K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2020

Dàn ý : Tả về quê hương nơi em đang ở

1. Mở bài: Giới thiệu về quê hương hoặc nơi em đang ở.

2. Thân bài

- Kể khái quát về nơi em đang sống.

- Kể chi tiết những nét đặc trưng ở nơi em đang sống.

3. Kết bài: Nêu những suy nghĩ, tình cảm của bản thân em dành cho quê hương mình.

Mình nghĩ thế thôi ...

12 tháng 5 2020

trả lời:
 

I. Mở bài:

  • Giới thiệu chung về đối tượng
  • Công viên Vị Xuyên quê hương em rất đẹp, nhất là vào những buổi bình minh ngày hè. Vì mùa hè em có nhiều thời gian rảnh hơn hẳn các mùa khác nên có nhiều cơ hội được ra hồ vào buổi sáng ngắm nhìn mặt trời mọc, đắm chìm trong vẻ đẹp của công viên, của hồ nước.

II. Thân bài:

Công viên Vị Xuyên quê hương em là một tổng thể thiên nhiên hài hòa có hồ Vị Xuyên, những con đường, vườn cây, dải đất bao quanh và cả tượng đài Trần Hưng Đạo.

a. Hồ Vị Xuyên:

  • Em theo mẹ ra hồ từ sớm để tập thể dục và để được ngắm nhìn cảnh hồ buổi bình minh rực rỡ.
    Khi mặt trời vén bức màn mây “mỏng mảnh như là khói” trên cao để ngắm thả những cô cậu bé nắng tinh nghịch xuống đánh thức vạn vật, lớp sương mỏng phủ trên mặt hồ dần tan, để nhường chỗ cho ánh nắng ngày mới vàng tươi ấm áp chan hòa khắp không gian.
  • Mặt hồ phẳng lặng, bình yên tựa hồ một tấm gương soi khổng lồ dường như bừng sáng hẳn lên bởi ánh bình minh.
  • Đứng nhìn ngắm mặt nước trong veo, hít thở căng lồng ngực bầu không khí trong lành, thanh mát mà em cảm thấy khoan khoái hơn hẳn, lòng bỗng thấy yêu đời, hạnh phúc hơn, và yêu quê hương với hồ Vị Xuyên thơ mộng.
  • Thỉnh thoảng có những làn gió mát thổi qua hồ làm cho mặt nước khẽ gợn sóng, từng con sóng nhỏ lăn tăn như đang vui đùa với những bé nắng làm em cứ ngỡ như trong một thoáng có ai đó đã dát vàng, một cách khéo léo và tinh tế, lên mặt hồ khiến nó lung linh, rực rỡ hơn hẳn.

b. Khu vực bao quanh hồ Vị Xuyên:

  • Sau khi ngắm nhìn cảnh hồ buổi bình minh, em và mẹ tản bộ trên con đường nhỏ lát gạch sạch sẽ bao quanh hồ.
  • Người ta không làm một con đường nhựa phẳng lì, rộng lớn quanh hồ mà cẩn thận lát những viên gạch trên con đường nhỏ khiến cho ai đi trên con đường ấy cũng có cảm xúc như đang đi trên một con đường thôn quê mộc mạc.
  • Con đường ấy, cùng thảm cỏ sát bờ hồ nhìn xa như một đường viên tinh tế mà con người đã điểm tô cho tấm gương thiên nhiên khổng lồ.
  • Nắng vàng rủ xuống con đường nhỏ, nắng mải mê trườn mình trên bãi cỏ xanh mướt ven hồ khiến cho cảnh vật trông tràn đầy sức sống.
  • Vì giờ là buổi sáng sớm nên sương vẫn chưa tan hẳn dù nắng đã gõ cửa từng cây xanh hoa thắm.
  • Những hạt sương nhỏ tí xíu, long lanh như hạt ngọc điểm tô cho vẻ đẹp dải cỏ sát hồ khi nắng chiếu vào lại thêm lấp lánh, lung linh hơn.
  • Chim chóc nhảy nhót, bay lượn, chuyền từ cành cây này sang cành cây khác khiến cho công viên vào buổi sáng thêm vui tươi, nhộn nhịp hơn hẳn.
  • Trên con đường nhỏ, người dân đi bộ, tập thể dục tưng bừng, rộn rã.

c. Tượng đài Trần Hưng Đạo:

  • Một nét nổi bật trong công viên Vị Xuyên quê em là hình ảnh tượng đài Trần Hưng Đạo oai phong, lẫm liệt, luôn được người dân kính trọng, giữ gìn cẩn thận.
  • Nắng lên rọi vào bức tượng đồng khiến cho bức tượng ánh lên một vẻ chắc chắn, mạnh mẽ, oai phong hơn hẳn.

III. Kết bài:

  • Bày tỏ cảm xúc cá nhân
  • Nếu ai hỏi quê hương em có cảnh gì đẹp, em sẽ rất tự hào giới thiệu với họ công viên Vị Xuyên, đặc biệt là vào buổi sáng. Em rất yêu và muốn ngắm nhìn bức tranh ấy mỗi buổi sớm mai.
  • hok tốt !
    ^_^
11 tháng 5 2020

bạn tham khảo 

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà thầy cô dạy phải yêu nhiều

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều

Những câu thơ trên chứa đựng một tình cảm lớn lao đối với quê hương của mỗi người. Đó chính là nơi ta được sinh ra và lớn lên. Nó chở che ta những ngày ta còn thơ bé và luôn là chỗ dừng chân cho những người con xa quê đi làm ăn trở về sau những năm tháng bôn ba khắp mọi nơi.

Như một lẽ tất nhiên, các bạn ai cũng có quê hương và em cũng vậy. Trong trái tim em, quê em thật đẹp và em luôn tự hào về hai tiếng thiêng liêng ấy.

Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những đàn trâu tung tăng gặm cỏ và đặc biệt nơi đây có những con người chất phác, sống với nhau bằng tình cảm rất chân thành. Em yêu quê hương không phải vì nó giàu sang, trù phú mà chính vì nó gắn bó với cuộc sống của dân làng và với tuổi thơ của những đứa trẻ như em. Nhớ đến mùa thu hoạch lúa, trời nắng gay gắt, các bác nông dân trên người lấm tấm mồ hôi vì mệt nhọc nhưng trên mặt vẫn hiện lên nụ cười rạng rỡ mừng vì một vụ lúa bội thu, em lại nhớ đến câu ca dao:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Nhớ cả những quán nước chè dưới những gốc cây cổ thụ phục vụ những cô bác nông dân đi làm đồng về, nhớ hình ảnh quen thuộc của những đứa trẻ đi mò cua, bắt ốc. Quê hương còn gắn với tuổi thơ của chúng em bằng những buổi chiều chạy theo những anh chị lớn hơn đi thả diều trên cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong chỉ còn trơ gốc rạ, rồi đến món khoai nướng, ngô nướng quen thuộc của bọn trẻ chăn trâu. Yêu quê hương là yêu luôn cả những điều bình dị, mộc mạc, đơn sơ đó bởi vì chính những hình ảnh này làm nên quê hương của mỗi người.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Quê hương luôn là niềm tự hào trong tâm trí em, sau này dù có đi đến nơi đâu đi chăng nữa, thì hình ảnh quê hương luôn khắc sâu trong trái tim em vì ở nơi đó có những người thân và kỉ niệm gắn với một thời thơ ấu không thể nào quên.

bài 2

“Quê hương” là hai tiếng gọi thân thương nhất đối với mỗi một con người. Bởi đó là nơi chúng kiến ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Đối với em cũng vậy, quê hương em thật đẹp và mỗi lần nhắc gọi quê hương em thấy trong lòng trào dâng bao cảm xúc khó tả.

Quê hương em là một làng quê rất trù phú. Những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những bãi ngô, nương dâu xanh tít tắp đến tận chân trời. Con đường làng ngoằn ngoèo, quanh co nhưng vô cùng sạch sẽ vì được làm bằng bê tông. Từ ngày có đường bê tông sạch sẽ, chúng em đi học không còn phải chịu cảnh lầy lội bùn đất như trước kia nữa.

Những ngôi nhà hai tầng mọc lên khang trang làm cho quê hương ngày càng mới mẻ. Bây giờ ở quê em không còn có nhà tranh nữa mà tất cả đều có nhà ngói cả rồi. Vì thế tháng 10 năm ngoái, quê em đã được đón nhận danh hiệu Nông thôn mới.

Tuy rằng cuộc sống đã khấm khá hơn nhưng ở quê em, mọi người vẫn sống với nhau rất chan hòa, tình cảm. Khi bắt đầu một ngày mới, các bác nông dân thường rủ nhau ra đồng. Các chị hàng xén đẩy xe đi chợ, nói chuyện về giá cả hôm nay. Còn chúng em thì í ới gọi nhau đi học, cười đùa và nói chuyện làm cho làng xóm nhỏ trở nên xôn xao và tràn đầy sức sống hơn. Những buổi tối liên hoan văn nghệ, các cụ ông cụ bà cũng hào hứng đi xem rồi tham gia đọc thơ, kể chuyện nữa.

Những cánh diều đủ màu sắc, đủ hình dáng bay lên cao, cao mãi trên triền đê lộng gió có lẽ là hình ảnh mà em thích thú nhất. Hy vọng những ước mơ của chúng em sau này cũng sẽ bay cao, bay xa như thế.

Diện mạo quê hương em đang thay đổi từng ngày và ngày một giàu đẹp hơn. Em rất yêu quê hương của mình. Chính vì thế sau này, dù có đi đâu xa đi nữa thì em vẫn luôn nhớ về quê hương.

bài 3

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình cả. Quê hương là chùm khế ngọt... Mẹ về nón lá nghiêng che...”. Nơi để lại những kỉ niệm đẹp nhất của cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng lúa thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thối, sóng nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát với những người thanh niên nam nữ. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh.

Vào những ngày mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông chói lọi. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô. Chiều đến khi gió nồm thổi nhẹ, lúa khẽ lay động rì rào như đang thầm thì tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ.

Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương, tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm ngắm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên đồng lúa. Thỉnh thoảng nó đậu hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên trên cõi đời này. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy ngang cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang tràn đầy trên con đường hạnh phúc.

*Ryeo*

29 tháng 11 2023

Quê em ở Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh,Hà Tĩnh. Quê em có những ruộng đào bát ngát và đẹp mê li, nở hoa rực rỡ mỗi khi Tết đến. Mọi người ở quê em rất thân thiện và tốt bụng. Em rất yêu cảnh vật và quý mến con người nơi đây. Dù đi đâu em vẫn mãi nhớ về quê hương Hà Tĩnh.

21 tháng 11 2019

ý lộn ngữ văn ko phải tiếng anh nha mọi người

21 tháng 11 2019

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô

Tiếng Việt

16 tháng 10 2019

de nhung mat nhieu thoi gian xin loi nhe

16 tháng 10 2019

Nghệ An quê tôi, mảnh đất với những anh hùng của dân tộc, những danh nhân lịch sử, nhà khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn hóa nổi tiếng như Mai Hắc Đế, thi sĩ Hồ Xuân Hương… Và hơn hết, nơi đây chính là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc.

Xứ Nghệ - nơi mảnh đất khô cằn với cảnh bão lụt thường xuyên, những đợt gió lào mang cái nóng oi ả hay những lần gió mùa giá rét tới thấu gia thấu thịt. Những khó khăn vất vả ấy, có lẽ chỉ những ai đã từng sống và lớn lên ở đây mới có thể thấu hiểu hết. 


lũ lụt

Thế nhưng, quê hương tôi - quê hương xứ Nghệ chưa bao giờ chịu khuất phục. Không những thế, đó còn là động lực thúc đẩy chúng tôi - những con người xứ Nghệ phải mạnh mẽ và phải kiên cường. Luôn cần cù, chịu khó để vượt lên cái nghèo, cái đói. Những con người ấy, một năng hai sương với ruộng đồng, bươn chải nơi đất khách quê người, đi từ miền Nam ra miền Bắc để làm giàu. Đưa quê hương ngày một phát triển.

Tôi yêu nghệ an

Có lẽ cũng vì những khó khăn vất vả quá nhiều đã ảnh hưởng tới cách sống cũng như cách suy nghĩ của con người nơi đây. Sống một cách giản dị, đơn giản. Tuy nghèo về vật chất nhưng ở đây chưa bao giờ thiếu tình cảm giữa người với người. Đi đâu người ta cũng thấy người Nghệ An đoàn kết, giúp đỡ nhau dù họ chưa một lần gặp mặt. 

Sau 4 năm học đại học tại Hà Nội, cứ mỗi lần về với quê hương là lòng tôi lại rạo rực, có những hôm thao thức không ngủ được chỉ mong sao cho trời nhanh sáng để tôi có thể lên đường về quê. Tôi nhớ cách đây mấy hôm, tôi có việc về thăm gia đình và có một mùi vị rất quen thuộc mà 4 năm trời xa cách tôi không được nếm dù chỉ một lần - mùi rơm của ngày mùa. Ôi!!! Mùi vị đó sao mà ngọt ngào đến thế, làm cho tôi nhớ lại những kỷ niệm về thời ấu thơ, cái ngày còn học cấp 2, cấp 3. Cứ mỗi lần đến mùa gặt lúa, tôi phải cùng với gia đình đi gặt, đi tuốt lúa. Tiếng máy nổ xình xịch, từng rổ lúa cứ lần lượt được chuyền tay nhau trải ra sân để đón lấy ánh nắng của buổi trưa mong sao cho lúa nhanh khô. Tôi nhớ mỗi lần đang phơi lúa mà mây đen kéo đến, ôi cái lúc này dù có chưa được ăn cơm đi chăng nữa nhưng sao mà tôi thấy khỏe đến thế. Tất cả mọi người lao ra sân để kéo lúa vào để không bị ướt. Giờ ngồi đây và nghĩ lại, không biết lúc đó mình ăn gì mà khỏe thế nữa, bây giờ nếu có cho ra kéo thì chắc chỉ được 2 phút là bộ lăn ra luôn :-p.

Con người nơi đây có niềm đam mê bóng đá có lẽ gần nhất nhì cả nước, những lần các cầu thủ ra sân thì đội trẻ xứ Nghệ luôn là những con người tiên phong đi cỗ vũ. 

#Châu's ngốc

2 tháng 8 2017

​Bài làm :

Huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An được tách từ huyện Quỳ Châu cũ thành 3 huyện : Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong theo Quyết định số 53/CP ngày 19/4/1963 của Hội đồng Chính phủ, nay là Chính phủ. Từ ngày thành lập huyện 19/4/1963, huyện Quỳ Hợp có 13 xã, đến nay Quỳ Hợp đã có 20 xã và 1 Thị trấn.

Tính đến ngày 31/12/2007 dân số của huyện có 125.367 người; với 3 dân tộc anh em Thái, Thổ, Kinh trong đó dân tộc Thái, Thổ chiếm 52% dân số cả huyện. Cùng với chiều dài lịch sử của đất nước, cộng động các dân tộc anh em Thái, Thổ, Kinh trên quê hương Quỳ Hợp đã cùng chung lưng, đấu cật khai hoang, vỡ đất, ra sức xây dựng xóm làng xây dựng huyện Quỳ Hợp ngày càng đổi thay, khởi sắc và giàu bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc.

Nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, Quỳ Hợp là huyện miền núi có vị trí địa lý khá thuận lợi, phía Bắc giáp huyện Quỳ Châu, phía Nam giáp huyện Tân Kỳ, Con Cuông, phía Đông giáp huyện Nghĩa Đàn, phía Tây giáp huyện Con Cuông, Tương Dương và một phần huyện Quỳ Châu. Từ Quỳ Hợp chúng ta có thể ngược theo Quốc lộ 48 nối với Quốc lộ 7 qua huyện Tương Dương và Kỳ Sơn chừng 150 km sẽ đến được nước bạn Lào. Nếu xuôi dòng theo Quốc lộ 48, Quỳ Hợp chỉ cách Thành phố Vinh 120km, cách Thủ đô Hà Nội 340km.

Quỳ Hợp là một huyện giàu tiềm năng khoáng sản và thế mạnh để phát triển kinh tế. Với diện tích đất tự nhiên của huyện là 94.172,8 ha đứng thứ 7 diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp có 13.729,24 ha chiếm 14,58%, đất lâm nghiệp có rừng 68.940 ha chiếm 73,2%. Quỳ Hợp được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm như: Thiếc, Đá hoa cương(đá trắng); đá quý thiên nhiên: Đá Rubi, Safia, Spaner….nước khoáng thiên nhiên, đá vôi và đất sét…góp phần làm giàu cho quê hương vững bước trên con đường hội nhập và phát triển. Quỳ Hợp có nhiều đỉnh núi cao, đồ sộ như Pù Huống và Pù Khạng, với những hang động, sông suối, với những thảm thực vật đa dạng, phong phú và những di tích lịch sử….đã tạo cho Quỳ Hợp một cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, là nơi tham quan du lịch cho nhiều du khách gần xa như: Khe nước Lạnh, Hồ Thung Mây ở Thị trấn Quỳ Hợp; Thác Bản Bìa ở Châu Lý; Thác Bản Tạt ở Yên Hợp; Bãi tập - Lê Lợi ở Đồng Hợp, Tam Hợp….

Cùng với bạt ngàn rừng núi tự nhiên và bao la những đồi Keo lai xanh tốt, hệ thống sông suối nhiều như: sông Con, sông Dinh, sông Nậm Huống, sông Nậm Tôn, Nậm Choọng, khe Đá, khe Riềng…đã cung cấp nguồn nước tưới mát, bồi đắp cho các cánh đồng ngô, lúa xanh tươi như ở Châu Quang, Châu Lý, Đồng Hợp; hàng trăm ha cây cam, cây cao su, cây chè…ở hai nông trường 3/2 và Xuân Thành (trước đây), nay là Công ty Nông-Công nghiệp 3/2 và Công ty Nông nghiệp Xuân Thành; hàng ngàn ha mía xanh tốt đã cung cấp nguồn nguyên liệu cho Công ty liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle hoạt động.

Đến với Quỳ Hợp hôm nay, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng bởi những ngôi nhà sàn cổ của người Thái và lòng hiếu khách của đồng bào các dân tộc ở đây và đặc biệt, chúng ta sẽ được thưởng thức những phong rượu cần thơm lừng; được ăn các món ăn nổi tiếng như canh bồi (tiếng Thái gọi là canh Ột), canh nhọoc (canh nấu trong ống nứa non), hò mọoc (thức ăn gói lá hông chín), môn nấu với thịt hoặc da trâu, bò gác trên bếp đã khô, chẻo pịa, thịt chua ống… ; có dịp được tìm hiểu thêm các phong tục tập quán của người Thái như: tục làm Vía, buộc chỉ cổ tay, tục uống rượu cần, làm nhà mới, cưới hỏi, tang ma, tôn trọng người già…. Trong những ngày tết và hội lễ nhất là vào dịp Quốc khánh 2/9, Lễ hội Mường Ham (Châu Cường) các hoạt động văn hóa như: đánh cồng, khắc luống, nhảy sạp, ném còn, kéo co, đi cà kheo, bắn nỏ,...cùng các làn điệu dân ca nhuôn, xuối được diễn ra sôi động.

Cùng với người Thái, người Thổ cũng giàu nét văn hóa truyền thống đặc trưng như về nhà cửa, trang phục; các làn điệu dân ca như đu đu điềng điềng, tập tính tập tang… và chúng ta không thể quên được tục “ngủ mái” của người Thổ.

Quỳ Hợp một miền quê văn hóa, từ năm 2001 đã được Bộ Văn hóa – Thông tin và UBND tỉnh Nghệ An chọn và chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng huyện điểm văn hóa thời kỳ 2001 – 2010. Quê hương và con người Quỳ Hợp xưa và nay đã trở thành thân quen, người Quỳ Hợp dù ở đâu và làm gì cũng đều thể hiện rõ nét đẹp văn hóa, luôn gây được ấn tượng tốt đẹp, sâu sắc trong bạn bè gần xa. Trong cái nôi chung của người xứ Nghệ, trên mảnh đất đã ghi bao dấu ấn lịch sử và làm nên:

"Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật

Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”

Là một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, cần cù chịu khó, sáng tạo trong lao động, các thế hệ con người Quỳ Hợp đã và đang đóng góp nhiều công sức, trí tuệ, tiền của để xây dựng quê hương Quỳ Hợp ngày càng giàu đẹp.

Chúc bạn học tốt banhqua

2 tháng 8 2017

nhớ tick cho mk nha ok

29 tháng 9 2016

ôi mình bó tayvui

 

4 tháng 10 2016

ai có đề 45' bài 12 13 ko cho mik tham khảo vs

mik tuyệt đối ko có ý gian lận nha!
 

5 tháng 3 2017

Đầu tiên bạn lấy 15km trừ đi 2.5 km thì ra số km mà an đã đi ,sau đó bạn chia cho số giờ chính là 1.25 giờ là ra kết quả là 10km/h

5 tháng 3 2017

quãng đường An đi xe đạp là:  15 - 2,5 = 12,5 (km)

đổi: 1 giờ 15 phút= 1,25 giờ

vận tốc đi xe đạp của An là: 12,5 / 1,25 = 10 (km / giờ)

đáp số: 10 km / giờ

8 tháng 3 2016

Quãng đường đi xe đạp là:

15-2,5=12,5(km)

Đổi:1 giờ 30 phút=1,5 giờ.

Vận tốc xe đạp là:

12,5:1,5=25/3km/h=8,33km/h