đề 1 : viết đc văn bản nghị luận về một vấn đề trg dời sống ( trình bày rõ vấn đề và ý kiến đồng tinh hay phản đổi về vấn đề đó , nêu được lí lẽ va bằng chứng thuyết phục )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Văn bản nghị luận thường bàn về những hiện tượng (vấn đề) bức thiết của cuộc sống: chính trị, xã hội, văn học, nghệ thuật, triết học, đạo đức,… 1 tư tưởng đạo lí, 1 hiện tượng đời sống.
- Hai hiện tượng (vấn đề) đời sống được bàn trong hai văn bản nghị luận mà em biết:
+ “Xem người ta kìa!”: Cái riêng biệt của mỗi người cần được hòa nhập với cái chung của mọi người.
+ “Hai loại khác biệt”: Phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.
Hai hiện tượng (vấn đề) đời sống được bàn trong hai văn bản nghị luận mà em biết:
- Xem người ta kìa!: Cái riêng biệt của mỗi người cần được hòa nhập với cái chung của mọi người.
- Tiếng cười không muốn nghe: Nhạo báng, chê bai người khác là một thói hư, tật xấu cần được sửa chữa trong xã hội.
Đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống | Biểu hiện trong văn bản Đừng từ bỏ cố gắng | Tác dụng trong việc thực hiện mục đích văn bản |
Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận. | Dẫn ra câu nói của Đặng Thùy Trâm, đừng bao giờ từ bỏ cố gắng. | Khẳng định vấn đề nghị luận |
Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. | Lí lẽ 1: Bất kì ai cũng phải đối mặt với khó khăn, thách thức. Dẫn chứng 1: Không con đường nào bằng phẳng. Lí lẽ 2: Kiên trì theo đuổi mục tiêu rất quan trọng. Dẫn chứng 2: Cuộc sống thăng trầm. Thất bại là điều khó trành. Lí lẽ 3: Thành công bắt đầu từ thất bại. Dẫn chứng 3: Thomas Edison. Nick Vuijicic… Các tấm gương vượt khó để có thành công. Lí lẽ 4: Cuộc sống trở nên thú vị khi có đủ gia vị ngọt bùi, đắng cay, có cả nỗi buồn và niềm vui, đau khổ và hạnh phúc. Dẫn chứng 4: Hình ảnh bông hoa hồng.
| Tăng tính thuyết phục cho luận điểm đã viết. |
Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. | Đi từ luận điểm lí lẽ đến dẫn chứng theo trình tự từ cá nhân là “Ta” đến các vĩ nhân Thomas Edison, Nick Vujicic… | Bài văn mạch lạc, thuyết phục người đọc. |
a) Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề cần bàn luận.
Gợi ý:
Mở bài trực tiếp: giới thiệu trực tiếp vào vấn đềMở bài gián tiếp: thông qua một câu chuyện, một tình huống để dẫn dắt vào vấn đề cần bàn luận, trao đổib) Thân bài:
- Giải thích vấn đề:
Đối với một vấn đề cụ thể: tập trung giải thích từ khóa quan trọng hoặc phân tích khái niệm gọi tên của vấn đề dóĐối với câu tục ngữ, danh ngôn: giải thích từ khóa trọng tâm, giải nghĩa từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, sau đó giải thích ý nghĩa chung của toàn câu- Bàn luận về vấn đề:
Nêu thái độ, quan điểm của người viết đối với vấn đề: tán thành/ không tán thànhĐưa ra những lý lẽ, dẫn chứng xác thực để làm rõ lý do người viết tán thành/ không thán thành với vấn đề (bài viết cần có tối thiểu 2 lí lẽ)Các lí lẽ phải xoay quanh, bám sát về vấn đề cần bàn luận, như: Lý do tán thành với vấn đề; Ý nghĩa, vai trò của vấn đề; Nguyên nhân dẫn đến vấn đề; Hiện trạng của vấn đề…- Lật lại vấn đề: Mỗi vấn đề, hiện tượng trong cuộc sống đều có tính tương đối, nên cần phải:
Nhìn nhận khách quan từ nhiều hướng, để thấy được những mặt trái của vấn đề đóBổ sung thêm những điều mà vấn đề còn thiếu sót, chưa được hoàn thiệnc) Kết bài:
Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề đã bàn luậnĐề ra những phương hướng thực hiện, giải quyết vấn đề trong cuộc sống thực tiễnLiên hệ bản thân (người viết đã làm gì và chưa làm được gì)- Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.
- Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.
- Ý kiện, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.- Văn nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức lập luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở bài nói hay bài viết.
- Văn nghị luận vốn là sản phẩm của tư duy logic, vẻ đẹp của mỗi áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lí lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục mà còn thể hiện thái độ của tác giả trước vấn đề nghị luận.
Benjamin Franklin - một chính trị gia người Mỹ đã từng khẳng định: “Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực”. Có thể khẳng định rằng, nói dối đã để lại nhiều tác hại vô cùng to lớn.
Trước hết, nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với sự thật về vấn đề nào đó để đạt được mục đích mà họ mong muốn, thường không tốt đẹp, chính đáng. Việc nói dối khiến sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Một người nói dối sẽ mất đi niềm tin của mọi người xung quanh. Bởi vậy mới có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Lòng tin vốn đã là thứ khó để xây dựng. Một lần nói dối có thể nhận được sự tha thứ. Nhưng hết lần này đến lần khác nói dối, lòng tin sẽ hoàn toàn bị đánh mất.
Không chỉ vậy, việc nói dối còn khiến cho đạo đức cá nhân đi xuống. Hết lần này đến lần khác, chúng ta dùng lời nói dối để lấp liếm đi những hành vi sai trái thì lâu dần sẽ trở thành một thói quen xấu. Những đứa trẻ nói dối cha mẹ để đi chơi game. Học trò nói dối thầy cô để trốn tiết. Bạn bè nói dối để lợi dụng tiền bạc, của cải… Chắc hẳn chúng ta không quên được truyện cổ tích Thạch Sanh. Lý Thông năm lần bảy lượt nói dối, lợi dụng và hãm hại Thạch Sanh. Từ việc nhờ Thạch Sanh đi trông miếu, chằn tinh là con vật nuôi của nhà vua đến việc bắt đại bàng cứu công chúa. Để rồi đến cuối cùng, Lý Thông đã bị trừng phạt thích đáng, còn Thạch Sanh thì lấy công chúa và được vua truyền ngôi cho.
Có đôi khi, lời nói dối còn ảnh hưởng đến sự phát triển của một đất nước. Doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm không đảm bảo an toàn, gian dối với người tiêu dùng sẽ gây ra những hậu quả về tính mạng của con người. Nhiều vị lãnh đạo đã dối trên, lừa dưới đã gây ra sự bức xúc trong quần chúng nhân dân. Bởi vậy, một xã hội văn minh thì con người cần phải trung thực, ngay thẳng.
Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều lời nói dối với mục đích tốt đẹp, xuất phát từ tình yêu thương. Nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng không ai thích bị lừa dối. Bởi vậy, con người cần tránh xa những lời nói dối, đặc biệt là học sinh.
Qua chứng minh, nói dối quả thật có hại với con người. Chúng ta hãy sống thật thà, ngay thẳng để trở thành một người tốt đẹp.
Bạo lực học đường đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện đại. Những vụ việc học sinh bị bắt nạt, đánh đập hay xúc phạm đã gây ra không ít sự lo lắng và phẫn nộ trong cộng đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về tác động của bạo lực học đường, đưa ra ý kiến phản đối mạnh mẽ đối với hiện tượng này và nêu rõ lý lẽ cùng bằng chứng thuyết phục để kêu gọi mọi người chung tay giải quyết vấn đề.
Bạo lực học đường gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của các em học sinh mà còn để lại hậu quả lâu dài cho sự phát triển của các em. Trước hết, bạo lực học đường gây ra tổn thương tâm lý nghiêm trọng cho nạn nhân. Những em học sinh bị bắt nạt thường rơi vào trạng thái lo âu, sợ hãi, tự ti và thiếu tự tin. Những cảm xúc tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình học tập mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của các em. Theo một nghiên cứu của Đại học California, những trẻ em bị bạo lực học đường có nguy cơ cao bị trầm cảm và lo âu kéo dài, thậm chí có thể dẫn đến hành vi tự tử.
Không chỉ ảnh hưởng đến nạn nhân, bạo lực học đường còn tác động xấu đến môi trường học tập và toàn bộ nhà trường. Khi bạo lực xảy ra, nó tạo ra một bầu không khí sợ hãi, thiếu an toàn và căng thẳng, khiến cho việc học tập trở nên khó khăn. Các em học sinh không thể tập trung vào việc học, dẫn đến kết quả học tập giảm sút. Bên cạnh đó, bạo lực học đường cũng làm mất đi niềm tin của các bậc phụ huynh vào hệ thống giáo dục, gây ra những tác động tiêu cực đến uy tín của nhà trường.
Để giải quyết vấn đề bạo lực học đường, chúng ta cần phải thực hiện một loạt các biện pháp đồng bộ và hiệu quả. Trước hết, cần nâng cao nhận thức của các em học sinh, phụ huynh và giáo viên về tác hại của bạo lực học đường. Các chương trình giáo dục và các chiến dịch truyền thông cần được triển khai rộng rãi nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này và cách phòng tránh. Bên cạnh đó, cần xây dựng một môi trường học tập thân thiện, an toàn và hỗ trợ, nơi mà các em học sinh cảm thấy được bảo vệ và yêu thương.
Ngoài ra, cần có các biện pháp kỷ luật nghiêm khắc đối với những hành vi bạo lực học đường. Nhà trường cần thiết lập các quy định rõ ràng và thực hiện một cách công bằng, minh bạch. Đồng thời, cần tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan chức năng để giải quyết kịp thời các vụ việc bạo lực, đảm bảo an toàn cho các em học sinh.
Chúng ta không thể bỏ qua vai trò của giáo viên trong việc ngăn chặn và giải quyết bạo lực học đường. Giáo viên cần được đào tạo về kỹ năng quản lý lớp học, phát hiện sớm các dấu hiệu của bạo lực và có những biện pháp can thiệp kịp thời. Sự tận tâm, trách nhiệm và tình yêu thương của giáo viên sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng một môi trường học tập an toàn và lành mạnh.
Tóm lại, bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết kịp thời và hiệu quả. Chúng ta cần chung tay, phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để ngăn chặn và loại bỏ hoàn toàn hiện tượng này, mang lại cho các em học sinh một môi trường học tập an toàn, lành mạnh và hạnh phúc. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể đảm bảo được sự phát triển toàn diện và tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ.