K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2023

Bài thơ "Nơi tuổi thơ em" đã khắc họa chân thực, giản dị, mộc mạc khung cảnh tuyệt đẹp của quê hương và thể hiện được tình cảm của tác giả dành cho quê hương của mình. Thật vậy, bức tranh quê hương tươi đẹp, giản dị hiện lên gắn liền với tuổi thơ của chính tác giả. Quê hương có dòng sông xanh, vầng trăng tròn bên khóm tre, cầu vồng bảy sắc bắc qua đồi xanh biếc, cánh đồng xanh tươi, cánh cò trắng, ngày mưa tháng nắng, hương cỏ dại. Bên cạnh những khung cảnh tuyệt vời ấy, trong tuổi thơ quê hương của tác giả còn có những giá trị hết sức quý báu đó là dòng sữa mẹ, lời ru tha thiết ngọt ngào bên nôi, hạt mưa đọng trên áo mẹ cha, khúc dân ca. Biện pháp liệt kê được sử dụng đã góp phần khắc họa được bức tranh thiên nhiên bình dị và tình cảm sâu nặng dành cho quê hương. Từ láy được sử dụng: lửng lơ, tha thiết, ngọt ngào, ấp yêu đã tạo bức tranh quê hương thêm sinh động. Từng lời thơ mềm mại, nhẹ nhàng, tha thiết và vui tươi cho thấy được sự trân trọng của tác giả đối với những giá trị và vẻ đẹp bất tận đi liền với tuổi thơ của quê hương mình. 

11 tháng 12 2021

Bn có thể tham khảo ở trên mạng đấy 

11 tháng 12 2021

mik đag cần gấp

19 tháng 12 2023

alo bạn ơi

 

 

 

19 tháng 12 2023

Là BÙI Ngọc Minh Thư đúng không 

29 tháng 11 2016

- Người chiến sĩ trong bài thơ với tâm hồn vô cùng nhạy cảm và tinh tế, chỉ bng một tiếng gà trưa nhảy trên đường hành quân xa, đã gợi dậy trong tâm hồn người chiến sĩ những kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ của mình.

- Bài thơ có mạch cảm xúc tự nhiên mà đầy sức gợi: được bắt đầu từ tiếng gà trên đường hành quân, người chiến sĩ nghĩ đến hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, hình ảnh người bà với tình yêu như chắt chiu, chăm lo cho cháu và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ. Tiếng gà trưa đã đi vào cuộc chiến đấu của người lính, khắc sâu hơn tình cảm quê hương, đất nước nơi người lính.

23 tháng 11 2017

- Người chiến sĩ trong bài thơ với tâm hồn vô cùng nhạy cảm và tinh tế, chỉ bằng một tiếng gà trưa nhảy ổ trên đường hành quân xa, đã gợi dậy trong tâm hồn người chiến sĩ những kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ của mình. - Bài thơ có mạch cảm xúc tự nhiên mà đầy sức gợi: được bắt đầu từ tiếng gà trên đường hành quân, người chiến sĩ nghĩ đến hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, hình ảnh người bà với tình yêu như chắt chiu, chăm lo cho cháu và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ. Tiếng gà trưa đã đi vào cuộc chiến đấu của người lính, khắc sâu hơn tình cảm quê hương, đất nước nơi người lính.

16 tháng 11 2016
 

 

2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu. 

cảm ơn

ngaingungngaingung

21 tháng 11 2016

cảm xúc được khơi gợi từ việc: trên đường hành quân xa,khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhảy ổ.

‐Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ .Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm .Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

24 tháng 11 2016

- Diễn biễn mạch cảm xúc : Khi nghe thấy tiếng gà trưa, tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuôi thơ đẹp đẽ => Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thánh động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường .

---- CHÚC BẠN HỌC TỐT !! ----

13 tháng 11 2016
Bài làm
"Bà" - Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm.... Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.
Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ.
Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà "cục tác...cục ta", anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ "nghe" để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại.... Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.
Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:
"Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt."
Sợ bị lang mặt, "cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng". Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:
Tay ba khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.
Cứ mùa đông hằng năm, bà lại "lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà" và mua quần áo mới cho cháu.
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.
Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương dất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!
Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. " Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!"  
16 tháng 11 2016
 

- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì ? (được khêu gợi từ tiếng gà trưa, đó là “tiếng gà ai nhảy ổ, cục... cục tác cục ta”.)
- Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào ? (diễn biến từ nghe tiếng gà trưa mà cảm thấy xôn xao trong lòng, vui lên và quên đi n nỗi khủng khiếp của chiến tranh ).

 

23 tháng 11 2021

tham khảo

 

- Người chiến sĩ trong bài thơ với tâm hồn vô cùng nhạy cảm và tinh tế, chỉ bằng một tiếng gà trưa nhảy  trên đường hành quân xa, đã gợi dậy trong tâm hồn người chiến sĩ những kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ của mình.

- Bài thơ có mạch cảm xúc tự nhiên mà đầy sức gợi: được bắt đầu từ tiếng gà trên đường hành quân, người chiến sĩ nghĩ đến hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, hình ảnh người bà với tình yêu như chắt chiu, chăm lo cho cháu và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ. Tiếng gà trưa đã đi vào cuộc chiến đấu của người lính, khắc sâu hơn tình cảm quê hương, đất nước nơi người lính.

23 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

. Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ. Bỗng những kỉ niệm tuổi thơ bên bà ùa về bên tác giả.

Diễn biến mạch cảm xúc : hiện tại – quá khứ - hiện tại

Khi nghe thấy tiếng gà trưa trên đường hành quân - gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ: nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm - Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường