văn nghị luộn 200 chữ trình bầy quan điểm của bản thân về ý nghĩ của tình thân yêu trong cuộc sống
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc sống là muôn vàn những khó khăn thử thách yêu cầu chúng ta phải vượt qua chúng thì mới đạt được thành công. Để làm được như vậy thì ý chí và nghị lực chính là hai yêu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến sự thành bại của mỗi người. Ý chí là khả năng xác định, điều khiển bản thân theo mục tiêu đề ra và quyết tâm thực hiện nó. Nghị lực là tinh thần, sức mạnh kiên cường vượt qua khó khăn, gian khổ. Người có ý chí và nghị lực sẽ luôn được mọi người yêu quý, giúp đỡ và tin tưởng. Ý chí và nghị lực là hai phẩm chất luôn đi kèm với nhau, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Khi chúng ta gặp phải khó khăn thì chỉ cần có ý chí và nghị lực, ta sẽ tìm ra được cách giải quyết và vượt qua những khó khăn đó. Minh chứng rõ nhất cho điều này chính là ý chí quyết tâm chiến đấu, nghị lực phi thường của dân tộc Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm đã mang lại thắng lợi vẻ vang và độc lập tự do cho Tổ quốc. Vậy để rèn luyện ý chí và nghị lực sống, chúng ta cần phải làm gì? Là một học sinh, ý chí và nghị lực được rèn luyện nếu ta luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên trong học tập dù trong bất cứ khó khăn, thử thách nào.
tham khảo:
Sự tỏa sáng của bản thân trong cuộc sống là khả năng tỏa ra ánh sáng của tinh thần, sự sáng tạo và khả năng đặc biệt mà mỗi người mang lại cho thế giới xung quanh. Đó là khi chúng ta tự tin và kiên nhẫn theo đuổi đam mê và mục tiêu của mình, phản ánh sự tự tin và sức mạnh bên trong.Sự tỏa sáng không chỉ là về thành công vượt trội và sự nổi bật, mà còn là về việc dẫn dắt bằng ví dụ và ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh. Nó là về việc làm thế nào chúng ta có thể đóng góp và tạo ra giá trị cho thế giới này thông qua những tài năng và đặc điểm riêng của mình.Mỗi người đều có một cách riêng để tỏa sáng, từ việc thể hiện sự động viên và lòng nhân ái, đến việc đổi mới và sáng tạo trong công việc và cuộc sống. Quan trọng nhất là chúng ta phải tin vào bản thân và khả năng của mình, và không ngần ngại theo đuổi ước mơ và mục tiêu của mình.Sự tỏa sáng của bản thân có thể lan tỏa như một làn sóng tích cực, lan rộng từ cá nhân đến cộng đồng, từ cộng đồng đến thế giới. Đó là sức mạnh của ảnh hưởng tích cực và tạo ra sự thay đổi đích thực trong cuộc sống.Sự tỏa sáng của bản thân không chỉ liên quan đến việc nổi bật và thành công, mà còn đến việc mang lại giá trị và ảnh hưởng tích cực cho thế giới xung quanh. Bằng cách tin tưởng vào khả năng của mình và theo đuổi đam mê, chúng ta có thể phát huy sự tỏa sáng và tạo ra những thay đổi ý nghĩa trong cuộc sống.
#tsubaki
Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Thái độ lạc quan là điều rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay...)
Thân đoạn:
Bàn luận:
Nêu khái niệm tình lạc quan là gì?
Vai trò của tình lạc quan:
+ Giúp ta có tinh thần thoải mái, yêu đời hơn
+ Giúp bình tĩnh giải quyết được mọi vấn đề theo hướng tích cực nhất
+ Ta sẽ được mọi người yêu quý hơn
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Lấy dẫn chứng là cơn mưa trong câu đầu của đoạn ngữ liệu.
Bàn luận mở rông:
Trái với thái độ lạc quan là gì?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện thái độ lạc quan?
Kết đoạn.
Trình bày 1 lần nữa suy nghĩ của em về thái độ lạc quan.
_mingnguyet.hoc24_
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Thái độ lạc quan là điều rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay...)
Thân đoạn:
Bàn luận:
Nêu khái niệm tình lạc quan là gì?
Vai trò của tình lạc quan:
+ Giúp ta có tinh thần thoải mái, yêu đời hơn
+ Giúp bình tĩnh giải quyết được mọi vấn đề theo hướng tích cực nhất
+ Ta sẽ được mọi người yêu quý hơn
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Lấy dẫn chứng là cơn mưa trong câu đầu của đoạn ngữ liệu.
Bàn luận mở rông:
Trái với thái độ lạc quan là gì?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện thái độ lạc quan?
Kết đoạn.
Trình bày 1 lần nữa suy nghĩ của em về thái độ lạc quan.
Bạn tham khảo nhé:
Đối với nhiều người, thất bại là một thứ vô cùng đáng sợ trong cuộc sống vì nó tiêu tốn thời gian, công sức, tiền bạc của con người. Tuy nhiên, thất bại chính là một phần khôn thể thiếu trong quá trình chinh phục thành công. Khi chúng ta bắt tay vào làm việc thì không thể nào tránh được sự thất bại và những sai lầm cho dù đã học hỏi nhiều thứ từ những người khác. Cách đối diện và vượt qua thất bại quyết định khả năng thành công của con người trong tương lai. Để vượt qua được thất bại, mỗi người cần phải vượt qua nỗi ám ảnh sợ thất bại. Đầu tiên, ta cần phải thoát khỏi bóng đen của thất bại, chiến thắng về mặt tinh thần và coi thất bại là một phần không thể thiếu đối với việc tiến đến thành công. Hơn nữa, đối với những người lạc quan thì thất bại chính là cách mà họ học hỏi, cách mà họ trưởng thành; và quan trọng nhất họ coi thất bại là món quà và hạnh phúc khi được thất bại. Sau khi chiến thắng được tâm lý sợ thất bại thì việc con người cần làm đó chính là tiếp tục làm việc còn dang dở. Từ bài học thất bại ngày trước, con người ta cần tiếp tục tiến lên và nỗ lực hết sức mình. Việc thất bại và học được 1 điều gì đó sẽ là tiền đề để mỗi người tiếp tục bước tiếp và chinh phục thành công. Hơn nữa, khi thất bại thì thường con người học được nhiều hơn là những thành công. Vì khi thất bại thì cảm giác ấy sẽ khắc ghi mãi mãi để con người không bao giờ mắc lại nữa. Thất bại đã là điều quan trọng đối với thành công, nhưng việc con người đối diện với thất bại một cách mạnh mẽ, thái độ học hỏi mới là bí quyết đi đến thành công. Vậy nên, để thành công thì bắt buộc phải thất bại để cho dạn dày kinh nghiệm, để học được những bài học quý báu. Trên thực tế, chẳng có nhà tỷ phú, người thành công nào thành công chỉ sau 1 đêm mà ko trải qua những lần thất bại nhớ đời. Những hào quang ta thấy về cuộc sống giàu sang của họ chính là sự đánh đổi bằng những năm tháng thất bại rồi nỗ lực bước tiếp của họ. Tóm lại, đối diện và vượt qua thất bại chính là một phần của quá trình đi đến thành công. Để thành công, con người buộc phải thất bại và qua những lần thất bại sẽ học được những bài học quý báu. Hãy vui khi được thất bại và rồi lại nỗ lực bước tiếp hết sức mình.
Tham khảo :
Dựa vào người khác không bằng dựa vào chính mình. Muốn thành công trong cuộc sống, tự lập là năng lực cần có ở mỗi con người. Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác. Người có tính tự lập là người có bản lĩnh, luôn tự tin trước cuộc sống, có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ, sẵn sàng vượt qua khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt công việc. Người có tính tự lập hường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống và luôn nhận được sự kính trọng của mọi người. Người không biết tự lập thường sống ích kỉ, dựa dẫm vào người khác, lười biếng, ỷ lại trong công việc, bị mọi người khinh ghét và xa lánh. Là học sinh, muốn có tính tự lập, trước hết phải chăm chỉ học tập tốt, biết tự mình hoàn thành tốt mọi công việc được giao, tự chịu trách nhiệm về công việc mình làm, luôn năng động và sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống, không bao giờ chán nản hay lùi bước trước khó khăn trở ngại. Có làm được như vậy, học sinh sẽ sớm hình thành được bản lĩnh tự lập, mai này trở thành người hữ ích, đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
Tình thân là sợi dây vô hình nhưng bền chặt, kết nối các thành viên trong gia đình, tạo nên một tổ ấm hạnh phúc. Trong cuộc sống bộn bề, tình thân là điểm tựa vững chắc, giúp ta vượt qua khó khăn, thử thách. Sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ của người thân là nguồn động lực to lớn, giúp ta sống lạc quan, yêu đời. Tình thân còn là bài học quý giá về sự vị tha, bao dung, và lòng nhân ái. Gia đình là nơi ta được là chính mình, được yêu thương vô điều kiện. Vì vậy, hãy trân trọng và gìn giữ tình thân, bởi đó là tài sản quý giá nhất của mỗi người. Sự thiếu vắng tình thân có thể dẫn đến những tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sự phát triển của mỗi cá nhân. Hãy dành thời gian cho gia đình, thể hiện tình yêu thương với người thân để xây dựng một gia đình hạnh phúc, ấm áp.
Phát triển đoạn văn:
- Thêm dẫn chứng: Thêm dẫn chứng từ thực tế cuộc sống, sách vở, hoặc những câu chuyện để làm rõ quan điểm của mình.
- Phân tích sâu hơn: Phân tích ý nghĩa của tình thân ở nhiều khía cạnh khác nhau, ví dụ như tình cảm giữa cha mẹ và con cái, anh chị em trong gia đình, ông bà và cháu chắt...
- Kết luận mạnh mẽ: Kết thúc bài văn bằng một câu kết luận mạnh mẽ, khẳng định lại quan điểm của mình về tầm quan trọng của tình thân.