Chủ đề ,nhận xét tính xác thực trong văn bản Đặng Thùy Trâm. Thông quá trang nhật kí người viết bày tỉ thái độ tình cảm gì
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình biết :
Đặng Thùy Trâm (sinh ngày 26 tháng 11, 1942 tại Huế; hy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1970 tại Quảng Ngãi) là một nữ bác sĩ, liệt sĩ trong Chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2006.
Trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn ai cũng vấp phải những khó khăn, sự cản trở để bước đến thành công như thất bại trong công việc, gia đình bị đổ vỡ, tình yêu bị phản bội... khi đó có người cảm thấy bất lực trước cuộc sống, họ tìm đến rượu để giải sầu, thậm chí tìm đến cái chết để không phải đối diện với sự thật. Nhưng nhà văn Đặng Thùy Trâm – một cô y tá dũng cảm đã chứng kiến bao nhiêu sự mất mát của đồng chí, đồng đội trong chiến tranh, cô dám đương đầu với sóng gió của cuộc đời và đã đưa ra chân lý sống cho chính bản thân mình: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. Chân lý này cũng là lời khuyên, bài học bổ ích, chúng ta có thể lấy làm phương châm sống để sống tốt hơn.
Trước khi hiểu hơn về câu nói của Đặng Thùy Trâm, chúng ta cần hiểu giông tố là gì? Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội, mãnh liệt. Câu nói đó đã khẳng định cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng trước những thử thách mà hãy dũng cảm đối đầu với những thử thách, khó khăn đó.
Chúng ta hãy cùng nhau quay ngược dòng thời gian để trở về với hai cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam đó là cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cuộc chiến tranh này đã làm cho cả dân tộc ta phải sống trong sự lầm than, cực khổ nhưng vì hòa bình, độc lập, tự do mà cả một thế hệ, cả dân tộc đã đoàn kết đứng lên đấu tranh để lấy lại những gì thuộc về chúng ta. Lòng hy sinh, sự kiên cường, bản lĩnh của người lính, hậu đã giúp đất nước chúng ta vượt qua giông tố để đứng hiên ngang sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Không những thế, toàn thế giới phải nghiêng mình kính phục đất nước nhỏ bé của chúng ta – những con người quả cảm, yêu nước, luôn biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích dân tộc.
Khi đất nước hòa bình, con người trở về với cuộc sống đời thường, mỗi người có một cuộc sống riêng, một nỗi lo riêng. Có người luôn gặp những bất hạnh trong cuộc sống, họ cảm thấy tạo hóa đang đẩy họ đến bước đường cùng, họ tuyệt vọng khi không đạt được ước mơ, họ cảm thấy bất lực khi không lo được cho vợ con một cuộc sống hạnh phúc, có người cảm thấy lạc lõng cô đơn trước cuộc sống hiện tại... Tất cả những điều đó phải chăng là những thử thách của cuộc đời dành cho họ hay là do con người trong cuộc sống ngày nay ngày càng trở nên vô cảm và chính con người đã đẩy mình vào những khó khăn đó. Đứng trước những điều đó, đòi hỏi bản thân mỗi chúng ta cần phải bình tĩnh, phải suy xét và phải mạnh mẽ đương đầu với nó, như thế chúng ta mới không bị những giông tố kia làm hại cuộc đời ta.
Nếu trong chiến tranh cả một thế hệ phải đương đầu với sóng gió, khi hòa bình lập lại, mỗi cá nhân phải tự mình trải qua những thử thách, dù trong hoàn cảnh nào cũng đòi hỏi chúng ta đừng nhụt chí mà hãy bước tới nó, đi qua nó và đạt được thành công. Như vậy, gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
Câu nói của Đặng Thùy Trâm đúng với mọi hoàn cảnh, với mọi đối tượng và qua câu nói đó giúp cho chúng ta thấy rằng: Đó là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng, đồng thời câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.
Không biết từ khi nào, con người gặp lúc khó khăn, đau khổ lại mượn hiện tượng dữ dội của tự nhiên là “giông tố” để ẩn dụ. Không hiểu tại sao khi em bé vừa thoát thai, chưa kịp mở mắt nhìn đời, đã bật thành tiếng khóc? Phải chăng, cuộc sống đâu chỉ có toàn hoa tươi thắm, trải thảm cho ta đi, mà còn có biết bao chuyện bất toàn. Không vì những bất toàn, những lúc không bình yên, hay một cơn giông gió của cuộc đời mà ta dừng bước. Với Đặng Thuỳ Trâm, bằng sự trải nghiệm của đời mình trong bão tô' chiến tranh; bằng nghị lực sống kiên cường và tâm hồn cao đẹp, chị đã đúc kết rằng: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.
L.Aragông từng viết rằng “Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền; Dù mặt trời cứ xa, khi người ta bước tới; dù cổ con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thì hạnh phúc trên đời vẫn có, và tôi tin”. Đó là biểu hiện về một nghị lực phi thường trước giông tô' cuộc đời giông Đặng Thuỳ Trâm quan niệm. Đó là một bài học quý giá về sự nhận thức cuộc sống và dám đối mặt với nó, để tiếp bước trên những dặm dài của cuộc đời về hướng tươi sáng.
“Giông tố” là những khó khăn, thử thách cùa cuộc đời mà con người phải vượt qua, phải đối mặt với nó. “Chấp nhận” giông tố là biết chấp nhận bão táp của cuộc đời, nhìn thấy được mọi việc khó khăn trước mắt mà không lùi bước, vẫn tiến lên, đi tiếp những con đường đang mở ra đầu chông gai.
Không cúi đầu trước giông tố” là không dặm chân tại chỗ trước bão táp phong ba, phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sống, đừng thấy khó khăn mà nản chí, phải cố gắng vươn lên dù cho đầy rẫy những hiểm nguy phía : trước. Chúng ta phải biết chấp nhận giông tô' vì một khi chấp nhận nó thì ta sẽ biết cách để vượt qua bằng chính nghị lực của bản thân, phải biết đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Trong việc học, khi ta bị điểm kém, có thể trong mỗi chúng ta ai cũng có cảm giác buồn, nhưng khi ta biết chấp nhận nó, cố gắng học tập để vươn lên, rồi mai sau ta sẽ gặt hái được rất nhiều thành quả tốt hơn, và có nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập. Nếu ta không chấp nhận giông tố, con người sẽ trở nên lo sợ, yếu đuối trước mọi khó khăn, thử thách ở phía trước, nó sẽ làm ta không tiến đến được những ước mơ xa xôi mà ta mong muốn. Nếu cứ sống mãi trong cảm giác lo sợ trước những cái khó khăn thì con người sẽ không bao giờ hoàn thiện được mình. Nếu không có giông tố trên thế gian này thì sẽ không ai biết được rõ năng lực của mình, con người sẽ sống một cuộc sống bình lặng, êm đềm mà không hề có bão táp, gian lao, mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán vì không có thử thách gì đê cho ta vượt qua nó, thể hiện bản thân mình. Chúng ta phải có một ý chí vững mạnh trước những khó khăn, không để bị khuất phục trước nó. Con người sẽ cảm thấy nản chí một khi đứng trước những thất bại, tồi tệ của mình. Con người cần phải đối mặt với nhiều giông tô' nhưng ta vẫn phải vững niềm tin, lạc quan, đô'i mặt với những nghịch cảnh khắc nghiệt mới thấy được sức mạnh của mình. Chúng ta phải có niềm tin với cuộc sông, coi thất bại là mẹ của thành công, vì có thất bại chúng ta mới biết làm việc chăm chỉ hơn, biết cô' gắng bằng chính sức mình để đạt được cái mà mình mong muôn. Người ta chỉ thất bại khi họ không biết đứng lên trên chính thất bại của mình để nỗ lực, phấn đấu hơn. Thomas Edison đã từng nói: “Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi, mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ". Con người sống trên đời này ai cũng mắc phải lỗi lầm của mình, nhưng vấn đề là ta phải biết chấp nhận lỗi lầm đó để cố gắng biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Không có truyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết nên. Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian lao, hi sinh vất và cuộc đời chẳng có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, cốt là ta có đủ sức mạnh để vượt qua cái ranh giới đó hay không. Hồ Chí Minh từng khổ đau trước giông tô' nô lệ của dân tộc. Và bằng lòng yêu nước nhiệt thành, tình yêu dân tộc tha thiết, bằng trí tuệ tuyệt vời và dặc biệt là nghị lực phi thường, đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Một dân tộc như cách nói cùa Nguyễn Đình Thi: “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”.
Cuộc sống luôn đem đến cho ta nhiều điều bất ngờ trong đó là những khó khăn, thử thách mà bắt buộc ta phải vượt qua để thành công hơn trong mọi việc và cũng để thành người. Nhìn vào mẹ ta còng lưng trên cánh đồng “một nắng hai sương”, gương mặt khắc khổ và đôi bàn tay khô queo mà nuôi ta thành người; nhìn vào những thanh niên của thời "chinh chiến” đã ngã xuống vì Tổ quốc giữa tuổi thanh xuân; nhìn vào những em thơ vừa học vừa bán hàng rong khắp hang cùng ngõ vắng, và nhiều hình ảnh vượt khó ta từng nghe, từng thấy,... rồi ta sẽ có một bài học nghị lực cho chính mình khi đứng trước “bão giông” của cuộc đời.
#Châu's ngốc
a. Chủ đề: mối quan hệ giữa truyền thông và hiện đại, cái chung và cái riêng
- Tính liên kết
+ Các từ liên kết:
Phép thế: đó là
Phép nối: Tuy nhiên, Ngược lại,....
- Tính mạch lạc
+ Các câu trong văn bản cùng nói vè một chủ đề: mối quan hệ giữa truyền thông và hiện đại, cái chung và cái riêng
b. Chủ đề: Nỗi niềm của Nguyễn Khuyến qua hai câu thơ kết bài “Thu vịnh”
- Tính liên kết
Phép thế: nó
- Tính mạch lạc
+ Các câu của đoạn văn nói về cùng một chủ đề: nỗi niềm của Nguyễn Khuyến qua 2 câu thơ kết
+ Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý
c. Chủ đề: Cách cư xử thô lỗ của con người
- Tính liên kết
+ Phép nối: bởi vì, đôi khi, nhưng
+ Phép thế: Đó là, Làm như vậy, Nó
- Tính mạch lạc
+ Các câu của đoạn văn nói về cùng một chủ đề: cách hành xử thô lỗ của con người
+ Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý: nguyên nhân xư xử thô lỗ => biểu hiện của sự thô lỗ => hậu quả của việc cư xử thô lỗ
a.
- Chủ đề của đoạn văn: Lúc này, với tình hình như vậy, phải ra sức đổi mới và sáng tạo.
- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:
+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.
+ Đoạn văn có liên kết về hình thức chặt chẽ: sử dụng phép thế “đó”, phép nối, phép liên tưởng.
- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Phải ra sức đổi mới và sáng tạo; cách đổi mới và sáng tạo hiệu quả nhất.
b.
- Chủ đề của đoạn văn: Thế hệ người lớn hôm nay cần để lại cho lớp trẻ sự trưởng thành của chính họ.
- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:
+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.
+ Đoạn văn có liên kết về hình thức chặt chẽ: sử dụng phép thế “đó”, phép nối, phép lặp.
- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Thế hệ người lớn hôm nay cần để lại cho lớp trẻ sự trưởng thành của chính họ.
c.
- Chủ đề của đoạn văn: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.
- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:
+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.
+ Sử dụng từ ngữ liên kết “và”.
- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu; Phân tích theo trình tự các câu thơ.
d.
- Chủ đề của đoạn văn: Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ?
- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:
+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.
+ Đoạn văn có liên kết về hình thức chặt chẽ: sử dụng phép thế, nối, lặp.
- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ?
Thông tin cơ bản của văn bản là đưa ra các cách ghi chép trọng tâm vấn đề:
- Lập ra quy tắc ghi chép: Chia rõ các phần
- Học cách tìm nội dung chính
- Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học
Đặc điểm của văn bản rõ ràng, mạch lạc phục vụ cho mục đích của văn bản.
- Thông tin cơ bản: hướng dẫn cách đọc văn bản nhanh và nắm thông tin hiệu quả.
- Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết của văn bản:
+ Đặc điểm văn bản: dễ hiểu, ngắn gọn, nội dung được chia thành nhiều phần với đề mục cụ thể, kèm ảnh minh họa để làm rõ vấn đề.
+ Mục đích viết văn bản: giúp học sinh đọc được nhanh và hiệu quả hơn.
=> Cách trình bày có sự gần gũi, phối hợp chặt chẽ, gần gũi với nhau để làm rõ mục đích.
- Các dữ liệu và thông tin của văn bản được trình bày theo: trật tự thời gian, ý chính và nội dung chi tiết.
Phần văn bản | Cách trình bày | Căn cứ xác định |
(1) “Sơn Đoòng bắt đầu được biết đến từng năm 1990 ... công bố là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới vào năm 2010” | Trật tự thời gian để cung cấp thông tin về lịch sử tìm kiếm, phát hiện và công nhận những kì tích của hang Sơn Đoòng | Dữ liệu được sắp xếp theo trật tự thời gian (lần đầu tiên Sơn Đoòng được biết đến trong một chuyến đi rừng tình cờ của Hồ Khanh vào năm 1990; cuộc gặp gỡ giữa Hồ Khanh và Hao-ớt Lim-bơ cũng như nỗ lực của Hồ Khanh tìm kiếm trở lại Sơn Đoòng vào năm 2008; sự kiện chính thức phát hiện và thám hiểm toàn bộ hang Sơn Đoòng của Hao-ớt Lim-bơ và Hồ Khanh vào năm 2009; Sơn Đoòng được công bố trên tạp chí Địa lí Quốc gia Mỹ vào năm 2010). |
(2) “Theo số liệu chính xác do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn An Thi Việt Nam …, có lối đi ra ngoài” | Mối quan hệ giữa ý chính và nội dung chi tiết để cung cấp cho người đọc những minh chứng cho thấy Sơn Đoòng xứng đáng được xem là Đệ nhất kì quan | Phần VB trình bày nhiều dữ liệu về những điểm đặc biệt của Sơn Đoòng như số liệu chính xác về chiều dài, chiều cao và thể tích của hang; nét đặc biệt của hang Én; thảm thực vật ở hai hố sụt; những cột nhũ đá và thế giới “ngọc động” của Sơn Đoòng, “bức tường Việt Nam”; những dữ liệu ấy góp phần làm rõ ý chính Sơn Đoòng được xem là Đệ nhất kì quan. |
- Nhận xét:
+ Cách trình bày thông tin theo trật tự thời gian giúp người đọc hiểu rõ hơn về lịch sử phát hiện, tìm kiếm và công bố thông tin về hang Sơn Đoòng.
+ Cách trình bày thông tin theo mối quan hệ giữa ý chính và nội dung chi tiết giúp cho thông tin cơ bản của phần VB “Sơn Đoòng - Đệ nhất kì quan” được hỗ trợ làm rõ bằng những dữ liệu cụ thể, chính xác, khách quan; trên cơ sở đó, tạo tính thuyết phục cho thông tin cơ bản và người đọc, nhờ vậy mà hiểu rõ hơn về thông tin cơ bản.
Tính cách của Dế Mèn là hung hăng, xốc nổi, luôn coi thường mọi người, kiêu căng, tự phụ, luôn cho mình là nhất.