K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12

UỬ

24 tháng 12

Chú thỏ lần đầu tiên em đã thấy trên trên tivi, sách báo là chú Thỏ Ngọc trên cung trăng cùng với chị Hằng.

Thỏ Ngọc có thân hình không chắc là cao bao nhiêu nữa. Bộ lông của chú thỏ mượt mà và trắng muốt. Em đã từng ao ước sờ vào bộ lông chú này. Trông chú mới đáng yêu làm sao! Chiếc đầu nhỏ xinh, đôi mắt chú nhỏ, tròn, trong veo tựa hai viên ngọc vậy, đôi mắt ấy trông cũng vô cùng lạnh lợi và tinh nhanh nữa. Em thích nhất là đôi tai dài của chú thỏ. Vì cái tai cứ vẫy vẫy mỗi khi em xem chú trên tivi. Ồ, cái mắt đo đỏ mới đáng yêu làm sao! Cái mũi con Thỏ Ngọc nho bé, xinh xinh. Cái răng chú dài vừa phải. Râu chú ta dài dài. Cộng thêm hai cái má phình lên thật dễ thương.

Chú thỏ thích ăn nhất là cà rốt. Thích chơi cùng chị Hằng. Trò chơi trốn tìm là chú thích nhất.

Em ao ước được nuôi chú lắm! Để khi nào em đòi bố mua chú thỏ rồi đặt tên con thỏ là Thỏ Ngọc mới được. Tối nào em cũng theo dõi chú Thỏ Ngọc trên tivi ấy nhé. Thấy em như vậy nên bố đã hứa mua cho em con thỏ để nuôi rồi nè. Bố bảo: "Để chủ nhật bố mua nhé con"

Em thích chú Thỏ Ngọc trên cung trăng.

Miêu tả một con vật mà em đã được quan sát trên ti vi hoặc trong phim

 

27 tháng 10 2018

Huấn Cao có vẻ đẹp thể hiện qua phẩm chất:

+ Con người tài hoa, ưu việt, đầy quyền năng (tài viết chữ “đẹp và vuông lắm”, tiếng tăm nổi khắp tỉnh Sơn, khiến quan ngục muốn xin chữ)

+ Khí phách hiên ngang, gan dạ của Huấn Cao (Vẫn giữ được sự hiên ngang, khảng khái ngay cả trong tù)

+ Người có “thiên lương” trong sáng và cao đẹp (thái độ trọng cái đẹp, chia sẻ lời gan ruột với quản ngục)

- Tác giả xây dựng hình tượng Huấn Cao với dụng ý nghệ thuật:

+ Bày tỏ quan niệm nghệ thuật về cái đẹp của tác giả

+ Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời: quan niệm tiến bộ của tác giả

8 tháng 11 2021

Tham khảo

   Trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của nhà thơ Phạm Tiến Duật nổi bật lên một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường. Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền nếu đưa vào thơ thì thường được “mĩ lệ hoá”, “lãng mạn hoá” đi rồi và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Nhưng tác giả sử dụng hình ảnh là những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực. Đó là hình ảnh hoàn toàn có thực trong chiến tranh, thực đến trần trụi đã được tác giả nắm bắt đưa vào thơ và khai thác ở đó cả chất thơ và nhiều ý nghĩa. Hơn nữa, viết về những người lái xe thì không gì gắn họ với hình ảnh chiếc xe, qua xe mà làm nổi bật hình ảnh người lái xe. Bởi vậy, có thể nói khi tìm được hình ảnh chiếc xe không kính tác giả đã tìm được sự đặc sắc cho bài thơ của mình tạo thành một hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mỹ.
 

23 tháng 10 2019

Chọn đáp án: A

7 tháng 7 2016

theo mik thấy có mỗi câu a) sai ở chỗ "đặc sắc " -> đặc biệt

7 tháng 7 2016

a) Với một vẻ đẹp đặc sắc và độc đáo riêng

Lỗi : câu thiếu vị ngữ

Sửa : Với một vẻ đẹp đặc sắc và độc đáo riêng, sông Đà và sông Hương đều có vẻ đẹp thật thơ mộng và trữ tình

b) Trên bầu trời trong xanh

Lỗi : câu thiếu vị ngữ

Sửa : Trên bầu trời trong xanh , từng đàn chim bay về tụ hội ở gốc đa già , hót lên bản nhạc rộn rã của mùa xuân

c) Sau khi đọc văn bản " Bài học đường đời đầu tiên "

Lỗi : câu thiếu vị ngữ

Sửa : Sau khi đọc văn bản " Bài học đường đời đầu tiên " , em rút ra được bài học cho chính mình là không được hung hăng , hống háchv và làm việc gì cũng phải biết suy nghĩ , như vậy mới giúp ích cho đời

d) Vẻ đẹp của biển , vẻ đẹp diệu kì , vẻ đẹp muôn màu muôn sắc ấy

Lỗi : câu thiếu vị ngữ

Sửa : Vẻ đẹp của biển , vẻ đẹp diệu kì , vẻ đẹp muôn màu muôn sắc ấy đã làm cho đất nước Việt Nam chúng ta thêm tươi đẹp hơn

8 tháng 5 2021

 *Ở phần đầu, chiếc xe hiện lên trong hoàn cảnh không có cửa kính.

 -Ở phần cuối, chiếc xe hiện lên trong hoàn cảnh không có cửa kính, không có mui xe và thùng xe bị xước. Nhưng ở trong xe "có 1 trái tim" hướng về miền Nam.

⇒ điều đó nói lên vẻ đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn:

- Vẻ đẹp của tư thế hiên ngang, ung dung: "Ung dung buồng lái ta ngồi"
- Vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, bất chấp hiểm nguy và coi thường những thiếu thốn, gian khổ.
- Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội
- Vẻ đẹp của tinh thần yêu nước và lí tưởng cách mạng.

8 tháng 5 2021

 *Điều này thể hiện: tinh thần yêu nước nồng nàn, sự lạc quan, bất chất khó khăn của những người lính lái xe Trường Sơn. 

-Góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đồng thời thể hiện cảm hứng khai thác chất thơ từ trong hiện thực chiến tranh khốc liệt của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

20 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Năm nay được đi dự Ngày thơ Việt Nam, tôi mới biết ngày này . được chọn bắt nguồn từ cảm hứng dạt dào, căng tràn sức sống của bài . thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) do Hồ Chí Minh sáng tác, Đọc lại bài thơ, thử suy ngẫm, tôi thấy trong lòng nhiều cảm xúc lạ kì. Bài thơ dường như là một bản nhạc cổ ngân nga nhưng lại ngập tràn niềm vui mới mẻ, khỏe khoắn.

Nguyên tiêu được sáng tác năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc khi mà | tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến tích cực. ” Vì vậy, trong một đêm rằm tháng giêng, sau một cuộc họp bàn bạc việc quân, trong lòng nhiều hứng khởi, Bác đã sáng tác nên bài thơ này.

Bài thơ viết về đề tài mùa xuân, mà cụ th ấy là đêm rằm – tháng giêng, đêm xuân viên mãn nhất.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm cứ đàm quân sự, 

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch nghĩa:

Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng tròn đúng lúc tròn nhất,

Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân;

Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,

Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.

Dịch thơ:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được gợi ra rõ nhất và dễ nhận diện nhất là ngôn ngữ nhà thơ dùng để viết (tiếng Hán) và thể loại thi nhân chọn (thất ngôn tứ tuyệt: bảy chữ bốn câu). Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường thi đòi hỏi người sử dụng nó phải am hiểu câu chữ sâu sắc. Bởi có hiểu, người viết mới biết cô đúc ý tình sao cho vừa vặn vào một số ít câu chữ mà người đọc vẫn thấy lai láng. Đọc Nguyên tiêu, người ta thấy như lạc vào một không gian đây hư ảo, cổ kính mà vẫn mới mẻ, lạ lẫm. .

Bản dịch thơ của Xuân Thủy đã lột tả phần nào vẻ đẹp của đêm rằm tháng giêng, vẻ đẹp bát ngát, lồng lộng. Cả không gian như được. tưới đẫm một thứ ánh sáng mát lành, ánh sáng của trăng. Tuy nhiên, cái viên mãn của vầng trăng trong bản chính thì bản dịch chưa thể lột tả hết được. Và sức xuân tràn trề với ba từ xuân ở câu thứ hai: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên cũng chưa được đủ đầy trong bản dịch.

Hình ảnh sông, nước, trời ngập tràn hơi thở của mùa xuân được Hồ Chí Minh lột tả bằng bút pháp chấm phá một cách tài tình. Bức tranh mùa xuân hiện lên chỉ với vài nét bút nhưng sao mà đủ đây đến thế. Với ba chữ ấy, xuân trải dài trên dòng sông, xôn xao trên mặt nước và vút đến tận trời xanh. Chiều kích không gian được mở rộng đến vô cùng, tạo cho người đọc cảm giác choáng ngợp. Cảnh ấy khiến người ta liên tưởng đến một hồn thi sĩ say đắm thiên nhiên và tươi vui lạ kì. Niềm vui của thi sĩ cũng như sức xuân đang lan tỏa khắp đất trời kia đã mang lại cho bài thơ đậm đặc dấu ấn Đường thi một dư âm mới lạ. ..

Trong không gian mùa xuân ấy, người ta thấy hiển hiện những hình ảnh rất quen thuộc trong thơ cổ như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền,… Những hình ảnh ấy gợi ra một không khí bàng bạc rất cổ điển.

Tuy mang đậm phong vị Đường thi, mang đậm chất cổ điển “ít lời nhiều ý” nhưng khi đọc những vần thơ xuân này, chúng ta vẫn có những cảm nhận rất mới mẻ, rất hiện đại.

Bài thơ viết về cảnh thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là cảnh đêm rằm mùa xuân, rất gần gũi với thơ cổ. Hình ảnh, âm điệu, … của bài thơ cũng phảng phất phong vị ấy nhưng cảnh xuân ở đây tràn trề sức sống. Thơ xưa dù miêu tả cảnh xuân nhưng chưa bao giờ niềm vui tươi, nhựa sống lại được thổi vào tràn trề đến vậy. Xuân ở dưới thấp, xuân ở trên cao, xuân ở đất trời và cái gốc của xuân chính là ở lòng người.

Hình ảnh hiện đại hiện ra rõ nét nhất trong không gian khói sóng bàng bạc: giữa dòng bàn bạc việc quân. Nếu như không gian này trong thơ cổ thường báo hiệu sự chia li, sự nhung nhớ,… thì đằng sau không gian mịt mù khói sóng, mịt mù sương của núi rừng Việt Bắc, Người đang đàm đạo việc quân cơ. Đó là công việc của người lãnh tụ đang ngày đêm lo cho dân nước. Xuân lúc này là mùa xuân của trí tuệ, mùa xuân của niềm tin chiến thắng.

Vẻ đẹp hiện đại, sang người chất thép được bộc lộ từ đầu đến cuối chính trong mạch vận động của bài thơ. Có người đã viết rằng: “Kì lạ thay,…, trăng chỉ là một vùng ở câu đầu, đã thành trắng ánh mặt trời nơi câu cuối! Và con thuyền quân dụng thoắt biến thành thuyền thi tứ, thành đấu, thành thưng đong đầy ánh sáng để mà nói với bạn đọc niềm vui sống tràn trề của người làm thơ, thi sĩ tướng quân Hồ Chí Minh.” Niềm vui của Người như lan tỏa ấm áp khiến người đọc cũng thấy hồn dạt dào xúc cảm với mùa xuân.

Có thể nói, bài thơ là sự kết tinh đến mức hài hòa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. Qua bài thơ này, ta có thể cảm nhận được tâm hồn của Bác, đó là một trái tim nhạy cảm, lãng mạn, tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống.

20 tháng 6 2021

Tham khảo nha!

 

Năm nay được đi dự Ngày thơ Việt Nam, tôi mới biết ngày này . được chọn bắt nguồn từ cảm hứng dạt dào, căng tràn sức sống của bài . thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) do Hồ Chí Minh sáng tác, Đọc lại bài thơ, thử suy ngẫm, tôi thấy trong lòng nhiều cảm xúc lạ kì. Bài thơ dường như là một bản nhạc cổ ngân nga nhưng lại ngập tràn niềm vui mới mẻ, khỏe khoắn.

Nguyên tiêu được sáng tác năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc khi mà | tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến tích cực. ” Vì vậy, trong một đêm rằm tháng giêng, sau một cuộc họp bàn bạc việc quân, trong lòng nhiều hứng khởi, Bác đã sáng tác nên bài thơ này.

Bài thơ viết về đề tài mùa xuân, mà cụ th ấy là đêm rằm – tháng giêng, đêm xuân viên mãn nhất.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm cứ đàm quân sự, 

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch nghĩa:

Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng tròn đúng lúc tròn nhất,

Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân;

Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,

Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.

Dịch thơ:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được gợi ra rõ nhất và dễ nhận diện nhất là ngôn ngữ nhà thơ dùng để viết (tiếng Hán) và thể loại thi nhân chọn (thất ngôn tứ tuyệt: bảy chữ bốn câu). Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường thi đòi hỏi người sử dụng nó phải am hiểu câu chữ sâu sắc. Bởi có hiểu, người viết mới biết cô đúc ý tình sao cho vừa vặn vào một số ít câu chữ mà người đọc vẫn thấy lai láng. Đọc Nguyên tiêu, người ta thấy như lạc vào một không gian đây hư ảo, cổ kính mà vẫn mới mẻ, lạ lẫm. .

Bản dịch thơ của Xuân Thủy đã lột tả phần nào vẻ đẹp của đêm rằm tháng giêng, vẻ đẹp bát ngát, lồng lộng. Cả không gian như được. tưới đẫm một thứ ánh sáng mát lành, ánh sáng của trăng. Tuy nhiên, cái viên mãn của vầng trăng trong bản chính thì bản dịch chưa thể lột tả hết được. Và sức xuân tràn trề với ba từ xuân ở câu thứ hai: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên cũng chưa được đủ đầy trong bản dịch.

Hình ảnh sông, nước, trời ngập tràn hơi thở của mùa xuân được Hồ Chí Minh lột tả bằng bút pháp chấm phá một cách tài tình. Bức tranh mùa xuân hiện lên chỉ với vài nét bút nhưng sao mà đủ đây đến thế. Với ba chữ ấy, xuân trải dài trên dòng sông, xôn xao trên mặt nước và vút đến tận trời xanh. Chiều kích không gian được mở rộng đến vô cùng, tạo cho người đọc cảm giác choáng ngợp. Cảnh ấy khiến người ta liên tưởng đến một hồn thi sĩ say đắm thiên nhiên và tươi vui lạ kì. Niềm vui của thi sĩ cũng như sức xuân đang lan tỏa khắp đất trời kia đã mang lại cho bài thơ đậm đặc dấu ấn Đường thi một dư âm mới lạ. ..

Trong không gian mùa xuân ấy, người ta thấy hiển hiện những hình ảnh rất quen thuộc trong thơ cổ như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền,… Những hình ảnh ấy gợi ra một không khí bàng bạc rất cổ điển.

Tuy mang đậm phong vị Đường thi, mang đậm chất cổ điển “ít lời nhiều ý” nhưng khi đọc những vần thơ xuân này, chúng ta vẫn có những cảm nhận rất mới mẻ, rất hiện đại.

Bài thơ viết về cảnh thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là cảnh đêm rằm mùa xuân, rất gần gũi với thơ cổ. Hình ảnh, âm điệu, … của bài thơ cũng phảng phất phong vị ấy nhưng cảnh xuân ở đây tràn trề sức sống. Thơ xưa dù miêu tả cảnh xuân nhưng chưa bao giờ niềm vui tươi, nhựa sống lại được thổi vào tràn trề đến vậy. Xuân ở dưới thấp, xuân ở trên cao, xuân ở đất trời và cái gốc của xuân chính là ở lòng người.

Hình ảnh hiện đại hiện ra rõ nét nhất trong không gian khói sóng bàng bạc: giữa dòng bàn bạc việc quân. Nếu như không gian này trong thơ cổ thường báo hiệu sự chia li, sự nhung nhớ,… thì đằng sau không gian mịt mù khói sóng, mịt mù sương của núi rừng Việt Bắc, Người đang đàm đạo việc quân cơ. Đó là công việc của người lãnh tụ đang ngày đêm lo cho dân nước. Xuân lúc này là mùa xuân của trí tuệ, mùa xuân của niềm tin chiến thắng.

Vẻ đẹp hiện đại, sang người chất thép được bộc lộ từ đầu đến cuối chính trong mạch vận động của bài thơ. Có người đã viết rằng: “Kì lạ thay,…, trăng chỉ là một vùng ở câu đầu, đã thành trắng ánh mặt trời nơi câu cuối! Và con thuyền quân dụng thoắt biến thành thuyền thi tứ, thành đấu, thành thưng đong đầy ánh sáng để mà nói với bạn đọc niềm vui sống tràn trề của người làm thơ, thi sĩ tướng quân Hồ Chí Minh.” Niềm vui của Người như lan tỏa ấm áp khiến người đọc cũng thấy hồn dạt dào xúc cảm với mùa xuân.

Có thể nói, bài thơ là sự kết tinh đến mức hài hòa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. Qua bài thơ này, ta có thể cảm nhận được tâm hồn của Bác, đó là một trái tim nhạy cảm, lãng mạn, tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống.

18 tháng 8 2018

Dựa vào mẫu đã cho và theo cách hiểu của mình, kết hợp với việc tiếp thu cách dùng từ trong cuộc sống mà em nghe được, để chọn từ cho đúng với từng nội dung đã cho. Em có thể nêu các từ sau:

a) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật: - Tươi đẹp, hùng vĩ, thơ mộng, tráng lệ, mĩ lệ, hoành tráng, kì vĩ...

b) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật con người: - Đẹp đẽ, lộng lẫy, rực rỡ, xinh tươi...