K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12

tự ghép lại nha bn:

Mở bài

Trong dòng chảy của văn học Việt Nam, hình ảnh người bà luôn là biểu tượng thiêng liêng và đầy ý nghĩa, đại diện cho tình thương yêu, sự hy sinh và cội nguồn văn hóa dân tộc. Đoạn trích "Bà tôi" của Xuân Quỳnh khắc họa hình ảnh người bà vừa giản dị, gần gũi, vừa sâu sắc, thiêng liêng. Thông qua những kỷ niệm tuổi thơ của tác giả, hình ảnh bà hiện lên đầy cảm xúc, thể hiện sự gắn bó giữa con người với gia đình, quê hương và truyền thống.

Thân bài 1. Người bà giàu tình yêu thương, đức hy sinh
  • Hình ảnh người bà trong đoạn trích hiện lên với tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cháu. Bà là người thay mẹ chăm sóc, dạy dỗ tác giả trong những năm tháng tuổi thơ.
  • Qua những ký ức của tác giả, bà hiện lên như một người mẹ thứ hai, luôn ân cần, dịu dàng và hy sinh thầm lặng vì cháu. Tình yêu của bà là động lực, là ánh sáng nuôi dưỡng tâm hồn đứa trẻ.
2. Người bà gắn liền với truyền thống và ký ức quê hương
  • Người bà không chỉ là một cá nhân, mà còn là biểu tượng của quê hương, văn hóa dân tộc. Qua những câu chuyện cổ tích, bài hát ru hay các lời dạy dỗ, bà truyền tải những giá trị truyền thống tốt đẹp đến với cháu mình.
  • Ký ức về người bà thường gắn với hình ảnh mái nhà tranh, bếp lửa và không gian làng quê yên bình, tạo nên sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
  • Điều này cho thấy bà không chỉ là người truyền dạy yêu thương, mà còn là người giữ lửa truyền thống, giúp cháu gắn kết với cội nguồn.
3. Người bà mang vẻ đẹp của sự nhân hậu, bao dung
  • Trong đoạn trích, bà xuất hiện như một người đầy bao dung, luôn dạy cháu những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Bà dùng cách sống giản dị và giàu tình cảm của mình để làm tấm gương cho cháu noi theo.
  • Nhân vật bà hiện lên không chỉ qua hành động mà còn qua những ký ức và suy nghĩ của tác giả – một người cháu đã trưởng thành và cảm nhận sâu sắc hơn về sự hy sinh và nhân cách lớn lao của bà.
4. Hình ảnh người bà là biểu tượng bất biến của tình cảm gia đình
  • Dù cuộc sống có thay đổi, tình cảm của người bà dành cho cháu vẫn không hề phai nhạt. Đối với Xuân Quỳnh, hình ảnh bà không chỉ là một người thân yêu mà còn là "cái nôi" của những giá trị nhân văn cao đẹp.
  • Qua những năm tháng khó khăn, sự hiện diện của bà trở thành nơi chốn bình yên, bảo vệ tâm hồn non trẻ của tác giả khỏi những xô bồ, khắc nghiệt của cuộc đời.
Kết bài

Hình ảnh người bà trong đoạn trích "Bà tôi" không chỉ đơn thuần là ký ức của riêng Xuân Quỳnh, mà còn là biểu tượng thiêng liêng về tình yêu thương, sự hy sinh và cội nguồn văn hóa trong tâm thức mỗi con người Việt Nam. Với ngôn từ giản dị nhưng đầy xúc động, Xuân Quỳnh đã khắc họa một hình tượng nhân văn sâu sắc, gợi nhắc mỗi chúng ta hãy biết trân trọng những giá trị gia đình, những bóng dáng thân thương trong cuộc đời mình.

18 tháng 12

tick cho mik nha

 

14 tháng 8 2021

tham khảo:

Dế Mèn phiêu lưu ký" là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi (truyện đồng thoại). Trong truyện, Dế Mèn là nhân vật chính đã trải qua những cuộc phiêu lưu lý thú, đầy mạo hiểm. Sự trải nghiệm cuộc đời của Dế Mèn, những bài học mà Dế Mèn rút ra qua bao nhiêu hiểm nguy sóng gió chính là hành trang để Mèn bước vào đời và trở thành một chàng Dế cao thượng. Chính vì thế, có thể nói rằng cuộc đời của Dế Mèn là một bài học lớn: đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Trước hết, ta bắt gặp một chàng dế thanh niên đẹp trai “cả thân mình là một màu nâu bóng mỡ rồi cánh, râu, vuốt… của Dế Mèn đều toát lên vẻ đẹp đó. Có thể nói, không ai lại không thích cái vẻ khoẻ khoắn ấy. Đúng là một “thanh niên” như nhà văn Tô Hoài đã gọi tên. Người đọc không chỉ có thiện cảm với vẻ cường tráng của Mèn, chúng ta chắc cũng thích cách làm việc, sinh hoạt “ điều độ, chừng mực”, cái sự biết lo xa của một chú dế đang còn thanh niên qua việc chú biết đào hang nhiều ngách, luyện tập để cơ thể khỏe mạnh…

Tuy nhiên bên cạnh nhiều điểm đáng mến ấy, Dế Mèn cũng còn những nét tính cách chưa tốt khiến cho người đọc bớt đi thiện cảm với cậu. Trước hết phải nói đến thói kiêu ngạo. Biết mình có vẻ đẹp cường tráng, có những cái ưu điểm lợi hại cậu thường thử sức hay đúng hơn là khoe sự lợi hại đó bằng việc đạp gãy cỏ trong vùng. Rồi để khoe cặp râu và đôi cánh cậu chọn cách đi đứng nhún nhảy cho ra vẻ…

Tuy nhiên, thói xấu ấy chưa gây hậu quả, chưa làm hại ai, bởi thế ở chừng mực nào đấy, chúng ta có thể thông cảm với cậu. Nhưng đến khi, sự kiêu ngạo, coi thường người khác ngày càng lớn và bị đẩy đến đỉnh điểm thì nó đã gây hậu quả ghê gớm mà chính Dế Mèn cũng không hề lường trước. Coi thường Dế Choắt, không thèm giúp Choắt đào hang rồi hơn nữa, trêu chọc chị Cốc, gây hiểu lầm và Dế Choắt là người chịu hậu quả. Cái chết thương tâm và lời trăng trối của Dế Choắt làm Mèn tỉnh ngộ, nhận ra sự ngông cuồng và hậu quả vô cùng tai hại mà mình gây ra. Kết thúc đoạn trích là cảnh Dế Mèn đắp mộ cho Dế Choắt trong nỗi đau đớn, xót xa và ân hận day dứt khôn nguôi. Cái chết và nấm mộ của Dế Choắt là lời nhắc nhở, hơn thế là bài học đầu đời đắt giá cho Dế Mèn. Câu chuyện về Dế Mèn mà nhà văn kể trong đoạn trích thật hay và ý nghĩa. Qua câu chuyện về Dế Mèn, ta bắt gặp hình ảnh con người. Chính xác hơn là hình ảnh những chàng trai mới lớn, chập chững bước vào đời. Nhiều nhiệt huyết, giàu sức trẻ và ước muốn làm chủ, khám phá thế giới nhưng cũng dễ vấp váp, sai lầm. Và điều quan trọng hơn, chính là lời nhắc nhở phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mình mắc phải.

Nhân vật Dế mèn trong tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” là một nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu của các em thiếu nhi. Qua những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, ta nhận ra rằng: trường đại học chân chính nhất để rèn luyện con người chính là cuộc đời.

14 tháng 8 2021

Copy ko đ

 

 đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi .   Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ngoài các cháu ra . Ít khi tối thấy bà đôi co với ai . Dân làng bảo bà hiền như đất . Nói cho đúng , bà hiền như chiếc bóng  Nếu ai lành chanh lành chói , bà rủ rỉ khuyên , Bà nói bằng ca dao , tục ngữ . Những chị mồm năm miệng mười , sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một , mồm...
Đọc tiếp

 đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi .

   Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ngoài các cháu ra . Ít khi tối thấy bà đôi co với ai . Dân làng bảo bà hiền như đất . Nói cho đúng , bà hiền như chiếc bóng  Nếu ai lành chanh lành chói , bà rủ rỉ khuyên , Bà nói bằng ca dao , tục ngữ . Những chị mồm năm miệng mười , sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một , mồm hai .

   Người ta bảo :'' Con hư tại mẹ , cháu hư tại bà '' . Bà như thê thì chúng tôi hư làm sao được . 

1. chỉ rõ 2 phép liên kết trong đoạn trích trên

2 . Đoạn trích giúp em nhân ra những tình cảm nào của tác giả dành cho bà ( viết 3 đến 5 dòng )

3. Hãy  ghi lại tên 1 tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương  trình Ngữ văn 9 có Nd ngợi ca về hình ảnh người bà ?

 

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
8 tháng 2 2019

1. Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên là liên kết nội dung và liên kết hình thức.

Về nội dung, đoạn văn xoay quanh chủ đề về người bà. => liên kết logic

Về hình thức: đoạn văn có sử dụng phép lặp (lặp từ "bà" giữa các câu), phép thế (bà tôi như thế - "như thế" ở đây ý chỉ việc bà khuyên nhủ, dạy bảo, làm gương cho các cháu bằng nhiều hành động đã được kể ở trên)

2. Tình cảm của tác giả dành cho người bà của mình đó là sự kính yêu, biết ơn và thương nhớ nữa (vì đoạn văn được viết trong dòng hồi tưởng). Bà hiện lên trong ấn tượng của người viết đó là một người lặng lẽ, ít nói nhưng hay thể hiện bằng hành động. Bà hiền và lặng lẽ, quan tâm và dành tình cảm thân ái với tất cả mọi người. Vì thế, cháu - tác giả luôn hướng về bà với niềm ngưỡng mộ và sự biết ơn sâu sắc nhất.

14 tháng 8 2021

Dế Mèn phiêu lưu ký" là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi (truyện đồng thoại). Trong truyện, Dế Mèn là nhân vật chính đã trải qua những cuộc phiêu lưu lý thú, đầy mạo hiểm. Sự trải nghiệm cuộc đời của Dế Mèn, những bài học mà Dế Mèn rút ra qua bao nhiêu hiểm nguy sóng gió chính là hành trang để Mèn bước vào đời và trở thành một chàng Dế cao thượng. Chính vì thế, có thể nói rằng cuộc đời của Dế Mèn là một bài học lớn: đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Trước hết, ta bắt gặp một chàng dế thanh niên đẹp trai “cả thân mình là một màu nâu bóng mỡ rồi cánh, râu, vuốt… của Dế Mèn đều toát lên vẻ đẹp đó. Có thể nói, không ai lại không thích cái vẻ khoẻ khoắn ấy. Đúng là một “thanh niên” như nhà văn Tô Hoài đã gọi tên. Người đọc không chỉ có thiện cảm với vẻ cường tráng của Mèn, chúng ta chắc cũng thích cách làm việc, sinh hoạt “ điều độ, chừng mực”, cái sự biết lo xa của một chú dế đang còn thanh niên qua việc chú biết đào hang nhiều ngách, luyện tập để cơ thể khỏe mạnh…

Tuy nhiên bên cạnh nhiều điểm đáng mến ấy, Dế Mèn cũng còn những nét tính cách chưa tốt khiến cho người đọc bớt đi thiện cảm với cậu. Trước hết phải nói đến thói kiêu ngạo. Biết mình có vẻ đẹp cường tráng, có những cái ưu điểm lợi hại cậu thường thử sức hay đúng hơn là khoe sự lợi hại đó bằng việc đạp gãy cỏ trong vùng. Rồi để khoe cặp râu và đôi cánh cậu chọn cách đi đứng nhún nhảy cho ra vẻ…

Tuy nhiên, thói xấu ấy chưa gây hậu quả, chưa làm hại ai, bởi thế ở chừng mực nào đấy, chúng ta có thể thông cảm với cậu. Nhưng đến khi, sự kiêu ngạo, coi thường người khác ngày càng lớn và bị đẩy đến đỉnh điểm thì nó đã gây hậu quả ghê gớm mà chính Dế Mèn cũng không hề lường trước. Coi thường Dế Choắt, không thèm giúp Choắt đào hang rồi hơn nữa, trêu chọc chị Cốc, gây hiểu lầm và Dế Choắt là người chịu hậu quả. Cái chết thương tâm và lời trăng trối của Dế Choắt làm Mèn tỉnh ngộ, nhận ra sự ngông cuồng và hậu quả vô cùng tai hại mà mình gây ra. Kết thúc đoạn trích là cảnh Dế Mèn đắp mộ cho Dế Choắt trong nỗi đau đớn, xót xa và ân hận day dứt khôn nguôi. Cái chết và nấm mộ của Dế Choắt là lời nhắc nhở, hơn thế là bài học đầu đời đắt giá cho Dế Mèn. Câu chuyện về Dế Mèn mà nhà văn kể trong đoạn trích thật hay và ý nghĩa. Qua câu chuyện về Dế Mèn, ta bắt gặp hình ảnh con người. Chính xác hơn là hình ảnh những chàng trai mới lớn, chập chững bước vào đời. Nhiều nhiệt huyết, giàu sức trẻ và ước muốn làm chủ, khám phá thế giới nhưng cũng dễ vấp váp, sai lầm. Và điều quan trọng hơn, chính là lời nhắc nhở phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mình mắc phải.

Nhân vật Dế mèn trong tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” là một nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu của các em thiếu nhi. Qua những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, ta nhận ra rằng: trường đại học chân chính nhất để rèn luyện con người chính là cuộc đời.

THAM.KHẢO.NHAAA^^

20 tháng 11

Hello🤗

9 tháng 10 2021

TTV chỉ người: bà, mẹ, con, cô

TTV chỉ hoạt động con người: vào, cân, bán, đi, ngồi, ăn, gọi, hỏi, xem, quay, lấy, che, vồ, cắn, nhai, nghiến.

TTV chỉ vật: gạo, rổ, bóng đèn, nón, hòn đá, cục thủy tinh, mẩu gỗ

25 tháng 3 2016

Trong đó Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật chính, thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo:

- Sùng bà thuộc kiểu nhân vật mụ ác, đại diện cho giai cấp thống trị, thuộc tầng lớp địa chủ phong kiến.

- Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính (mụ ác và nữ chính là hai loại nhân vật rất tiêu biểu, thường xuất hiện trong chèo). Thị Kính tiêu biểu cho người dân thường, nhất là cho người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thua thiệt trong xã hội cũ.

16 tháng 5 2021

là 1 người hiền lành có tấm lòng nhân hậu 

26 tháng 9 2021

Kham khảo:

Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó. Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc, nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.

26 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Qua các ý này em có thể phát triển thành đoạn văn nhé!

Nhân vật người cô tuy không xuất hiện nhiều trong đoạn trích nhưng là nhân vật để lại nhiều ấn tượng và suy nghĩ cho người đọc. Nét nổi bật của con người này là sự tàn nhẫn, độc ác.

Là người thân trong gia đình chắc chắn người cô phải thấu hiểu nỗi khổ của cháu mình khi cha mất, mẹ đi xa. Bà cũng thừa hiểu Hồng là một chú bé dễ xúc cảm, rất mau nước mắt.

 Qua đoạn đối thoại, người đọc có thể nhận thấy người cô tìm cớ xui bé Hồng vào thăm mẹ (thậm chí bà còn hứa cho cháu tiền tàu) cốt để thông báo chuyện mẹ cháu đã sinh con khi chưa đoạn tang chồng. Người cô đã nói bé Hồng về chuyện mẹ bé không phải để động viên, chia sẻ, cảm thông, mà ngược lại, với một mục đích đen tối: cố ý gieo rắc vào đầu đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp này những hoài nghi để nó “khinh ghét, ruồng rẫy” mẹ

Người cô cũng biết rõ về tình cảnh khốn khổ của chị dâu mình. Không dễ dàng gì khi dứt bỏ hai đứa con thơ để đi bước nữa. Nhưng bà ta cũng lấy làm hả hê, thích thú khi chị dâu mình lâm vào tình cảnh đó. Thái độ cười hỏi của bà cô thể hiện trong truyện đã cố tình khoét sâu hố ngăn cách giữa mẹ và con, làm cho cậu bé Hồng rất xót xa cho hoàn cảnh của mẹ. Mặc dù bé Hồng đã phát khóc, nước mắt ròng ròng nhưng bà cô vẫn tươi cười kể chuyện, cố ý làm cho bé đau khổ, giận dỗi mẹ. Có thể nói bà cô là người có ý đồ muốn bé Hồng xa lánh, khinh miệt mẹ mình. Bé Hồng đã nhận ra vẻ rất kịch của bà cô, đằng sau cái vẻ quan tâm là một ý đồ xấu.