con thương mẹ như con dế

Những câu thơ trong bài “Con yêu mẹ” của Xuân Quỳnh vẫn tràn đầy tình cảm, sự ngây thơ, vẻ đáng yêu, cho thấy tình yêu con dành cho mẹ rất sâu sắc. Ai ai cũng ao ước có được tình yêu thương đó từ mẹ.

Mẹ với tôi không chỉ là người mẹ mà còn là một người bạn đồng hành, một người thầy dạy tôi biết yêu thương, biết quan tâm đến mọi người xung quanh. Mẹ có một vẻ ngoài mảnh mai, dịu dàng, nhưng sức mạnh của mẹ lại to lớn, khiến tôi cảm thấy an tâm và yên bình mỗi khi ở bên cạnh mẹ.

Mẹ vẫn thức dậy sớm mỗi ngày, ra đồng làm việc vất vả để nuôi tôi lớn. Dù cuộc sống có gian khó, mẹ vẫn luôn lạc quan, vui vẻ và yêu thương tôi hết mực. Tôi mãi mãi biết ơn công lao của mẹ.

Mẹ là người phụ nữ kiên cường, biết cách vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Mẹ dạy cho tôi biết sống kiên nhẫn, kiên định và luôn giữ vững niềm tin vào cuộc sống.

Tình cảm mẹ dành cho con vô bờ bến, vô điều kiện. Đó chính là nguồn động viên, sức mạnh lớn lao giúp con vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Bài văn này diễn đạt một cách chân thành về tình cảm con dành cho mẹ, về sự quý trọng và biết ơn mẹ. Đồng thời, nó cũng là lời cam kết của con với mẹ, rằng con sẽ luôn cố gắng học tập, trưởng thành và làm mẹ tự hào.

I. Khai bút

Dẫn dắt, giới thiệu về hình ảnh của người mẹ.

II. Nội dung chính

1. Sự đặc biệt của người mẹ

- Thông tin về tuổi tác và nghề nghiệp của người mẹ.

- Sự mô tả về ngoại hình và tính cách của người mẹ.

2. Vai trò quan trọng của người mẹ

- Mẹ là nguồn động viên không ngừng của mỗi con người.

- Mẹ là điểm tựa vững chắc trong tâm hồn của mỗi người.

- Tình thương của mẹ là nguồn năng lượng bất tận cho mỗi con người.

3. Những kỷ niệm và tình cảm đặc biệt dành cho mẹ

- Kỷ niệm đáng nhớ về những lần mẹ chăm sóc khi con ốm; Những kí ức về việc nói dối mẹ để đi chơi...

- Tình cảm chân thành, sâu sắc như tình yêu, sự kính trọng, lòng tự hào...

III. Kết luận

Khẳng định lại tình cảm sâu nặng dành cho người mẹ.

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

18 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,…..Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chảng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngả xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.Họ thản nhiên vô phép, đối xử bạt đãi với gia đình, với thầy cô, đặc biệt là cha mẹ. Trong cuộc sống hôm nay có bao nhiêu những hành vi, tình trạng những giới trẻ cư xử không đúng đắn như: hành hạ, đánh đập,…. một cách tàn nhẫn với thầy cô - những người chắp cho ta đôi cánh kiến thức, rồi cha mẹ - những người có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.

6 tháng 11 2021

Ủa bạn đang trả lời mà, sao lại gõ vào chỗ hỏi

1 tháng 12 2021

cảm xúc là : ....................

1 tháng 12 2021

Vấn đề cần nghị luận là "Tình yêu thương trong gia đình" 
Cảm xúc là Tình yêu thương trong gia đình nguồn động lực lớn lao, giúp chúng ta vững bước trên con đường đời, là chỗ dựa vững chắc giúp ta thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. Sức mạnh to lớn của tình cảm gia đình ấy sẽ chắp cho ta đôi cánh vươn đến những ước mơ, khát vọng lớn lao.

 Viết đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) nêu cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi- Cảm xúc chung của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi - Cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của...
Đọc tiếp

 Viết đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) nêu cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

- Cảm xúc chung của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” của tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

- Cảm nhận của em về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho En-ri-cô trong văn bản.

+ Tình yêu thương (Thức suốt đêm, quằn quại vì lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con)

+ Sự hi sinh (Sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con)

- Liên hệ bản thân ?

 

HS lưu ý: Trên đây là gợi ý viết đoạn văn. Các em thêm lời văn của mình và diễn đạt đúng theo hình thức của một đoạn văn.

0

tham khảo nha:

    Mẹ của En-ri-cô có tình yêu thương con sâu sắc, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” bà cũng giống như bao bà mẹ khác, luôn quan tâm, săn sóc và hết mình vì con. Thậm chí bà còn có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để “tránh cho con một giờ đau đớn” hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” càng làm nổi bật rõ hơn sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý của mình. Không chỉ yêu thương con, mẹ còn có vị trí vô cùng quan trọng với con. Mẹ là điểm tựa, là sự cưu mang, che chở trong suốt cuộc đời con: “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”, dù có khôn lớn trưởng thành thì cũng sẽ cảm thấy yếu đuối nếu không có mẹ ở bên che chở. Nỗi bất hạnh, đau đớn nhất đối với con là không còn mẹ: “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Bằng những lời lẽ vừa tha thiết, xúc động vừa nghiêm khắc, cảnh tỉnh người cha đã cho thấy vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi con người và “thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”. Văn bản đã cho thấy chân dung của một người mẹ có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng mà thầm lặng và vị tha. Qua hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, ta càng thấy yêu mẹ hơn vì tình yêu thương vô bờ bến của người dành cho ta. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải yêu quý, kính trọng cha mẹ, cố gắng thành người để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục lớn lao của cha mẹ đối với mình.

Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Với riêng tôi cũng vậy, mẹ là người mà tôi gắn bó nhất và yêu thương nhất.

Năm nay mẹ tôi đã ngoài bốn mươi tuổi. Chính vì vậy, mọi dấu vết của thời gian dường như đã in hằn lên khuôn mặt của mẹ. Khuôn mặt tròn trịa phúc hậu. Nước da không còn trắng hồng như trước, mà đã điểm những nốt tàn nhang. Dáng người mẹ khá đầy đặn. Đôi bàn tay nhiều vết chai sần vì những ngày làm việc vất vả để dành những điều tốt nhất cho chị em chúng tôi.

Mẹ tôi là một bác sĩ của một bệnh viện trong thành phố nên công việc hàng ngày rất bận rộn. Có những lúc mẹ phải ở lại bệnh viện suốt đêm khi có quá nhiều bệnh nhân cần chữa trị. Tôi thương mẹ nên vào thời gian rảnh rỗi, tôi thường phụ giúp mẹ những công việc trong gia đình như nấu cơm, rửa bát, giặt giũ quần áo… Tuy công việc bận rộn như vậy, nhưng những buổi tối không phải trực ở bệnh viện, mẹ vẫn dành thời gian về nhà để nấu cơm cho cả gia đình. Đối với mẹ, bữa tối chính là lúc cả gia đình cùng nhau trò chuyện sau một ngày làm việc hay học tập vất vả. Nhưng lúc ấy, có lẽ là khoảng thời gian vui vẻ nhất khi cả nhà được quây quần bên nhau, ăn bữa cơm ngon lành do mẹ nấu và trò chuyện. Tôi cảm thấy mẹ là một người phụ nữ thật thần kỳ, vừa có thể làm tốt nhiệm vụ của một người bác sĩ, vừa có thể làm tốt nhiệm vụ của một người vợ người mẹ.

Tôi vẫn còn nhớ như in kỷ niệm khi còn thơ bé. Hồi ấy, dù là con gái nhưng tôi lại rất nghịch ngợm. Năm lớp năm, tôi thường tham gia cùng các bạn con trai vào những trò nghịch phá. Một lần, trong lúc cùng các bạn trèo lên cây ổi để hái trộm ổi, tôi đã bị ngã. Hậu quả là tôi đã bị gãy chân, phải bó bột và nằm yên một chỗ suốt một tháng liền. Khi được cô giáo thông báo rằng tôi xảy ra chuyện, mọi người trong gia đình đều vô cùng lo lắng, nhanh chóng đến bệnh viện thăm tôi. Nhưng tôi biết, mẹ là người lo lắng nhất. Bố nói rằng mẹ đã nhờ các cô chú ở trong bệnh viện giúp đỡ mọi công việc, để giành thời gian ở chăm sóc cho tôi. Nghe vậy, tôi cảm thấy rất xúc động và vô cùng có lỗi. Sau khi được tháo bột để trở về nhà, tôi đã chạy đến bên mẹ và nói với mẹ rằng tôi yêu mẹ rất nhiều.

Sau kỷ niệm lần đó, tôi dường như trưởng thành hơn. Tôi đã biết giúp đỡ mẹ những công việc vặt trong gia đình. Cũng trở nên ngoan ngoãn hơn, chịu khó học tập hơn. Tôi cũng hiểu được rằng, cho dù có thế nào. Mẹ cũng luôn bao dung và yêu thương tôi vô điều kiện.

Gia đình là hai tiếng gọi thật thiêng liêng. Thật hạnh phúc khi tôi được sống trong một gia đình hoàn chỉnh, có được tình yêu thương từ những người thân, đặc biệt nhất là tình yêu của mẹ. Sâu thẳm trong trái tim mình, tôi luôn dành cho mẹ lòng yêu thương, sự kính trọng nhất

"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào

Tình mẹ thiết tha như dòng suối hiền ngọt ngào..." 

Mẹ! Chỉ một tiếng gọi thân thương ấy thôi mà khiến bao trái tim thổn thức cả cuộc đời. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chính là người thân yêu, gần gũi nhất với em trong gia đình.

Trong kí ức thơ ngây của đứa trẻ mười hai tuổi, hình ảnh mẹ chưa bao giờ nhạt phai. Đã qua rồi cái thời con gái mẹ xinh như thiếu nữ đôi mươi, cả làng bao người dạm hỏi. Cuộc đời tần tảo, dãi nắng dầm mưa đã cướp đi tuổi thanh xuân của mẹ. Mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi. Cha bệnh tật sớm qua đời, gánh nặng gia đình từng ngày đè nặng lên đôi vai gầy của mẹ. Dáng người mẹ cao cao, mong manh mà kiên cường, trước phong ba bão táp số phận, mẹ chưa lần nào gục ngã. Mái tóc dài đã lấm tấm hoa râm ôm lấy khuôn mặt trái xoan nhỏ bé. Mỗi sợi tóc bạc điểm trên mái đầu mẹ và một nếp nhăn nơi khóe mắt là một minh chứng cho đức hi sinh của mẹ. Chỉ mới ở tuổi ngoài bốn mươi, từ mẹ đã toát lên đủ nỗi vất vả, nhọc nhằn của đời người. Nhưng trên khuôn mặt ấy luôn hiện diện ánh mắt đong đầy yêu thương và nụ cười ấm áp của mẹ. Một ánh mắt, một nụ cười có sức mạnh xua tan những bất hạnh, lạnh lẽo âm u của tuổi thơ không trọn vẹn.

Mẹ em là một người nông dân chân chất, hiền lành. Cuộc sống thường ngày của mẹ là bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, làm bạn với ruộng đồng, hoa màu. Đôi bàn tay thô ráp đầy vết chai ngày qua ngày tỉ mỉ và khéo léo chăm bón, lúa và rau củ cứ mơn mởn sức sống. Hình dáng mẹ gánh đòn gánh những buổi chợ sớm như gánh cả cuộc đời chị em em trên vai, giọng nói quan tâm, dặn dò trước lúc ra khỏi cửa và cả mùi bùn ngai ngái theo chân mẹ từ cánh đồng xa là những gì em yêu thương cả cuộc đời. Tà áo vải nâu theo bước chân mẹ, xuôi ngược ngược xuôi, giản dị mà toát lên vẻ đẹp như chiếc áo lụa quý giá.

Mẹ dành trọn yêu thương và niềm quan tâm, sự chăm sóc cho gia đình, cho các con thân yêu. Dù đi sớm về khuya, dù bận rộn rã rời cả ngày dài, mẹ vẫn không bao giờ quên chuẩn bị những bữa cơm ấm lòng, những bộ quần áo mới để chị em em bằng bạn bằng bè. Mỗi lần hai đứa ốm, mẹ túc trực cả đêm không ngủ vì lo lắng cơn sốt sẽ hành hạ chị em em. Mẹ chưa bao giờ yêu cầu em phải học thật giỏi, xếp thứ thật cao, nhưng vẫn cố ý thức cùng em những đêm bài tập chưa hoàn thành và lặng lẽ giấu đi giọt nước mắt hạnh phúc khi em đạt thành tích tốt.

Mẹ là tín ngưỡng thiêng liêng đẹp đẽ nhất cuộc đời này. Mẹ sẵn sàng bao dung tha thứ cho lỗi lầm khờ dại của chúng em. Em vẫn nhớ như in lần mắc khuyết điểm ba năm trước, em nói dối mẹ đi chơi đến tận tối muộn. Mẹ hớt hải lo lắng, tìm kiếm em khắp làng trên xóm dưới. Để rồi khi em xuất hiện ở nhà khi trời đã tối muộn, mẹ vừa đánh em vừa lặng lẽ khóc. Nỗi ân hận xâm chiếm lấn át đi cảm giác đau rát trên da thịt, em ân hận vì đã khiến mẹ buồn.

Tính tình mẹ em hiền lành, tốt bụng, luôn giúp đỡ hàng xóm láng giềng nên mọi người xung quanh ai cũng yêu quý và nể phục mẹ. Ông bà nội ngoại yêu thương và tự hào về mẹ em nhiều lắm. Mẹ là dâu hiền, con ngoan, dù phải chạy đi chạy lại để chăm sóc và lo việc trong nhà, mẹ vẫn chưa một lần than thở. Cuộc sống vất vả, lo toan không làm mất đi niềm lạc quan vào tương lai của mẹ. Mẹ luôn động viên chúng em phải kiên trì, vững tin và cố gắng, ngày mai nhất định sẽ tươi sáng hơn. 

Mẹ là tượng đài bất tử của những yêu thương, của ý chí và nghị lực phi thường trong em. Mẹ là người đồng hành cùng em trong suốt những tháng năm khôn lớn trưởng thành. Từ sâu thẳm trái tim mình, em muốn nói: “Có mẹ là may mắn lớn nhất cuộc đời con. Con sẽ cố gắng sống xứng đáng là con gái của mẹ!”

4 tháng 10 2016
  1. 1.      Mở bài:

-         Giới thiệu nụ cười của mẹ…

-         Cảm nghĩ của em về nụ cười ấy…

Tham khảo: Vẫn biết thế gian có muôn vàn vẻ đẹp nhưng có lẽ đối với tôi, nụ cười của mẹ đẹp nhất trần đời. Bạn sẽ cười khi tôi nói thế, thật sự là không biết tự bao giờ tôi đã yêu nụ cười của mẹ. Mặc dù, mẹ không đẹp như bao người khác nhưng tôi lớn khôn, biết yêu thương, trưởng thành như ngày hôm nay, nụ cười ấy luôn dõi theo từng bước chân, hơi thở...

  1. 2.      Thân bài: viết thành 4 đoạn (kể + tả + biểu cảm)
  • Biểu cảm về những đặc điểm về nụ cười của mẹ:

-         Nụ cười rất có duyên (tả nụ cười: tươi như hoa, lúm đồng tiền, hàm răng trắng ngời, tô điểm thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt xinh xắn, hiền hậu của mẹ…)

-         Bà kể ngày xưa, mẹ không đẹp nhất nhưng nụ cười của mẹ lại làm xao xuyến bao chàng trai, trong đó có bố…

  • Biểu cảm về vai trò của nụ cười ấy đối với gia đình, làng xóm…

-         Giúp gia đình vượt qua khó khăn…nụ cười lạc quan

-         Gắn kết thành viên trong gia đình…nụ cười yêu thương

-         Tạo bầu không khí ấm áp vui tươi…nụ cười tươi vui

-         Bữa ăn dường như ngon hơn…nụ cười trìu mến…

-         Ông bà cảm thấy vui, hài lòng…nụ cười hiếu thảo

-         Tạo mối quan hệ tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm…nụ cười xã giao…

  • Sự gần gũi giữa em và nụ cười của mẹ:

-         Nụ cười nhìn theo em vào lớp trong những ngày đầu…nụ cười quan tâm

-         Khi em buồn, nụ cười của mẹ an ủi- nụ cười chia sẽ…

-         Là nguồn động viên để em vượt qua những khó khăn…

-         Cùng vui với những thành tích em đạt được.. nụ cười đồng điệu

-         Làm sao quên được, lần đầu tiên đứng trên bục lãnh thưởng, nhìn mẹ cười – nụ cười tự hào..

-         Trong suốt quãng thời gian qua, nụ cười ấy luôn song hành cùng em…

  • Biểu cảm trực tiếp:

-         Thích nhất mỗi lúc hai bố con nghịch đùa bên nhau, mẹ mỉm cười, nụ cười hạnh phúc gia đình…

-         Chính vì thế tôi rất sợ những lúc mẹ không cười, thiếu nụ cười ấy tôi cảm thấy…

-         Khi nhớ về mẹ, tôi nhớ trước hết là nụ cười…

-         Nếu một ngày nào đó, tôi không dám nghĩ…đó có lẽ là ngày buồn nhất trong cuộc đời mình…

  1. 3.      Kết bài

-         Nhận xét về nụ cười ấy…

-         Bộc lộ cảm xúc của em…

-         Nêu lời hứa, ước mong…

Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!"

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: "Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn". "Núi Thái Sơn" là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. "Nước trong nguồn" là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . . Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là "đạo con".

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bài ca dao, chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.

27 tháng 5 2019

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

29 tháng 8 2016

giúp mình vứi