Viết đoạn văn nêu tình cảm ,cảm xúc của em về bài bản xô-nát Ánh trăng.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi chưa bao giờ chơi đàn với một cảm xúc mãnh liệt, thanh cao như lúc này, trong căn nhà nhỏ của một xóm lao động nghèo. Nơi đây, có một cô gái mù khao khát được nghe tiếng đàn của tôi. Tình yêu âm nhạc và sự bất hạnh của cô khiến tôi rất xúc động. Lướt nhẹ hai tay trên phím đàn, một giai điệu mới vang lên trong đầu tôi. Những âm thanh tuôn chảy bởi cảm xúc dạt dào chợt đến trong không gian huyền ảo tràn ngập ánh trăng. Tiếng đàn ngợi ca những con người thánh thiện như cô gái mù. Tiếng đàn ngợi ca tất cả những gì đẹp đẽ nhất trên đời. Tôi đã thấy nét rạng ngời trên khuôn mặt cô gái. Lòng tôi cũng ngập tràn hạnh phúc. Bản nhạc ngẫu hứng đó về sau được tôi đặt tên là bản xô-nát Ánh trăng.
- Đoạn văn được điền dấu phẩy như sau:
"Bản xô-nát Ánh trăng" là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo, ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động, thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy, nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành tác phẩm tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng.
Có một thứ nhịp đập luôn luôn thổn thức. Có một tình yêu mãi mãi là vô bờ. Đó chính là tình mẫu tử . Tình mẫu tử là dựa trên tình cảm giữa mẹ và con. Tình mẫu tử luôn thiêng liêng và bất diệt bởi chứa chan trong đó là bao giọt nước mặt, đắng cay, chịu nhiều tủi hờn , nặng nhọc mà người mẹ âm thầm lặng lẽ gánh trên vai từng ngày. Tình mẫu tử - đó là tình yêu mà con dành cho mẹ. Con thương mẹ những trưa cày đồng dưới tia nắng hè oi bức. Con yêu những hạt gạo trắng thơm mùi sữa, nồng nàn hơi thở giọt mồ hôi mẹ đổ trên đồng. Yêu những vòng tay thân thương, yêu những nụ hôn ngọt ngào ấm áp. Ôi cái tình cảm thiêng liêng ấy. Tôi trân trọng và gìn giữ trong tim.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!
nhiều thế kia hả bạn hay chỉ 1 trong những thứ mà bạn liệt kê ra??
Tham Khảo:
Vầng trăng dịu mát, sáng trong, vầng trăng huyền diệu tròn đầy tự bao giờ đã trở nên thân thương gắn bó với con người. Nếu vị thi tiên Lý Bạch khi xa quê đã không thể quên ánh trăng trên đỉnh núi Nga Mi:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
Nếu Bác kính yêu coi trăng như bè bạn tri âm “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” thì Nguyễn Duy - nhà thơ trưởng thành thời kháng chiến chống Mỹ lại coi trăng là nguồn sáng lung linh để thanh lọc tâm hồn, để ăn năn hối lỗi. Bài thơ “Ánh trăng” (1978) của ông được khơi nguồn từ những cảm xúc chân thành và cao đẹp như thế
Bài thơ mang dáng dấp như một câu chuyện với lời kể mở đầu tự nhiên, trôi chảy về mối quan hệ gắn bó giữa trăng và nhà thơ:
Hồi nhỏ sống với đồng
............
Vầng trăng thành tri kỉ
Chỉ bằng 4 câu thơ ngắn Nguyễn Du đã dựng lại được cả thời niên thiếu cho đến lúc trưởng thành, một không gian thân thương: đồng, sông, bể. Từ không gian đầy ắp kỉ niệm ấy ta nhận ra niềm say mê, sảng khoái của con người trong cái mát lành dịu ngọt ân tình của quê hương qua ánh trăng lai láng trên cánh đồng, dòng sông, bãi biển. Không gian cứ mở rộng mãi ra, bao la bát ngát theo nhịp trưởng thành của con người. Thời gian không ngừng vận động và cậu bé lớn lên từ quê hương ấy đã trở thành chiến sĩ. Khi xa quê, đi vào cuộc chiến, nỗi nhớ thương chợt hiện về quay quắt tâm hồn, lúc này người và trăng lại càng gắn bó ánh trăng là bạn tri kỉ chia sẻ mọi gian nan thiếu thốn, mọi buồn vui sướng khổ trong những năm tháng chiến tranh của tác giả. Như vậy là tuổi thơ chớp mắt đã trôi qua. Cái còn lại lúc này là vầng trăng thật đơn sơ, chung thuỷ.
Hai chữ hồi ở câu thơ thứ nhất và thứ 3 làm cho khổ thơ như có một chỗ dừng chân. Cái dừng chân giữa ranh giới của ấu thơ và trưởng thành. Ánh trăng soi rọi về quá khứ khiến tiếng nói tâm tình trở nên sâu lắng thiết tha:
Trần trụi giữa thiên nhiên
.............
Cái vầng trăng tình nghĩa
Trăng hồn nhiên như trẻ thơ, trăng chân thành như bè bạn, trăng gắn bó sâu nặng với con người mà không trở lực nào có thể ngăn cách. Những năm tháng con người sống thật nhất với mình, trần trụi, hồn nhiên là khi con người ta trân trọng, đinh ninh một lời thề son sắt “ngỡ không bao giờ quên, cái vầng trăng tình nghĩa”.
Chỉ bằng 4 câu thơ ngắn Nguyễn Du đã dựng lại được cả thời niên thiếu cho đến lúc trưởng thành, một không gian thân thương: đồng, sông, bể. Từ không gian đầy ắp kỉ niệm ấy ta nhận ra niềm say mê, sảng khoái của con người trong cái mát lành dịu ngọt ân tình của quê hương qua ánh trăng lai láng trên cánh đồng, dòng sông, bãi biển. Không gian cứ mở rộng mãi ra, bao la bát ngát theo nhịp trưởng thành của con người. Thời gian không ngừng vận động và cậu bé lớn lên từ quê hương ấy đã trở thành chiến sĩ. Khi xa quê, đi vào cuộc chiến, nỗi nhớ thương chợt hiện về quay quắt tâm hồn, lúc này người và trăng lại càng gắn bó ánh trăng là bạn tri kỉ chia sẻ mọi gian nan thiếu thốn, mọi buồn vui sướng khổ trong những năm tháng chiến tranh của tác giả. Như vậy là tuổi thơ chớp mắt đã trôi qua. Cái còn lại lúc này là vầng trăng thật đơn sơ, chung thuỷ.
Hai chữ hồi ở câu thơ thứ nhất và thứ 3 làm cho khổ thơ như có một chỗ dừng chân. Cái dừng chân giữa ranh giới của ấu thơ và trưởng thành. Ánh trăng soi rọi về quá khứ khiến tiếng nói tâm tình trở nên sâu lắng thiết tha:
Trần trụi giữa thiên nhiên
.............
Cái vầng trăng tình nghĩa
Trăng hồn nhiên như trẻ thơ, trăng chân thành như bè bạn, trăng gắn bó sâu nặng với con người mà không trở lực nào có thể ngăn cách. Những năm tháng con người sống thật nhất với mình, trần trụi, hồn nhiên là khi con người ta trân trọng, đinh ninh một lời thề son sắt “ngỡ không bao giờ quên, cái vầng trăng tình nghĩa”.
Tham khảo : Bài thơ Ngắm trăng nằm trong tập “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị tù đầy, giam lỏng và cuộc sống khó khăn. Bài thơ đã ghi lại cảnh ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt, tác giả bị giam trong nhà tù, tận hưởng cuộc sống thiên nhiên qua ô cửa nhà tù.
Mở đầu bài thơ là những câu thơ miêu tả chân thực cuộc sống trong tù nghịch cảnh, “Trong tù không rượu cũng không hoa”, cuộc sống khó khăn, vất vả trong tù con người không có thú vui nào ngoài thiên nhiên. Hình ảnh trăng, đẹp và lãng mạn. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối trước đêm trăng xuất hiện ngay cửa nhà tù.
Thông thường người ta ngắm trăng để thư giãn, thư thái thế nhưng Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó là bị giam cầm ở trong tù. Với đêm trăng đẹp như vậy Bác không thể “hững hỡ” mà vẫn muốn thưởng thức trăng một cách trọn vẹn, trong hoàn cảnh đó người tù vẫn ung dung, thả hồn mình cùng với thiên nhiên tươi đẹp.
Trong hai câu thơ tiếp theo chúng ta thấy sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa chất hiện thực và sự lãng mạn.
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Hình ảnh tác giả Hồ Chí Minh hiện lên nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút vướng bận về nghịch cảnh trong nhà tù như gông cùm, đói rét,…Trước hoàn cảnh đó Bác quên đi hiện thực để thưởng nguyệt, Bác Hồ vẫn giữ được cho mình phong thái ung dung, tự tại, hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ còn giúp người đọc hiểu hơn về Bác một con người giao hàa và yêu thiên nhiên tha thiết.
Thi nhân xưa ngắm trăng và thưởng thức đêm trăng không hiếm, nhưng ít ai ngắm trăng trong hoàn cảnh như Bác mà vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại, khí chất hiên ngang. Bài thơ Ngắm trăng cũng cho chúng ta thấy được nét đẹp trong tâm hồn Bác yeu thiên nhiên và khát khao tự do.
Tham khảo
Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãng liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.
1.
- Em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc với bà.
- Điều làm em xúc động: Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe.
- Em rất yêu mến và kính trọng bà.
- Em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa.
2.
Mở đầu: Bà ngoại là người mà em rất yêu quý.
Triển khai:
- Điều làm em xúc động: Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe.
- Em rất yêu mến và kính trọng bà.
- Em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa
Kết thúc: Em rất yêu bà. Em mong bà sẽ sống thật lâu để luôn ở bên cạnh em.
3.
- Em đọc và góp ý cho đoạn văn của bạn dựa vào các gợi ý.
- Em lắng nghe những góp ý và chỉnh sửa đoạn văn của em.
tham khảo:
Em rất yêu quý bà ngoại của mình. Bà năm nay đã 70 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn lắm. Hàng ngày, bà vẫn ra vườn hái rau về nấu những món ăn ngon cho em ăn. Bà nói: "Minh phải ăn cơm thật nhiều để mau cao lớn khỏe mạnh nhé". Em mong bà luôn có nhiều sức khỏe để em được ở bên bà thật dài lâu.
bạn tk thui nha
- Chất thép:
+ Trong bài không được thể hiện trực tiếp, không nói chuyện thép, không lên giọng thép mà chỉ được nhắc đến và hiểu qua những lời hồn hiên, bông đùa.
+ Tư thế ung dung trong cảnh ngục tù, đó là tinh thần thép vượt lên trên mọi gian khổ của nhà tù
- Chất trữ tình
+ Tình yêu thiên nhiên, sự giao hòa với thiên nhiên: hình ảnh trăng, hoa.
+ Nhân vật trữ tình là người lãng mạn: dù ở trong tù nhưng vẫn có mong muốn uống rượu, ngắm trăng, thưởng hoa…
Lòng yêu trăng tha thiết và bản lĩnh thép của người cộng sản đã tạo nên cuộc vượt ngục tinh thần kì thú. Sự hòa quyện chất tình và chất thép, cùng với nghệ thuật đối ý và nhân hóa đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Ngắm trăng mở đầu bằng chút bối rối của người tù - thi sĩ trước cảnh trăng đẹp. Bởi đây là cảnh ngắm trăng đặc biệt - ngắm trăng trong tù. Trong tù không rượu, không hoa là chuyện dĩ nhiên, Người thừa hiểu đó nhưng vẫn nhắc đến với hai lần nhấn mạnh từ vô (không) như lời tạ lỗi cùng trăng - người bạn tri âm, tri kỉ. Đó là chút bối rối rất nghệ sĩ. Bởi chỉ có những nghệ sĩ chân chính mới biết yêu thương sâu sắc và xúc cảm tinh tế trước vẻ đẹp thiên nhiên.
Bản xô-nát Ánh trăng của Beethoven là một kiệt tác âm nhạc khiến em không khỏi xúc động và say mê mỗi khi lắng nghe. Giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng như ánh trăng dịu dàng soi chiếu trong màn đêm tĩnh lặng đã mang đến cho em cảm giác bình yên và thư thái. Những nốt nhạc trầm bổng hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh đầy cảm xúc, vừa buồn man mác, vừa ẩn chứa một nỗi niềm tâm sự thầm kín. Qua bản nhạc này, em cảm nhận được tài năng tuyệt vời và tâm hồn nhạy cảm của Beethoven, người đã gửi gắm bao cảm xúc và khát vọng vào từng phím đàn. Đặc biệt, dù cuộc sống của ông gặp nhiều khó khăn và mất mát, nhưng âm nhạc của ông vẫn luôn tỏa sáng, lay động trái tim người nghe. Bản xô-nát Ánh trăng không chỉ là một tác phẩm âm nhạc mà còn là một nguồn cảm hứng, giúp em thêm trân trọng nghệ thuật và cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp của cuộc sống.